2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường týp 2
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
+ Địa điểm nghiên cứu: khoa Nội Tiết bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. + Thời gian nghiên cứu: từ tháng 04/2011 đến tháng 07/2012.
2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đƣờng
Để chẩn đoán đai tháo đường, chúng tôi áp dụng theo tiêu chí của “Hiệp hội đái tháo đường” Hoa Kỳ 2011 [26]. Nhưng đa số bệnh nhân mà chúng tôi nghiên cứu, đều có dấu chứng lâm sàng rõ hoặc nhập viện vì biến chứng nên chúng tôi dùng 3 tiêu chí đầu của ADA để xác định đái tháo đường đó là:
1HbA1c ≥ 6,5%
2 Đường máu tĩnh mạch lúc đói (ít nhất sau 8 giờ không ăn) ≥ 126 mg/dL (7mmol/L), hoặc:
3 Đường máu tĩnh mạch bất kỳ ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L) kèm triệu chứng lâm sàng cổ điển: tiểu nhiều, uống nhiều, sút cân, hoặc:
Chẩn đoán chỉ được xác định với xét nghiệm lần thứ 2 (ngày sau) có kết quả thỏa mãn 1 trong 2 tiêu chuẩn xét nghiệm đường máu trên (không bắt buộc phải đúng với xét nghiệm lần đầu) ở tiêu chuẩn 1 và 2.
2.1.3. Phân loại đái tháo đƣờng týp 2 theo TCYTTG 2002Bảng 2.1. Lâm sàng của đái tháo đường týp 2 [68] Bảng 2.1. Lâm sàng của đái tháo đường týp 2 [68]
Đặc điểm Týp 2
Tuổi khởi phát điển hình > 35 tuổi
Trọng lượng ban đầu Thường béo phì Yếu tố bẩm inh di truyền Nhiều
Đặc điểm chuyển hóa chính Hội chứng chuyển hóa với kém nhạy cảm insulin
Điều trị insulin Cần liều cao
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ: nhóm bệnh lý bị loại trừ khi tình trạng sinh lý hay bệnh lý ảnh hưởng đến albumin niệu trên bệnh nhân đái tháo đường: bệnh lý ảnh hưởng đến albumin niệu trên bệnh nhân đái tháo đường:
+ Tiểu máu vi, đại thể hoặc protein niệu.
+ Suy gan, suy thận, viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu. + Tăng đường máu rất cao.
+ Sốt
+ Ăn nhiều muối
+ Hoạt động thể lực mạnh trong 24 giờ vừa qua + Nhiễm khuẩn
+ Huyết áp rất cao + Suy tim sung huyết + Mất nước nặng, có thai + Không hợp tác nghiên cứu.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU