Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xác định tỷ lệ một số triệu chứng lâm sàng, biến chứng và yếu tố nguy cơ ở BN ĐTĐ týp 2 đang điều trị thuộc diện quản lý của Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Kiên Giang.
Trang 1102
NGHIÊN CỨU TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG
Ngô Ngọc Tước*; Nguyễn Thị Phi Nga**; Lê Đình Tuân***
TÓM TẮT
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 141 bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 điều trị tại Khoa Nội B, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang nhằm xác định tỷ lệ một số triệu chứng lâm sàng
và yếu tố nguy cơ ở BN ĐTĐ týp 2
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Tỷ lệ triệu chứng lâm sàng và biến chứng thường gặp: sút cân 53,1%, uống nhiều 49,6%, tiểu nhiều 48,9%, ăn nhiều 42,4%, đau ngực 14,1%, protein niệu 29,7%, biến chứng thần kinh ngoại biên 21,2%, biến chứng đục thủy tinh thể 17,7%, biến chứng tim mạch 14,1%
- Tỷ lệ yếu tố nguy cơ: tăng huyết áp 84,4%, thói quen ăn ngọt, ăn nhiều chất béo 63,8%, béo phì 49,7%, thói quen uống rượu 44,7%, hút thuốc lá 32,6%, ít vận động thể lực 20,6%
Tỷ lệ BN có 4 yếu tố nguy cơ cao nhất (21,7%), số BN có một yếu tố nguy cơ thấp nhất 1,5%
* Từ khóa: Đái tháo đường týp 2 ; Yếu tố nguy cơ; Triệu chứng lâm sàng
STUDY OF CLINICAL SYMPTOMS AND RISK FACTORS IN PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES MELLITUS IN KIENGIANG HOSPITAL SUMMARY
Research was designed as a cross - sectional descriptive study Study on 141 type 2 diabetic patients in Department of Internal Medicine B in Kiengiang Hospital to determine the rate of clinical symptoms and risk factors in patients with type 2 diabetes The results were as followed:
- The rate of common symptoms and complications: weight loss in 53.1%, feeling very thirsty
in 49.6%, urinating often in 48.9%, feeling very hungry in 42.4%, angina in 14.1%, proteinuria in 29.7%, peripheral neuropathy complications in 21.2%, eyes complications in 17.7% and cardiovascular complications in 14.1%
- The percentage of risk factors: hypertension in 84.4%, the habit of eating sweet, and fatty foods in 63.8%, obesity in 49.7%, the habit of alcohol drink in 44.7%, smoking in 32.6%, less physical activity in 20.6% The proportion of patients who have four risks is the highest (21.7%), and patients have a risk is the lowest (1.5%)
* Key words: Type 2 diabetes; Risk factors; Clinical symptoms
* Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang
** Bệnh viện Quân y 103
*** Đại học Y Thái Bình
Người phản hồi (Corresponding): Lê Đình Tuân (letuan985@gmail.com)
Ngày nhận bài: 28/04/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/05/2014
Ngày bài báo được đăng: 27/05/2014
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh nội
tiết và rối loạn chuyển hóa Trong số các
bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa, bệnh
ĐTĐ, nhất là ĐTĐ týp 2 đã và đang được
xem là vấn đề cấp thiết của thời đại Ở
Việt Nam, theo nghiên cứu của Bệnh viện
Nội tiết TW đến năm 2008, trên toàn quốc
tỷ lệ này khoảng 5,7% [4] Kiên Giang là
một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu
Long, hiện đang phát triển nhanh chóng
về kinh tế, xã hội Các nghiên cứu về
bệnh ĐTĐ tại tỉnh Kiên Giang chưa đáp
ứng được hiểu biết về tình hình mắc bệnh
và quản lý bệnh, hoạt động phòng chống
và quản lý bệnh ĐTĐ vẫn chưa được
quan tâm một cách đúng mức Vì vậy,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
với mục tiêu: Xác định tỷ lệ một số triệu
chứng lâm sàng, biến chứng và yếu tố
nguy cơ ở BN ĐTĐ týp 2 đang điều trị
thuộc diện quản lý của Ban Bảo vệ và
Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Kiên Giang
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
141 BN ĐTĐ týp 2 trực thuộc quản lý
của Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán
bộ tỉnh Kiên Giang BN đã được chẩn
đoán bị ĐTĐ týp 2 và điều trị tại bệnh viện
hoặc điều trị ngoại trú BN đến khám,
kiểm tra định kỳ hoặc điều trị tại bệnh viện
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 -
2011 đến 12 - 2012
- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo
khuyến cáo ADA (2003) [8]
Chẩn đoán dựa vào 1 trong 3 tiêu chuẩn:
+ Glucose huyết đói (ít nhất 8 giờ sau
ăn) ≥ 7,0 mmol/l
+ Glucose huyết ngẫu nhiên ≥ 11,1
mmol/l
+ Glucose huyết 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 11,1 mmol/l
- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ týp 2:
theo Thái Hồng Quang (2010) [4]:
+ Bệnh diễn biến từ từ, khởi phát sau
30 tuổi, BN thường béo
+ Ít có nhiễm toan ceton, biến chứng mạch máu sớm
+ Insulin máu bình thường hoặc tăng,
C peptid bình thường
+ Giai đoạn đầu kiểm soát glucose huyết bằng chế độ ăn, luyện tập và thuốc viên
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ BN được phát hiện và chẩn đoán lần đầu, chưa điều trị trước đó
+ BN đang có biến chứng nặng, cấp tính như hôn mê, đột quỵ não, BN thiếu máu, huyết tán, bệnh huyết sắc tố F,C, D,
S, tăng bilirubin máu và muối mật
+ BN hoàn toàn không áp dụng các biện pháp điều trị bệnh đã được hướng dẫn, BN không thu thập đủ số liệu nghiên cứu
2 Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả cắt ngang
- Tất cả BN ĐTĐ được hỏi và thăm khám
lâm sàng tỉ mỉ, đăng ký theo mẫu nghiên cứu thống nhất
- Đặc điểm địa cư và lâm sàng:
+ Địa cư: BN sinh sống ở vùng thị trấn, thị xã, thành phố hoặc nông thôn
+ Thời gian phát hiện ĐTĐ, đo cân nặng,
chiều cao, BMI, vòng bụng, vòng mông + Triệu chứng lâm sàng chính của bệnh:
ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gày sút cân
Trang 3106
Triệu chứng kèm theo: đau ngực, mắt
nhìn mờ, tê tay chân, mệt mỏi
+ Một số biến chứng thường gặp: biến
chứng tim mạch, thận, thần kinh, mắt
- Một số bệnh kết hợp hay gặp:
+ Tăng huyết áp (HA): khi BN được
phát hiện trước ĐTĐ hoặc phát hiện đồng
thời với ĐTĐ, nhưng chưa có suy thận
mạn kèm theo, đánh giá độ tăng HA theo
JNC VII (2003) [4]
+ Viêm dạ dày tá tràng: dựa vào lâm
sàng và tổn thương qua nội soi tiêu hóa
+ U xơ tiền liệt tuyến: dựa vào lâm
sàng và siêu âm tuyến tiền liệt
+ Gout: dựa vào lâm sàng và xét
nghiệm axít uric máu
- Một số yếu tố nguy cơ:
+ Béo phì: BN thừa cân béo phì có
BMI ≥ 23 kg/m2
+ Tăng HA
+ Thói quen uống nhiều rượu: uống
≥ 50 ml/ngày và ≥ 5 ngày mỗi tuần
+ Hút thuốc lá: hút thuốc lá thường
xuyên ≥ 10 điếu/ngày, kéo dài 2 năm
+ Sinh con ≥ 4 kg (đối với nữ)
+ Tiền sử gia đình: bố, mẹ hoặc anh
chị, em ruột đã phát hiện bệnh ĐTĐ
+ Ít vận động: vận động thể lực < 30
phút/ngày
+ Thói quen ăn nhiều glucid và lipid
- Tiêu chuẩn kiểm soát HbA1c và
glucose huyết lúc đói dựa theo khuyến
cáo của Hội Nội tiết và ĐTĐ Việt Nam
(2009) [1]: kiểm soát HbA1c: tốt, chấp
nhận được khi HbA1c ≤ 7,5%, kém > 7,5%;
kiểm soát glucose huyết: tốt, chấp nhận
được khi glucose huyết lúc đói ≤ 7,0
mmol/l, kém > 7,0 mmol/l
- Tiêu chuẩn xác định một số biến chứng bệnh ĐTĐ:
một trong các triệu chứng sau: bệnh võng mạc nền, phù hoàng điểm, bệnh võng mạc không tăng sinh, bệnh võng mạc tiền tăng sinh, bệnh võng mạc tăng sinh, đục thủy tinh thể dưới vỏ
+ Biến chứng thận: khi có một trong
các triệu chứng sau: protein niệu khi
albumin niệu ≥ 300 mg/dl giờ, vi đạm niệu khi: albumin niệu 30 - 300 mg/dl giờ; suy thận mạn tính: ước tính theo Cockcroft và Gault [3] khi mức lọc cầu thận < 60
ml/phút
+ Biến chứng thần kinh ngoại vi: khi có một trong các triệu chứng đau, cảm giác rát bỏng, kiến bò, kim châm ở tay hoặc chân…
+ Biến chứng tim: khi có 1 trong triệu chứng: tiền sử có nhồi máu cơ tim, đã
nong vành, phẫu thuật cầu nối chủ vành
Có thiếu máu cơ tim trên điện tim, siêu
âm tim
- Chế độ điều trị và theo dõi BN:
+ BN được dùng thuốc hạ đường huyết hoặc insulin theo phác đồ phù hợp, được tư vấn chế độ ăn, luyện tập hàng ngày, không tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi phác đồ
+ Có sổ theo dõi tại nhà các chỉ số như:
HA, cân nặng, glucose máu mao mạch + BN được khám, làm xét nghiệm máu
và theo dõi sức khỏe định kỳ hàng tháng + Kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường, đi khám và phản ánh cho bác
sĩ đang theo dõi, điều trị
* Phương pháp xử lý kết quả: số liệu
thu thập được xử lý theo thuật toán thống
kê bằng phần mềm Epi.info Version 3.3.2
(2005) và EpiCal 2000
Trang 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1 Đặc điểm chung của đối tƣợng
nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm nhóm tuổi, giới, tình
trạng HbA1c và đường huyết
(n = 141)
TỶ LỆ (%)
Tuổi
HbA1c
(%)
Kiểm soát tốt, chấp
Glucose
huyết
lúc đói
(mmol/l)
Kiểm soát tốt, chấp
Nhóm tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ nhiều
nhất từ 60 - 69 (45,3%) Theo các nghiên
cứu dịch tễ đã công bố, tuổi trung bình
của đối tượng mắc ĐTĐ là 52,4 Tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ tăng tỷ lệ thuận với tuổi,
ở lứa tuổi < 40, tỷ lệ mắc ĐTĐ thấp
khoảng dưới 1%, tỷ lệ này có xu hướng
tăng nhanh ở 2 mốc tuổi: 45 tuổi (4,6%) và
60 tuæi (10,1%) [4, 5] Trên thực tế, ở BN
ĐTĐ, tỷ lệ BN nữ nhiều hơn nam [4]
Theo nghiên cứu của Huỳnh Tấn Đạt,
Nguyễn Thy Khuê (2000) [2] tại Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hồ Chí
Minh, tỷ lệ ĐTĐ týp 2 ở nữ cao hơn so
với nam giới (65% ở nữ và 35% ở nam)
Hơn nữa, đa số nghiên cứu nhận thấy, việc kiểm soát HbA1c còn kém ở BN ĐTĐ, tại Hoa Kỳ có tới 64% BN có HbA1c
> 7,5, còn ở châu Á là 79% [4] Nghiên cứu của chúng tôi cũng có tỷ lệ BN kiểm soát HbA1c và kiểm soát đường huyết kém (49,9% và 48,2%), tỷ lệ nam gần gấp
3 lần so với nữ, điều này có lẽ do đặc thù địa phương, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là cán bộ hưu trí và cán bộ đương chức, nên nam nhiều hơn nữ và
họ cũng có chế độ điều trị và theo dõi bệnh khá tốt
< 1 năm: 1 BN (0,7%); 1 - 5 năm: 38
BN (27,0%); 5 - 10 năm: 95 BN (67,3%);
> 10 năm: 7 BN (5,0%)
Thời gian mắc bệnh cao nhất từ 5 - 10 năm Đặc điểm về thời gian phát hiện bệnh trong nghiên cứu này phù hợp với tần suất về dịch tễ học của ĐTĐ týp 2 Bệnh ĐTĐ týp 2 là bệnh mạn tính, diễn biến thầm lặng, không có các triệu chứng
rõ rệt trên lâm sàng Yếu tố thời gian lại tỷ
lệ thuận với biến chứng có tính chất hệ thống trên các cơ quan, tổ chức của BN ĐTĐ, người bệnh mắc ĐTĐ týp 2 có thời gian càng dài, tổn thương mạch máu và thần kinh càng sâu sắc [4]…
Bảng 2: Phân bố theo khu vực dân cư
và nghề nghiệp
(n = 141)
TỶ LỆ (%) Khu
vực
Nghề nghiệp
Trang 5108
BN ở vùng thành thị cao hơn so với
nông thôn (78% so với 22%), sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Tỷ lệ ĐTĐ
theo khu vực của chúng tôi phù hợp với
thống kê dịch tễ học bệnh ĐTĐ trên quy
mô toàn quốc năm 2003 của Bệnh viện
Nội tiết TW cho thấy ĐTĐ xuất hiện nhiều
nhất ở vùng thành thị (4,4%), trong khi đó
tỷ lệ ĐTĐ ở vùng trung du là 2,2%, vùng
đồng bằng ven biển 2,7% [4, 5] Mặt
khác, bệnh ĐTĐ có tần suất tăng lên theo
tuổi, vì vậy, ở nhóm đối tượng đã nghỉ
hưu có độ tuổi trung bình cao hơn, nên tỷ
lệ ĐTĐ cũng cao hơn (73,7%) ở nhóm BN
đang đương chức (26,3%) Nguyễn Đình
Tuấn, Nguyễn Thy Khuê (2002) điều tra
3.345 người ≥ 15 tuổi ở thành phố Long
Xuyên cho kết quả: tỷ lệ mắc bệnh chung
4% (thành phố 4,6%, nông thôn 3,5%) [6]
