1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự vận động của thơ tình Việt Nam qua hai thế hệ nhà thơ nữ (từ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn tới Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư

50 784 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 48,59 KB

Nội dung

MỞ ĐÀU 1. Lí do chọn đề tài Lựa chọn đề tài Sự vận động của thơ tình Việt Nam qua hai thế hệ nhà thơ nữ (từ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn tới Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư) cho Luận văn của mình, chúng tôi xuất phát từ những lí do sau: Thứ nhất, thơ tình là mảng đề tài hấp dẫn đối với các nhà thơ ở mọi thời đại. Bởi tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp và là nguồn đề tài bất tận của thi ca. Hơn nữa, ở các nhà thơ nữ, với trái tim và tâm hồn nhạy cảm riêng mang đặc trưng phái tính lại có cách cảm nhận và thế hiện tình yêu trong thơ rất đặc biệt. Có thể nói, đề tài tình yêu ở thời kì nào cũng có, nó xuất hiện dưới nhiều cách thức biếu hiện khác nhau và ở mức độ khác nhau. Từ xa xưa, đã có rất nhiều bài ca dao, dân ca cất lên tiếng nói của tình yêu đôi lứa và điều này được tiếp nối trong dòng văn học trung đại. Phải cho đến thế kỉ XX, thơ tình mới được phát triển một cách thực sự sâu rộng với những tên tuổi như Tản Đà, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Sau đó là hàng loạt các nhà thơ trẻ xuất hiện, trong đó chiếm số lượng không nhỏ là các cây bút nữ như Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mĩ Dạ, Anh Thơ, Vân Đài đã đem đến cho thơ ca nhiều tiếng nói trẻ trung, sôi nối, đầy ắp những triết lý nhân sinh quan về con người, cuộc sống. Đặc biệt, từ năm 1986, khi đất nước đã có nhiều đổi mới trên mọi bình diện thì đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng tình cảm và tư duy sáng tạo nghệ thuật của các văn nghệ sĩ nói chung và các nhà thơ nữ nói riêng. Ở mảng thơ tình, sự xuất hiện của các nhà thơ nữ đương đại như Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh, đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của công chúng cũng như giới nghiên cứu, phê bình bởi những tìm tòi táo bạo theo hướng hiện đại, đi sâu vào vấn đề bản thể con người. Như vậy, cùng với tiến trình lịch sử văn học dân tộc không ngừng tiếp diễn, thơ ca nói chung và thơ tình nói riêng trong những thời kì khác nhau mang những 1 đặc điểm khác nhau. Xu hướng vận động của thơ tình (đặc biệt là thơ tình của các tác giả nữ trong văn học Việt Nam hiện đại) cần được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan, biện chứng trên cả hai bình diện: những mặt tiến bộ, đổi mới, phát triển theo hướng tích cực và những phương diện hạn chế, thoái lui. Thứ hai, trong nền thơ hiện đại Việt Nam, Xuân Quỳnh (1948-1988) là một gương mặt tiêu biểu. Lại Nguyên Ân từng nói: “Có lẽ từ thời Hồ Xuân Hương qua các chặng đường phát triến, phải đến Xuân Quỳnh nền thơ ấy mới thấy lại được một nữ sĩ mà tài năng và sự đa dạng của tâm hồn được thể hiện ở một tầm cỡ đáng kể như vậy, dồi dào và phong phú như vậy”. Khác với các nữ sĩ làm thơ, Xuân Quỳnh là người đàn bà đã mang chính cuộc đời mình ra làm chất liệu cho từng tác phấm, cho mỗi tập thơ, cái mà chị viết nhiều nhất chính là về cuộc đời mình và trở thành nhân vật văn học của chính thơ chị. Trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Xuân Quỳnh nôi bật lêrĩ là một gương mặt tiêu biêu mãng bản săc riêng. Trải quâ những năm tháng sống và viết, yêu thương và lao động nghệ thuật hết mình, chị đã để lại những vần thơ thể hiện tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, đầy nữ tính. Thơ chị dù viết trong khói lửa đạn bom hay trong hòa bình dựng xây thì vẫn thống nhất trong một cách nhìn, cách cảm riêng. Lấy sự chân thực làm điểm tựa cho cảm xúc sáng tạo, các sáng tác của Xuân Quỳnh chính là đời sống của chị, là những tâm trạng thật của chị trong mỗi bước vui buồn của cuộc sống. Mảng thơ viết về đề tài tình yêu, hạnh phúc của Xuân Quỳnh ngay từ khi ra đời đã thu hút dược sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình văn học. Mảng thơ này thế hiện khá rõ nét “tính cố điển” của thơ Việt Nam thời kì trước Đối mới. Viết về thơ tình trong thời kỳ này cũng phải kể đến nhà thơ nữ Phan Thị Thanh Nhàn (1943). Chị làm thơ từ rất sớm, đầu những năm 60 đã có thơ đăng báo. Ngay từ khi mới xuất hiện trên thi đàn, Phan Thị Thanh Nhàn đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng độc giả bởi tiếng thơ trữ tình duyên dáng mà ý nhị, kín đáo. 2 Trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình, Phan Thị Thanh Nhàn đã thử nghiệm ngòi bút ở nhiều thể loại, bài viết báo, truyện ngắn, truyện cho thiếu nhi, làm thơ và viết tiểu luận, phê bình Ờ thể loại nào chị cũng đạt được những thành công nhất định. Nhưng với riêng thơ, Phan Thị Thanh Nhàn đã thế hiện rõ nhất tài năng và vốn sống của mình. Đặc biệt ở mảng thơ tình, chị đã góp một tiếng nói quan trọng vào khát vọng yêu, khát vọng hạnh phúc muôn đời của phụ nữ. Đặng Tương Như có lần phát biểu: “Đọc thơ tình Phan Thị Thanh Nhàn thấy hiện lên một phụ nữ yêu hết mình với một tình yêu không đòi hỏi đền đáp, bao giờ cũng lặng lẽ hiến dâng, một tình yêu luôn giày vò, khắc khoải nhưng không bao giờ phản kháng và oán trách”. Thứ ba, thuộc vào thế hệ trẻ cầm bút, Vi Thùy Linh khi xuất hiện đã nhãrih chóng trở thành một hiện tượng trong nên thi Cã Việt Nam đương đặi. Lớn lên vào buổi những thi liệu đã quá già mà người đến với thơ bằng tấm lòng tươi trẻ hãy còn thưa vắng, có lẽ vì thế Vi Thùy Linh không vin dựa vào truyền thống, không sống, không viết “theo kiểu bầy đàn”. Chị không thể làm thay đổi cái bản thể đích thực của mình để trở thành một người rụt rè trước những cái đã thành “phong tục”. Vi Thùy Linh “dám mới”, thậm chí sốt sắng cải tạo tinh thần của thi ca. Dường như chị không viết cái gì khác mình. Chị sống bằng chính con người thật của mình trên trang giấy. Người đọc thấy ở Vi Thùy Linh có cái “động” của một người thuộc thế hệ 8X, mới mẻ và hiện đại. Trong tất cả các sáng tác của chị, chúng ta nhận thấy có rất nhiều sự cố gắng nỗ lực để cách tân thơ ca trên mọi phương diện. Tuy nhiên sự đối mới ấy đôi khi vẫn còn chưa thích nghi được ở cách cảm, cách nghĩ của một số người. Nó mang đến nhiếu ý kiến trái chiều, gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cún cũng như sự tiếp nhận của bạn đọc. Thứ nữa là Phan Huyền Thư (1972), một nhà thơ nữ đương đại cũng “đình đám” không kém và được xem là một gương mặt thơ nổi loạn và phá cách. 3 Sinh ra trong một gia đình làm nghệ thuật, mẹ là nghệ sĩ ưu tú Thanh Hoa, bố là nhạc sỹ Phan Lạc Hoa, Phan Huyền Thư phần nào được thừa hưởng gen nghệ thuật của những người sinh thành. Phan Huyền Thư được ví như “người nối dài sự sống cho chữ” bởi theo chị “chữ cũng là thực thể sống, nó cũng trẻ, cũng già, cũng ốm đau, xấu xí bệnh hoạn, điên rồ và cũng có lúc lăn đùng ra chết. Viết những điều vô nghĩa là tạo ra một nghĩa địa chữ tôi muốn sự sinh nhiều hơn sự tử. Vì thế tôi muốn đi tìm giá trị mới cho chữ”. Có lần chị phát biểu: ““Thi sĩ là một danh phận sang trọng mà tôi may mắn được cuộc đời ban tặng, cho dù là thoáng qua hay mờ nhạt tôi vẫn thấy nâng niu. Bởi vì làm một bài thơ là cả cuộc đời bạn đã từng sống cộng với những cảm xúc thăng hoa tức thờỉ, nó vật vẵ trong câm lặng và tuôn trào trong nước mãt, không dễ gì đế làm một nhà thơ đích thực.” Và đối với chị, thơ tình là “tiếng nói của kẻ thất tình, của người chưa được thoả mãn ái tình cho nên người ta có quyền đòi hỏi và bày tỏ nhũng gì người ta muốn cho dù điên hay tỉnh, kiềm chế hay bức xúc, tinh tế hay nồng nàn Cái chính là người nghe có ngồi lại với bạn không hay người ta bỏ chạy. Nếu người ta cũng điên lên cùng với bạn thì chúc mừng, vì bạn đã là thiên tài”. (Theo nguồn www.tienve.org/home/authors) Thêm nữa, thơ Phan Huyền Thư có chút gì đó rất táo bạo, công khai nói những điều mà các thế hệ trước hoặc không dám hoặc chỉ làm lén lút. Người đàn bà trong thơ Phan Huyền Thư đầy nữ tính, thứ nữ tính có chút hoang dại, vừa ra lệnh đồng thời vừa hạ mình, cất dấu từ những dịu ngọt nhất cho tới liều độc dược mạnh nhất. Việc xuất hiện một lóp người viết mới như Phan Huyền Thư đã thể hiện rằng thơ không chết, thơ còn sống, thơ còn được nhiều người yêu, quá nhiều người còn phải dùng nó để chia sẻ tình cảm, những vui buồn trong cuộc sống. Bản thân chị không nghĩ rằng thế hệ trẻ ngày nay làm nên một cái gì mới hơn thế hệ trước về mặt nghệ thuật. Sáng tác của những ngưòi viết trẻ có vẻ mới mẻ hơn thế hệ trước chỉ là họ đang nói cái hiện tại. Suy cho cùng thơ ca mang giá trị thời đại, cho nên phải 4 tuân theo quy luật ở chỗ là không thời đại nào giống thời đại nào. Xã hội ngày nay đang rất phát triến, các giá trị cũng đối khác và thơ ca cũng phải “ăn theo” để cho kịp thời đại. Phan Huyền Thư đã thể hiện được điều đó. Cuối cùng, đặt các bài thơ viết về tình yêu của các tác giả này cạnh nhau, chúng ta sẽ thấy được xu hướng vận động của văn học Việt Nam nói chung và của thơ ca Việt Nam đương đại nói riêng. Và so với thế hệ của Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn thì thế hệ của Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư đã có một bước ngoặt. Trong bước đi mới đó, có thê nhận định khách quân răng: thơ của lớp trẻ đã có những mặt kế thừa, phát huy được giá trị truyền thống, làm bước đệm cho những đối mới, cách tân theo hướng tích cực; song bên cạnh đó, có những phương diện “thoái lui”, đi quá giới hạn của những chuẩn mực thẩm mĩ, đạo đức xã hội và tâm lí tiếp nhận của phần đông người Việt Nam ta. Nhưng cần nhấn mạnh rằng, khi lựa chọn mảng thơ tình của Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn và Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư làm đối tượng khảo sát, nghiên cứu, chúng tôi không có chủ đích coi đó là hai “cái mốc” trong sự vận động của thơ tình các tác giả nữ trong văn học Việt Nam hiện đại. Chúng tôi lựa chọn sáng tác của bốn nhà thơ này bởi chúng tiêu