Thời gian phát hiện bệnh đái tháo đƣờng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu microalbumin niệu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 69)

- Creatinine

4.2.6.Thời gian phát hiện bệnh đái tháo đƣờng

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.2.6.Thời gian phát hiện bệnh đái tháo đƣờng

Về thời gian phát hiện bệnh, trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường trung bình là 5,36 ± 3,34. Đa số bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh trung bình <5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất 57,3%, sau đó đến thời gian phát hiện bệnh trong khoảng 5-10 năm chiếm tỉ lệ 34%. Vì tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi cao nên TGPHB trong khoảng 5-10 năm chiếm tỉ lệ cũng tương đối cao.

So sánh với một vài nghiên cứu về tỉ lệ microalbumin niệu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, trong nước: Hồ Hữu Hóa (2009) có TGPHB trung bình 4,4 ± 3,2 năm [6], Hồ Xuân sơn (2007) TGPHB chủ yếu <5 năm [15], Võ Xuân Sang 5,75 ± 4,67 năm, Trần Xuân Trường, Nguyễn Chí Dũng và Phan Sỹ An (2008) có thời gian phát hiện bệnh từ 1 đến 5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất [21].

Nước ngoài: Merilyn G. Goldschid (1995) 5,3 ± 7,6 năm [41]. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu của các tác giả Võ Xuân sang, Merilyn G. Goldschid.

Một số tác giả khác cho thấy có thời gian phát hiện bệnh cao hơn do tùy vào đối tượng nghiên cứu hoặc vấn đề nghiên cứu như tác giả Đào Thị Dừa (2010) trong khảo sát bệnh lý thận do đái tháo đường có thời gian phát hiện bệnh 6,2 ± 5,8 [5]; hay tác giả Muhammad Yakoob Ahmadani và cộng sự nghiên cứu microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp thì thời gian phát hiện bệnh 9,32 ± 6,87 [25].

Kết quả cho thấy những năm gần đây số người có thời gian phát hiện bệnh dưới 5 năm chiếm đại đa số, nhiều bệnh nhân đái tháo đường mới được phát hiện. Điều này phù hợp với nhận định chung về tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường không ngừng tăng lên ở Việt Nam và là một trong những quốc gia có tỉ lệ tăng nhanh nhất thế giới.

Thời gian phát hiện ĐTĐ ở nhóm bệnh nhân có MAU (+) có thời gian phát hiện bệnh từ 5-10 năm chiếm tỉ lệ 62,9% và 100% bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh trên 10 năm. MAU tăng dần ở nhóm có thời gian phát hiện bệnh càng lâu với p < 0,05.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ MAU (+) có xu hướng tăng theo thời gian phát hiện ĐTĐ, nghĩa là thời gian phát hiện ĐTĐ càng dài thì tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường có MAU (+) càng tăng. Phát hiện ĐTĐ < 5 năm đã có 11,9 % bệnh nhân có MAU (+), sau 5 năm đã có 62,9% và trên 10 năm tỉ lệ này lên 100%.

Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước: Hồ Hữu Hóa (2009), Võ Xuân Sang (2010), Hồ Xuân Sơn (2007) [6], [14], [15]. Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga (2009) nghiên cứu về tổn thương thận ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cho thấy thời gian mắc bệnh càng lâu thì tỉ lệ tổn thương thận càng cao [8].

Với các tác giả nước ngoài: Graziela Bruno (1996) so sánh giữa hai nhóm không có microalbumin niệu và nhóm có microalbumin niệu, có protein niệu thì thời gian phát hiện bệnh lâu hơn có ý nghĩa [31]. Joong-Yeol Park (1998) cho thấy TGPHB là biến độc lập mà ảnh hưởng có ý nghĩa lên sự phát triển microalbumin niệu [63]. Rajendra Pradeepa (2010) nghiên cứu yếu tố nguy cơ cho biến chứng vi mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Yếu tố nguy cơ cho tất cả 3 biến chứng vi mạch (bệnh lý võng mạc, bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh thận ĐTĐ và microalbumin niệu) của ĐTĐ là tuổi, HbA1c, TGPHB, triglycerid [67]. Tác giả Ranjit Unnikrishnan (2007) nghiên cứu bệnh thận

ĐTĐ ở miền Nam Ấn Độ thấy rằng TGPHB là yếu tố thường gặp cho bệnh thận và microalbumin niệu [78].

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính. ĐTĐ týp 2 thường diễn biến âm thầm trong thời gian dài trước khi được phát hiện. Như vậy thời gian phát hiện bệnh càng dài thì nguy cơ xuất hiện MAU càng cao. Do vậy, việc thăm khám toàn diện một cách định kỳ cho các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là một việc làm đặc biệt quan trọng phát hiện sớm các biến chứng và có biện pháp kiểm soát đường máu, các yếu tố gây tăng đường máu chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu microalbumin niệu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 69)