600 6740 0 7500 08 Hà Nội Academy (Tây
3.4.4. Giải pháp kết nối cộng đồng
Khả năng kết nối cộng đồng là việc đánh giá một phần chức năng của không gian công cộng, một không gian thành công là không gian thu hút nhiều loại người, nhiều loại hoạt động và nó có thể hỗ trợ tốt cho mục đích và cách thức các hoạt động đó. Không gian cộng đồng thường tổ chức ở các phòng lớn như phòng đa năng, tuy nhiên vẫn có các không gian tiềm ẩn có thể tổ chức được đặc biệt là không gian giao thông như sảnh, hành lang, cầu thang...
a.Mở rộng các chức năng kết nối cộng đồng ở các không gian vốn có
Hiện nay các không gian hiện có ở các trường tiểu học Việt Nam như hành lang và sảnh chờ,cầu thang chưa được sử dụng nhiều ngoài chức năng giao thông, việc cải thiện lại không gian này sẽ giúp làm đa dạng hóa chức năng giúp học sinh có nhiều sự lựa chọn cho các hoạt động trong trường từ đó tạo tâm lý thoải mái cho học sinh khi hòa nhập vào cộng đồng trong trường học.
-Hành lang trên tầng có thể mở rộng ở mức tối thiểu là 2,1m để đảm bảo các hoạt động vui chơi không ảnh hưởng đến giao thông. hành lang giao thông dưới tầng 1 có thể mở rộng không gian ở mức 2,4m-3m để biến thành không gian đệm giữa lớp học và sân vườn đồng thời tổ chức trồng cây bụi kết hợp ghế ngồi, bồn rửa tay thuận tiện cho nghỉ ngơi và vệ sinh.(Hình 3.27)
Hình 3.27: Không gian ngồi chơi ở sân trường
- Tạo không gian trưng bày các sản phẩm của học sinh như tranh vẽ, các mô hình, các bài văn hay, các cách giải toán hay, cuộc thi chữ đẹp, các mô hình kỹ thuật hay ở những không gian hành lang, sản vào.Những không gian được tổ chức như những không gian trưng bày mang tính chất giáo dục thụ động, các em có thể học tập lẫn nhau những cái hay thông qua cuộc triển lãm, ngoài ra có thể giúp các em tạo chủ đề để trao đổi và chia sẻ thông tin và kinh nghiệm.
Không gian cầu thang biến thành không gian vui chơi và nghỉ ngơi của trẻ. Sử dụng các giải pháp kiến trúc để tạo các bậc thang rộng từ 450mm đến 600mm cho các em ngồi nghỉ ngơi hoặc vui chơi tạo sự đa dạng trong hoạt động ở mọi nơi trong trường.(Hình 3.28)
- Sảnh vào có thể bố trí các tiện ích như khu cung cấp nước uống, bảng thông tin, thành tích, lịch học... để vừa là nơi nghỉ ngơi vừa cung cấp các thông tin cần thiết cho học sinh. Sảnh có thể là một sân khấu nhỏ để thuyết trình, biểu diễn trong các khóa học, các hoạt động cần không gian lớn.
b.Sử dụng tính linh hoạt trong kiến trúc để tăng cường không gian hoạt động sinh hoạt cộng đồng và các trương trình giáo dục đặc biệt
Tính linh hoạt trong tổ chức không gian nội thất tại Việt Nam còn khá hạn chế do tư duy kiến trúc trường học theo bố cục mặt bằng dạng tuyến đã ăn sâu trong nhiều năm qua, Điều đó đã dẫn đến sự hạn chế trong việc tổ chức các không gian linh hoạt hoặc các dạng phòng đa năng, nơi tạo ra không gian đa dạng về hình thức giúp học sinh có hứng thú, thích vui chơi và tạo niềm phấn khích trong học tập tại trường, hay các không gian đủ lớn để tổ chức các sự kiện, hoạt động tập thể toàn trường.Vậy việc đưa ra các giải pháp thiết kế không gian nội thất trong trường đóng vai trò quan trọng trong thành lập ra không gian cộng đồng linh hoạt hơntrong trường học giúp thúc đẩy giáo dục hiện tại phù hợp hơn với xu hướng phát triển của giáo dục tương lai.
Sử dụng các giải pháp vi biến trong mặt bằng tạo những trục mở rộng kéo rộng không gian trung tâm các lớp học hành lang. Việc mở rộng không gian trong sẽ tạo những khoảng không đủ lớn để tổ chức các hoạt động lớn.