2 Đặc điểm lâm sàng, biến chứng,
bệnh kết hợp của BN ĐTĐ týp 2
* Triệu chứng lâm sàng tại thời điểm
nghiên cứu:
Uống nhiều: 70 BN (49,6%); ăn nhiều:
74 BN (42,4%); tiểu nhiều: 69 BN
(48,9%); sụt cân: 75 BN (53,1%); đau
ngực trái: 20 BN (14,1%); tê bì: 23 BN
(16,3%); mắt nhìn mờ: 50 BN (35,4%);
mất ngủ: 53 BN (37,5%); mệt mỏi: 88 BN
(62,4%): rối loạn tiêu hóa: 22 BN (15,6%)
Mặc dù ở BN ĐTĐ týp 2 chủ yếu được
phát hiện ngẫu nhiên khi đi khám sức
khoẻ định kỳ, hoặc khi đi khám mắt, hoặc
chuẩn bị mổ làm xét nghiệm thấy đường
huyết tăng cao…, nhưng trong nghiên
cứu này, chúng tôi thấy BN ĐTĐ týp 2
vẫn còn nhiều triệu chứng lâm sàng, mặc
dù BN đã được điều trị Các triệu chứng
kinh điển của ĐTĐ như khát, uống nhiều,
tiểu nhiều, mệt mỏi, sút cân, mất ngủ vẫn
chiếm tỷ lệ cao (37,5 - 60,4%) Tổn thương
trong bệnh ĐTĐ có tính chất mạn tính, diễn biến thầm lặng trong thời gian dài trên hệ thống các cơ quan Vì vậy, theo thời gian, các triệu chứng cơ năng xuất hiện ngày càng thường xuyên và ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, các triệu chứng lâm sàng vừa là biểu hiện của bệnh, vừa
là biểu hiện của biến chứng bệnh ĐTĐ [4] Hơn nữa, ở BN ĐTĐ týp 2, mặc dù
BN thường xuyên sử dụng thuốc để điều trị hạ đường huyết, tuy nhiên, vẫn có thể
có từng đợt tăng đường huyết cấp tính
Vì vậy, các triệu chứng kinh điển của ĐTĐ như ăn nhiều, uống nhiều, gày sút cân thường xuất hiện, đây cũng là nguyên nhân bắt buộc BN tái khám và nhập viện
Bảng 3: Một số bệnh kết hợp và biến
chứng của bệnh nhân ĐTĐ týp 2
(n = 141)
TỶ LỆ (%)
Bệnh kết hợp
Biến chứng
Bệnh đi kèm theo với ĐTĐ týp 2 hay gặp là tăng hyết áp (84,4%), ít gặp bệnh gout (9,9%) Biến chứng xuất hiện với
Trang 6tỷ lệ cao: protein niệu (+) (29,7%), ít gặp
đột quỵ não (4,9%) Biến chứng của bệnh
ĐTĐ mang tính chất hệ thống, nhưng khả
năng phát hiện được biến chứng và mức
độ tổn thương mỗi cơ quan rất khác
nhau, phụ thuộc nhiều vào điều kiện khoa
học kỹ thuật Có nhiều biến chứng rối
loạn chức năng biểu hiện rõ trên lâm
sàng, nhưng chưa có khả năng chẩn
đoán về cận lâm sàng tổn thương ở giai
đoạn sớm Kết quả của nghên cứu tùy
thuộc vào đối tượng nghiên cứu và điều
kiện kỹ thuật phát hiện tại cơ sở
3 Đặc điểm yếu tố nguy cơ của BN
ĐTĐ týp 2
Bảng 4: Các yếu tố nguy cơ của BN
ĐTĐ týp 2 tại thời điểm nghiên cứu
CHỈ TIÊU
n = 105 (%)
n = 36 (%)
n = 141 (%)
Các yếu tố nguy cơ
(84,4)
Thói quen ăn nhiều
lipid, glucose
66 (62,8) 24 (66,6) 90 (63,8)
Phụ nữ sinh con
> 4 kg
Tiền sử gia đình bị
Số lượng các yếu tố nguy cơ ở 1 BN
Trong nhóm BN nghiên cứu, số BN có bốn yếu tố nguy cơ chiếm cao nhất (24,6%), tiếp theo là hai và ba yếu tố nguy cơ/BN, tỷ lệ BN có 1 yếu tố nguy cơ thấp nhất (1,5%) Trong đó, yếu tố nguy
