600 6740 0 7500 08 Hà Nội Academy (Tây
3.2.4. Không gian sân chơ
Sân chơi là sân có tầm ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ tiểu học. Nó đóng góp phần lớn khả năng hoàn thiện các kỹ năng vận động, giao tiếp và tư duy sáng tạo của trẻ.Sân vườn còn đóng góp lớn trong việc kết nối rộng hơn và đa dạng hơn giữa các học sinh với nhau và trong mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên (Hình 3.4).
Sân chơi cho trẻ em được quy định tối thiểu là 2m2 cho mỗi trẻ trong trường hợp cung cấp sân chơi cho 150 trẻ cần tối thiểu diện tích là 300m2 kể cả diện tích sân vườn. Tuy nhiên theo đánh giá cá nhân về tầm quan trọng của sân chơi của trẻ tiểu học nên nâng mức quy định trung bình sân chơi cho trẻ tiểu học lên 4m2 cho mỗi trẻ để có diện tích 600m2 để có thể tổ chức nhiều thiết bị và không gian cho hoạt động vui chơi và học tập ngoài sân của trẻ.
(Bảng 3.1)
Hình 3.4: Cấu trúc sân chơi
Diện tích sân chơi tính cho trường học 150 trẻ( tiêu chuẩn trung bình 4m2\trẻ) Tên sân chơi Tỷ lệ diện tích (%) Diện tích (m2)
Sân chơi có dụng cụ 20% 120 m2
Lớp học ngoài trời 20% 120 m2 ( hai lớp 1 ca )
Diện tích giao thông 20% 120 m2
Tổng diện tích 100% 600 m2
Bảng 3.1: Tỷ lệ diện tích cho các loại sân chơi của trẻ
Các hoạt động trên sân chơi của trẻ được phân ra các loại hình khác nhau để làm đa dạng hóa cách thức chơi, cũng như học tập ngoài trời của trẻ. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu cách thức tạo các không gian vui chơi trong và ngoài nước, không gian vui chơi của trẻ được phân ra thành 4 loại chính: Sân chơi có dụng cụ, sân chơi thể thao, sânvườn, lớp học ngoài trời (Hình 3.5 a, b, c, d)
Hình 3.5a: Sân chơi có dụng cụ Hình 3.5b: Sân chơi thể thao
Hình 3.5c: Sân vườn Hình 3.5d: Lớp học ngoài trời Trong đó loại sân chơi còn thiếu ở Việt Nam là sân vườn và lớp học ngoài trời. Hai loại không gian này giúp trẻ vừa học vừa chơi, tự tìm hiểu những kiến thức xã hội, tự nhiên, khoa học trong môi trường tương đối thoải mái và kích thích tính sáng tạo của trẻ.
Sân chơi có dụng cụ phải đa dạng phong phú về các loại trò chơi dành cho học sinh tiểu học. (Hình 3.6)
Đảm bảo các dụng cụ, cũng như vật liệu cho mặt sânan toàn cho trẻ trong quá trình chơi.
Thiết kế mầu sắc , ánh sáng , không gian phù hợp với học sinh tiểu học + Khả năng tiếp cận tốt và có các dụng cụ cho học sinh khuyết tật.
+ Bố trí các thiết bị, công trình phụ trợ cho các hoạt động vui chơi và nghỉ ngơi.
Hình 3.6 Chi tiết không gian sân chơi có dụng cụ
b.Sân chơi thể thao:
Sân chơi thể thao phải đạt được kích thước tiêu chuẩn đủ rộng cho các hoạt động thể thao của trẻ. (hình 3.7)
Mặt sân nên làm bằng cao su tổng hợp hay cỏ để hạn chế gây thương tích cho trẻ em.
Thiết kế hệ thống chiếu sáng nếu cần thiết
Bố trí các thiết bị, công trình phụ trợ như kho dụng cụ, điểm uống nước nghỉ ngơi và khu vệ sinh. Hàng rào ngăn bóng bay ra các không gian lân cận.
Hình 3.7: Kích thước sân bóng đá mini kết hợp sân bóng rổ
c.Sân vườn:
Sân vườn theo chủ đề là các sân vườn kết hợp với khu cây xanh, vườn của trường học để tổ chức các hoạt động kết hợp giữa khám phá, học tập các chủ đề khác nhau như lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kỹ thuật...
Sân vườn được phân ra 4 loại chủ đề khác nhau trong trường tiểu học:
+ vườn nghệ thuật:
Vườn nghệ thuật không chỉ sự dụng cách bố trí các tác phẩm nghệ thuật của người lớn. Nó thường là những khu vườn sử dụng các tác phẩm nghệ thuật của trẻ em hoặc do chính các em làm ra để trang trí khu vườn trong trường của mình (Hình 3.8a,b).
