Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích Cỡ mẫu: 103 bệnh nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu microalbumin niệu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 31)

- Cỡ mẫu: 103 bệnh nhân

2.2.1. Thu thập dữ liệu

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

Bệnh nhân ĐTĐ Týp 2

Lâm sàng

Hỏi tiền sử: Thời gian phát hiện ĐTĐ, THA Hỏi về các thói quen  Hút thuốc lá  Tập thể dục Đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng Đo HA Cận lâm sàng NTTP: loại trừ protein niệu µalbumin niệu creatinin niệu Đường máu đói HbA1c Bilan lipid Ure máu Creatinin máu  Xác định tỉ lệ Microalbumin niệu.

 Mối liên quan, tương quan giữa Microalbumin niệu và các yếu tố liên quan

2.2.2. Các biến số nghiên cứu

2.2.2.1. Tuổi: tính bằng năm

2.2.2.2. Giới: nam, nữ

2.2.2.3. Thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường

Được tính từ lúc bệnh nhân được phát hiện bệnh ĐTĐ đến thời điểm nghiên cứu hiện tại, được tính bằng năm.

2.2.2.4. Hút thuốc lá: bệnh nhân được hỏi có hút thuốc lá không.

Theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh của Hoa Kỳ (CDC) 2008 [33]:

- Có hút thuốc lá là những người hút ít nhất 100 điếu thuốc trong suốt cuộc đời của họ (đã hút hoặc hiện tại vẫn còn hút).

- Không hút thuốc là những người hút ít hơn 100 điếu thuốc trong suốt cuộc đời của họ.

2.2.2.5. Hoạt động thể lực: Mức độ hoạt động thể lực chia thành: + Không tập thể dục + Không tập thể dục

+ Tập thể dục

Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo [26], [74]:

- Người có bệnh đái tháo đường nên tập ít nhất 150 phút/tuần với hoạt động thể chất aerobic với cường độ vừa phải (tối đa 50-70% nhịp tim).

- Nếu không có chống chỉ định, người đái tháo đường týp 2 nên được phân phối các hoạt động thể chất qua ít nhất 3 ngày/tuần và không quá 2 ngày liên tiếp mà không hoạt động thể chất.

2.2.2.6. Chỉ số nhân trắc

- Chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index)

+ Đo cân nặng, chiều cao được thực hiện đồng thời trên cân bàn có gắn thước đo đã được hiệu chỉnh chính xác đến từng centimet chiều cao và 0,1kg cân nặng. Chiếc cân được đặt ở vị trí cân bằng và ổn định.

Bệnh nhân đứng thẳng với tư thế thoải mái, nhìn về phía trước, hai chân chụm lại hình chữ V, hai ngón chân cách nhau 10cm, hai gót chân sát mặt sau của cân, chỉ mặc một bộ quần áo mỏng, không đi dép guốc và không đội mũ, không cầm bất kỳ một vật gì. Kết quả tính bằng mét và sai số không quá 0,5cm.

Đo trọng lượng cơ thể bằng cân bàn. Tư thế đo giống như khi đo chiều cao. Đơn vị tính bằng kg. Cân chính xác đến 0,5kg và đo chiều cao chính xác đến 1cm. Đơn vị biểu thị: Cân nặng (W) = kg, chiều cao (H) = m

Áp dụng công thức của WHO: W (Cân nặng) (kg) BMI =

H [Chiều cao (m)]2

Chúng tôi chẩn đoán béo phì của WHO dùng cho người châu Á Thái Bình Dương khi bệnh nhân có chỉ số BMI ≥ 23.

Bảng 2.2. Tiêu chuẩn đánh giá béo phì theo khuyến cáo của TCYTTG áp dụng cho người châu Á trưởng thành (2002) [3]

Phân loại BMI (Kg/m2)

Gầy ≤ 18.5 Bình thường 18.5 - 22.9 Có nguy cơ 23 - 24.9 Béo độ 1 25 - 29.9 Béo độ 2 ≥ 30 - Vòng bụng (VB)

Dùng để đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể

Bệnh nhân đứng thẳng, hai bàn chân dang ra khoảng 10cm, dùng thước dây đo tại vị trí: mức ngang rốn và tại vị trí lớn nhất của bụng.

Dựa vào chỉ số vòng bụng của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế 2005 (International Diabetic Federation: IDF) [18]

Béo phì dạng nam được chẩn đoán khi: Vòng bụng ≥ 90 cm ở nam Vòng bụng ≥ 80 cm ở nữ

2.2.2.7. Huyết áp động mạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu microalbumin niệu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)