Một số đặc điểm trong sự vận động của truyện ngắn việt nam hiện đại qua truyện ngắn đỗ chu và nguyễn huy thiệp

25 1.6K 10
Một số đặc điểm trong sự vận động của truyện ngắn việt nam hiện đại qua truyện ngắn đỗ chu và nguyễn huy thiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Một số đặc điểm trong sự vận động của truyện ngắn Việt Nam hiện đại qua truyện ngắn Đỗ Chu Nguyễn Huy Thiệp Đặng Lê Tuyết Trinh Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn; Khoa Văn học Chuyên ngành: Lý luận văn học ; Mã số: 60 22 32 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Nam Năm bảo vệ : 2012 Abstract. Trình bày một số vấn đề cơ bản về truyện ngắn, tìm hiểu truyện ngắn Đỗ Chu Nguyễn Huy Thiệp trong dòng chảy lịch sử văn học. Nghiên cứu đặc điểm vận động về nội dung của truyện ngắn Việt Nam hiện đại qua truyện ngắn Đỗ Chu Nguyễn Huy Thiệp. Tìm hiểu những đặc điểm vận động về nghệ thuật của truyện ngắn Việt Nam hiện đại qua truyện ngắn Đỗ Chu Nguyễn Huy Thiệp: nghệ thuật xây dựng cốt truyện kết cấu; nghệ thuật trần thuật. Keywords. Lý luận văn học; Truyện ngắn; Văn học Việt Nam; Nghiên cứu văn học Content. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài “Văn học là người thư ký trung thành của thời đại”. Xét đến cùng thì bất cứ nền văn học nào cũng hình thành trên cơ sở hiện thực nhất định, bất kì nhà văn nào cũng được thoát thai từ một môi trường sống nào đó bất cứ tác phẩm nào cũng soi chiếu một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Khi hiện thực đời sống có những biến đổi thì nhà văn sẽ là người “thư ký trung thành” song hành phản ánh cuộc sống. Sau năm 1975, đặc biệt là từ 1986, đời sống đặt ra yêu cầu bức thiết là phải đổi mới toàn diện, sâu sắc. Văn học - một trong những hình thái ý thức xã hội tất yếu cũng làm mới mình để đáp ứng yêu cầu này. Đổi mới như một nhu cầu tất yếu của văn chương để phù hợp với đời sống xã hội. Truyện ngắn, đómột kỳ quan nghệ thuật nhỏ bé nhưng có sức chấn động phi thường, là một trong những thể loại quan trọng của văn học tất yếu cũng không nằm ngoài dòng chảy vận động ấy. Với đặc thù là một thể loại nhỏ gọn cơ động, truyện ngắn bắt nhịp rất nhanh với những biến chuyển của đời sống. Tuy không phải là thể loại chủ chốt của nền văn học, nhưng với thế mạnh riêng của một loại hình tự sự, truyện ngắn nhanh nhạy len lỏi vào mọi ngóc ngách của xã hội, phản chiếu được toàn cảnh cuộc sống trong từng mảnh ghép nhỏ. Trong quá trình đổi mới văn học đã gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật thì truyện ngắnmột trong những thể loại đi đầu. 2 Nhà phê bình Lã Nguyên từng nói: “So sánh là con đường tốt nhất để khám phá chân lý. Muốn phân biệt mới - cũ, chắc chắn phải so sánh các giai đoạn văn học trước sau 1975”. Đúng vậy, tư duy đổi mới văn học là cả một hành trình với nhiều “vấp váp trả giá” (Nguyên Ngọc), cùng sự đóng góp âm thầm nhưng “quả quyết” của nhiều thế hệ nhà văn. Chúng tôi muốn soi chiếu rõ hơn sự vận động này của truyện ngắn từ hai hiện tượng của hai giai đoạn văn chương trước sau năm 1975. Chọn hai hiện tượng văn học Đỗ Chu Nguyễn Huy Thiệp bởi đó thực sự là hai phong cách dường như đối lập nhau cũng là hai cá tính văn học điển hình cho hai thời kỳ văn học. Đặc biệt truyện ngắn Đỗ Chu còn hiện diện ở cả hai chặng đường trước sau năm 1975, vì vậy khi soi chiếu vào hai chặng đường sáng tác này, người đọc cũng thấy rõ hơn sự vận động của truyện ngắn Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn Đỗ Chu Từ năm 1962, khi những truyện ngắn