1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu microalbumin niệu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

94 1,9K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Trong số các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa bệnh đái tháo đường, nhất là đái tháo đường týp 2 đã và đang được xem là vấn đề cấp thiết của thời đại. Bệnh có tốc độ phát triển rất nhanh, là một trong ba bệnh phát triển nhanh nhất trên thế giới (ung thư, tim mạch, đái tháo đường). Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường chiếm khoảng 4% vào năm 1995, dự kiến tăng đến 5,4% vào năm 2025, nghĩa là 135 triệu bệnh nhân vào năm 1995, sẽ đạt 300 triệu bệnh nhân vào năm 2025 [68]. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tại Hà Nội năm 1991 là 1,1%, Huế năm 1992 là 0,96%, Thành phố Hồ Chí Minh năm 1993 là 2,52% [2], [4], [11]. Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm. Các biến chứng này không chỉ để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh mà còn là nguyên nhân chính gây tử vong cho người bệnh đái tháo đường đặc biệt là đái tháo đường týp 2 thường được phát hiện muộn. Biến chứng thận là một trong những biến chứng vi mạch thường gặp và cũng là nguyên nhân gây suy thận mạn của bệnh nhân đái tháo đường tại các nước phát triển. Bệnh thận đái tháo đường chiếm 40% số bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối ở Mỹ [64]. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân đái tháo đường bị suy thận mạn giai đoạn cuối cao hơn ở bệnh nhân không bị đái tháo đường. Ở người đái tháo đường bệnh thận đái tháo đường tăng dần theo thời gian tiến triển bệnh. Với đái tháo đường týp 1 tỉ lệ trung bình 15% sau 15 năm và 40% sau 30 năm. Trong khi bệnh thận đái tháo đường chiếm tỉ lệ khoảng 40% bệnh nhân đái tháo đường týp 2, trong số đó tần suất hàng năm 2% bệnh nhân tiến triển protein niệu [19]. Microalbumin niệu được coi là yếu tố chẩn đoán biến chứng thận và tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường. Nghiên cứu về bệnh đái tháo đường tương lai của Vương Quốc Anh cho thấy ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có albumin niệu âm tính thì cứ mỗi năm lại xuất hiện 2% trường hợp có microalbumin niệu dương tính; và 2,8%/năm số trường hợp có microalbumin niệu dương tính chuyển sang protein niệu. Nếu tại thời điểm được chẩn đoán đái tháo đường týp 2, tỷ lệ microalbumin niệu dương tính vào khoảng 7,3% thì sau 10 năm tỷ lệ này là 25% và sau 10 năm mắc bệnh tỷ lệ bệnh nhân có protein niệu là 5,3% [23]. Có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến sự xuất hiện microalbumin niệu như thời gian tiến triển bệnh thận đái tháo đường, yếu tố gia đình và di truyền, tăng đường máu, tăng huyết áp động mạch, rối loạn lipid máu, protein niệu, thuốc lá, béo phì…[19]. Để hạn chế tổn thương thận do đái tháo đường ngoài vấn đề kiểm soát đường máu còn phải phối hợp điều trị tốt các yếu tố nguy cơ cũng như tăng huyết áp thì microalbumin niệu biến mất, kéo dài hoặc ngăn chặn suy thận tiếp diễn [12], [85]. Để đánh giá vai trò của microalbumin niệu trong chẩn đoán biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu microalbumin niệu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2” nhằm mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 bằng chỉ số albumin/creatinin niệu. 2. Khảo sát mối liên quan, tương quan giữa microalbumin niệu với một số yếu tố nguy cơ.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

TRẦN THỊ NGỌC THƯ

NGHIÊN CỨU MICROALBUMIN NIỆU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA II

HUẾ, 2012

Trang 2

2025, nghĩa là 135 triệu bệnh nhân vào năm 1995, sẽ đạt 300 triệu bệnh nhân vào năm 2025 [68] Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tại Hà Nội năm 1991 là 1,1%, Huế năm 1992 là 0,96%, Thành phố Hồ Chí Minh năm

1993 là 2,52% [2], [4], [11] Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm Các biến chứng này không chỉ để lại nhiều di chứng nặng

nề cho người bệnh mà còn là nguyên nhân chính gây tử vong cho người bệnh đái tháo đường đặc biệt là đái tháo đường týp 2 thường được phát hiện muộn

Biến chứng thận là một trong những biến chứng vi mạch thường gặp và cũng là nguyên nhân gây suy thận mạn của bệnh nhân đái tháo đường tại các nước phát triển Bệnh thận đái tháo đường chiếm 40% số bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối ở Mỹ [64] Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân đái tháo đường bị suy thận mạn giai đoạn cuối cao hơn ở bệnh nhân không bị đái tháo đường Ở người đái tháo đường bệnh thận đái tháo đường tăng dần theo thời gian tiến triển bệnh Với đái tháo đường týp 1 tỉ lệ trung bình 15% sau 15 năm và 40% sau 30 năm Trong khi bệnh thận đái tháo đường chiếm tỉ lệ khoảng 40% bệnh nhân đái tháo đường týp 2, trong số đó tần suất hàng năm 2% bệnh nhân tiến triển protein niệu [19]

Microalbumin niệu được coi là yếu tố chẩn đoán biến chứng thận và tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường Nghiên cứu về bệnh đái tháo đường

Trang 3

tương lai của Vương Quốc Anh cho thấy ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có albumin niệu âm tính thì cứ mỗi năm lại xuất hiện 2% trường hợp có microalbumin niệu dương tính; và 2,8%/năm số trường hợp có microalbumin niệu dương tính chuyển sang protein niệu Nếu tại thời điểm được chẩn đoán đái tháo đường týp 2, tỷ lệ microalbumin niệu dương tính vào khoảng 7,3% thì sau 10 năm tỷ lệ này là 25% và sau 10 năm mắc bệnh tỷ lệ bệnh nhân có protein niệu là 5,3% [23]

Có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến sự xuất hiện microalbumin niệu như thời gian tiến triển bệnh thận đái tháo đường, yếu tố gia đình và di truyền, tăng đường máu, tăng huyết áp động mạch, rối loạn lipid máu, protein niệu, thuốc lá, béo phì…[19]

Để hạn chế tổn thương thận do đái tháo đường ngoài vấn đề kiểm soát đường máu còn phải phối hợp điều trị tốt các yếu tố nguy cơ cũng như tăng huyết áp thì microalbumin niệu biến mất, kéo dài hoặc ngăn chặn suy thận tiếp diễn [12], [85]

Để đánh giá vai trò của microalbumin niệu trong chẩn đoán biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu microalbumin niệu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2” nhằm mục tiêu sau:

1 Xác định tỷ lệ microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 bằng chỉ số albumin/creatinin niệu

2 Khảo sát mối liên quan, tương quan giữa microalbumin niệu với một

số yếu tố nguy cơ

Trang 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1.1.1 Đại cương

Quá trình hình thành khái niệm:

Năm 1764 Cotunnius, lần đầu tiên đã mô tả về protein niệu ở người mắc bệnh đái tháo đường Ông đã ghi nhận hiện tượng phân tách đông vón protein khi một mẫu nước tiểu được đun nóng Những thay đổi bệnh lý vi thể

ở thận người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cũng đã được các tác giả mô tả

từ trước thế kỉ 19 Năm 1877 Armanni và Epstein, đã mô tả những tổn thương

vi thể thận đặc trưng cho đái tháo đường như hình ảnh phồng tế bào ống thận Bẵng đi một thời gian dài, cho đến năm 1936 khi Kimmelstiel và Wilson báo cáo về đặc điểm giải phẫu bệnh mô cầu thận ở những người mắc bệnh ĐTĐ

có protein niệu; bệnh cầu thận đặc hiệu ĐTĐ mới được thừa nhận

Các báo cáo tiếp theo vào năm 1940 đã mô tả một hội chứng lâm sàng kết hợp với xơ hóa cầu thận giữa các mao mạch Nhưng cũng từ thời gian này qua các nghiên cứu mổ tử thi người ta đã nhận thấy rằng không phải tất cả những người mắc bệnh ĐTĐ có protein niệu đều có những thay đổi cầu thận điển hình Vào năm 1951, dựa trên kết quả nghiên cứu một thuần tập gồm 62 người bệnh, thuật ngữ “bệnh thận đái tháo đường” đã được đề xuất để mô tả một hội chứng lâm sàng gồm protein niệu, tăng huyết áp (THA), giảm mức lọc cầu thận

Đun nóng nước tiểu để quan sát sự hình thành đông vón protein như một test thử protein niệu đã được thay thế bằng các test định lượng và que thử Test sau này vẫn còn là một phương pháp chủ yếu để phát hiện protein niệu trong thực hành lâm sàng Vào những năm 60, một ngưỡng protein niệu

Trang 5

0,5 - 1 g/24h được đề nghị là mức tiêu chuẩn để đánh giá “bệnh thận rõ rệt hay bệnh thận lâm sàng” Mức bài xuất protein này bằng với nồng độ protein trong nước tiểu được phát hiện bằng que thử

Sự phát triển của các test đặc hiệu hơn và nhạy hơn, đặc biệt đối với albumin, đã chứng minh rằng bệnh lý thận tiến triển từ từ, lượng protein được đào thải tăng dần trong nước tiểu người bệnh Giai đoạn sớm của quá trình này thường không được phát hiện bằng các test thường quy, kể cả các que thử chuẩn Mức bài xuất protein niệu tuy vượt quá giới hạn bình thường nhưng vẫn

là quá thấp để được phát hiện bằng que thử chuẩn đã được xem là bệnh thận chớm phát hay giai đoạn có microalbumin niệu (MAU: microalbuminuria) Albumin là protein chủ yếu được bài xuất trong bệnh thận ĐTĐ Quy ước phân giai đoạn của bệnh thận ĐTĐ dựa trên cơ sở nồng độ albumin niệu hoặc đặc biệt là tốc độ bài xuất albumin, đã giúp nhiều cho mục đích nghiên cứu [57]

