- Creatinine
Chƣơng 4 BÀN LUẬN
4.1. TỈ LỆ MICROALBUMIN NIỆU
Năm 1982, bắt đầu dùng xét nghiệm microalbumin niệu trong lâm sàng, chất này là biểu hiện sớm của hiện tượng tăng lọc cầu thận. Khi màng đáy cầu thận bị tổn thương, sẽ làm rối loạn “tấm chắn anion”, tạo ra albumin xuất hiện trong nước tiểu. Hiện tượng này chỉ tạm thời, và có thể sẽ mất đi khi bình thường hóa đường huyết, ổn định huyết áp…Nếu không điều trị giảm được đường huyết, màng đáy của mao mạch cầu thận sẽ phá hủy, dẫn đến suy thận. Microalbumin niệu xảy ra sớm hơn nhiều so với suy chức năng thận trên lâm sàng. Như vậy xét nghiệm microalbumin niệu sẽ phát hiện sớm biến chứng thận trong đái tháo đường. Sau đó phát triển đến protein niệu rồi tiến triển đến suy thận.
Theo số liệu của Mỹ có khoảng 373000 bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối vào năm 2000, và 45% trong số đó là những trường hợp mới bị bệnh thận đái tháo đường [53]. Cho thấy con số đáng báo động của bệnh thận do đái tháo đường gây nên. Vì vậy phát hiện sớm bệnh thận đái tháo đường bằng xét nghiệm microalbumin niệu để có hướng xử trí nhằm ngăn chặn tiếp diễn bệnh thận lâm sàng và suy thận mạn.
Nồng độ microalbumin niệu trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi MAU: 34,58 ± 38,73 µg/mg creatinin tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Ngọ, Lê Thị Diệu Hồng (2009) có MAU trung bình là 31,9 ± 30,5 [9].
Trong số 103 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chưa có protein niệu (+) đã có 39 bệnh nhân có MAU (+) (MAU: 30-299 µg/mg creatinine), chiếm tỉ lệ 36,9%.
So sánh kết quả nghiên cứu về MAU ở bệnh nhân ĐTĐ với các nghiên cứu khác trong bảng 4.1 cho thấy
Bảng 4.1. So sánh tỉ lệ MAU (+) của một số tác giả
Tác giả Số bệnh nhân nghiên cứu Tỉ lệ % MAU (+) J. Kanakamani (2010) [45] 670 25,5 Hiroki Yokoyama (2007) [84] 8897 31,6 Nguyễn Khoa Diệu Vân (2000) [22] 40 31,6 Trần Xuân Trường và Nguyễn Chí Dũng
(2008) [21] 68 33,8 Parving H-H (2006) [66] 32208 39 Wu A.Y.T (2004) [80] 5549 39,8 Hồ Hữu Hóa (2009) [6] 116 45,7 Võ Xuân Sang (2010) [14] 125 50,4 Của chúng tôi 103 36,9
Tần xuất MAU (+) trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Kanakamani J, Hiroki Yokoyama, Nguyễn Khoa Diệu Vân, Trần Xuân Trường và Nguyễn Chí Dũng [20], [22], [45], [84], tuy nhiên tương đương với với kết quả nghiên cứu của Parving H-H, Wu A.Y.T [66], [80], thấp hơn tác giả Hồ Hữu Hóa, Võ Xuân Sang [6], [14]. Việc khác nhau về kết quả này có thể do di truyền các dân tộc khác nhau, điều kiện sống, chăm sóc điều trị, hoặc phương pháp định lượng khác nhau.
Trong thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu nhằm phát hiện sớm các bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ bị bệnh cầu thận tiến triển nặng sau khi mắc bệnh một thời gian. Trong các nghiên cứu này xét nghiệm MAU trong đó xét nghiệm ACR tức tỉ lệ albumin/creatinine niệu có tính chính xác cao được
nhiều nhà nghiên cứu nhận định là một yếu tố đánh giá sớm tình trạng bệnh cầu thận ở bệnh nhân ĐTĐ, các tác giả nhận thấy khi có MAU chứng tỏ bệnh nhân bắt đầu có bệnh cầu thận [39], [41], [52], [64, 84].
Việc phòng ngừa tiên phát cần đặt ra cho tất cả bệnh nhân đái tháo đường đã được phát hiện. Thế nhưng phần lớn bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đều không rõ thời điểm nào là bệnh xuất hiện. Một số nghiên cứu lớn đã phát hiện rằng: một số lớn đái tháo đường đã có từ lâu trước khi bệnh nhân được phát hiện bệnh. Vì thế ngay tại thời điểm phát hiện đã có một số bệnh nhân đã có biến chứng trong đó biến chứng thận là rất đáng chú ý, vì chúng ta có thể chặn đứng hoặc làm lùi tiến trình bệnh vi mạch thận nếu điều trị kịp thời và như vậy làm chậm tiến trình suy thận cho bệnh nhân 50 [51].
Seema Basi (2008) ghi nhận microalbumin niệu liên quan với kết quả chức năng thận xấu và bệnh tim mạch, làm giảm microalbumin niệu với ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể và giảm HA và/hoặc các yếu tố có thể dẫn đến cải thiện kết quả này. Vì vậy nên đo sự bài xuất albumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 và tăng THA thường xuyên và tích cực trong điều trị các yếu tố nguy cơ thay đổi như HA, cholesterol, hoặc đường máu [28].
Ngoài ra, microalbumin niệu là yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 như trong nghiên cứu SMART (second manifestations of arterial disease study) cho thấy microalbumin niệu và đái tháo đường là yếu tố nguy cơ độc lập và quan trọng cho bệnh tim mạch [75]. Còn nghiên cứu của Angélique M. E. Spoelstra-de Man năm 2001 thấy rằng tỉ lệ bài xuất albumin niệu là yếu tố nguy cơ độc lập, mạnh của tử vong tim mạch mà nguyên nhân chính do bệnh mạch vành [27].
Như vậy phải chẩn đoán được tình trạng này càng sớm càng tốt để áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp vào các thời điểm còn có thể để cải thiện bệnh lý cầu thận.