CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu microalbumin niệu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 26)

ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Nước ngoài

Cho đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về microalbumin niệu đặc biệt là trên bệnh nhân đái tháo đường và hầu hết các nghiên cứu cho rằng microalbumin niệu là chỉ điểm cho các biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường đặc biệt là giá trị tiên đoán sớm bệnh thận do đái tháo đường.

Nghiên cứu DEMAND từ 33 quốc gia trên khắp thế giới cho thấy tần suất lưu hành của albumin niệu bình thường là 51%, microalbumin niệu là 39%, protein niệu là 10%, trong đó số bệnh nhân ở châu Á và Tây Ban Nha có tỉ lệ albumin niệu/creatinine (ACR: albumin to creatinine ratio) cao hơn (55%) và ở người da trắng thấp nhất (40,6%). HbA1c, huyết áp tâm thu (HATTh), tổn thương võng mạc, dân tộc, thời gian phát hiện bệnh (TGPHB), chức năng thận, chiều cao và hút thuốc lá là các yếu tố nguy cơ độc lập của microalbumin niệu [66].

Trong một nghiên cứu khác của tác giả Ranjit Unnikrishnan “Tỉ lệ và các yếu tố nguy cơ BTĐTĐ ở dân số đô thị miền nam Ấn Độ”: Tỉ lệ mắc bệnh thận 2,2%, microalbumin niệu 26,9%. TGPHB, HbA1c, và HATTh là những yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh thận và microalbumin niệu [78].

Ferdinando C. Sasso và cộng sự (2006) trong một nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch và quản lý bệnh ở 847 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có bệnh thận đái tháo đường ở Ý ghi nhận có 749 bệnh nhân có microalbumin niệu, 98 bệnh nhân có protein niệu. Mục tiêu HA, HbA1c, LDL-C, cholesterol của lipoprotein tỉ trọng cao (HDL-C: high density lipoprotein cholesterol), TG (triglycerid) đạt được lần lượt là 17,5; 32,3; 30,7; 47; 55,2%. Suy giảm chức năng thận 41%, thiếu máu 23,8% [71].

Albumin niệu còn tương quan với tử suất và bệnh suất tim mạch. Tác giả Leo K. Niskanen và cộng sự (1996) với nghiên cứu “tiến triển, yếu tố nguy cơ, ý nghĩa tiên lượng của albumin niệu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2”: Tỉ lệ microalbumin niệu và protein niệu tăng mạnh sau 5 năm ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 (mới 18,2 và 3%, 5 năm 18,9 và 1,8%, 10 năm 33 và 10,2%) nhưng ít rõ ở các đối tượng được kiểm soát (mới 1,4 và 0%, p < 0,001 nhóm bệnh nhân ĐTĐ so với nhóm có kiểm soát albumin niệu; 5 năm 6 và 0,8%, p < 0,001; 10 năm 11,9 và 0,8%, p < 0,001). Albumin niệu dự đoán tử vong tim mạch sau này ở bệnh nhân ĐTĐ, thậm chí khi điều chỉnh nhiều yếu tố nguy cơ. Nguy cơ chết do bệnh tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tăng bởi đồng thời xảy ra tăng insulin và albumin niệu [60].

Xilin Yang (2007) nghiên cứu “Tác động của bệnh thận mạn và albumin niệu trên bệnh mạch vành và yếu tố nguy cơ cổ điển ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2”: Ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, albumin niệu đóng vai trò liên kết giữa yếu tố nguy cơ thông thường và bệnh mạch vành. Bắt đầu bệnh thận mạn thay đổi nguy cơ liên quan giữa lipid và bệnh mạch vành [81].

Một nghiên cứu khác của Hiroki Yokoyama (2007) “Microalbumin niệu phổ biến ở bệnh nhân Nhật ĐTĐ týp 2” (Một cuộc khảo sát toàn quốc từ nhóm nghiên cứu quản lý lâm sàng bệnh ĐTĐ người Nhật - JDDM 10 với n=8897): tỉ lệ microalbumin niệu là 31,6%, bệnh thận lâm sàng 10,5%. Nghiên cứu can thiệp sử dụng ARBs, pioglitazone, acarbose thì không chỉ làm giảm UAE mà còn giảm tử vong tim mạch [84].

Tác giả Bahman P. Tabaei và cộng sự (2001) nghiên cứu về microalbumin niệu có tiên lượng được bệnh thận ĐTĐ cho thấy microalbumin niệu là chỉ điểm cho yếu tố nguy cơ BTĐTĐ, và nó liên quan đến kiểm soát đường kém và thời gian bị ĐTĐ [76].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu microalbumin niệu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)