Cái “tôi” trữ tình táo bạo mạnh mẽ trong tình yêu Trong xã hộ

Một phần của tài liệu Sự vận động của thơ tình Việt Nam qua hai thế hệ nhà thơ nữ (từ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn tới Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư (Trang 25)

phong kiến với nhiều hủ tục, luật lệ hà khắc, người phụ nữ phải sống theo những chuẩn mực, lễ giáo “tam tòng tứ đức”, không được phép thể hiện cái “tôi”. Nhưng đến thời kì hiện đại, người phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới, làm chủ cuộc sống cũng như thể hiện những khát

vọng, phấn đấu cho riêng mình. Cùng với đó, tiếng nói thơ ca của phái nữ, đặc biệt là trong lĩnh vực thơ tình, cũng trở nên cởi mở hơn. Người phụ nữ tự do thể

Linh, Phan Huyền Thư đều thể hiện sinh động điều này. Tuy có những sắc thái biểu hiện cụ thể khác nhau nhưng cái “tôi” trong thơ của hai thế hệ đều rất mạnh mẽ, quyết liệt, “hiện đại” và chủ động trong tình yêu.

Tinh yêu có sức hút mạnh mẽ và kỳ diệu. Lâm Thị Mỹ Dạ đã từng lo lắng băn khoăn và e ngại về “nửa cuộc đời kia” mà chị đang kiếm tìm:

Trời ơi ỉ

Làm sao có một cuộc đời Đe cho tôi ném đời mình vào đó Mà không hề cân nhăc đăn đo Rằng

Cuộc đời còn chưa đủ

(Không đề - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Có phârĩ mạnh mễ hơn nhưng Đõàn Thị Lam Luyên vân rơi vàỡ trạng thái bị động.

Giả được một chén say mà ngủ suốt triệu năm Khi tỉnh dậy anh đã chia tay với người cơn gái ấy Giả được anh hẹn hò dù phải chờ lâu đên mây Em sẽ chờ như thế một tình yêu

{Huyền thoại - Đoàn Thị Lam Luyến) Với Xuân Quỳnh, cái tôi trong thơ tình

Xuân Quỳnh là một cái tôi rất mạnh dạn trong tình yêu, biết vượt qua những vấp váp, khổ đau, biết thứ tha và đi qua những lỗi lầm để tiếp tục sống, tiếp tục yêu. Người phụ nữ trong thơ chị đã chủ động đến vói tình yêu, không ngần ngại bày tỏ ước vọng tình yêu. Một trái quả tình yêu luôn được chủ nhân - là cái tôi trữ tình tự mình coi sóc cẩn thận và tin tưởng chắc chắn vào sự bất tử của nó:

cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.

(Tự hát - Xuân Quỳnh)

Người đàn bà trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh đang ráo riết cố định một niềm tin trước thử thách của thời gian, của lòng người. Chị đặt tình yêu dài lâu và cao hơn cả là sự sống của con người, bất chấp luật sinh tử tạo hóa. Vượt lên lẽ tử - sinh, còn - mất, ánh sáng ngọn lửa tình yêu không bao giờ có ngày “tận thế”. Trái tim có thể ngừng đập sự sống về mặt sinh học nhung linh hồn của một trái tim tình yêu thì mãi mãi bất tử tạo nên một tình yêu tồn tại đến muôn đời.

Trong tình yêu, trái tim của người phụ nữ “có lúc nhỏ vô cùng vẫn ôm trùm hết thảy” (Trái tim phụ nữ - Bích Ba), vì trái tim ấy luôn cố gắng vượt lên chu vi bé nhổ hạn hệp của nó đê tâô rien những điêu kì diệu. Vì thê mà cô thanh niên xung phong trong Sợi nhở sợi thương của Thúy Bắc dám “em dang tay em xòe tay” hòng che chở cho người thương ở bên kia Trường Sơn. Cô muốn làm bầu trời chống đỡ những đợt mưa dài, khi ấy cô toàn tâm toàn ý hướng về tình yêu: Rợp trời thương Màu xanh suốt Em nghiêng hết về phương anh

Nhân vật trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh không chỉ “đời hơn” mà còn táo bạo hơn rất nhiều. Cho dù cũng chỉ là “người trần mắt thịt” không biết tương lai có thể có một bóng tùng bách che chở cho cuộc đời mình không, nhưng cái tôi trữ tình vẫn hăm hở, hồ hởi dấn thân vào con đường kiếm tìm hạnh phúc, dẫu cuộc

Sóng không hỉêu nôi mình Sóng tìm ra tận bế.

(Sóng - Xuân Quỳnh)

Không cam chịu trong không gian nhỏ hẹp, sóng quyết tìm ra tận “bể”. Người phụ nữ đã chủ động khoác cho mình dáng vẻ cô đon kiêu hãnh khi từ bỏ một tình yêu nhỏ hẹp để đi tìm một hạnh phúc tình yêu đích thực lớn lao. Chính tình yêu đã đem đến cho Xuân Quỳnh một bản lĩnh mà đàn ông cũng phải nể vì, khâm phục. Chị dám táo bạo, liều lĩnh vượt qua mọi áp lực dư luận để tìm đến hạnh phúc đích thực:

Lòng thuyền nhiều khát vọng Và tình biên bao ỉa Thuyền đi hoài không mỏi Biến vân còn xa xa.

(Thuyền và biển - Xuân Quỳnh)

Căn nguyên của quyết tâm kiếm tìm mãnh liệt ấy phần lớn là do trái tim của Xuân Quỳnh là trái tim tình yêu thực sự. Đe rồi chị đi xuyên qua không gian, vượt qua thời gian mải miết kiếm tìm mỗi sớm mai thức giấc:

Ta đi đến tận cùng xứ sở

Đen tận cùng đau đớn, đến tình yêu.