biếu cho “hai dòng phong cách, xu hướng lớn” của việc sáng tác thơ tình ở hai thời kì: trước và sau Đổi mới. 2. Lịch sử nghiên cún vấn đề Bên cạnh việc điểm lại những bài viết, những công trình nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh, chúng tôi tạm chia lịch sử nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh thành hai giai đoạn: trước và sau 1988 - Giai đoạn trước 1988: Từ bỏ ánh hào quang trên sân khấu, cô diễn viên Xuân Quỳnh hầu như không có một quá trình tu dưỡng về nghề thơ, không có gì hết ngoài trái tim biết yêu. Nhưng chính trái tim ấy đã nói lên thành thơ và chị trở thành nhà thơ nữ lớn nhất thế kỉ này của Việt Nam chỉ bằng trái tim chân thành và vô giá ấy. 5 Hon hai mươi năm cầm bút, thời gian không dài nhưng Xuân Quỳnh đã để lại một số lượng tác phẩm không nhỏ (Khoảng 10 tập thơ và một số truyện viết cho thiếu nhi). Từ tập thơ đầu tay “Chồi biếc” đến “Hoa cỏ may” là một chặng đường thơ không ngừng nghỉ, luôn biết vươn lên trong hành trình khẳng định mình. Tháng 6 năm 1987, trong cuộc gặp mặt các nhà thơ Á- Phi ở Liên Xô, Xuân Quỳnh phát biểu: “Người ta làm thơ đầu tiên là để tự thể hiện, là một hành động khắng định, rồi là một hành động khai sinh, đáp ứng như cầu sáng tạo, nhu cầu nối liền mình với đồng loại, với các sự vật, vũ trụ và thời gian”. Xuân Quỳnh nói “người ta” nhưng đế khắng định mình. Với chị làm thơ trước hết là để “tự thể hiện”. Và thực sự trong cả cuộc đời cầm bút đầy ý nghĩa của mình, Xuân Quỳnh đã đem đến cái bản ngã của người đàn bà táo bạo và mãnh liệt trong tình yêu để tạo nên dấu ấn của một nhà thơ “bản năng”. Nói như Hoài Thanh, thơ Xuân Quỳnh luôn có cái bạo nhưng là một “cá/ bạo rất trong”. “Cải bạo rất trong” ấy được thể hiện ở chính tâm trạng cái tôi trữ tình trong thơ. Đó là một tâm trạng luôn xáo động giữa đắm say hạnh phúc và day dứt ưu tư, khao khát và trăn trở, yên bình và bão tố. Cùng với sự ra đời các sáng tác của Xuân Quỳnh là sự xuất hiện của các bài viết nghiên cứu, phê bình về thơ chị, đặc biệt là mảng tình yêu. Đây là mảng sáng tác thành công nhất trong gia tài sáng tạo khá phong phú và đa dạng của chị. Từ nhũng tập thơ đầu chị đã được đánh giá là một cây bút trẻ nhiều triển vọng. Chu Nga trong “Tạp chí Văn học” số 1 năm 1973 đã nói về sắc biếc ở chồi thơ mói nhú này. Mượn tên tập thơ đầu tay của Xuân Quỳnh, người viết muốn nhấn mạnh chất tươi trẻ, hồn nhiên của “Một chồi thơ sắc biếc” [64]. Cũng vào khoảng thời gian này, nhà nghiên cứu phê bình Hà Minh Đức, trong một bài viết về lực lượng thơ trẻ, đã dành cho Xuân Quỳnh những nhận xét rất đúng: “Nghĩ đến lực lượng thơ trẻ, tôi muốn nói đến Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Xuân Quỳnh Xuân Quỳnh đã đến với thơ tù’ phần riêng tâm tình, kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu tha thiết của tuổi trẻ, lòng gắn bó với nghề nghiệp ( ) từ cái riêng đi vào cái chung thơ Xuân Quỳnh dần 6 trở nên phong phú và có bản sắc hơn. Xuân Quỳnh luôn chân thật và mềm mại trong cảm xúc, chị nhìn cuộc sống không đơn giản, một chiều ơ các tập thơ u Chôi bỉêc”, “Hoa dọc chiên hào”, Gió Lào cát trăng” và “Lời ru trên mặt đất”, Nguyễn Xuân Nam đã phát hiện ra “Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh” và dành cho chị những trang ưu ái trong cuốn “Thơ - Tìm hiếu và thưởng thứcTác giả khẳng