Tránh liên kết phòng học kéo quá dài, nên có ngắt đoạn để tổ chức không gian nghỉ ngơi hoặc không gian đệm để liên kết sân vườn cây xanh. Như vậy sẽ tạo nên những không gian trong nhà khá thú vị vì có liên kết với không gian xanh kích thích hoạt động của học sinh trong khu vực này.(Hình 3.29)
Sử dụng giải pháp vi biến trong tổ chức khối đặc rỗng trong trường ví dụ như sử dụng nan chắn nắng, hình thức cột để tạo sự đặc rỗng khác biệt trong không gian hành lang, sảnh, mang lại nhịp điệu đa dạng phong phú nhiều góc cạnh, hẻm nhỏ như những con phố giúp các hoạt động vui chơi của học sinh thêm phần đa dạng.(Hình 3.30a,b)
Tổ chức các thiết bị phụ trợ phong phú cho các không gian cộng đồng như ghế, ánh sáng, tạo hình thức vui chơi bằng kẻ sân chơi trên sàn, mầu sắc vật liệu, hệ thống hỗ trợ âm thanh... để đáp ứng tốt nhất mọi hoạt động có thể xảy ra trong không gian cộng đồng.
Hình 3.29: so sánh giải pháp sử dụng vi biến trong mặt bằng
Hình 3.30a, b: hình ảnh những " góc phố " trong trường tiểu học
Xu hướng phát triển của giáo dục hiện nay đã có nhiều sự thay đổi so với nề nếp học tập đã có từ trước đây hàng chục năm.Việc thay đổi về phương pháp dạy và học sẽ tất yếu dẫn đến sự thay đổi của không gian kiến trúc để có thể đáp ứng và hỗ trợ tốt nhất cho các hoạt động của giáo viên và học sinh.
Trên thực tế tình hình tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong trường tiểu học ở các khu đô thị Hà Nội còn tồn tại những vấn đề như:
- Quy hoạch tổng thể còn đơn điệu, sử dụng những phương pháp quy hoạch cũ không tạo ra được các không gian sinh động và có khả năng hỗ trợ tốt cho kết nối cộng đồng.
- Chưa sử dụng được những tiềm năng của không gian trống, cảnh quan sân vườn vào việc tổ chức các hoạt động xen kẽ giúp giáo viên mở rộng khu vực giảng dạy, mở rộng phương pháp giảng dạy hiện đại. Không giúp học sinh có thêm nhiều không gian chơi hiệu quả và các không gian đặc biệt để các em có thể tìm hiểu các kiến thức xã hội khác.
- Các hình thức kiến trúc còn đơn giản , cách tổ chức không gian trong kiến trúc chưa được linh hoạt, chưa thể hiện được tinh thần của thời đại chung. Gây nhiều hạn chế cho việc phát triển và tổ chức các không gian mới, sáng tạo cũng như hạn chế việc hỗ trợ cho nâng cao thẩm mỹ và chức năng cho công trình.
Như vậy việc nghiên cứu về tổ chức môi trường kiến trúc cảnh quan trong trường tiểu học ở các đô thị mới hiện nay là cần thiết và cần đi vào thực tế để giúp hoàn thiện không gian kiến trúc cảnh quan đáp ứng được sự phát triển của giáo dục tương lai. Để đảm bảo được điều này, không gian kiến trúc phải thỏa mãn những điều kiện sau:
- Đảm bảo được chức năng của các không gian kiến trúc cảnh quan trong trường tiểu học , thêm các chức năng mới theo xu hướng giáo dục bằng
cách tổ chức mở rộng các không gian cũ hay tạo ra các không gian mới để đáp ứng các chức năng đó.
-Đưa ra các giải pháp tổ chức không gian trống linh hoạt hơn có thể phù hợp với nhiều điều kiện diện tích, phương pháp dạy.
-Tăng cường khả năng liên kết cộng đồng bằng cách tăng cường các không gian chức năng khác nhau vào trong không gian cảnh quan.
- Đảm bảo vấn đề an toàn, sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ trong không gian kiến trúc cảnh quan. Các không gian cảnh quan phải thỏa mãn các yêu cầu về thông gió, chất lượng không khí, che nắng, cách nhiệt, an toàn trong vui chơi... các yếu tố cơ bản đề quá trình dạy và học diễn ra thuận lợi
- Nâng cao chất lượng thẩm mỹ, thẩm mỹ không còn là cái đẹp chung chung trong môi trường giáo dục, nó còn là công cụ để giúp giải quyết những vấn đề tâm sinh lý của con người, giúp hỗ trợ tâm lý cho các hoạt động của giáo viên và học sinh trong trường tiểu học.
- Cần nghiên cứu và xây dựng hoàn chỉnh, chi tiết cách hệ thống văn bản tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình thực hiện và quản lý...để làm cơ sở công tác thiết kế và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong trường tiểu học.
-Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn về thiết kế, quản lý thi công... để đáp ứng được nhu cầu xây dựng và thiết kế kiến trúc cảnh quan trường tiểu học đảm bảo được các yêu cầu đặc biệt trong thiết kế
- Phổ biến bằng sách, các thông báo, các cuộc hội thảo để kiến thức về tầm quan trọng của việc thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan trong quán trình dạy và học đến với các cá nhân như học sinh, phụ huynh, giáo viên, kiến trúc sư ... Từ đó tạo xu hướng và suy nghĩ chung của mọi người được nâng thành hành động.