Thuật ngữ bệnh thận lâm sàng (clinical nephropathy) và microalbumin niệu đã được dùng để chỉ các hội chứng lâm sàng Thuật ngữ bệnh thận ĐTĐ (diabetic kidney disease) được sử dụng khi có cả 2 giai đoạn kết hợp và thuật ngữ bệnh cầu thận ĐTĐ (diabetic glomerulopathy) được dùng để mô tả những thay đổi mô học điểnhình [1]

1.1.2 Dịch tễ học

Đặc điểm dịch tễ học:

Các nghiên cứu về tỉ lệ hiện mắc và tỉ lệ mắc mới bệnh thận ĐTĐ đã từng công bố, thường có những kết quả rất khác nhau Đó là vì tỉ lệ hiện mắc bệnh thận ĐTĐ chịu ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố khi tiến hành nghiên cứu, như cách lựa chọn quần thể (ở bệnh viện hay từ cơ sở chăm sóc ban đầu), yếu tố dân tộc, các yếu tố kĩ thuật liên quan đến số lượng và loại test được thực hiện, các tiêu chuẩn để chẩn đoán, đánh giá…

Tỉ lệ hiện mắc của bệnh thận lâm sàng cũng khác nhau đáng kể giữa các nghiên cứu, tùy theo đối tượng nghiên cứu ở bệnh viện hay trong quần

Trang 6

thể Những kết quả này khác nhau là do có sự khác biệt về tiêu chuẩn lựa chọn, phương pháp sử dụng để xác định mức bài xuất albumin niệu (UAER)

và chủng tộc…Giá trị khác biệt này dao động từ 6 - 27% tùy theo nghiên cứu

Bệnh thận do ĐTĐ là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận giai đoạn cuối Cứ 3 người bị suy thận ở giai đoạn cuối thì có một người phải lọc máu [53] Theo một điều tra năm 1998, tỉ lệ có microalbumin niệu dương tính khá cao chiếm 71,0% trong số người bệnh ĐTĐ týp 2 của Việt Nam

- Người bệnh ĐTĐ týp 1

Thông thường 20 - 30% người bệnh ĐTĐ týp 1 tiến triển tới suy thận giai đoạn cuối buộc phải lọc máu Hằng năm 40% số người bệnh phải lọc máu

ở Mỹ là suy thận do ĐTĐ và một nửa trong số họ là ĐTĐ týp 1

Để làm giảm bệnh lý thận do ĐTĐ yếu tố quan trọng có tính quyết định là

quản lý tốt nồng độ đường máu và duy trì tốt số đo huyết áp của người bệnh

- Người mắc bệnh ĐTĐ týp 2

Sau 20 năm tỉ lệ bệnh thận của người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 là 5 - 10% ở lứa tuổi trên 30 Người mắc bệnh ĐTĐ týp 2, có thể có tổn thương thận ngay tại thời điểm phát hiện ra bệnh ĐTĐ [1]

1.1.3 Các yếu tố tương quan cấu trúc - chức năng

Chính sự tiến triển tương đối chậm của suy giảm chức năng thận trong bệnh thận đái tháo đường và thực tế là chỉ một phần người bệnh đái tháo đường tiến triển đến bệnh thận do đái tháo đường; đã dẫn đến các nghiên cứu

về cấu trúc thận để xem liệu điều này có thể cung cấp đầu mối về cơ chế bệnh sinh và sự tiến hóa của bệnh

1.1.3.1 Cấu trúc thận và mức lọc cầu thận

Diện tích lọc bề mặt của mao mạch cầu thận là yếu tố cấu trúc chủ yếu quyết định mức lọc cầu thận Các nghiên cứu cắt ngang ở người bệnh đái tháo đường týp 1 thấy rằng thể tích gian mạch có tương quan nghịch, còn thể tích cầu thận có tương quan thuận với diện tích bề mặt của màng đáy cầu thận và

Trang 7

mức lọc cầu thận Hơn nữa, trong bệnh thận ở giai đoạn nặng, số lượng cầu thận xơ hóa toàn bộ có tương quan âm tính với mức lọc cầu thận (số lượng cầu thận/1 thận là từ 0,3 - 1,4x106 ở người bình thường) Như vậy các yếu tố quyết định của mức lọc cầu thận là:

- Diện tích lọc bề mặt của mao mạch, diện tích này phụ thuộc vào thể tích cầu thận và mức độ nở rộng của gian mạch

- Số lượng cầu thận có hoạt động chức năng phụ thuộc vào số lượng ban đầu trừ đi số cầu thận bị xơ hóa toàn bộ

Thể tích cầu thận tăng lên lúc xuất hiện đái tháo đường và có thể trở về bình thường nhờ điều trị insulin ở những động vật đái tháo đường thực nghiệm Vẫn có những tranh luận nghi ngờ rằng liệu sự tăng kích thước cầu thận có phải là yếu tố nguy cơ đối với sự phát triển bệnh thận sau này hay không? Các nghiên cứu trên cầu thận được phân lập đã chứng minh rằng thể tích cầu thận có thể thay đổi đột ngột khi có nhưng thay đổi về áp lực tưới máu

Mặc dù có những bất cập đó, hiện tượng tăng kích thước cầu thận thấy trong giai đoạn sớm của đái tháo đường vẫn đáng được chú ý và hầu như chắc chắn đây là bằng chứng phản ánh của sự có mặt của tăng áp lực nội cầu thận

và tăng lọc [56], [57]

Ở giai đoạn bệnh thận lâm sàng nặng, tăng kích thước cầu thận là một đáp ứng thích nghi với quá trình giãn nở của gian mạch và xơ cầu thận Trong hoàn cảnh này, tăng kích thước là để bảo tồn mức lọc cầu thận Qua nghiên cứu mô bệnh học còn cho thấy người bệnh đái tháo đường týp 2 có bệnh thận lâm sàng có các cầu thận lớn hơn rất nhiều so với người mắc bệnh đái tháo đường týp 1, mặc dù ở họ có cùng một mức lọc cầu thận Có thể vì nhiều người bệnh mắc đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp trước khi bệnh thận nặng phát triển (khác hoàn toàn với đái tháo đường týp 1), cũng có thể là áp lực nội cầu thận có thể thấp hơn ở những người có tăng huyết áp như một kết quả của bệnh cầu thận Người không mắc đái tháo đường có tăng huyết áp vô

Trang 8

căn thì áp lực mao mạch nội cầu thận bình thường Như thế, bất kì tác động

cơ học nào lên gian mạch sẽ được giảm đi bởi sản xuất chất nền ít hơn, cầu thận ít cứng hơn và như thế cho phép sự tăng kích thước thích nghi lớn hơn đối với sự giảm diện tích bề mặt lọc

Những thay đổi về thể tích kẽ cũng có liên quan đến mức lọc cầu thận Kết luận này được rút ra từ cả trong các nghiên cứu sinh thiết cắt ngang và nghiên cứu tiến cứu quá trình tiến triển của bệnh Tuy nhiên sự tương quan nói chung yếu hơn so với thể tích gian mạch Ở những người mắc bệnh đái tháo đường týp 2, những thay đổi này thường chiếm ưu thế và rõ rệt hơn so với đái tháo đường týp 1 Ở mức độ nặng, các tổn thương kẽ liên quan chặt chẽ với mức lọc cầu thận, nhưng chúng không tương quan chặt với sự giãn nở gian mạch Như thế những thay đổi cấu trúc này có thể có những thay đổi khác nhau lên quá trình tiến triển của bệnh thận ở các giai đoạn khác nhau dẫn đến những sự khác biệt giữa đái tháo đường týp 1 và týp 2 [1]

1.1.3.2 Cấu trúc thận và tốc độ bài xuất albumin

Tăng tốc độ bài xuất albumin (AER: albumin excretion rate) trong đái tháo đường có thể liên quan đến những thay đổi nhẹ trong thành phần và cấu trúc của màng đáy cầu thận Những thay đổi này khó quan sát thấy Có khả năng là sự giảm hoặc pha loãng heparan sulfat proteoglycan liên quan đến tích tĩnh điện dương làm tăng nhẹ AER, làm xuất hiện microalbumin niệu Bằng phương pháp nhuộm “cuprolinic blue”, người ta đã phát hiện ra sự phân tán

và mất các vị trí tích anion trên màng đáy cầu thận của những người bệnh đái tháo đường có microalbumin niệu

Khi AER tăng đến mức có biểu hiện bệnh thận lâm sàng, sự phát triển của các mạch nối tắt (shunt) dẫn đến giảm chức năng màng đáy cầu thận về khả năng chọn lọc kích thước của các đại phân tử lưu hành trong tuần hoàn Cấu trúc tương ứng của các shunt này chưa được rõ Có nhiều giả thuyết về sự hình thành các shunt này Ví dụ:

Trang 9

- Nó có thể là sự thoát quản toàn thể của màng đáy cầu thận ngoại vi, hậu quả của sự phá vỡ hàng rào collagen do sự tích lũy chất nền

- Nó cũng có thể là kết quả của sự tăng sinh các mạch máu mới hoặc sự phát triển của màng đáy cầu thận mỏng

- Nó cũng có thể thậm chí xuất phát từ giao diện của hệ thống gian niệu mà phát triển tăng lên, khi bệnh cầu thận đã rõ ràng, đặc biệt ở những người bệnh đái tháo đường týp 1 [57]

mạch-Các nghiên cứu cắt ngang ở cả 2 týp của đái tháo đường phát hiện thấy mối tương quan dương tính giữa bề rộng của màng đáy cầu thận và AER Trong một nghiên cứu dọc trên những người bệnh đái tháo đường týp 1, thấy

có sự thay đổi của bề rộng màng đáy cầu thận tương quan với thay đổi về AER trong 2 - 3 năm; người ta cũng thấy rằng bề rộng màng đáy cầu thận lúc ban đầu có giá trị như một yếu tố dự báo tiên lượng của AER tới 6 năm sau

Nghiên cứu siêu cấu trúc chi tiết hơn cho thấy rằng những thay đổi về

bề rộng của các mấu chân biểu mô cũng tương quan với AER Điều này được cho là một đáp ứng thích nghi trong nỗ lực làm hẹp và ngắn khe lọc giữa các mấu chân tiếp giáp Gần đây hơn, một sự giảm các số lượng tế bào có chân (thượng bào) đã được tìm thấy ở những người bệnh đái tháo đường týp 1 và týp 2 có bệnh thận lâm sàng, nhưng những phát hiện này lại không thấy ở những người bệnh đái tháo đường týp 1 có microalbumin niệu Có những vấn

