- Creatinine
Chƣơng 4 BÀN LUẬN
4.2.4. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá ngoài tác hại tăng nguy cơ tim mạch còn là một yếu tố nguy cơ độc lập của sự xuất hiện bệnh thận ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và có liên quan chặt chẽ với sự suy giảm chức năng thận [72].
Nghiên cứu của Kazumi Saito (2007) về nguy cơ truyền các thông số khác nhau của hút thuốc lá ở nam giới Nhật Bản với ĐTĐ týp 2 trên sự phát triển microalbumin niệu thì gói/năm là yếu tố nguy cơ độc lập, mạnh và không có sự khác biệt giữa nhóm đang hút thuốc và hút thuốc cũ, nó còn là yếu tố nguy cơ cho sự phát triển và tiến triển bệnh thận ĐTĐ [70].
Nghiên cứu của Tsukasa Nakamura (2006) cho thấy hút thuốc lá ảnh hưởng đến bài xuất protein mang acid béo ở bệnh nhân BTĐTĐ sớm [58]. Hút hiện tại và hút trong quá khứ là yếu tố nguy cơ cho sự phát triển microalbumin niệu [70].
Nghiên cứu của Ritz và cộng sự (2000) cho thấy chỉ cần ngưng hút thuốc lá là có thể giảm 30% nguy cơ tiến triển của bệnh thận [62]. Graziela Bruno (1996) thói quen hút thuốc lá liên quan độc lập với microalbumin niệu và protein niệu [31].
Hiện nay cũng chưa có công trình nghiên cứu nào trong nước cũng như trên thế giới xác định chính xác cơ chế cho mối liên quan này, thuốc lá có thể góp phần làm giảm chức năng thận do tác động vào yếu tố tăng trưởng chuyển đổi cytokine (cytokine-tranforming growth factor) và làm phì đại thận, thuốc lá cũng gây thiếu máu cầu thận, tăng mức endothelin-1.
Trong nghiên cứu của chúng tôi hút thuốc lá ở nhóm MAU (+) và MAU (-) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Vì tỉ lệ nam trong nhóm nghiên cứu thấp hơn nữ nhiều và ở Bình Định nữ giới rất ít hút thuốc lá. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Quýnh (2005) hút thuốc lá ở nhóm MAU (+) cao hơn nhóm MAU (-) có ý nghĩa thống kê [13].
4.2.5. Béo phì
Hiện nay tình hình thừa cân béo phì đang tăng lên với một tốc độ báo động không những ở các nước phát triển mà cả các nước đang phát triển. Có nhiều bằng chứng cho thấy béo phì là yếu tố nguy cơ quan trọng của ĐTĐ týp
2 qua cơ chế đề kháng insulin, ngoài ra nó còn là yếu tố nguy cơ cho nhiều bệnh lý tim mạch và tử vong đặc biệt khi béo phì kèm microalbumin niệu [47].
Kết quả của chúng tôi thu được ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có BMI ≥ 23 có tỉ lệ MAU (+) cao hơn nhóm BMI < 23, những trường hợp BMI ≥ 23 có nguy cơ MAU (+) cao gấp 8,2 lần những trường hợp BMI < 23 và MAU trung bình ở nhóm béo phì cao hơn ở nhóm không béo phì có ý nghĩa (p < 0,05). Những trường hợp vòng bụng có nguy cơ tỉ lệ MAU (+) cao hơn và nguy cơ MAU (+) cao gấp 4,98 lần những trường hợp vòng bụng ở ngưỡng bình thường, MAU trung bình ở nhóm béo phì dạng nam cao hơn ở nhóm bình thường có ý nghĩa (p < 0,01). Kết quả này cũng phù hợp về sinh lý bệnh cũng như các nghiên cứu khác. Vì béo phì là yếu tố trung tâm của HCCH và đề kháng insulin, nó làm tăng đào thải albumin ra nước tiểu.
Tác giả Nguyễn Đức Ngọ (2009) nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có béo phì tỉ lệ MAU (+) cao hơn rõ rệt so với nhóm không béo phì [9]. Tác giả Đào Thị Dừa nghiên cứu bệnh lý thận do ĐTĐ ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thì nhóm bệnh nhân có béo phì tỉ lệ bệnh thận do ĐTĐ cao hơn có ý nghĩa thống kê [5]. Rossi trong nghiên cứu DEMAND đã nhận thấy béo phì, hút thuốc lá và THA làm tăng nguy cơ xuất hiện MAU. Tác giả Kim YI và cộng sự nghiên cứu trên cộng đồng người Triều Tiên thấy tăng tỉ lệ MAU (+) cũng tăng tỉ lệ thuận với tăng chỉ số BMI, tỉ lệ vòng bụng/vòng mông và THA [46]. Theo Elisabeth Ejerblad (2006) béo phì là yếu tố nguy cơ cho microalbumin niệu và là yếu tố quan trọng có khả năng ngăn ngừa nguy cơ bệnh thận mạn [34].
Andrea O. Y. Luk (2008) trong một nghiên cứu 5 năm ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ở Hồng Kông thì sự hiện diện của HCCH là yếu tố nguy cơ độc lập cho sự tiến triển bệnh thận mạn tính [54].
Theo nghiên cứu của Ki-Up Lee (1995) trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ở Hồng Kông thì microalbumin niệu có liên quan với béo phì trước đó [49].
Trong một nghiên cứu khác, tác giả Lin C.-C và cộng sự (2007) thì microalbumin niệu có liên quan chặt chẽ với HCCH và từng thành phần của nó [52].
Chính vì vậy, việc điều trị bằng chế độ ăn cũng như thay đổi lối sống để giảm béo phì là cần thiết để hạn chế xuất hiện MAU cũng như các tác nhân gây bệnh khác trong bệnh ĐTĐ týp 2 [38].