cơ chiếm tỷ lệ cao nhất là tăng HA (84,4%) Tại Việt Nam, nghiên cứu dịch tễ năm 2003 - 2004 cho thấy, người mới được phát hiện ĐTĐ có tỷ lệ tăng HA 23,5%, thấp hơn so với người đã được chẩn đoán trước đó (31,3%) Tăng HA ở nhóm có thời gian phát hiện ĐTĐ < 1 năm
là 27,3%, nhóm có thời gian phát hiện bệnh > 5 năm là 52,4% [4, 10] Rượu và dẫn chất của rượu được ghi nhận có liên quan đến một số bệnh như tim mạch, dạ dày và ĐTĐ Rượu tương tác với các thuốc hạ đường huyết Người bệnh ĐTĐ đang sử dụng sulfamide mà uống rượu
sẽ gây đỏ da, đau đầu, bồn chồn Uống rượu khi đang dùng metformin dễ gây nhiễm toan máu, có thể gây nguy hiểm như nhiễm axít lactic Rượu cũng gây hạn chế sản xuất và phóng thích glucose từ gan, do đó, dễ gây biến chứng hạ đường huyết ở người ĐTĐ, tình trạng này rất khó phát hiện với say rượu, dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, do không phát hiện và
xử lý sớm Nhiều tác giả cho rằng rượu bia có ảnh hưởng đến bài tiết insulin, thậm chí tăng kháng insulin [9, 10] Tỷ lệ
BN có thói quen uống rượu trong nghiên cứu của chúng tôi là 44,7%, trong đó, chủ yếu ở nam Thói quen hút thuốc lá gặp 32,6% BN, trong đó nam 97,9% Hút thuốc lá không chỉ có hại cho người bệnh ĐTĐ, mà còn có hại cho sức khỏe con người nói chung
Thể trạng là một trong những yếu tố khác nhau giữa các nước trên thế giới,
Trang 7110
ngoài quy định của gen, còn phụ thuộc
vào sự phát triển của kinh tế xã hội, tỷ lệ
người thừa cân béo phì tăng theo tốc độ
phát triển của kinh tế, xã hội Từ các
nghiên cứu điều tra dịch tễ cho thấy, tỷ lệ
thừa cân, béo phì cao ở những nước phát
triển kéo theo là hội chứng chuyển hoá,
trong đó có ĐTĐ týp 2 [1] Williamson D.F
nghiên cứu trên 487 người Mỹ thấy BMI
tăng trong những năm 1980 đã làm tăng
tỷ lệ mới mắc bệnh ĐTĐ týp 2, có đến
90% BN ĐTĐ týp 2 thừa cân béo phì [10]
Nhiều nghiên cứu ở một số nước châu Á
cũng cho thấy BMI trung bình ở người
ĐTĐ đã tăng (BMI = 24 ở người Nhật,
BMI = 25,9 ở người Malaysia) [5] Ở Việt
Nam, Lê Huy Liệu và CS nghiên cứu ĐTĐ
ở 19 trung tâm trong cả nước thấy 83,0%
người có BMI < 25 Trần Đức Thọ nghiên
cứu trên BN ĐTĐ týp 2 thấy BMI không
tăng gặp 50,0% [5] Trong đối tượng
nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN có thể
trạng thừa cân béo phì thấp (49,6%), tỷ lệ
thừa cân béo phì thấp hơn so với đặc
điểm nhân trắc của BN ĐTĐ týp 2, điều
này có thể do điều kiện kinh tế xã hội của
tỉnh Kiên Giang còn khó khăn, chất lượng
cuộc sống của người bệnh chưa cao,
chứng tỏ người Việt Nam bị ĐTĐ týp 2 đa
số có thể trạng trung bình hoặc ở mức
thừa cân Hơn nữa, BN đến viện khám
cũng có khi đang ở đợt tăng đường huyết
cấp tính nên có dấu hiệu gày sút cân,
do vậy, tình trạng BMI có thể không phản
ánh đúng thể trạng nền của BN ĐTĐ
týp 2
Hoạt động thể lực thường xuyên và
kéo dài làm gia tăng nhu cầu và tỷ lệ sử