đầu tay của Đỗ Chu ra đời, văn đàn đã xôn xao tán tụng. Nối tiếp những thành công từ các truyện đầu tay đó, các tuyển tập truyện ngắn của Đỗ Chu đã ra đời. Có tuyển tập hay, được chú ý, có tuyển tập cũng “tàm tạm” nhưng cũng có tác phẩm không mấy gây ấn tượng. Tuy nhiên không thể phụ nhận được rằng các sáng tác của Đỗ Chu đã góp phần làm cho đời sống văn học dân tộc thêm phong phú sôi động. Đề cập đến đặc điểm truyện ngắn Đỗ Chu, Giáo Nguyễn Văn Hạnh đã có một bài nghiên cứu về Truyện ngắn của Đỗ Chu khá cụ thể chi tiết in trên Tác phẩm mới (17/9/1971). Ông phân tích cách lựa chọn đề tài, hệ thống nhân vật, bút pháp miêu tả nhân vật, kết cấu, cốt truyện, ngôn ngữ khả năng phản ánh hiện thực trong truyện ngắn của Đỗ Chu. Nhìn chung, truyện ngắn Đỗ Chu có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Người đọc khen cũng nhiều chê cũng không ít. Những bài viết, bài nghiên cứu mang tính nhận định khái quát, hoặc riêng lẻ một tập truyện hay một truyện ngắn nào đó, hay công phu hơn là đã đi vào nghiên cứu mảng truyện ngắn như Lê Hương Thủy, Thanh Tú Phan Cự Đệ. Tuy nhiên các tài liệu này thiên về nói chung chung, chưa đặt sáng tác của ông trong dòng chảy đổi mới của truyện ngắn Việt Nam. 2.2. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Huy Thiệpmột nhà văn nở muộn trên văn đàn Việt Nam (năm 1987). Nhưng sau hơn hai mươi năm xuất hiện trên văn đàn, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã khiến thế giới dư luận trong ngoài nước tốn không biết bao nhiêu giấy mực, người khen, người chê, người say đắm, kẻ hững hờ Nhiều thế hệ đã đọc, suy ngẫm cùng truyện ngắn của nhà văn này. Chỉ tính riêng trong giới phê bình văn học, không kể đến những bài báo liên quan đến ông, có lẽ Nguyễn Huy Thiệphiện tượng gây tranh cãi nhiều nhất trong suốt hai mươi năm qua. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên còn chủ sự cả tập Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, với rất nhiều ý kiến phê bình của nhiều tên tuổi uy tín như Hoàng Ngọc Hiến, Đỗ Đức Hiểu, Greg Lockhart, Lại Nguyên Ân… hay những nhà văn, nhà thơ đứng đối chiều như Trần Đăng Khoa, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh 3 2.3. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam sau Đổi mới Không khó để các nhà nghiên cứu văn học nhận ra sự biến đổi sâu sắc rõ rệt của truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới. Các nhà phê bình đã dành khá nhiều bút lực để đánh giá, nghiên cứu về thời kỳ phát triển này của truyện ngắn. Các tác giả Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Huệ khẳng định, văn học đương đại phát triển theo xu hướng dân chủ hóa, có ý nghĩa bổ sung, hoàn thiện những quan niệm hiện thực về con người cho văn học giai đoạn trước. Đặc biệt các công trình, bài viết nhìn chung đều đánh giá cao đóng góp của truyện ngắn trong việc phản ánh hiện thực đời sống xã hội. Những đổi mới về nội dung tất yếu dẫn đến sự thay đổi về hình thức thể loại truyện ngắn. Nhà phê bình Bùi Việt Thắng nhận xét: Về khía cạnh thi pháp, truyện ngắn 1986 - 2000 đã trở nên phong phú về hình thức, phong cách bút pháp. Ngoài ra còn có nhiều bài viết phần lớn đều nêu lên những suy nghĩ, cảm nhận về nội dung hoặc nghệ thuật, về những phương diện đổi mới của từng truyện ngắn hay tập truyện ngắn cụ thể. Qua đó góp phần khẳng định xu thế đổi mới tất yếu của thể loại cũng như của nền văn học Việt Nam trong giai đoạn này. Như vậy có rất nhiều bài viết nghiên cứu về vấn đề đổi mới truyện ngắn Việt Nam, cũng có