đề lớn về phương pháp, liên quan đến đánh giá số lượng và chức năng thượng bào hiện đang là đối tượng của những nghiên cứu sâu hơn Hy vọng khi có kết quả của những nghiên cứu này vai trò của các thượng bào trong sinh bệnh học thận sẽ trở lên rõ ràng hơn trong tương lai

Các nghiên cứu cắt ngang trên một thuần tập lớn người bệnh đái tháo đường týp 1 đang tiếp tục cho thấy sự chồng chéo về bệnh cầu thận giữa những người có AER bình thường, người có microalbumin niệu và người có bệnh thận lâm sàng Trong khi nhóm sau cùng này hầu như luôn tìm được các

Trang 10

tổn thương gian mạch rõ ràng, thì một số người dù có bệnh cầu thận nặng nhưng chức năng thận về AER lại bình thường Những người có microalbumin niệu nói chung có tăng thể tích gian mạch, đặc biệt nếu họ có tăng huyết áp [56]

Những kết quả này gây ra sự tranh luận sôi nổi về tầm quan trọng của các tổn thương cầu thận đối với sự phát triển và tiến triển của bệnh thận Một trường phái đề xuất rằng các tổn thương này là kết quả không tránh khỏi của chính đái tháo đường - như vậy các tổn thương về cấu trúc là không quan trọng? Quan điểm đối kháng cho rằng vì một số người có microalbumin niệu thoái triển về mức bình thường; có nghĩa là suy thận phải là kết quả không tránh khỏi của mất nephron, nên sự tiến triển về cấu trúc phải là rất quan trọng Những thay đổi bệnh học như dày màng đáy cầu thận, tăng nhẹ chất nền của gian mạch có thể là hậu quả của tác động lâu dài của tăng đường máu Đây có thể được xem là đặc điểm sớm cho những người sẽ tiến triển đến suy thận Vì sinh thiết thận vẫn chủ yếu là một thủ thuật thực nghiệm trong chăm sóc đái tháo đường thường quy, vì thế định lượng AER vẫn là chỉ số đánh giá tiến triển lâm sàng quan trọng nhất

Những thay đổi ống-kẽ thận cũng tương quan với AER và có thể là hậu quả của tăng lạm dụng protein ở những người có bệnh thận nặng [1]

1.1.4 Cơ chế bệnh sinh của bệnh thận đái tháo đường

Nồng độ đường máu gia tăng sẽ liên kết với các nhóm acid amine của protein để tạo thành những sản phẩm đường hóa như Hb gắn đường Các sản phẩm đường hóa đơn này sẽ được thoái triển nếu sau đó đường máu được cải thiện Tuy nhiên nếu tăng đường máu kéo dài, tạo nên các sản phẩm sau cùng của sự đường hóa bậc cao (AGE = Advanced Glycation End Products) không thoái triển Sự đường hóa không hồi phục các protein sẽ làm tổn thương chức

Trang 11

năng của chúng và tạo nên các thuộc tính gây viêm Tóm lại diễn biến BTĐTĐ như sau:

1.1.4.1 Sự đường hóa bậc cao

Sự đường hóa bậc cao liên quan tăng đường huyết dẫn tới sự bất thường cấu trúc và rối loạn chức năng cầu thận của bệnh nhân ĐTĐ

- Giai đoạn 1: Glucose + Hb chủ yếu là HbA1c

- Giai đoạn 2: Các sản phẩm sau phản ứng Amadori acid hóa thành các chất trung gian có hoạt tính, gắn kết vào protein (collagen) tạo thành các sản phẩm sau cùng đường hóa bậc cao (AGEPs)

- Giai đoạn 3: Các AGEPs gắn vào các thụ thể đặc biệt của đại thực bào,

tế bào nội mạc mạch và tế bào trung mô được cấy dẫn đến gia tăng chất TGF

β (Transforming Growth Factor β) Khi nồng độ đường máu cao, gia tăng chất AGEPs và TGFβ sẽ dẫn tới sự tăng sinh tế bào trung mô [1], [12], [19]

1.1.4.2 Tác động của protein kinase C (PKC)

- Điều khiển các chức năng khác nhau của tế bào mạch máu: sự co mạch, dòng máu chảy, sự tăng trưởng, sự tăng sinh tế bào, độ thẩm thấu mạch máu

và sự tổng hợp các protein matrix ngoài tế bào

- Sự kích hoạt mãn tính của PKC tiêu biểu cho cơ chế biến đổi chức năng trong BTĐTĐ [1], [12], [19]

1.1.4.3 Chuyển hóa theo đường Polyol

- Tại các tổ chức thu nhận Glucose trực tiếp không cần Insulin, sự gia tăng đường huyết sẽ chuyển hóa trực tiếp chủ yếu theo con đường polyol và kết quả là sự tích tụ nồng độ sorbitol và giảm hoạt tính men Na+

-K+ATPase Chuyển hóa glucose theo con đường polyol được quy cho gây ra những thay đổi sớm về chức năng mạch máu của BTĐTĐ

- Sự sử dụng các chất ức chế men khử aldose, loại men điều chỉnh sự chuyển đổi glucose thành sorbitol có tác dụng làm giảm protein niệu [1], [12], [19]

Trang 12

1.1.4.4 Tăng lưu lượng lọc cầu thận

Nghiên cứu so sánh trong 8 năm giữa nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 1 có mức lọc trên 125 ml/phút có 50% nguy cơ so với 5% nhóm có mức lọc dưới 125 ml/phút về xuất hiện microalbumin niệu Sự giãn các động mạch đến của cầu thận làm tăng lưu lượng huyết tương qua thận làm tăng gradient áp lực thủy tĩnh qua mao mạch, qua màng đáy cầu thận gây ra protein niệu

Gia tăng áp lực cầu thận, giãn mạch của tiểu động mạch đến và có các tiểu động mạch đi là hình ảnh đặc trưng của ĐTĐ giai đoạn sớm Nồng độ đường máu cao gây giãn động mạch đến cầu thận làm tăng cung lượng siêu lọc qua cầu thận Chính sự tăng lọc này phối hợp với sự gia tăng áp lực mao mạch cầu thận và cùng với các chất gắn đường làm thay đổi cấu trúc tổ chức cầu thận (tân sinh gian chất, tổn thương các cơ chất và dày màng nền) [1], [12], [19]

1.1.4.4 Tăng áp lực lọc

Tăng huyết áp động mạch và tăng nồng độ protein niệu đóng góp vai trò quan trọng trong tiến triển tổn thương cầu thận Sự giãn mạch phụ thuộc vào tăng đường máu và sự thương tổn cấu trúc (sự hyaline tiểu động mạch đến) làm rối loạn sự tự điều hòa của áp lực mao mạch cầu thận đưa đến tăng

áp lực trong cầu thận

Chính vì thế điều trị giảm áp lực lọc mao mạch cầu thận bằng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin II góp phần làm giảm bớt tiến triển tổn thương cầu thận [1], [12], [19]

Tóm lại, bệnh thận đái tháo đường (BTĐTĐ) biểu hiện bằng sự gia tăng thể tích thận, tăng mức lọc cầu thận, tiểu microalbumin niệu tiến triển Sự phát triển lớp tế bào trung mô, dày màng đáy mao mạch cầu thận, xơ hóa mô

kẽ ống thận Bên cạnh đó sự thay đổi chức năng trong BTĐTĐ là thay đổi chuyển hóa và thay đổi huyết động

Trang 13

1.1.5 Các giai đoạn bệnh thận đái tháo đường

1.1.5.1 Bệnh thận đái tháo đường trong đái tháo đường týp 1

Bệnh thận đái tháo đường (BTĐTĐ) thay đổi theo các giai đoạn rất rõ

trong ĐTĐ týp 1 [19]

Mogensen C.E đã phân loại BTĐTĐ với các thể loại như sau [56]:

- Giai đoạn I: Phì đại và tăng lọc thận

Giai đoạn sớm, có thể xuất hiện ngay lúc phát hiện bệnh ĐTĐ

+ Tăng mức lọc cầu thận có thể lên đến 50% tùy thuộc vào nồng độ đường máu

+ Tăng kích thước 2 thận

+ Lớn cầu thận

+ Tiểu microalbumin niệu không thường xuyên

+ Có thể hồi phục nếu đường máu được kiểm soát tốt

- Giai đoạn II: Giai đoạn im lặng lâm sàng

+ Xuất hiện vài năm sau ĐTĐ

+ Tăng mức lọc cầu thận có thể giảm đạt đến giới hạn bình thường + Xuất hiện microalbumin niệu không thường xuyên

+ Biến đổi cấu trúc, tăng dần độ dày màng đáy mao mạch cầu thận + Phì đại cầu thận

- Giai đoạn III: Microalbumin niệu tương ứng với bệnh thận khởi đầu

+ Giai đoạn xảy ra 6 - 15 năm

+ Microalbumin niệu (20 - 200 µg / phút hoặc 30 - 300 mg/24h)

+ Mức lọc cầu thận vẫn còn trên bình thường

+ Thông thường HA động mạch bắt đầu tăng trong ĐTĐ týp 1 và ĐTĐ týp 2 có thể THA từ trước

+ Mức lọc cầu thận giảm trung bình -1 ml/phút/năm

+ Biến đổi cấu trúc dần dần, có thể có hyaline hóa tiểu động mạch giai đoạn sớm

Trang 14

Hình 1.1 Dày màng nền trong tổn thương cầu thận

Nguồn: Nguyễn Hải Thủy (2009), "Bệnh thận đái tháo đường", Bệnh

lý tim mạch trong đái tháo đường [19]

- Giai đoạn IV: Bệnh thận lâm sàng

+ Giai đoạn xảy ra từ 15 - 25 năm

+ Giảm nhanh mức lọc cầu thận (-10 ml/phút/năm)

+ Tăng huyết áp

+ Albumin niệu (≥ 200µg / phút (≥ 300mg/24h)

+ Protein niệu tăng 15 - 40%/năm

+ Tiếp tục biến đổi cấu trúc, bằng chứng của xơ hóa cầu thận (Nốt Kimmelstiel - Wilson) và Hyaline hóa tiểu động mạch (it gặp)