định “vẻ đẹp hồn nhiên, mang đậm nét nữ tính, dịu dàng, đằm thắm, và nhân hậu nhung lại không vướng mặc cảm cho mình là phái yếu của con người Xuân Quỳnh trong thơ. Với bản tính ấy thơ tình của chị chủ động, bao dung mà cũng thiết tha dữ dội “như nước lũ mùa xuân chảy xiết” [63]. Đen năm 1984, khi hai tập thơ “Tự hát” và “Sân ga chiều em đF của chị ra đời trong bối cảnh hòa bình, khi những cảm xúc thế sự đời tư được bộc lộ một cách rõ nét, cởi mở hon thì thơ chị thực sự trở thành đối tượng thu hút sự chú ý đặc biệt của giới phê bình, nghiên cún văn học. Sau khi tuyến thơ “Sân ga chiều em đi” ra mắt bạn đọc, Vương Trí Nhàn trong “Bước đầu đến với văn học” đã đề cập đến vấn đề thi pháp trong thơ Xuân Quỳnh. Ở góc độ này, tác giả đã phát hiện khá sâu sắc về con người Xuân Quỳnh. Ngay từ “Chồi biếc”, mặc dù còn rất trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi thơ, nhưng Xuân Quỳnh đã có ý thức rất sâu về thời gian. Theo năm tháng, ý thức đó càng ngày càng rõ rệt, hằn lên trở thành cảm giác về sự biến đổi. Phát hiện này của Vương Trí Nhàn ở thời điếm ấy rất quan trọng, sẽ mở ra một hướng tiếp cận mới trong việc chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh. Ớ giai đoạn trước 1988, so với các bạn cùng trang lứa, Xuân Quỳnh là cây bút được chú ý nhiều nhất. Độc giả cũng như các nhà nghiên cứu thấy ở Xuân Quỳnh có nhũng vần thơ mang nét tươi trẻ, hồn nhiên, biết đi tù' cái riêng đến cái chung để từ cái chung lại trở về với cái của riêng mình. Giai đoạn sau 1988 Ngày định mệnh 29/8/1988 đã kết thúc một cách nghiệt ngã cuộc đời và chặng đường thơ hơn hai mươi năm của Xuân Quỳnh. Người ta chợt nhận ra răng một sợi 7 dây vô hình mãi bên vững gătt kêt cuộc đời chị với những gì chị để lại trong thơ. Năm 1989, Nhà xuất bản Tác phấm mới cho ra đời cuốn “Thơ Xuân Quỳnh”. Cuốn sách đã tập hợp một số bài viết về Xuân Quỳnh và chọn in một số bài thơ tiêu biếu trong gia tài thơ chị để lại. Cuốn sách được làm trong sự tiếc thương, trân trọng đối với một tài năng đang độ chín. Sau cuốn sách là hàng loạt những công trình nghiên cứu về cuộc đời, chặng đường thơ Xuân Quỳnh. Bên cạnh các công trình mang tính học thuật nghiên cún về phong cách, đánh giá những thành tựu đóng góp cho thơ ca; những bài báo, tạp chí đi sâu tìm hiểu về những tác phẩm cụ thể tiêu biểu; các cuốn sách tuyển chọn, tập hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu, bạn đọc yêu thơ còn thấy có các tập hồi kí, các bài thơ viết về chị như một sự tưởng niệm, tri ân sâu sắc về Xuân Quỳnh. Năm 1993, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản cuốn hồi ký của Đông Mai - chị ruột của Xuân Quỳnh với nhan đề “Xuân Quỳnh - một nửa cuộc đời tôi”. Tập hồi ký là sự hồi tưởng lại những năm tháng thăng trầm trong cuộc đời người phụ nữ, người mẹ, người vợ của Xuân Quỳnh. Người viết đã giúp chúng ta dựng lại chân dung chị, tính cách chị, là cơ sở để chúng ta soi chiếu giữa tác phẩm và cuộc đời nhà thơ. Năm 1994, Nhà xuất bản Hội Nhà văn lại cho ra mắt bạn đọc cuốn “Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ - Tình yêu và sự nghiệp” đề cập đến bản sắc và sức sáng tạo của nhà thơ nữ này. Các bài viết được in ở đây là của bạn bè, đồng nghiệp cùng các nhà nghiên cứu trẻ tuổi như Nguyễn Quân, Chu Văn Sơn, Đoàn Thị Đặng Hương, Nguyễn Thị Minh Thái, Lê Minh Khuê, Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân, Lun Khánh Thơ. Với con mắt họa sĩ, Nguyễn Quân phát hiện trong thơ Xuân Quỳnh đậm đặc các chi tiết, hình ảnh của thiên nhiên. Hình ảnh trong thơ thường giản dị, thậm chí không có gì mới lạ nhưng lại không gây cảm giác nhàm chán vì cảm giác tươi mới 8 và cảm động ( ). Ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh cũng là ngôn ngữ đòi thường, không hoa mỹ. Thơ chị là loại thơ của hình ảnh thị giác, câu thơ “rất có duyên mà không làm dáng”. Mảng thơ tình yêu của Xuân Quỳnh có lẽ là nơi dừng và gặp gỡ của rất nhiều cây bút, là nơi các tác giả khắng định tài năng của chị. Nguyễn Thị Minh Thái gọi vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh là vẻ đẹp “đẫm tình”. Qua bài viết “Một giọng thơ tình ảm ảnh ”, tác giả đã nhận xét “ Những câu thơ giống hệt như những giọt nước sau cơn mưa qua, còn đọng lại trên lá cây. Chỉ cần một làn cảm xúc chợt đến, khẽ chạm vào lá, là những câu thơ ấy sẽ rơi rụng ngay xuống vùng tâm thức và mồn một hiện lên giữa lòng ta có lẽ cái khát vọng tình yêu” từng thiêu đốt thơ Xuân Quỳnh cũng thiêu đốt luôn cả người đọc”. Lun Khánh Thơ qua sự “Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh” cho rằng, Xuân Quỳnh viết về tình yêu bằng một chất thơ trong sáng, nồng nàn, da diết. Ở nhà thơ nữ này luôn có sự khát khao về một tình yêu muôn thuở, một hạnh phúc đòi thường bình dị. Người viết đã lý giải nỗi khắc khoải, lo âu trong thơ Xuân Quỳnh cũng chính do sự khao khát này. Nhung “không phải vì thế mà tình yêu trở nên hư vô huyền bí. Trái tim nồng nhiệt của một phụ nữ suốt đời khao khát tình yêu rất biết nâng niu quý trọng niềm hạnh phúc đã có thật trong đời” [28, tr.35]. Đây là một phát hiện rất xác đáng về con người Xuân Quỳnh trong thơ. Đoàn Thị Đặng Hương với bài viết tuy ngắn gọn nhưng đã dựng được bức phác thảo chân dung “Người đàn bà yêu và làm thơ” [28]. Với sự đồng cảm của tâm hồn phụ nữ, người viết dường như nghe thấy trong những câu thơ của Xuân Quỳnh hằn lên nỗi đau của một người đã sống hết mình, làm việc hết mình, yêu hết mình, một niềm khát khao, một sự vật lộn với số phận để hiến dâng cho cuộc đời, cho nghệ thuật. Cùng với những nhận xét sắc sảo, mang tính khái quát cao, tác giả còn cho rằng Xuân Quỳnh là một trong tiếng thơ rất sớm của một người con gái, một người đàn bà đã “chủ động yêu và đòi quyền được yêu” [28, tr.64]. 9 Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Trọng Hoàn, mỗi người một cách tiếp cận nhưng đều gặp nhau trong nhận xét: thơ tình yêu Xuân Quỳnh là niềm khao khát yêu đương, khắc khoải kiếm tìm. Như vậy, điểm lại tình hình nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh ở trên, chúng ta thấy ở mỗi công trình bài viết đều có một hướng khai thác khác nhau song đều có chung một điểm đó là đề tài tình yêu, hạnh phúc đời thường, khát vọng tình yêu và giọng điệu thơ nữ tính. Từ đó ta có thế khắng định rằng thơ Xuân Quỳnh có bản sắc riêng, giọng điệu riêng được bắt nguồn từ một tài năng với một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm. Đối với Phan Thị Thanh Nhàn, lâu nay việc nghiên cứu về thơ của chị còn rất hạn chế, dường như chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính chất chuyên biệt mà mới chỉ dừng lại ở những loại bài phân tích về từng bài thơ và loại bài