nhiều người biết ấn tượng về truyện ngắn Đỗ Chu Nguyễn Huy Thiệp. Song để nghiên cứu một cách có hệ thống các sáng tác của nhà văn cũng như khái quát toàn diện sự vận động của truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới nhìn từ hai hiện tượng văn học trên thì còn rất hiếm. Rải rác các bài phát biểu nghiên cứu trên báo, tạp chí một số ít sách nghiên cứu phân tích một khía cạnh nào đó của sự vận động truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới những thiết nghĩ chừng đó là chưa đủ khẳng định sức sống, sự phát triển của một thể loại văn học quan trọng như vậy. Luận văn của chúng tôi mong tiếp nối cái phần còn để ngỏ ấy. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi là một luận văn thạc sỹ, chúng tôi chỉ dừng lại nghiên cứu trong giới hạn 35 truyện ngắn trong hai tập Chuyện mùa hạ Lão Mai của nhà văn Đỗ Chu được Nhà xuất bản Nhà văn phát hành vào tháng 11/2010 tập Nguyễn Huy Thiệp truyện ngắn do Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản 2004. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có sự mở rộng so sánh, đối chiếu với các tác giả, tác phẩm trong giai đoạn trước sau Đổi mới. 4. Phương pháp nghiên cứu - Trong khoá luận này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tác phẩm, phương pháp so sánh. - Bên cạnh đó, luận văn còn vận dụng một số phương pháp khác như: phương pháp xã hội học, phương pháp văn hoá học, phương pháp thi pháp học… 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Truyện ngắn Đỗ Chu Nguyễn Huy Thiệp trong dòng chảy lịch sử văn học - Chương 2: Một số đặc điểm vận động về nội dung của truyện ngắn Việt Nam hiện đại qua truyện ngắn Đỗ Chu Nguyễn Huy Thiệp 4 - Chương 3: Một số đặc điểm vận động về nghệ thuật của truyện ngắn Việt Nam hiện đại qua truyện ngắn Đỗ Chu Nguyễn Huy Thiệp Chương 1 TRUYỆN NGẮN ĐỖ CHU NGUYỄN HUY THIỆP TRONG DÒNG CHẢY LỊCH SỬ VĂN HỌC Chúng tôi trình bày chương này như là sự giải thích một phần cho câu hỏi tại sao chúng tôi lại chọn hai hiện tượng văn học Đỗ Chu Nguyễn Huy Thiệp để vẽ lại đồ thị vận động của truyện ngắn Việt Nam trước sau Đổi mới. Có thể nhận thấy hai nhà văn này là hai cây bút tiêu biểu, điển hình cho hai giai đoạn văn học trước sau Đổi mới. Từ cái nhìn so sánh, đối chiếu hai thế giới nghệ thuật của hai nhà văn này, chúng ta có thể nhận thức được tương đối chính xác diện mạo phát triển của truyện ngắn trong hai thời kỳ văn học trên. 1.1. Một số vấn đề về truyện ngắn Chưa có một định nghĩa thống nhất về truyện ngắn nhưng từ một số khái niệm của nhà nghiên cứu Phương Lựu, trong Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi;… chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm nhận diện của truyện ngắn là (1) ngắn gọn là quy luật của việc cấu tạo truyện ngắn; (2) chi tiết truyện ngắn rất cô đúc, hàm súc, (3) truyện ngắn thường chỉ phản ánh một khoảnh khắc, một số phận con người; (4) có sức chứa lớn. Hiện nay, truyện ngắn với lợi thế nhỏ, gọn đang bùng nổ với tốc độ chóng mặt. Người đọc quen thích đọc truyện ngắn trong vài chục phút hoặc trong một vài giờ. Hơn nữa, sau nhiều năm chiếm lĩnh văn đàn, thơ, kịch, tiểu thuyết dường như đang vắt kiệt về khả năng hồi sinh đổi mới thể loại. Trong khi đó truyện ngắn còn là mảnh đất tương đối trống, điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi để các cây bút trẻ khẳng định tài năng. Ở Việt Nam, truyện ngắn cũng vì thế mà nở rộ đạt được những thành tựu nổi bật. Lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại đương đại Việt