Hình 1.2 Tổn thương dạng nốt

Nguồn: Nguyễn Hải Thủy (2009), "Bệnh thận đái tháo đường", Bệnh

lý tim mạch trong đái tháo đường [19]

Trang 15

- Giai đoạn V: Suy thận mạn giai đoạn cuối

+ Giai đoạn xảy ra sau 25 - 30 năm

+ Mức lọc cầu thận giảm dưới 10ml/phút

+ Cầu thận xơ hóa và nồng độ protein niệu giảm dần

+ Tăng huyết áp liên quan đến gia tăng thể tích máu

+ Có chỉ định chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận

Hình 1.3 Xơ hóa cầu thận lan tỏa

Nguồn: Nguyễn Hải Thủy (2009), "Bệnh thận đái tháo đường", Bệnh

lý tim mạch trong đái tháo đường [19]

1.1.5.2 Đái tháo đường týp 2

Khác với ĐTĐ týp 1 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thường biểu hiện cùng lúc THA và microalbumin niệu Tăng microalbumin niệu phản ảnh không những nguy cơ của bệnh thận mà còn là dấu chỉ điểm biến chứng tim mạch

Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có giai đoạn tăng lọc cầu thận ở giai đoạn sớm của ĐTĐ týp 2 (giai đoạn I và II) và sau khi phát hiện bệnh và mức độ lọc ít quan trọng

Tiến triển biến chứng thận giống như ĐTĐ týp 1 [19]

Trang 16

1.2 MCROALBUMIN NIỆU

1.2.1 Dịch tễ học

Theo NHANES III (Third National Health And Nutrition Examination Survery) của Hoa Kỳ, tần suất lưu hành trong dân số chung của microalbumin niệu là 10,6% và của protein niệu là 1,1% [57] Số liệu ở Châu Âu cũng tương tự: Nghiên cứu EPIC-NORFOLK ở Anh Quốc cho thấy tần suất lưu hành trong dân số chung của microalbumin niệu là 11,8% và của protein niệu là 0,9% [85] Nghiên cứu DEMAND từ 33 quốc gia trên khắp thế giới cho thấy tần suất lưu hành của microalbumin niệu là 39%, protein niệu là 10% [66] Nghiên cứu ở châu Á MAPS (Microalbuminuria Prevalence study) thực hiện trên 5549 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ở 10 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ của Châu Á (gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Phi-lip-pin, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan) được công bố mới đây cho thấy tần suất lưu hành của microalbumin niệu lên đến 39,8% và của protein niệu là 18,8% [80] Ở Việt Nam nghiên cứu 304 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tăng huyết

áp được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh tỉ lệ microalbumin niệu là 26,6% Đây là những con số rất đáng báo động vì cả microalbumin niệu lẫn protein niệu đều có ý nghĩa tiên lượng sự suy giảm chức năng thận và tai biến tim mạch

1.2.2 Vai trò của microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường

Năm 1963 Keen và Cholouverakis lần đầu tiên đưa ra kĩ thuật đồng vị phóng xạ (RIA) để đo albumin trong nước tiểu với nồng độ thấp, đến năm

1982 danh từ “microalbumin niệu” được chính thức sử dụng trong lâm sàng Microalbumin niệu được xác định bằng tốc độ bài xuất albumin qua nước tiểu giữa 20 và 200 microgam/phút hoặc khoảng 30 - 300 mg/24h

Trang 17

- Nghiên cứu theo chiều dọc các nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp 1

đã chứng minh microalbumin niệu là yếu tố dự đoán (predictor) về sự xảy ra bệnh thận lâm sàng của đái tháo đường, khi có microalbumin niệu nguy cơ xảy ra bệnh thận lâm sàng tăng lên gấp 20 lần

- Mức bài tiết albumin ở người khỏe mạnh dao động từ 1,5 - 20 µg/phút, trung bình khoảng 6,5 µg/phút, giao động giữa các ngày vào khoảng 40% - 45%, do vậy để giảm mức tối thiểu sự dao động này nên tiến hành đo nhiều lần vào nhiều thời điểm khác nhau (có thể đo 3 mẫu nước tiểu trong thời gian vài tuần)

- Microalbumin niệu thường xuyên thường phát hiện sau 1 năm được chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 1 và cũng có thể phát hiện thấy ngay khi chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2 Ý nghĩa của sự xuất hiện microalbumin niệu ở người mới bị đái tháo đường trong thời gian ngắn chưa rõ, nhưng ở một số bệnh nhân, thời gian bị bệnh ≥ 5 năm có albumin niệu, được xem là đã

có tổn thương thận (Viberti GC 1987) Một khi microalbumin niệu được xác nhận, thì bài xuất albumin theo nước tiểu có chiều hướng tăng lên theo thời gian, tốc độ trung bình khoảng 15% một năm

- Microalbumin niệu có liên quan với tăng huyết áp Những bệnh nhân đái tháo đường có microalbumin niệu, huyết áp thường cao hơn bệnh nhân albumin niệu còn bình thường (Feldt - Rasmussen B et al 1982), con số huyết

áp thường vượt quá xấp xỉ 10 - 15% mức huyết áp của bệnh nhân đái tháo đường albumin niệu bình thường

Khoảng 25% bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng thận rõ trên lâm sàng nhưng huyết áp bình thường, và những tổn thương về hình thái học của thận có thể không liên quan với tình trạng tăng huyết áp ở những bệnh nhân týp này

Trang 18

Người ta cũng chưa biết một cách chắc chắn, liệu có phải là một bệnh thận đang phát triển ở những bệnh nhân đái tháo đường thúc đẩy biến chứng thận do đái tháo đường hoặc vừa do đái tháo đường vừa do tăng huyết áp thúc đẩy nhanh sự xuất hiện của biến chứng thận

Mối liên quan nhân quả giữa tăng huyết áp hệ thống và microalbumin niệu là không chắc chắn, vì người ta thấy rằng tăng áp lực mao mạch da (trong khi huyết áp động mạch hệ thống bình thường) có trước khi có tăng huyết áp hệ thống ở bệnh nhân ĐTĐ týp 1

Tuy nhiên, mức độ HA tăng có thể là một yếu tố tham gia làm tổn thương thận, hoặc THA và tăng bài xuất albumin niệu là những quá trình cùng đồng thời xảy ra đưa đến tổn thương thận ở bênh nhân ĐTĐ

Hồ Sĩ Thống (1999) nghiên cứu hồi cứu trên 218 bệnh nhân ĐTĐ được theo dõi liên tục, hệ thống từ 1996 tới 1999 thấy rằng, trong số bệnh nhân ĐTĐ có protein niệu (137 bệnh nhân), trong 5 năm đầu có 40%, trên 5 năm 46,2%, trên 10 năm 78,8% và trên 15 năm có 100% bệnh nhân có THA; sau

15 năm có tới 40% trong số này xuất hiện suy thận giai đoạn 3 - 4 So sánh giữa hai nhóm bệnh nhân có và không có microalbumin niệu, tác giả này cho thấy THA gặp 12,5% ở nhóm không có, và 67,9% (p < 0,05) ở nhóm có microalbumin niệu

Các công trình nghiên cứu về hình thái học cho thấy những tổn thương

về cấu trúc như tăng thể tích gian bào, giảm diện tích lọc của cầu thận gặp ở tỉ

lệ cao khi albumin niệu vượt quá 45 mg/24h, chứng tỏ microalbumin niệu là dấu ấn rất sớm của tổn thương cầu thận [12]

1.2.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán microalbumin niệu

Đái tháo đường týp 1 thường mắc bệnh sau 5 năm sẽ xuất hiện microalbumin niệu

Trang 19

Đái tháo đường týp 2 thường xuất hiện microalbumin niệu ngay vào thời điểm chẩn đoán

Có 3 phương pháp xác định microalbumin niệu (lấy mẫu nước tiểu) [12]

+ Lấy nước tiểu đo tỷ albumin/creatinin (thời điểm bất kỳ)

+ Lấy nước tiểu 24h

+ Lấy nước tiểu buổi sáng lúc đói

Bảng 1.1 Định nghĩa các bất thường bài tiết albumin trong nước tiểu (theo

Hiệp Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2005) [42]

Lấy mẫu nước

tiểu ngẫu nhiên (µg/mg creatinin)

Lấy nước tiểu 24 giờ (mg/24 giờ)

Lấy nước tiểu qua đêm hoặc trong 4 giờ (mg/phút)

Bình thường < 30 < 30 < 20

Microalbumin niệu 30 - 299 30 - 299 20 - 199 Protein niệu ≥ 300 ≥ 300 ≥ 200

1.2.4 Các yếu tố nguy cơ liên quan đến microalbumin niệu

1.2.4.1 Thời gian tiến triển bệnh đái tháo đường

BTĐTĐ thường xảy ra từ 10-15 năm sau khi khởi bệnh ĐTĐ Khoảng 10% bệnh nhân có microalbumin niệu xảy ra dưới 10 năm và tăng lên 20-30% sau 10 năm sau đó Đối với ĐTĐ týp 2, bệnh nhân có thể có microalbumin niệu ngay khi phát hiện bệnh do thời gian tiền lâm sàng ĐTĐ trước đó [19]

1.2.4.2 Yếu tố gia đình và di truyền

Có sự khác nhau về tỉ lệ BTĐTĐ trong các sắc dân 65% người da đỏ Pima có xơ hóa cầu thận (sinh thiết thận) Đặc biệt tiền sử gia đình có tăng huyết áp thường phối hợp nguy cơ cao BTĐTĐ [69], [56] Nhiều gen liên quan đến hệ thống RA được chú ý Angiotensin II ảnh hưởng trên huyết động bằng

Trang 20

sự gia tăng áp lực hệ thống và trong cầu thận cũng như tác dụng ngoài huyết động như tân sinh tế bào, phì đại, phát triển cơ chất và tổng hợp yếu tố phát triển chuyển dạng bêta (TGF-β = transforming growth factor beta)