tìm hiểu, nghiên cứu về cả tập thơ, giai đoạn thơ. Tập thơ đầu “Tháng giêng hai” của chị ra đời, in chung với Thúy Bắc năm 1969 đã nhận được cảm tình yêu mến của bạn đọc nhưng chưa có tiếng nói đánh giá từ những người làm công tác nghiên cứu, phê bình. Đen khi ba bài thơ Hương thầm, Xóm đê, Bản mới được giải nhì cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969-1970, thì Phan Thị Thanh Nhàn mới tạo được tình cảm trong giới văn nghệ sỹ và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng đông đảo độc giả. Nhà thơ Xuân Diệu, trong bài phát biểu nhân kết thúc cuộc thi thơ báo văn nghệ năm 1969-1970 đã dành cho Phan Thị Thanh Nhàn nhiều lời khen tặng. Trong bài “Đọc Hương Thầm” (Tác phẩm Mới - số 4/1976), tác giả Thu Văn nhận định: Phan Thị Thanh Nhàn không sắc sảo nhưng có một hồn thơ dễ cảm “như một bông hoa dịu nhẹ, khiêm nhường, phảng phất, kín đáo”. Tác giả nhìn thấy ở Phan Thị Thanh Nhàn khả năng phát hiện tinh tế những vẻ đẹp của đời sống, tiếng thơ ấm áp ân tình, đề tài bình dị, cảm xúc khỏe khoắn được dẫn dắt bởi con tim hơn là lý trí. Bên cạnh đó tác giả cũng thấy những hạn chế của Phan Thị Thanh Nhàn “thiếu rung động có suy nghĩ và chiều sâu”, cảm xúc tràn lan, kết thúc gò gẫm Nhà phê bình Thiếu Mai trong bài “Một nét thơ đảng yêu" (Tạp chí Văn học, 1 0 [...]... cấp độ như: so sánh các tác phẩm của cùng một tác giả ở các thời kì sáng tác khác nhau, so sánh các bài thơ tình của Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư với các bài thơ tình của Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, so sánh các sáng tác của Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư với sáng tác của các nhà thơ cùng thế hệ, - Phương pháp loại hình: Ket hợp cả hai phương thức cơ bản: + Phân loại... trong nghệ thuật biểu hiện của Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư Qua quá trình tổng hợp, thống kê và phân tích tư liệu, chúng tôi nhận thấy, vi c khảo sát mảng thơ tình của Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn và Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư - hai thế hệ tác giả với hai phong cách thơ hoàn toàn khác biệt, tiêu biểu cho hai giai đoạn khác nhau của thơ ca Vi t Nam hiện đại - trong tương quan so sánh một cách có hệ. .. giả nữ thuộc thế hệ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn và của các nhà thơ trẻ đương đại cùng thế hệ với Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư) Phương pháp tiếp cận liên văn bản: Phương pháp tiếp cận này sẽ cho ta thấy rất rõ rằng, mỗi văn bản đang khảo sát đều tồn tại trong sự liên hệ với các văn bản khác xuất hiện trước hoặc cùng thời với nó Đó là sợi dây liên hệ giữa thơ tình của Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn. .. của đề tài Thực hiện các nhiệm vụ trên Luận văn sẽ làm nổi bật được những nét đặc sắc của thơ tình Vi t Nam qua hai thế hệ nhà thơ nữ Ket quả của Luận văn khẳng định bản sắc riêng độc đáo của từng ngòi bút, mặt khác thấy được sự tương đồng, gặp gỡ trong cách thức cảm nhận và thể hiện về tình yêu của bốn nhà thơ nữ Và cuối cùng là qua sự khảo sát, so sánh thấy được xu hướng vận động, diễn biến của thơ. .. - Phan Huyền Thư) Sự quyết liệt, chủ động trong tình yêu của người phụ nữ khi yêu luôn muốn “đòi” được sở hữu, “đòi’ được hòa nhập vào nhịp tim của người mình yêu, “đòi” được