Nam gắn liền với truyện ngắn. Là thể loại năng động, bộ xương cấu thành thể loại của truyện ngắn luôn thay đổi do tác động của điều kiện lịch sử, văn hoá, xã hội. Thế kỷ XX truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục vượt trội lên trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ những năm hai mươi với sự đóng góp của Nguyễn Bá Học, Phạm Huy Tốn, Hồ Biểu Chánh,… Đến những năm 1930 – 1945, truyện ngắn phát triển vượt bậc với tên tuổi của Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Vũ Bằng… Từ sau Cách mạng tháng Tám, truyện ngắn có chững lại nhưng vẫn chảy liên tục với tên tuổi: Trần Đăng, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Thị Thường, Lê Minh, Nguyễn Minh Châu… Trước 1975, do tác động của điều kiện hoàn cảnh chiến tranh yêu cầu của Đảng về một nền văn nghệ cổ vũ, động viên cho hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng mang đặc trưng “ký hoá” “sử thi hoá” rõ nét. Trong điều kiện hoàn cảnh mới của đất nước sau 1975, thể loại nhạy cảm này chắc chắn có những thay đổi quan trọng. Giới nghiên cứu cũng như giới sáng tác hầu như đều 5 thống nhất sau 1975, truyện ngắn là thể loại gặt hái nhiều thành công, “được mùa thể loại”. 1.2. Truyện ngắn Đỗ Chu trong dòng chảy lịch sử văn học trước Đổi mới 1.2.1. Vài nét về tác giả Đỗ Chu Đỗ Chu tên thật là Chu Bá Bình. Bút danh Đỗ Chu lấy họ mẹ họ cha ghép thành. Ông sinh năm 1943 tại Phủ Lạng Thương, Bắc Giang (có một số tài liệu viết là năm 1944). Đỗ Chu vào nghề viết từ 1962, khi còn ngồi trên ghế nhà trường với truyện ngắn Ao làng trích trên tạp chí Văn nghệ quân đội. Từ năm 1962, khi những truyện ngắn đầu tay của Đỗ Chu ra đời, văn đàn đã xôn xao tán tụng. Ông sớm nổi tiếng với những truyện ngắn đầy phong vị trữ tình. Nối tiếp những thành công từ các truyện đầu tay đó, các tuyển tập truyện ngắn của Đỗ Chu đã ra đời. Với hơn 40 năm cầm bút, Đỗ Chu đã miệt mài viết thử sức với rất nhiều thể loại văn học như tiểu thuyết, tùy bút, ký sự… nhưng bạn đọc nhớ tới ông nhiều hơn cả vẫn là với truyện ngắn. Đỗ Chu đã vinh dự được nhận giải Nhà nước về văn học - nghệ thuật năm 2001, giải thưởng Hội Nhà văn năm 2003 với tác phẩm Một loài chim trên sóng, nhận giải văn học ASEAN năm 2004. Giải thưởng quốc tế này thêm một lần nữa khẳng định đóng góp của Đỗ Chu đối với văn học dân tộc đồng thời tôn vinh vị thế của văn học Việt Nam trên bản đồ văn học khu vực. Hai tập truyện ngắn Chuyện màu hạ Lão Mai gồm 35 truyện ngắn xuất sắc được chính nhà văn tuyển chọn được Nhà xuất bản Văn học in tháng 11/2010. 1.2.2. Dòng chảy lịch sử văn học trước Đổi mới vị thế truyện ngắn Đỗ Chu Con đường văn nghiệp của Đỗ Chu trải qua hai giai đoạn: trước sau năm 1975. Hai giai đoạn này đã chứng kiến những đổi mới nghệ thuật tư duy của nhà văn. 1.2.2.1 Giai đoạn trước năm 1975 Hiện thực được phản ánh trong văn học 1945-1975 nói chung gắn bó chặt chẽ với cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, âm vang hào khí thời đại. Đómột hiện thực vận động xuôi chiều nhìn chung rất lạc quan (trừ một số bài thơ chống Pháp có nói đến cái bi tráng). Lúc này, văn học là vũ khí đấu tranh làm nhiệm vụ chiến đấu, hướng tới mục tiêu tất cả cho chiến thắng. Đặc biệt vào những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ trước, cả dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ miền Bắc vừa như náo nức, mê say trước những phác họa đầu tiên của Kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời lại cũng trải qua ngay cái phập phồng, chờ đợi