Mặc dù hệ thống renin-angiotensin liên quan đến BTĐTĐ nhưng nồng

độ renin huyết tương rất thấp Điều này đã đặt vấn đề hệ thống angiotensin trong thận có liên quan BTĐTĐ Nồng độ prorenin thường cao ở bệnh nhân ĐTĐ, liên quan đến tỉ lệ BTĐTĐ Hệ thống renin-angiotensin được hoạt hóa trong ĐTĐ làm dày màng đáy ống thận, xơ hóa mô kẽ Vì thế sử dụng thuốc ức chế men chuyển làm chậm sự xuất hiện microalbumin niệu do tác động cầu thận và mô kẽ ống thận [19]

renin-1.2.4.3 Tăng đường máu

Nhiều nghiên cứu ghi nhận có sự tương quan thuận giữa sự kiểm soát đường máu (HbA1c) với tần suất BTĐTĐ [19]

Kiểm soát tốt đường máu cho cả bệnh nhân đái tháo đường týp 1 và 2

có thể phòng tránh được sự phát triển của microalbumin niệu cũng như sự tiến triển của microalbumin niệu thành bệnh thận Thử nghiệm kiểm soát đái tháo đường và các biến chứng cho thấy có thể làm giảm 50-70% nguy cơ phát triển thành bệnh hoặc tiến triển của bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1 khi duy trì HbA1c < 7% so với nhóm điều trị với mức HbA1c = 9% [23]

1.2.4.4 Tăng huyết áp động mạch

Microalbumin niệu có liên quan với tăng huyết áp Những bệnh nhân đái tháo đường có microalbumin niệu HA thường cao hơn bệnh nhân albumin niệu còn bình thường (Feldt - Rasmussen B et al 1982), con số huyết áp thường vượt quá xấp xỉ 10 - 15% mức huyết áp của bệnh nhân đái tháo đường albumin niệu bình thường

Hồ Sĩ Thống (1999) nghiên cứu hồi cứu trên 218 bệnh nhân đái tháo đường được theo dõi liên tục, hệ thống từ 1996 tới 1999 thấy rằng, trong số

Trang 21

bệnh nhân đái tháo đường có protein niệu (137 bệnh nhân), trong 5 năm đầu

có 40% > 5 năm, 46,2% > 10 năm 78,8 % > 15 năm và có tới 40% trong số này xuất hiện suy thận giai đoạn III - IV So sánh giữa 2 nhóm bệnh nhân có

và không có microalbumin niệu, tác giả cho thấy THA gặp 12,5% ở nhóm không có, và 67,9% (p < 0,05) ở nhóm có microalbumin niệu [12]

1.2.4.5 Rối loạn lipid máu

Các thụ thể lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) được ghi nhận hiện diện trên bề mặt các tế bào trung mô và biểu bì cầu thận của người Sự liên kết với thụ thể lipoprotein tỉ trọng rất thấp (VLDL) và lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) bởi các tế bào biểu bì cầu thận bị rối loạn trên bệnh nhân ĐTĐ có rối loạn lipid máu Các cấu trúc cầu thận như nền trung mô và các tế bào nội mạc có khuynh hướng gắn các lipoprotein đã bị biến đổi [19]

1.2.4.6 Thuốc lá

Hút thuốc lá gây kích thích giao cảm mãnh liệt song hành với tăng huyết áp, nhịp tim nhanh và tăng nồng độ catecholamine Co mạch được ghi nhận trong nhiều giường mạch máu, tức là lưu thông mạch vành hoặc cẳng tay Điều này được đi kèm với sự suy giảm tốc độ lọc cầu thận [62]

Hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ BTĐTĐ, nguy cơ xuất hiện protein niệu trên nhóm hút thuốc lá > 25 điếu/ngày tăng gấp đôi so với nhóm không hút thuốc [19]

1.2.4.7 Béo phì

Có những nghiên cứu về mối liên quan giữa BMI và sự phát triển bệnh thận ở người bệnh đái tháo đường týp 2 [1], [29]

Trang 22

1.2.5 Tầm soát microalbumin niệu

Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) khuyến cáo nên tầm soát microalbumin niệu như sau:

Hằng năm đối với bệnh nhân ĐTĐ týp 1 trưởng thành bị bệnh từ 5 năm trở lên ngay từ khi phát hiện và mỗi năm đối với tất cả bệnh nhân ĐTĐ týp 2

và ngay từ khi phát hiện bệnh ĐTĐ [19]

Bảng 1.2 Xác định tốc độ bài xuất albumin niệu

AER niệu (mg/24g)

AER niệu (µg/phút)

Tỷ albumin niệu / creatinin(µg/mg)

1.2.6 Các phương pháp phát hiện microalbumin niệu

1.2.6.1 Phương pháp bán định lượng: thích hợp cho xét nghiệm tầm soát

- Phương pháp ức chế ngưng kết hạt Latex

Que thử phát hiện phản ứng miễn dịch đặc hiệu (Micral test II) dựa trên nguyên tắc dùng phương pháp hóa miễn dịch kết hợp với sắt ký để bán định lượng albumin theo 5 mức độ [22]

1.2.6.2 Phương pháp định lượng: độ chính xác khá cao

- Miễn dịch phóng xạ (radio immuno assay: RIA)

Phương pháp này được phát hiện vào năm 1963, là phương pháp đầu tiên và đặc hiệu để tìm một lượng rất nhỏ albumin trong nước tiểu người

Trang 23

Là phương pháp có độ nhạy cao, phức hợp kháng nguyên, kháng thể được định lượng nhờ sự hiện diện của chất đánh dấu là chất đồng vị phóng xạ

do đó phương pháp này được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu lâm sàng

- Miễn dịch gắn enzym (ELISA)

Là phương pháp miễn dịch không gắn chất đồng vị phóng xạ

Đơn giản hơn RIA nhưng lại tốn công sức nhiều hơn với nhiều bước phải rửa và pha loãng reagent, đôi khi đòi hỏi thời gian ủ kéo dài

- Miễn dịch khuếch tán vòng (Radial immunodiffusion)

Phương pháp này đáng tin cậy, giá thành rẻ nhưng không thể tiến hành

1.2.7 Dự phòng microalbumin niệu tiến triển đến bệnh thận lâm sàng

1.2.7.1 Kiểm soát đường máu tối ưu

Khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA: American diabetes Association) 2011 về kiểm soát đường máu như sau [26]:

HbA1c < 7%

Đường máu mao mạch

Trước ăn: 70 - 130mg/dl (3.9 - 7.2 mmol/l) và;

Sau ăn: < 180 mg/dl (< 10.0 mmol/l)

Kiểm soát đường máu tốt làm giảm sự xuất hiện và chậm sự phát triển BTĐTĐ

Đối với ĐTĐ týp 1: Bằng phác đồ nhiều mũi chích insulin trong ngày hoặc sử dụng bằng bơm insulin, sẽ làm giảm nguy cơ BTĐTĐ

Trang 24

Đối với ĐTĐ týp 2: Tùy tình trạng đường máu và giai đoạn bệnh có thể

sử dụng chế độ tiết thực phối hợp thuốc viên hoặc phối hợp thêm insulin để đạt được đường máu tối ưu [19], [26]

1.2.7.2 Điều trị huyết áp

Kiểm soát huyết áp là biện pháp nhằm dự phòng BTĐTĐ và làm chậm

sự tiến triển của bệnh

Ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 các thuốc ức chế men chuyển hoặc thụ thể angiotensine II (ARA II) làm giảm nguy cơ xuất hiện protein niệu vi thể và đại thể và làm chậm diễn tiến suy thận

Ở bệnh nhân ĐTĐ týp 1 sử dụng ức chế men chuyển trong trường hợp không tăng huyết áp cũng có hiệu quả tương tự

Thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể angiotensine trở thành

“Điều trị tiêu chuẩn vàng” cho bệnh nhân ĐTĐ bất kì giai đoạn nào của bệnh thận ĐTĐ Trong đó liều lượng thuốc đạt được hiệu quả giảm protein niệu tối

đa thường cao hơn liều đạt được hiệu quả tối đa hạ huyết áp [19], [42], [29]

Do tính chất phức tạp của tăng huyết áp ở ĐTĐ thường phải phối hợp nhiều thuốc để kiểm soát huyết áp Chọn lựa thuốc lợi tiểu, ức chế calci, ức chế bêta hoặc các thuốc hạ huyết áp khác tùy thuộc từng cá nhân người bệnh [56]

Nhóm ức chế calci như verapamil và diltiazem cũng có hiệu quả như ức chế enzyme chuyển Nhóm ức chế calci tác dụng nhanh không có tác dụng trên giảm protein niệu so với nhóm có tác dụng kéo dài thế hệ mới

Thuốc lợi tiểu thường cũng được chọn lựa khi có suy chức năng thận nhẹ và thường dùng kèm trong tiết thực hạn chế muối Hạn chế muối cũng làm giảm sự tăng lọc, albumin niệu và trọng lượng thận Đặc biệt thuốc lợi tiểu làm tăng tác dụng chống protein của ức chế enzyme chuyển [19]

1.2.7.3 Ngưng hút thuốc lá

Các bằng chứng cho thấy bỏ thuốc lá có thể hạn chế được tiến triển bệnh thận do ĐTĐ kể cả bệnh nhân đã có MAU (+) Nghiên cứu của Ritz và

Trang 25

cộng sự cho thấy chỉ cần ngừng hút thuốc lá thì có thể giảm được 30% nguy

cơ tiến triển của bệnh thận do đái tháo đường [23]

1.2.7.4 Chế độ tiết thực

Chế độ tiết thực hạn chế protid và tác dụng của tiết thực này lên bệnh thận ĐTĐ đang còn tranh luận vì nhiều nghiên cứu vẫn chưa sáng tỏ vấn đề này (nghiên cứu MDRD: Modification of Diet in Renal Disease) Tuy nhiên chế độ tiết thực hạn chế protid có tác dụng giảm lọc cầu thận và áp lực trong cầu thận và giảm tốc độ tiến triển bệnh thận Trong những nghiên cứu gần đây trên bệnh nhân ĐTĐ kể cả ĐTĐ týp 1, hạn chế tiết thực protid từ 0,5-0,85g/kg thể trọng làm giảm đáng kể tỉ lệ suy chức năng thận (độ thanh giải và creatinine máu) và thải albumin niệu Chính vì thế việc hạn chế tiết thực protid 0,8 g/kg với bệnh nhân ĐTĐ có minh chứng bệnh thận là hợp lí và an toàn…[19], [42]