làm tất cả vì tình yêu Đó cũng là điều mà không phải ai cũng làm được như Phan Huyền Thư 1.1.3 Tâm hồn phụ nữ đầy mặc cảm trước những bất trắc của đời sống và tình yêu Thơ tình của Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn và Vi Thùy Linh,. .. “tôi” trữ tình, giọng điệu, trong thơ tình của Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn và Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư) trên cơ sở của vi c chứng minh các nhóm hiện tượng giống nhau theo một tiêu chuấn nào đó + Chứng minh cho sự tồn tại của một loại hình văn học nhất định, biện hộ cho sự tồn tại và hiệu quả thẩm mĩ của nó trong các sáng tác thơ ca về đề tài tình yêu của bốn tác giả nữ (nhìn rộng ra là của các... phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới, làm chủ cuộc sống cũng như thể hiện những khát vọng, phấn đấu cho riêng mình Cùng với đó, tiếng nói thơ ca của phái nữ, đặc biệt là trong lĩnh vực thơ tình, cũng trở nên cởi mở hơn Người phụ nữ tự do thể hiện trực tiếp mọi khát vọng tình yêu và hoàn toàn chủ động trong mối quan hệ tình yêu Những vần thơ tình của Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn và Vi Thùy Linh, Phan. .. riêng của thơ Phan Thị Thanh Nhàn đó là sự “dịu nhẹ, duyên dáng mà kín đảo” Tác giả cũng nhận xét về sự chân thành trong cảm xúc, về tình yêu với Hà Nội, tình yêu với đất nước, con người của Phan Thị Thanh Nhàn Gần đây, nhất là sau khi chị được nhận giải thư ng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, các báo không chuyên về lĩnh vực văn học và thông tin trên internet có nhiều bài vi t về Phan Thị Thanh Nhàn. .. - người chị thơ và đời” (http://trannhuong.com ); tác giả Nguyễn Kim Anh với bài Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn không thanh nhàn (http://antgct.cand.com ) Đa phần các bài đi vào khai thác cuộc sống đời tư, tìm hiểu về công vi c, xuất xứ những bài thơ cũ, đánh giá về nhân cách, phẩm giá của nhà thơ chứ không bàn tới chính tác phẩm của chị Tuy nhiên họ đều nhận thấy ở thơ Phan Thị Thanh Nhàn những phẩm... thói phong tình của kẻ khác giới Sự chủ động, mạnh mẽ, quyết liệt đó trong tình yêu đến Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư tiếp tục được khai thác và thể hiện một cách “bạo liệt”, cụ thế và sinh động hơn Đây chính là một trong những nét hiện đại của thơ tình Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư Vi Thùy Linh đã không ngần ngại nói thẳng một cách mạnh mẽ về sự khát khao tình yêu thậm chí chị bày tỏ một tình yêu gắn . chọn đề tài Lựa chọn đề tài Sự vận động của thơ tình Vi t Nam qua hai thế hệ nhà thơ nữ (từ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn tới Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư) cho Luận văn của mình, chúng tôi xuất. xu hướng vận động của văn học Vi t Nam nói chung và của thơ ca Vi t Nam đương đại nói riêng. Và so với thế hệ của Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn thì thế hệ của Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư đã. nhận thấy, vi c khảo sát mảng thơ tình của Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn và Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư - hai thế hệ tác giả với hai phong cách thơ hoàn toàn khác biệt, tiêu biểu cho hai giai

Ngày đăng: 29/06/2015, 12:03

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w