cuộc trường chinh lần thứ hai trước những diễn tiến mau lẹ của cách mạng miền Nam. Phải thấy cội nguồn của cả hai tác động tâm lý ấy mới lý giải được chất lãng mạn bao trùm khắp xã hội lúc bấy giờ. Trong một bối cảnh như thế, những truyện ngắn của Đỗ Chu không chỉ là sự phản ánh tâm lý của thế hệ anh, mà sự đón nhận, tung hô tài năng trẻ Đỗ Chu là minh chứng xác đáng cây bút trẻ này đã cất lên một tiếng nói tươi tắn, mới lạ để kể lại những ước ao, khát vọng, cách sống của thế hệ mình. Chuyện mùa hạ - tập 1, bắt đầu từ truyện ngắn đầu tay Hương cỏ mật. Truyện ngắn này, theo nhà văn Nguyễn Trí Huân, khi xuất hiện đã gây xôn xao trong tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1963. 18 truyện ngắn trong Chuyện mùa hạ in từ năm 1963 – 1972, giai đoạn Ðỗ Chu vừa 6 rời trường cấp III đã tham gia ngay vào quân đội, đối diện trực tiếp với chiến tranh phá hoại của Mỹ. 1.2.2.2. Giai đoạn sau năm 1975 Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất. Hơi thở chủ yếu của thời kỳ chiến tranh không còn nữa, xã hội bước vào một thời kỳ hậu chiến đầy cam go đang lần mò tìm con đường phát triển mới. Không khí xã hội lịch sử này đã tác động rất nhiều đến các nhà văn trong đóĐỗ Chu. Mười năm đầu sau hòa bình thống nhất đất nước (1975 - 1985) có thể coi là bước đệm, là sự chuẩn bị cần thiết trong đó văn học đã dần thoát khỏi quán tính của giai đoạn văn học trước 1975. Từ sau 1986, văn học Việt Nam trong đótruyện ngắn đã thể hiện một bước nhảy vọt thể hiện sự đổi mới không ngừng. Lão Mai, tuyển tập 17 truyện ngắn được Đỗ Chu sáng tác sau năm 1975. Ngọn lửa, truyện ngắn đầu của tập sinh ra ngay chiến thắng năm 1975, khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất đã thể hiện khá rõ tính chất cầu nối trong hai giai đoạn văn học trên. Những truyện ngắn tiếp theo như Mê lộ, Mảnh vườn xưa hoang vắng, Người của muôn năm trước, Họa mi hót, Một loài chim trên sóng… lại là minh chứng cho sự đổi mới về cả tư tưởng hình thức nghệ thuật của truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986. Lão Mai là tập hợp những sáng tác của một nhà văn đã có nhiều trải nghiệm cuộc sống trải nghiệm văn hóa, để nhìn rõ thêm cuộc đời bằng con mắt minh triết phương Ðông, chín chắn tỉnh táo. Những tâm sự đa chiều của nhiều tầng lớp, nhiều phía được ông rọi chiếu, chứ không bó hẹp ở phạm vi người lính, kể cả những người do thời cuộc chính trị mà phiêu lạc. Chính vì thế Lão Mai làm rõ hơn một Ðỗ Chu so với tập 1 – Chuyện mùa hạ: thuần Việt, sâu sắc, đằm thắm và thâm trầm. 1.3. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong dòng chảy lịch sử văn học đương đại 1.3.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Huy Thiệp viết văn khá muộn, tác phẩm đầu tiên của anh ra mắt bạn đọc khi đã 37 tuổi (Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950). Con đường đến với văn học của Nguyễn Huy Thiệp đầy bươn trải, sóng gió nhưng cũng không thiếu hoa hồng. Ông viết rất nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh, tiểu luận văn chương tiểu thuyết mini nhưng để lại ấn tượng đặc biệt với người đọc là truyện ngắn. Nguyễn Huy Thiệp đột ngột xuất hiện chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát được đăng trên báo văn nghệ (1987). Tiếp đó truyện Tướng về hưu đã gây chấn động dư luận xã hội… Dần dần từng bước, bằng tài năng của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã chọc thủng được bức màn vốn dửng dưng, nằm trong trạng thái tĩnh của công chúng. Nhắc tới anh, người ta nhớ Tướng về hưu