Rối loạn lipid máu thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ trong đó kiểm soát cholesterol của lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL-C: low density lipoprotein cholesterol) dưới 100 mg/dl và triglicerid dưới 150 mg/dl được khuyến cáo Rối loạn lipid máu không những tác động trên bệnh lý mạch máu lớn mà còn yếu tố nguy cơ cho biến chứng thận ở ĐTĐ Nhiều nghiên cứu ghi nhận sử dụng nhóm statin và fibrate làm chậm tiến triển bệnh thận ĐTĐ [19], [42]

1.2.7.5 Hoạt động thể lực

Hoạt động thể lực giúp kiểm soát rối loạn chuyển hóa và thể lực ở bệnh nhân ĐTĐ béo phì Tuy nhiên cần khuyến cáo ở bệnh nhân có BTĐTĐ do nguy cơ gia tăng thải microalbumin niệu khi hoạt động thể lực quá mức [19]

1.2.7.6 Giảm cân

Cần giảm cân để đưa chỉ số khối cơ thể về mức bình thường (<23kg/m2

) Nếu dư cân hoặc béo tăng cường hoạt động thể lực [19]

Trang 26

1.3 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Nước ngoài

Cho đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về microalbumin niệu đặc biệt là trên bệnh nhân đái tháo đường và hầu hết các nghiên cứu cho rằng microalbumin niệu là chỉ điểm cho các biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường đặc biệt là giá trị tiên đoán sớm bệnh thận do đái tháo đường

Nghiên cứu DEMAND từ 33 quốc gia trên khắp thế giới cho thấy tần suất lưu hành của albumin niệu bình thường là 51%, microalbumin niệu là 39%, protein niệu là 10%, trong đó số bệnh nhân ở châu Á và Tây Ban Nha

có tỉ lệ albumin niệu/creatinine (ACR: albumin to creatinine ratio) cao hơn (55%) và ở người da trắng thấp nhất (40,6%) HbA1c, huyết áp tâm thu (HATTh), tổn thương võng mạc, dân tộc, thời gian phát hiện bệnh (TGPHB), chức năng thận, chiều cao và hút thuốc lá là các yếu tố nguy cơ độc lập của microalbumin niệu [66]

Trong một nghiên cứu khác của tác giả Ranjit Unnikrishnan “Tỉ lệ và các yếu tố nguy cơ BTĐTĐ ở dân số đô thị miền nam Ấn Độ”: Tỉ lệ mắc bệnh thận 2,2%, microalbumin niệu 26,9% TGPHB, HbA1c, và HATTh là những yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh thận và microalbumin niệu [78]

Ferdinando C Sasso và cộng sự (2006) trong một nghiên cứu các yếu

tố nguy cơ tim mạch và quản lý bệnh ở 847 bệnh nhân đái tháo đường týp 2

có bệnh thận đái tháo đường ở Ý ghi nhận có 749 bệnh nhân có microalbumin niệu, 98 bệnh nhân có protein niệu Mục tiêu HA, HbA1c, LDL-C, cholesterol của lipoprotein tỉ trọng cao (HDL-C: high density lipoprotein cholesterol), TG (triglycerid) đạt được lần lượt là 17,5; 32,3; 30,7; 47; 55,2% Suy giảm chức năng thận 41%, thiếu máu 23,8% [71]

Trang 27

Albumin niệu còn tương quan với tử suất và bệnh suất tim mạch Tác giả Leo K Niskanen và cộng sự (1996) với nghiên cứu “tiến triển, yếu tố nguy cơ, ý nghĩa tiên lượng của albumin niệu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2”: Tỉ lệ microalbumin niệu và protein niệu tăng mạnh sau 5 năm ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 (mới 18,2 và 3%, 5 năm 18,9 và 1,8%, 10 năm 33 và 10,2%) nhưng ít rõ

ở các đối tượng được kiểm soát (mới 1,4 và 0%, p < 0,001 nhóm bệnh nhân ĐTĐ so với nhóm có kiểm soát albumin niệu; 5 năm 6 và 0,8%, p < 0,001; 10 năm 11,9 và 0,8%, p < 0,001) Albumin niệu dự đoán tử vong tim mạch sau này ở bệnh nhân ĐTĐ, thậm chí khi điều chỉnh nhiều yếu tố nguy cơ Nguy

cơ chết do bệnh tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tăng bởi đồng thời xảy ra tăng insulin và albumin niệu [60]

Xilin Yang (2007) nghiên cứu “Tác động của bệnh thận mạn và albumin niệu trên bệnh mạch vành và yếu tố nguy cơ cổ điển ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2”: Ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, albumin niệu đóng vai trò liên kết giữa yếu tố nguy cơ thông thường và bệnh mạch vành Bắt đầu bệnh thận mạn thay đổi nguy cơ liên quan giữa lipid và bệnh mạch vành [81]

Một nghiên cứu khác của Hiroki Yokoyama (2007) “Microalbumin niệu phổ biến ở bệnh nhân Nhật ĐTĐ týp 2” (Một cuộc khảo sát toàn quốc từ nhóm nghiên cứu quản lý lâm sàng bệnh ĐTĐ người Nhật - JDDM 10 với n=8897): tỉ lệ microalbumin niệu là 31,6%, bệnh thận lâm sàng 10,5% Nghiên cứu can thiệp sử dụng ARBs, pioglitazone, acarbose thì không chỉ làm giảm UAE mà còn giảm tử vong tim mạch [84]

Tác giả Bahman P Tabaei và cộng sự (2001) nghiên cứu về microalbumin niệu có tiên lượng được bệnh thận ĐTĐ cho thấy microalbumin niệu là chỉ điểm cho yếu tố nguy cơ BTĐTĐ, và nó liên quan đến kiểm soát đường kém và thời gian bị ĐTĐ [76]

Trang 28

1.2.8.1 Trong nước

Microalbumin niệu trong ĐTĐ là một vấn đề tương đối thời sự hiện nay

vì nó được chứng minh là đóng vai trò quan trọng trong tiên đoán nguy cơ bệnh lý tim mạch và BTĐTĐ

Nguyễn Ngọc Thanh (2011) trong nghiên cứu mối liên quan giữa microalbumin niệu và một số biến chứng ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ghi nhận: tỉ

lệ bệnh nhân có tổn thương võng mạc là 41%, nhóm bệnh nhân có microalbumin niệu có tỉ lệ bệnh lý võng mạc cao hơn nhóm không có microalbumin niệu (p < 0,001; OR = 16,2) Tỉ lệ bệnh nhân có tổn thương động mạch cảnh trên siêu âm là 47%, nhóm bệnh nhân có microalbumin niệu

có tỉ lệ tổn thương động mạch cảnh cao hơn nhóm không có microalbumin niệu (p < 0,01; OR = 3,1) [16]

Nguyễn Khoa Diệu Vân (2000) trong một nghiên cứu về giá trị của microalbumin niệu trong chẩn đoán sớm bệnh cầu thận do ĐTĐ thấy rằng tần suất MAU trên bệnh nhân đái tháo đường týp 1 là 33,1%, đái tháo đường týp

2 là 31,6% và định lượng MAU được coi là một xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán sớm bệnh cầu thận do ĐTĐ [22]

Microalbumin niệu là dấu hiệu sớm của tổn thương thận, khi microalbumin niệu dương tính thì đã có những tổn thương cơ quan khác như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tổn thương đáy mắt…Tác giả Nguyễn Văn Quýnh, Nguyễn Đức Hoan và Nguyễn Ngọc Hùng (2005) trong nghiên cứu microalbumin niệu ở những người có rối loạn dung nạp glucose thấy rằng tỉ lệ MAU (+) là 42,9%, MAU (-) là 57,1%; MAU là dấu hiệu của tổn thương thận, khi MAU (+) thì đã có nhiều tổn thương ở các cơ quan khác: - Tăng huyết áp (THA), dày thất trái ở nhóm MAU (+) cao hơn nhóm MAU (-) với p

< 0,05, tổn thương đáy mắt ở nhóm MAU (+) là 63,8% cao hơn nhóm MAU (-) là 27,7% với p < 0,05 - Nhóm MAU (+) có tỉ lệ tăng TG là 58,3%, giảm HDL-C là 30,5%, so với nhóm MAU (-) là 39,6% và 18,7% với p < 0,05 [13]

Trang 29

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường týp 2

2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

+ Địa điểm nghiên cứu: khoa Nội Tiết bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định + Thời gian nghiên cứu: từ tháng 04/2011 đến tháng 07/2012

2.1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Để chẩn đoán đai tháo đường, chúng tôi áp dụng theo tiêu chí của

“Hiệp hội đái tháo đường” Hoa Kỳ 2011 [26] Nhưng đa số bệnh nhân mà chúng tôi nghiên cứu, đều có dấu chứng lâm sàng rõ hoặc nhập viện vì biến chứng nên chúng tôi dùng 3 tiêu chí đầu của ADA để xác định đái tháo đường đó là:

Trang 30

2.1.3 Phân loại đái tháo đường týp 2 theo TCYTTG 2002

Bảng 2.1 Lâm sàng của đái tháo đường týp 2 [68]

Đặc điểm Týp 2

Tuổi khởi phát điển hình > 35 tuổi

Trọng lượng ban đầu Thường béo phì

Yếu tố bẩm inh di truyền Nhiều

Đặc điểm chuyển hóa chính Hội chứng chuyển hóa với kém nhạy cảm

insulin Điều trị insulin Cần liều cao

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ: nhóm bệnh lý bị loại trừ khi tình trạng sinh lý hay

bệnh lý ảnh hưởng đến albumin niệu trên bệnh nhân đái tháo đường:

+ Tiểu máu vi, đại thể hoặc protein niệu

+ Suy gan, suy thận, viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu

+ Tăng đường máu rất cao

+ Sốt

+ Ăn nhiều muối

+ Hoạt động thể lực mạnh trong 24 giờ vừa qua

Trang 31

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích

- Cỡ mẫu: 103 bệnh nhân

2.2.1 Thu thập dữ liệu

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

Bệnh nhân ĐTĐ Týp 2

Bilan lipid Ure máu Creatinin máu

 Xác định tỉ lệ Microalbumin niệu

 Mối liên quan, tương quan giữa Microalbumin niệu và các yếu tố liên quan

Kết luận

Trang 32

2.2.2 Các biến số nghiên cứu

2.2.2.1 Tuổi: tính bằng năm

2.2.2.2 Giới: nam, nữ

2.2.2.3 Thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường

Được tính từ lúc bệnh nhân được phát hiện bệnh ĐTĐ đến thời điểm nghiên cứu hiện tại, được tính bằng năm

2.2.2.4 Hút thuốc lá: bệnh nhân được hỏi có hút thuốc lá không

Theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh của Hoa Kỳ (CDC) 2008 [33]:

- Có hút thuốc lá là những người hút ít nhất 100 điếu thuốc trong suốt cuộc đời của họ (đã hút hoặc hiện tại vẫn còn hút)

- Không hút thuốc là những người hút ít hơn 100 điếu thuốc trong suốt cuộc đời của họ

2.2.2.5 Hoạt động thể lực: Mức độ hoạt động thể lực chia thành:

+ Không tập thể dục

+ Tập thể dục

Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo [26], [74]:

- Người có bệnh đái tháo đường nên tập ít nhất 150 phút/tuần với hoạt động thể chất aerobic với cường độ vừa phải (tối đa 50-70% nhịp tim)

- Nếu không có chống chỉ định, người đái tháo đường týp 2 nên được phân phối các hoạt động thể chất qua ít nhất 3 ngày/tuần và không quá 2 ngày liên tiếp mà không hoạt động thể chất

2.2.2.6 Chỉ số nhân trắc

- Chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index)

+ Đo cân nặng, chiều cao được thực hiện đồng thời trên cân bàn có gắn thước đo đã được hiệu chỉnh chính xác đến từng centimet chiều cao và 0,1kg cân nặng Chiếc cân được đặt ở vị trí cân bằng và ổn định

Trang 33

Bệnh nhân đứng thẳng với tư thế thoải mái, nhìn về phía trước, hai chân chụm lại hình chữ V, hai ngón chân cách nhau 10cm, hai gót chân sát mặt sau của cân, chỉ mặc một bộ quần áo mỏng, không đi dép guốc và không đội mũ, không cầm bất kỳ một vật gì Kết quả tính bằng mét và sai số không quá 0,5cm

Đo trọng lượng cơ thể bằng cân bàn Tư thế đo giống như khi đo chiều cao Đơn vị tính bằng kg Cân chính xác đến 0,5kg và đo chiều cao chính xác đến 1cm Đơn vị biểu thị: Cân nặng (W) = kg, chiều cao (H) = m

Áp dụng công thức của WHO:

W (Cân nặng) (kg) BMI =

H [Chiều cao (m)]2

Chúng tôi chẩn đoán béo phì của WHO dùng cho người châu Á Thái Bình Dương khi bệnh nhân có chỉ số BMI ≥ 23

Bảng 2.2 Tiêu chuẩn đánh giá béo phì theo khuyến cáo của TCYTTG áp

dụng cho người châu Á trưởng thành (2002) [3]

Phân loại BMI (Kg/m 2 )

Dùng để đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể

Bệnh nhân đứng thẳng, hai bàn chân dang ra khoảng 10cm, dùng thước dây đo tại vị trí: mức ngang rốn và tại vị trí lớn nhất của bụng

Trang 34

Dựa vào chỉ số vòng bụng của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế 2005 (International Diabetic Federation: IDF) [18]

Béo phì dạng nam được chẩn đoán khi: Vòng bụng ≥ 90 cm ở nam Vòng bụng ≥ 80 cm ở nữ

Cởi bỏ quần áo chật, cánh tay để tựa trên bàn ở mức ngang tim, thả lỏng tay và không nói chuyện trong khi đo

Đo ít nhất hai lần cách nhau 1-2 phút, nếu hai lần đo này quá khác biệt thì tiếp tục đo thêm vài lần nữa

Dùng băng quấn tay đạt tiêu chuẩn Băng quấn đặt ngang mức tim dù bệnh nhân ở tư thế nào Mép dưới băng quấn trên lằn khuỷu 3 cm

Sau khi áp lực hơi trong băng quấn làm mất mạch quay, bơm lên tiếp 30 mmHg nữa và sau đó xả băng ép từ từ (2 mm/giây) Nếu xuất hiện tiếng thổi (pha I Korotkoff) = HATTh, nếu tiếng đập biến mất âm (pha V Korotkoff) = HATTr

Đo HA cả hai tay trong lần đo đầu tiên để phát hiện sự khác biệt gây ra

do bệnh lý mạch máu ngoại biên Khi đó giá trị bên cao hơn được theo dõi sử dụng lâu dài sau này

Tính HA dựa trên số trung bình hai lần đo; nếu giữa hai lần đo đầu tiên chênh lệch > 5mm thì đo thêm nhiều lần Không bao giờ điều trị THA khi chỉ dựa vào kết quả một lần đo HA

Trang 35

- Dụng cụ: Bằng máy đo huyết áp (HA) đồng hồ hiệu ALPKA 2 (Nhật)

đã được chuẩn hoá bằng máy đo huyết áp thuỷ ngân

Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2011: xác định THA bệnh nhân ĐTĐ là  130/80 mmHg [26]

Khuyến cáo của ADA năm (2011), mục tiêu điều trị HA ở bệnh nhân ĐTĐ không có biến chứng là [26]:

+ < 130/80 mmHg: không có bệnh thận kèm theo

+ ≤ 125/75 mmHg: có bệnh thận kèm theo

2.2.2.8 Đường máu tĩnh mạch lúc đói (Go)

- Nguyên lý của phản ứng: phương pháp enzym so màu, tiến hành định lượng trên máy sinh hóa Olympus AU - 400

- Nguyên tắc: Glucose Oxydase (GOD) oxy hóa glucose thành acidgluconic và hydrogen peroxida Hydrogen peroxida tạo thành bị Enzym Peroxydase (POD) phân hủy và giải phóng oxy Oxy giải phóng oxy hóa 4-Aminophenazon và phenol tạo thành phức chất quinominin có cường độ màu

tỉ lệ với lượng glucose

Glucose + O2

Glucose xidase

Gluconic acid + H2O2 (GOD)

H2O2 + 4-aminoantipyrin + phenol peroxidase quinoneimin + 4H2O

(POD)

- Cách lấy mẫu: lấy 2ml máu tươi toàn phần vào buổi sáng nhịn đói (ít nhất 8h), garrot không quá 2 phút, chống đông bằng Heparin hay EDTA

- Dùng chỉ số Go để phản ánh nồng độ đường máu lúc đói

Trong nghiên cứu dùng nồng độ đường máu lúc đói để xác định chẩn đoán ĐTĐ và đánh giá tình trạng kiểm soát đường máu trong quá trình điều trị

Trang 36

Trong bước phản ứng đầu tiên, máu được trộn với chất làm biến tính

Hb (OSR0004) trong dung dịch tỉ lệ 1:41 và ủ trong thời gian tối thiểu là 5 phút ở nhiệt độ phòng Tế bào hồng cầu bị dung giải và sợi Hb được thủy phân bởi protease hiện diện trong thuốc thử Hb thủy phân được đo qua sự dẫn truyền của tất cả Hb dẫn xuất thành alkalin haematin trong dung dịch alkalin của chất tẩy vết bẩn không ion Thêm vào mẫu máu trước phản ứng để kết quả thuốc thử Hb thủy phân trong 1 dung dịch màu xanh lá cây, mà nó được đo ở bước sóng 600nm

HbA1c được đo trong sự ngăn chặn sự kết dính của hạt latex Quá trình kết dính, bao gồm 1 polymer tổng hợp chứa nhiều bản sao của phần HbA1c của phản ứng miễn dịch Nguyên do kết dính của hạt latex bảo vệ kháng thể đơn dòng HbA1c đặc biệt Trong sự vắng mặt của HbA1c trong mẫu, 1 phần nhỏ kháng thể bảo vệ trong HbA1c R1 và chất kết dính trong HbA1c R2 sẽ kết dính với nhau Sự kết dính đó dẫn đến sự tăng độ hấp thụ

Sự hiện diện của HbA1c trong mẫu kết quả là làm giảm tốc độ của sự kết dính HbA1c R1 và chất kết dính trong thuốc thử HbA1c R2 Sự tăng độ hấp thụ nghịch đảo tương xứng đối với sự tập trung của HbA1c có trong mẫu

Sự tăng độ hấp thụ kèm với sự kết dính được đo ở bước sóng 700nm

Trang 37

- Kỹ thuật: lấy 2ml máu, chống đông với heparin sau đó pha loãng với dung dịch Hemoglobin Denaturant (OSR0004) với tỉ lệ 1:41, (có chất chống đông EDTA), đặt ống nghiệm trên máy trộn, lắc mẫu nghiệm cho đến khi tan máu hoàn toàn (khoảng 1 phút), sau đó đưa mẫu thử vào máy, định lượng HbA1C

* Mục tiêu kiểm soát đường máu: theo ADA 2011 [26]

- Đường máu đói:70-130 mg/dl (3,9-7,2 mmol/l)

- HbA1c <7%

2.2.2.10 Bilan lipid

Mẫu bệnh phẩm đã lấy để đo đường huyết lúc đói như đã miêu tả được gửi đến khoa Sinh hóa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định Định lượng các thành phần của bilan lipid máu được thực hiện trên máy Olympus AU-400

Phương pháp định lượng các thành phần Lipid máu được tóm tắt ở bảng sau:

Bảng 2.3 Tóm tắt phương pháp định lượng các thành phần lipid

Loại Lipid Phương pháp Phản ứng

Cholesterol toàn phần

(TC: total cholesterol) So màu dùng Enzyme

CHO-PAP (Cholesterol Oxydase Phenazone Amino Peroxidase)

Triglycerid (TG) So màu dùng enzyme

GOP-PAP (Glycerol Phosphate Oxydase Phenazone Amino Peroxidase)

HDL-C So màu dùng enzyme

CHO-PAP (Cholesterol Oxydase Phenazone Amino Peroxidase)

