Sự bộc lộ chân thành và mãnh liệt tận cùng bản thế Các nhà nghiên

Một phần của tài liệu Sự vận động của thơ tình Việt Nam qua hai thế hệ nhà thơ nữ (từ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn tới Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư (Trang 41)

cứu chỉ ra rằng: Có một đặc điếm của thơ ca Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt từ thập niên cuối thế kỷ XX, là sự táo bạo của các cây bút nữ khi viết về tình yêu, không ngại đụng chạm đến tình yêu nhục thế, Vi Thùy Linh không nằm ngoài dòng chảy đó. Bằng thơ mình, chị đòi hỏi cho tình yêu nhục thể được đặt đúng chỗ trong tình yêu, và trong thơ.

Thùy Linh đã làm “rạn nứt lớp băng mỏng về tình yêu kiểu “bảo thủ” trong làng thơ bấy lâu”. Là một phụ nữ, hơn nữa còn rất trẻ, nhưng Vi Thùy Linh không ngần ngại:

Khỏa thân trong chăn

Thèm chồng. Thèm có chồng ở bên. Chỉ cẩn anh gói lên đùi Mình ôm lấy anh ôm mình Biết sự bình yên của đất.

(Chân dung - Vi Thùy Linh)

Nồng nàn phấn khích trong tình yêu, Vi Thùy Linh thế hiện trên những câu thơ thắng thắn, bộc tuệch, không vòng vo bóng gió có thế khiến cho người này nhún vai, người kia cau mày. Sự từng trải và mạnh dạn trong ngôn ngữ tình ái của chị có lẽ cũng làm người ta hoảng hốt:

Hãy siết em, cắn em đế hẳn dấu vết

Hãy nhập vào em hãy khỏa và đảnh mất chìa khóa trong em

... Môi em trong môi anh còn bầm

Chúng ta vãn giấu hàm răng trong tiếng cười mang nôi đau tuyệt diệu (Lá thư và ó khóa - Vi Thùy Linh)

Những khao khát trong tình yêu được chị thể hiện chân thành nhưng chị cũng tránh được những chi tiết cụ thể dễ dẫn đến dung tục, tầm thường. Người ta kêu ca chị viết về tình yêu nhục thể như thể đó là một tội lỗi, là lĩnh vực không thuộc về con người. Sở dĩ chị có thể viết tự nhiên như thế là bởi đối với thơ chị tình yêu đích thực hòa quyện cả thể xác lẫn tâm hồn, tình yêu thể xác là một lĩnh vực của tình yêu, nằm trong tình yêu và là một biểu hiện của tình yêu. Chúng ta hãy hiểu chị như một người khát vọng tình yêu, khát vọng về một cuộc sống tự do và thành thực. Nhưng có lẽ chính bởi sự táo bạo ấy, sự mạnh dạn không giấu giếm ấy lại khiến chị “không thanh thản”, dữ dội lắm mà truân chuyên cũng

cháy bỏng lên đến đỉnh điếm

em thèm miết ngón tay không vị mặn của anh Mắt môi lưỡi răng nha phiến

Anh ở đâu sót lại trong vết xước em cào ngực rách ra nhũng vì sao

(Điệp khúc sang mùa đông - Phan Huyền Thư)

Cũng có khi là những khát khao bản năng: Ngủ vùi trong anh/Nhịp tim còn

lảnh lót/đòi gỡ/đòi buộc/đòi tỉnh dậy/đòi/do dự/miên man; lại có những lúc trở

nên xót xa cay độc:

Này chị em ơi

Thích ai nói ngọng thành khinh thằng này đếu con kia kinh con này cỏi áo quần nhanh ỉắm chông phải bạ ai cũng vén miệng tụt lời

Này chị em ơi ỉ

Yêu đương thì phải giữ gìn

{Thị Màu 97 - Phan Huyền Thư)

Đúng là cái tôi của Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư đã phá vỡ truyền thống, mở ra những cách tân táo bạo, nó như một luồng gió mới tràn vào dòng thơ tình Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng chấp nhận và thích nghi được ngay với “luồng gió mới” ấy. Thậm chí cả hai chị đã từng bị “ném đá” thơ của mình vì sự “táo bạo quá”. Nhung chúng ta cũng cần mạnh dạn khẳng định rằng: loại bỏ những yếu tố phi thơ, phản thơ của một số cây bút viết về đề tài tính dục trong thơ, chúng ta có thể thấy yếu tố tính dục là một trong những đặc điểm quan trọng của thơ Việt đương đại. Sau giai đoạn “vàng thau lẫn lộn”, thời gian sẽ gạn đục khơi trong, những tác phấm nghệ thuật thực sự sẽ tìm được chỗ đúng trên thi đàn và trong lòng công chúng.

Một phần của tài liệu Sự vận động của thơ tình Việt Nam qua hai thế hệ nhà thơ nữ (từ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn tới Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư (Trang 41)