Khát vọng dâng hiến và đón nhận mạch cảm xúc chính của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu

Một phần của tài liệu Sự vận động của thơ tình Việt Nam qua hai thế hệ nhà thơ nữ (từ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn tới Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư (Trang 48)

tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu

Nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng là sự sáng tạo không ngừng nghỉ, là một trong những điều kiện quan trọng nhất để tác phẩm có thể khẳng định vị trí theo thời gian. Khát vọng “Yêu và được yêu” - đó là khát vọng muôn đời của con người, nhất lại là người phụ nữ. Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn và Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư đã nói hộ tiếng lòng ấy của bao thế hệ hôm nay. Tuy cùng thế hiện chung một đề tài song Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn và Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư lại có cách thức tiếp cận, khai thác và thể hiện riêng của từng người, bộc lộ rõ phong cách và cá tính sáng tạo cho riêng họ.

Trong số các nhà thơ cùng thế hệ, Xuân Quỳnh là người viết nhiều về tình yêu. Thơ tình của chị có nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Ở giai đoạn đầu thơ tình của Xuân Quỳnh giàu mơ ước, thiên về phía cảm nhận những cái đẹp, thơ

niềm yêu và vượt qua được những tổn thương, âu lo, mất mát trong tình yêu.

Em yêu anh hơn cả hổi xưa Cái thời tưởng chết vì tình ái Em chang chết vì anh, em chang đối Em cộng anh vào với cuộc đời em

(Có một thời như thế - Xuân Quỳnh)

Cái tôi trữ tình đã bộc lộ mình là người đàn bà đang khát khao yêu và được yêu đến cháy bỏng, khát khao được đi đến tận cùng cái đích của tình yêu. Dám yêu và dám sống, sẵn sàng cho đi và nhận lại, táo bạo và say mê, chân thành mà đằm thắm. Cái tôi Xuân Quỳnh là người đàn bà đầu tiên trong thơ tình Việt Nam hiện đại dám sống hết mình cho tình yêu. Nam nữ thanh niên như tìm thấy tình yêu của chính mình trong những vần thơ tình của chị. Người ta tìm đến tình yêu, soi mình vào tình yêu để tự nhận ra chính mình:

Dữ dội và dịu êm On ào và lặng lẽ Sóng không hỉêu nôi mình Sóng tìm ra tận bế.

(Sóng - Xuân Quỳnh)

Rõ ràng đó không phải là tình yêu buổi đầu giản đơn, hò hẹn, non nót nữa. Đấy là con đường tất yếu của thiên nhiên, “sóng” phải tìm ra “bể”, nhưng đấy cũng là quy luật tất yếu của tình cảm: con người đi tìm “cái nửa” lớn lao đế hoàn thiện mình. Đó cũng chính là khát vọng yêu, muốn hòa vào tình yêu, tan vào tình yêu. Sự khát khao ấy càng dâng trào:

Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biến lớn tình yêu Đe

Hình ảnh sóng tượng trưng rất độc đáo mà vô cùng sâu lắng. Chỉ có con sóng mới đêm ngày trào dâng, trái tim yêu đêm ngày cũng vậy. Cái hồn hậu, cái đắm say, cái tình tha thiết nhất được biểu hiện bằng hình tượng thơ. Lấy sóng đế nói nỗi nhớ, nói tình yêu thì không hắn chỉ có Xuân Quỳnh nhưng quả là đến Xuân Quỳnh thì hình tượng thơ này trở nên mới mẻ bao nhiêu. Con sóng ấy có tình yêu, có niềm nhớ nhung nhưng lại mang thêm sự nhân hậu, dịu dàng của người phụ nữ và đấy là bản sắc riêng của thơ Xuân Quỳnh.

Một phần của tài liệu Sự vận động của thơ tình Việt Nam qua hai thế hệ nhà thơ nữ (từ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn tới Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w