dụng các nguồn năng lượng từ lipid và
glucid, từ đó làm khối lượng mỡ của cơ
thể, chủ yếu ở vùng bụng giảm đi một
cách đáng kể Ngoài ra, còn làm giảm lượng dự trữ glycogen hằng định ở cơ, gia tăng độ nhạy cảm insulin và làm giảm nhu cầu insulin trong điều hòa đường huyết sau ăn Nghiên cứu của G.Hu, Q.Qiao và CS tại Phần Lan trên 6.898 nam và 7.392 nữ ở lứa tuổi 35 - 64 cho thấy, người hoạt động thể lực từ vừa đến nặng giảm nguy cơ mắc ĐTĐ 62% so với người không hoạt động thể lực [9]
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 141 BN ĐTĐ týp 2 đang điều trị tại Khoa Nội B, Bệnh viện
Đa Khoa tỉnh Kiên Giang, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Triệu chứng thường gặp: sút cân 53,1%, uống nhiều 49,6%, tiểu nhiều 48,9%, ăn nhiều 42,4%, đau ngực 14,1%, mệt mỏi 62,4%, protein niệu 29,7%, biến chứng thần kinh ngoại biên 21,2%, biến chứng đục thủy tinh thể 17,7%, biến chứng tim mạch 14,1%
- Tỷ lệ yếu tố nguy cơ: tăng HA 84,4%, thói quen ăn ngọt, ăn nhiều chất béo 63,8%, béo phì 49,7%, thói quen uống rượu 44,7%, hút thuốc lá 32,6%, ít vận động thể lực 20,6%, tỷ lệ BN có 4 yếu tố nguy cơ cao nhất (21,7%), BN có một yếu
tố nguy cơ thấp nhất 1,5%
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Tạ Văn Bình Bệnh béo phì, nguy cơ và
thái độ cùa chúng ta Kỷ yếu toàn văn công trình nghiên cứu khoa học nội tiết và chuyển
hóa Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2002, tr.323-330
2 Huỳnh Tấn Đạt, Nguyễn Thy Khuê
Khảo sát một số chỉ số nhân trắc học ở BN ĐTĐ týp 2 Luận văn Tốt nghiệp Bác sỹ nội
trú Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh 2000
3 Nguyễn Thy Khuê Tổng quan rối loạn
lipid máu trên BN ĐTĐ không phụ thuộc
Trang 8insulin Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh
Chuyên đề Nội tiết 1997, số 3, tr.5-8
4 Thái Hồng Quang Thực hành bệnh ĐTĐ
Bệnh nội tiết, NXB Y học Hà Nội 2010
5 Trần Đức Thọ Chương trình hành động
đái tháo đường của vùng Tây Thái Bình Dương
- Mục tiêu kiểm soát ĐTĐ của thế giới và
Việt Nam (2001-2006) Tạp chí Y học thực
hành 2006, số 548, tr.14-16
6 Nguyễn Đình Tuấn Khảo sát tỷ lệ ĐTĐ
trong cộng đồng dân cư TP Long Xuyên, tỉnh
An Giang Luận văn Cao học 2002, tr.77-78
7 Abbsi F, Bwow B.W et al Obesity, diabetes,
and heart disease Journal of the American
College of Cardiology 2000, 40, pp.937-943
8 American Diabetes Association Report
of expert committee on the diagnosis and classification of diabetes mellitus Diabetes Care
2003, Vol 26, suppl 1, pp S 5-S 13
9 Schernthaner G Kiểm soát nhiều yếu tố trong bệnh ĐTĐ týp 2: kiểm soát đường huyết vẫn là chính Diabetology Expert Views 2003, Vol 3, pp.9-11
10 Sinclair AJ Hướng dẫn tiếp cận đa nhân
tố để điều trị ĐTĐ týp 2 ở BN lớn tuổi Diabetology
- Expert Views 2004, Vol 1, pp.6-10
Trang 9112