- Creatinine
Chƣơng 4 BÀN LUẬN
4.2. MỐI LIÊN QUAN GIỮA MICROALBUMIN NIỆU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ
YẾU TỐ NGUY CƠ
4.2.1. Tuổi
Với 103 đối tượng nghiên cứu ĐTĐ týp 2 điều trị nội và ngoại trú tại khoa Nội Tiết bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cho thấy tuổi trung bình của các ĐTNC trong nghiên cứu là 65,08 ± 8,67 tuổi. Nhóm đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở độ tuổi 50-70 tuổi chiếm tỉ lệ 68,9% cao nhất. Nhóm tuổi dưới 50 chiếm không nhiều. Đây cũng là nhóm tuổi thường gặp trong các nghiên cứu khác trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 [6], [9], [14], [16], [41],. Vì ĐTNC của chúng tôi là các cán bộ hưu trí nên có tuổi trung bình cao hơn một vài nghiên cứu trong và ngoài nước có tuổi mắc ĐTĐ týp 2 thường từ 50-60 [15], [21], [25], [43], [57], [78].
Về tỉ lệ MAU (+) theo từng độ tuổi, chúng tôi nhận thấy MAU (+) tăng cao nhất ở nhóm tuổi 51-70 chiếm tỉ lệ 63,2%, và không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa MAU và nhóm tuổi (p > 0,05). Tác giả Hồ Hữu Hóa thấy tỉ lệ MAU (+) ở nhóm tuổi 50-59 chiếm tỉ lệ 59% và không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa MAU và nhóm tuổi [6]. Do vậy, việc thăm khám toàn diện một cách định kỳ cho các bệnh nhân đái tháo đường týp 2 là một việc làm đặc biệt quan trọng giúp ngăn ngừa và phát hiện sớm các biến chứng.
4.2.2. Giới
Đối tượng nghiên cứu gồm nam 17 (chiếm tỉ lệ 16,5%), nữ 86 (chiếm tỉ lệ 83,5%). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu về phân bố tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo giới ở trong nước và một số nước châu Á. Theo nghiên cứu của Hồ Xuân Sơn (2007), Nguyễn Ngọc Thanh (2011) [15], [16], Wu A.Y.T (2004) trong nghiên cứu MAP thực hiện ở 10 quốc gia Châu Á [80], Muhammad Yakoob Ahmadani (2008) nghiên cứu bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ở Pakistan [25], Ranjit Unnikrishnan (2007) nghiên cứu ở bệnh nhân ĐTĐ
týp 2 ở miền Nam Ấn Độ [25] thì tỉ lệ bệnh nhân nữ cao hơn rõ rệt so với bệnh nhân nam.
Tỉ lệ MAU (+) ở bệnh nhân đái tháo đường nam là 21,1% và ở các bệnh nhân đái tháo đường nữ là 78,9%. Không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về MAU ở 2 giới (p > 0,05).
Nghiên cứu của Trần Xuân trường, Nguyễn Chí Dũng và Phan Sỹ An năm 2008 ở bệnh viện Nội tiết Trung ương, không thấy có sự khác biệt về tỉ lệ MAU giữa nam và nữ (46,7% so với 53,3%, p > 0,05) [21]. Nghiên cứu của Hồ Hữu Hóa năm 2009 bệnh viên Trung ương Thái Nguyên tỉ lệ nam có MAU (+) là 56,6%, tỉ lệ nữ có MAU (+) là 43,4%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) [6].