Trang 38

Bảng 2.4 Phân loại rối loạn lipid máu theo ATP III (2001) [32]

Thành phần Giá trị (mmol/l) Phân loại

Cholesterol toàn phần

< 5,2 5,2 - 6,1

≥ 6,1

Tốt Cao giới hạn Cao

Triglyceride

< 1,7 1,7 - 2,2 2,3 - 4,4

≥ 4,5

Bình thường Cao giới hạn Cao

Rất cao

HDL-C

< 1 1,2 - 1,5

≥ 1,6

Thấp Gần tối ưu Tối ưu

LDL-C

<2,6 2,6 - 3,3 3,4 - 4 4,1 - 4,8

Tối ưu Gần tối ưu Cao giới hạn Cao

* Mục tiêu kiểm soát lipid máu theo ADA 2011 [26]:

- Không có bệnh lý tim mạch: LDL-C < 100 mg/dl (2,6 mmol/l)

- Có bệnh tim mạch: LDL-C < 70 mg/dl (1,7 mmol/l), dùng statin liều cao

- Nếu đã dùng thuốc statin liều cao nhất nhưng không đạt được đích thì giảm LDL-C khoảng 30-40% so với ban đầu

- Triglycerid < 150 mg/dl (1,7 mmol/l) và HDL-C > 40 mg/dl (1 mmol/l) đối với nam, HDL-C > 50 mg/dl (1,3 mmol/l) đối với nữ

Trang 39

2.2.2.11 Ure, creatinine máu

Mẫu bệnh phẩm đã lấy để đo đường huyết lúc đói như đã miêu tả

- Ure

Định lượng Ure theo phương pháp Fixed Time

Nguyên tắc: định lượng ure bằng phương pháp enzym theo phương

trình phản ứng:

+ Nhờ enzym urease thủy phân ure

+ Nhờ Enzym Glutamate Dehydrogennase để thực hiện thủy phân biến đổi

Ure+ 2H2O urease 2NH4++ CO2

2NH4

+

+ 2 -Oxoglutarate +NADH GLDH 2 H2O +2NAD++2L- Glutamate

Đo nồng độ NADH tạo thành tỉ lệ thuận với nồng độ Ure

- Creatinine

Định lượng Creatinine theo phương pháp Kinetic trên máy Olympus AU-400 Nguyên tắc: đo phức hợp màu giữa creatinine và picrate, cường độ màu tỉ lệ với cường độ creatinine trong mẫu

Creatinin + Picricacid Creatinin Picrate complex

Loại trừ những bệnh nhân viêm nhiễm (sốt, nhiễm trùng cấp), có thai

Trang 40

2.2.2.13 Creatinine niệu

Định lượng Creatinin theo phương pháp Kinetic

Bệnh phẩm: cùng mẫu nước tiểu định lượng microalbumin niệu

Nước tiểu pha loãng mẫu 1/50 với dung dịch nước muối sinh lý sau đó kết quả nhân với 50

Nguyên tắc: đo phức hợp màu giữa creatinin và picrate, cường độ màu

tỉ lệ với cường độ creatinin trong mẫu

Creatinin + Picricacid Creatinin Picrate complex

Sau đó tính ra tỉ albumin/creatinin (µg/mg)

Theo ADA 2011 xác định microalbumin niệu khi [26]:

Bảng 2.5 Định nghĩa bất thường các bài tiết albumin trong nước tiểu

Ngày đăng: 01/07/2015, 19:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạ Văn Bình (2007), “Bệnh thận đái tháo đường”, Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học, tr. 513-567 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh thận đái tháo đường”, "Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường tăng glucose máu
Tác giả: Tạ Văn Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
2. Tạ Văn Bình (2007), “Các nghiên cứu về đái tháo đường ở Việt Nam”, Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học, tr. 53-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nghiên cứu về đái tháo đường ở Việt Nam”, "Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường tăng glucose máu
Tác giả: Tạ Văn Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
3. Trần Hữu Dàng (2008), "Béo phì", Giáo trình sau đại học Chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, Nhà xuất bản đại học Huế, tr. 304-312 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Béo phì
Tác giả: Trần Hữu Dàng
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học Huế
Năm: 2008
4. Trần Hữu Dàng (2008), “Đái tháo đường”, Giáo trình sau đại học Chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 221-244 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đái tháo đường”, "Giáo trình sau đại học Chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa
Tác giả: Trần Hữu Dàng
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Huế
Năm: 2008
5. Đào Thị Dừa (2010), "Khảo sát bệnh lý thận thận do đái tháo đường ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung ương Huế", Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị khoa học Thận-Tiết Niệu Miền trung và Tây nguyên mở rộng, tr. 306-312 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh lý thận thận do đái tháo đường ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung ương Huế
Tác giả: Đào Thị Dừa
Năm: 2010
6. Hồ Hữu Hóa (2009), Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo dường typ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo dường typ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên
Tác giả: Hồ Hữu Hóa
Năm: 2009
7. Huỳnh Văn Minh, Phạm Gia Khải và cs (2008), "Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán điều trị tăng huyết áp ở người lớn", Khuyến cáo 2008 về các bệnh tim mạch và chuyển hóa, tr. 239-243 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán điều trị tăng huyết áp ở người lớn
Tác giả: Huỳnh Văn Minh, Phạm Gia Khải và cs
Năm: 2008
8. Nguyễn Thị Thanh Nga, Hoàng Trung Vinh (2009), "Tỉ lệ và đặc điểm tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Trãi thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học thực hành 644+645(2), tr. 105-108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỉ lệ và đặc điểm tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Trãi thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Nga, Hoàng Trung Vinh
Năm: 2009
9. Nguyễn Đức Ngọ, Lê Thị Diệu Hồng (2009), "Microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, mối liên quan với các thành phần của hội chứng chuyển hóa", Tạp chí Y học thực hành, 644+645(2), tr. 1-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, mối liên quan với các thành phần của hội chứng chuyển hóa
Tác giả: Nguyễn Đức Ngọ, Lê Thị Diệu Hồng
Năm: 2009
10. Nguyễn Thị Nhạn, Trang Thị Tuyết Nga (2005), "Nghiên cứu sự liên quan giữa bilan Lipid và sự tiết protein niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2", Hội nghị Khoa học y dược trường đại học y khoa Huế lần thứ XI, Tạp chí y học thực hành, 521, tr. 383-389 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự liên quan giữa bilan Lipid và sự tiết protein niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Tác giả: Nguyễn Thị Nhạn, Trang Thị Tuyết Nga
Năm: 2005
11. Thái Hồng Quang (2008), "Bệnh đái tháo đường", Bệnh nội tiết, Nhà xuất bản y học, tr. 257-361 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh đái tháo đường
Tác giả: Thái Hồng Quang
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2008
12. Đỗ Trung Quân (2006), “Biến chứng mạn tính đái tháo đường”, Biến chứng bệnh đái tháo đường và điều trị, Nhà xuất bản Y học, tr. 112-139 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến chứng mạn tính đái tháo đường”, "Biến chứng bệnh đái tháo đường và điều trị
Tác giả: Đỗ Trung Quân
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2006
13. Nguyễn Văn Quýnh, Nguyễn Đức Hoan, Nguyễn Ngọc Hùng (2005), "Nghiên cứu Microalbumin niệu ở những người có rối loạn dung nạp Glucose", Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Đại hội hội nội tiết và đái tháo đường quốc gia Việt Nam lần thứ 3, Tạp chí Y học thực hành, 507- 508, tr. 736-741 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu Microalbumin niệu ở những người có rối loạn dung nạp Glucose
Tác giả: Nguyễn Văn Quýnh, Nguyễn Đức Hoan, Nguyễn Ngọc Hùng
Năm: 2005
14. Võ Xuân Sang, Trương Quang Bình (2010), "Khảo sát microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2", Y Hoc TP. Hồ Chí Minh, 14(1), tr. 1 - 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2
Tác giả: Võ Xuân Sang, Trương Quang Bình
Năm: 2010
15. Hồ Xuân Sơn (2007), Nghiên cứu tỷ lệ microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 và typ 2, Luận văn thạc sĩ y học. Trường Đại Học Y Dược Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tỷ lệ "microalbumin niệu" ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 và typ 2
Tác giả: Hồ Xuân Sơn
Năm: 2007
16. Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Lệ và Vũ Đình Hùng (2011), "Nghiên cứu mối liên quan giữa microalbumin niệu và một số biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2", Tạp chí Y dược học, 3, tr. 30-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mối liên quan giữa microalbumin niệu và một số biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Lệ và Vũ Đình Hùng
Năm: 2011
17. Lê Thị Thu, Hoàng Thị Bích Ngọc và Lê Văn Sơn (2006), "Một số chỉ số hóa sinh ở bệnh nhân đái tháo đường có Microalbumin niệu", Tạp chí Y học thực hành, 8, tr. 49-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chỉ số hóa sinh ở bệnh nhân đái tháo đường có Microalbumin niệu
Tác giả: Lê Thị Thu, Hoàng Thị Bích Ngọc và Lê Văn Sơn
Năm: 2006
18. Nguyễn Hải Thủy (2008), "Hội chứng chuyển hóa", Giáo trình sau đại học Chuyên ngành Nội Tiết và Chuyển Hóa, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 313-357 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội chứng chuyển hóa
Tác giả: Nguyễn Hải Thủy
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Huế
Năm: 2008
19. Nguyễn Hải Thủy (2009), "Bệnh thận đái tháo đường", Bệnh lý tim mạch trong đái tháo đường, Nhà xuất bản đại học Huế, tr. 279-292 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh thận đái tháo đường
Tác giả: Nguyễn Hải Thủy
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học Huế
Năm: 2009
20. Trần Xuân Trường, Nguyễn Chí Dũng (2008), "Nghiên cứu mối tương quan giữa microalbumin niệu với các chỉ số hóa sinh trên bệnh nhân đái tháo đường trong tiên lượng biến chứng thận", Tạp chí Y học thực hành 608+609(5), tr. 117-121 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mối tương quan giữa microalbumin niệu với các chỉ số hóa sinh trên bệnh nhân đái tháo đường trong tiên lượng biến chứng thận
Tác giả: Trần Xuân Trường, Nguyễn Chí Dũng
Năm: 2008

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w