Các tác phẩm có khả năng cơ động hoặc cố định tùy theo từng khu vực và mục đích, thường nên lựa chọn các tác phẩm có thể tháo dỡ để tiện cho các kế hoạch trưng bày theo từng chủ đề như môi trường, sức khỏe, học tập, nghệ thuật.
Hình 3.8a. Một tác phẩm nghệ thuật trong vườn nghệ thuật
Hình 3.8b. Trang trí vườn theo chủ đề tận dụng các vật liệu qua sử dụng
+ Vườn văn hóa, lịch sử
Hiện nay, nhận thức của công chúng về vấn đề văn hóa và lịch sử lớn hơn bao giờ hết.Trong đó văn hóa của Hà Nội và Việt Nam tương đối đa dạng và phong phú để có thể tổ chức các vật thể như bảng, tranh với các chất liệu khác nhau để truyền tải các nội dung về lịch sử Hà Nội, Việt Nam hoặc các câu truyện cổ tích, hay lịch sử phát triển của trường. Để thông qua đó giáo viên có thể vừa dẫn các bé đi dạo vừa kể chuyện (Hình 3.9a).
Hình 3.9a: Sử dụng tranh gốm trong trang trí vườn văn hóa, lịch sử
Mô hình này có thể bố trí trong vườn, mặt đứng công trình hay các tác phẩm ở hành lang trường học.
Vấn đề sinh thái, sinh học, thực vật, động vật luôn được giảng dạy trong lớp học, nhưng còn tuyệt vời và hiệu quả hơn khi các em có cơ hội tiếp xúc với các loài cây, con vật, ở thực tế. Cùng với các bảng hướng dẫn học sinh hoàn toàn có thể tự khám phá môi trường sinh thái trong khu vườn của trường.
Vườn sinh thái cần có các hệ thống bảng biểu đặt tên, ghi chú các thông tin của thực vật hoặc động vật. Có các lồng cỡ trung bình để nuôi các loại động vật như thỏ, chim, mèo (lưu ý các động vật không phát tiếng kêu lớn và có khả năng gây thương tích cho trẻ ) (Hình 3.9b).
+Vườn rau
Vườn rau là vườn sử dụng các loại rau củ tạo thành thảm thực vật tạo cảnh quan cho toàn khu vườn, trong đó mục đích quan trọng nhất là các hoạt động chăm sóc, nuôi trồng các loại rau của học sinh mang lại hiệu quả rất lớn cho kiến thức về chăm sóc và hiểu biết về các loại thực phẩm từ rau xanh cho học sinh.(Theo một số nghiên cứu về tâm lý việc học sinh tham gia trồng rau giúp học sinh thích thú trong việc ăn rau hơn) (Hình 3.9c).
Hình 3.9b: Vườn sinh thái kích thích trẻ em khám phá và tìm hiểu
Hình 3.9c: Vườn rau cung cấp kỹ năng trồng cây và là nguồn thực phẩm
sạch cho trường
Lớp học ngoài trời là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống các phòng học.Đặc điểm của lớp học ngoài trời có thể coi như một phòng học không tường không bảng nhưng lại mang lại ý nghĩa rất lớn về hiệu quả giáo dục và giảng dạy. Do đặc tính thông thoáng gần gũi thiên nhiên phòng học ngoài trời thường có tác động tốt với tâm lý học sinh tiểu học, lứa tuổi thích sự vui nhộn, mầu sắc và vận động.
Lớp học ngoài trời rất phù hợp với một số môn học như hội họa, âm nhạc, kể chuyện, lịch sử, địa lý, sinh vật ...Lớp học ngoài trời có thể phân loại theo cấu trúc và vật liệu của lớp học, lớp học không có mái che, lớp học kiên cố (Hình 3.10a) và bán kiên cố (Hình 3.10b). Các vật liệu sử dụng trong lớp học có thể là thép, gỗ, nhựa, kính.
Diện tích lớp học ngoài trời đủ để phục vụ cho 20 đến 35 học sinh với diện tích cho mỗi học sinh là 1,2m2\1 trẻ( diện tích này bao gồm cả không gian bục giảng, giao thông), tổng diện tích cho lớp học ngoài trời thường từ 24m2 đến 36m2.
Các thiết bị phụ trợ cho phòng học ngoài trời là ghế và không gian cây xanh. Trong đó ghế có thể là một đợt dài làm từ vật liệu gỗ hoặc thép hoặc từng chiếc đơn lẻ có thể di động được. Tùy theo điều kiện của trường.
Hình 3.10a: Lớp học ngoài trời kiên cố có mái che mưa và nắng
Hình 3.10b: Lớp học ngoài trời bán kiên cố chỉ hạn chế được nắng