{Thơ tình cho bạn trẻ - Xuân Quỳnh)

Vượt qua bao không gian, trải qua những “tận cùng đau đớn” dường như cái tôi trữ tình đã tìm được tình yêu của đời mình. Mỏi gối, chồn chân, lao tâm khổ tứ, trái tim người phụ nữ vẫn không nguôi ngoai khát khao. Đó là

trái tim nguyện yêu đến chết và đến hết cuộc đời. Neu bốn ngăn trong trái tim của người khác mỗi ngăn đảm nhận một chức năng riêng trong hoạt động điều hòa, tuần hoàn máu thì trái tim cái tôi trữ tình trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh cả bốn ngăn đều mang thêm một chức nghiệp: biết yêu và khát khao. Hình như trong trái

động, mạnh mẽ, quyết liệt, hiện đại bằng tất cả sự táo bạo, chủ động, mạnh mẽ, quyết liệt, hiện đại của người khác gộp lại.

Sự mạnh mẽ, quyết liệt, chủ động trong thơ tình của Phan Thị Thanh Nhàn mặc dù không nhiều song cũng gây ấn tượng:

Nếu anh thật yêu em Sao anh không tặng hoa Neu anh thật yêu em Sao anh không bỏ vợ.

Cái tôi trữ tình trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn cũng có những đòi hỏi thật đáng yêu và táo bạo. Khi yêu đàn bà thường nhẹ dạ và chân tình nên hay cầu toàn, có thể chỉ trong một chút khoảnh khắc của cuộc sống thôi mà cũng khó được toại nguyện. Đã có lúc chị phải trăn trở:

Hay là yêu một chút Cho đỡ buôn rồi thôi.

Hay cưới xin nghiêm túc Đỡ đần nhau cuôi đời.

(Ngày tháng không quên - Phan Thị Thanh Nhàn)

Thiên chức đàn bà có lúc khiến chị muốn có một bến đỗ bình yên, nhưng sự nhạy cảm và tinh tế của người phụ nữ làm thơ dường như luôn khiến chị thấu hiểu tận cùng cái thói phong tình của kẻ khác giới.

Sự chủ động, mạnh mẽ, quyết liệt đó trong tình yêu đến Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư tiếp tục được khai thác và thể hiện một cách “bạo liệt”, cụ thế và sinh động hơn. Đây chính là một trong những nét hiện đại của thơ tình Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư.

Em yêu anh như yêu hơi thở

Vắng anh, em thở vào bàn tay, hơi thở có khói của nước mắt và áp chặt bàn tay lên ngực. (Anh -Vi Thùy Linh)

Không như nàng Tô Thị chờ chồng, ôm hi vọng và nhẫn nhục chịu đựng, tình yêu đích thực phải có hai mặt trao và nhận, tận hiến và tận hưởng. Nhân vật trữ’ tình trong thơ Vi Thùy Linh yêu nồng nàn bao nhiêu thì cũng đòi hỏi được đền đáp lại bấy nhiêu:

Em mãi mãi muôn anh xiêt chặt

Đừng đảnh thức em như trong truyện cố

Em không hề mở mắt bởi tiếng khô khốc từ những hàm răng va nhau qua cái hôn quá vội. (Anh và thời gian - Vi Thùy Linh)

Tất cả nhân vật trữ tình trong tập thơ KhAt đều là những phụ nữ đang yêu hoặc đã yêu một cách cuồng nhiệt. Họ được tôn vinh, được vỗ về, được yêu thương. Họ luôn ý thức vượt thoát “tổ kén” của quá khứ, “tố kén” kìm hãm những khát vọng riêng tư của người phụ nữ, cái “tổ kén” chối bỏ quyền đòi hạnh phúc, chối bỏ vị trí bình đắng của họ đối với nam giới trong hành trình tìm kiếm và chiếm lĩnh tình yêu.

Người phụ nữ trong thơ Vi Thùy Linh sống rất thật với cảm xúc của bản thân. Họ luôn chủ động trên con đường kiếm tìm hạnh phúc:

Giả như đôi măt em lá khoai đê nôi nhớ buôn không ở lại Đế em tìm đường anh về

Và trái tim em làm tố giữa đời anh Quỳ trong đêm, em cởi mình...

khát khao biểu hiện cái tôi trước cuộc đời, cái tôi bản thể mang tính khác biệt. Phan Huyền Thư cho rằng: “ Neu như khoảng 10 năm trước đây, nhắc đến nhà thơ là nhắc đến một khái niệm đi mây về gió, nghèo kiết xác và hay mơ mộng hão huyền thì giờ đây chúng tôi nổi loạn, cứng đầu, lập dị... Nhà thơ bây giờ đồng nghĩa với cá tính và khác lạ”. Chính vì những suy nghĩ đó mà cái tôi trong tình yêu rất quyết liệt, hiện đại:

Ngủ vùi trong anh Nhịp tim còn lảnh lót đòi gỡ đòi buộc đòi tỉnh dậy đòi do dự miên man;

{Do dự - Phan Huyền Thư)

Sự quyết liệt, chủ động trong tình yêu của người phụ nữ khi yêu luôn muốn “đòi” được sở hữu, “đòi’ được hòa nhập vào nhịp tim của người mình yêu, “đòi” được làm tất cả vì tình yêu. Đó cũng là điều mà không phải ai cũng làm được như Phan Huyền Thư.

Một phần của tài liệu Sự vận động của thơ tình Việt Nam qua hai thế hệ nhà thơ nữ (từ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn tới Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w