Creatinin máu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu microalbumin niệu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 80)

- Creatinine

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.2.11. Creatinin máu

Nồng độ creatinin huyết thanh ở cả 2 nhóm MAU (+) và MAU (-) đều trong giới hạn bình thường và khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Các tác giả Nguyễn Khoa Diệu Vân (2000), Nguyễn Văn Quýnh (2005), Trần Xuân Trường (2008) cũng thấy rằng không có sự khác biệt về creatinin máu giữa 2 nhóm với p > 0,05 [22], [13], [20]. Kết quả này chứng tỏ là ngay cả khi đã xuất hiện MAU cùng với các tổn thương sớm ở cầu thận thì chức năng thận vẫn có vẻ hoàn toàn bình thường nếu chỉ đánh giá bằng các xét nghiệm sinh hóa thường quy. Như vậy MAU (+) trên bệnh nhân đái tháo đường là một yếu tố cảnh báo cần được quan tâm vì tại thời điểm này, điều trị bảo tồn vẫn còn tác dụng hữu ích cho bệnh nhân

4.3. TƢƠNG QUAN GIỮA MICROALBUMIN NIỆU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TỐ NGUY CƠ

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối tương quan thuận giữa MAU và thời gian phát hiện bệnh, BMI, vòng bụng, HATTh, HATTr, glucose, HbA1c, triglycerid và không có mối tương quan giữa MAU và cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C, ure, creatinin máu. Trong đó tương quan giữa MAU và thời gian phát hiện bệnh, vòng bụng, HATTh, HATTr là chặt chẽ với r lần lượt là 0,51; 0,4; 0,53; 0,52; tương quan giữa MAU và BMI, glucose, HbA1c, triglycerid ở mức độ vừa với r tương ứng 0,34; 0,32; 0,32; 0,22.

Tác giả Hồ Xuân Sơn (2007) ghi nhận có mối tương quan thuận giữa microalbumin niệu và thời gian phát hiện bệnh, vòng bụng, glucose máu, HbA1c, HATTh và không có mối tương quan với HATTr và bilan lipid [15]. Nghiên cứu của Trần xuân Trường và Nguyễn Chí Dũng (2008) cho thấy có mối tương quan giữa MAU và glucose máu, HbA1c [20]. Nghiên cứu của Søren Nielsen (1995) ghi nhận có mối tương quan giữa HATTh và HATTr lưu động 24 giờ với r = 0,61, p < 0,002; r = 0,54, p <0,008 tương ứng, nhưng khi phân tích hồi qui tuyến tính đa biến cả HATTh và HATTr đều có liên quan với microalbumin niệu [59].

Điều này đã giúp nhận định tình trạng bệnh lý thận do đái tháo đường sẽ tiến triển nhanh hơn khi kèm các rối loạn khác như tăng huyết áp, béo phì, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu…Như vậy kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu trong và ngoài nước.

Và khi phân tích hồi qui tuyến tính đa biến, ta có phương trình:

MAU = -2,893 + 0,069(thời gian phát hiện bệnh) + 0,022(vòng bụng) + (-0.013)(BMI) + 0,005(HATTh) + 0,006(HATTr) + 0,007(G0) + 0,002(HbA1c) + 0,017(CT) + (0.001)(TG) + (0,005)(LDL-C) + (-0.02)(HDL-C).

Hệ số tương quan chung là R = 0,819, và tất cả các yếu tố trên giải thích được hơn 67% (R2

= 0,671) sự xuất hiện microalbumin niệu. Nhưng chỉ có thời gian phát hiện bệnh, vòng bụng là có ý nghĩa thống kê với p tương ứng 0,0001; 0,006. Vậy chỉ có thời gian phát hiện bệnh, vòng bụng, HATTh là yếu tố nguy cơ độc lập cho sự xuất hiện microalbumin niệu. Các yếu tố khác ảnh hưởng ít đến sự xuất hiện microalbumin niệu. Thật vậy, khi phân tích đơn biến chúng tôi thấy TGPHB, VB, HATTh là các yếu tố liên quan xuất hiện microalbumin niệu nhiều hơn.

Ở trong nước chưa thấy có đề tài về phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ liên quan microalbumin niệu. Các tác giả nước ngoài như tác giả Carol M. Forsblom (1998) khi phân tích tương quan đa biến thấy rằng HbA1c và hút

thuốc lá là yếu tố nguy cơ độc lập cho sự bài xuất albumin niệu [35]; Lily John (1994) TGPHB ĐTĐ là yếu tố độc lập dự đoán tiến triển albumin niệu [51]; Yoong-Yeol Park (1998) ghi nhận tổn thương võng mạc, TGPHB, đường máu đói, HATTh là biến độc lập ảnh hưởng đến sự phát triển microalbumin niệu [63]; Graziella Bruno (1996) phân tích đa biến cũng cho thấy tuổi, HbA1c, thói quen hút thuốc lá, acid uric máu, HATTh là biến độc lập liên quan đến microalbumin niệu và protein niệu [31].

Thật vậy, bệnh thận đái tháo đường là biến chứng vi mạch chính của đái tháo đường kể cả týp 1 và týp 2. Bệnh thận đái tháo đường thường xảy ra từ 10-15 năm sau khi khởi bệnh đái tháo đường, khoảng 10% bệnh nhân có microalbumin niệu xảy ra dưới 10 năm và tăng lên 20-30% sau 10 năm sau đó. Đối với đái tháo đường týp 2, bệnh nhân có thể có microalbumin niệu ngay khi phát hiện bệnh do thời gian tiền lâm sàng trước đó [19]. Để theo dõi phát hiện các dấu hiệu tổn thương thận, cần phải phân tích nước tiểu và creatinin máu ngay từ khi bệnh đái tháo đường được phát hiện. Phải chú ý tìm microalbumin niệu nếu không thấy protein niệu. Tìm ngay các yếu tố nguy cơ: béo phì, rối loạn lipid máu, đường huyết… Nếu có microalbumin niệu dùng ngay ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể liều thấp, tìm huyết áp cao và có chỉ định điều trị bằng những phương pháp thích hợp [1].

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 103 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị nội trú và ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, chúng tôi ghi nhận như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu microalbumin niệu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)