gây xôn xao văn đàn trong một thời gian dài, bởi một cách viết rạch ròi, lạnh lùng đến trần trụi; nhớ Muối của rừng tưởng như không đâu, tẻ nhạt mà hóa ra lại đượm nhiều ý vị thâm trầm, kín đáo sâu sắc; nhớ Một thoáng Xuân Hương với phong cách lịch lãm, mang đậm phong vị kẻ sỹ Bắc hà; nhớ Con gái thuỷ thần lẫn lộn hư thực, huyền ảo phiêu diêu… Với mỗi một truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp như đang làm một cuộc phiêu lưu cho ngòi bút mà cũng là tự phác ra chân dung văn học của mình. 7 1.3.2. Dòng chảy lịch sử - văn học sau Đổi mới vị thế truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Từ sau 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất nhưng cũng là thời kì đầy khó khăn thử thách đối với dân tộc Việt Nam. Trong 10 năm đầu sau ngày thống nhất đất nước (1975 - 1985), Việt Nam tập trung vào nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, cải tạo phát triển kinh tế với những mong muốn tiến nhanh, tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng do hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh, lại chịu sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, cộng với sự chủ quan duy ý chí của chúng ta, nên đất nước Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc. Kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, chiến tranh biên giới xảy ra, các thế lực thù địch bao vây, cô lập Việt Nam, niềm tin của nhân dân giảm sút Từ năm 1986, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đổi mới tư duy, tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Sự đổi mới này đã mở ra chân trời mới cho văn học dân tộc. Sau chiến tranh, đất nước thống nhất, hoà trong không khí đổi mới của đất nước, văn nghệ cũng được cởi thoát sau khi đã đọc Lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa, các nhà văn được trả lại đúng với vị trí sứ mệnh của mình với tư cách là một chủ thể sáng tạo nghệ thuật đích thực. Sự đổi mới tư duy này đã sản sinh ra một thế hệ văn chương mới, trong đóNguyễn Huy Thiệp. Có thể nói “hiện tượng Nguyễn huy Thiệp là sản phẩm tất yếu của sự gặp gỡ giữa tài năng với khát vọng dân chủ đổi mới mà sự vận động ý thức xã hội cũng như văn học sau 1975 đem lại” (Nguyễn Hải Hà - Nguyễn Thị Bình). Tiểu kết Đỗ Chu Nguyễn Huy Thiệp là hai nhà văn tiêu biểu, có vị trí quan trọng cho những thời kỳ văn học trước sau năm 1986. Mỗi tác phẩm của họ khi xuất hiện đều trở thành những “tâm chấn” trong đời sống văn xuôi Việt Nam mỗi giai đoạn. Đặt truyện ngắn Đỗ Chu Nguyễn Huy Thiệp vào dòng chảy lịch sử dân tộc để thấy được sự đổi mới vận động của truyện ngắn Việt Nammột xu hướng tất yếu hợp quy luật. Chương 2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VẬN ĐỘNG VỀ NỘI DUNG CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN ĐỖ CHU NGUYỄN HUY THIỆP 2.1. Sự tiếp cận, chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực. Mỗi thời kì lịch sử lại mang đến cho văn học những đề tài, những nội dung khác nhau cũng như đề ra cho văn học những yêu cầu khác nhau. Văn học thời kì trước 1975 sau 1975 là hai giai đoạn điển hình cho đặc điểm này. Hai giai đoạn này đã chứng kiến sự đổi mới rất lớn trong quan niệm phản ánh hiện thực. Ta có thể thấy điều này trong sự đổi mới về đề tài, nội dung, chủ đề của các tác phẩm. 8 2.1.1. Sự chiếm lĩnh hiện thực khách quan của Đỗ Chu Đỗ Chu đã có lần bộc lộ quan điểm của mình: “Cái chân đế của một tác phẩm chính là sự gắn bó với đời sống”. Cũng chính bởi xuất phát từ ý thức nghệ thuật này mà sáng tác của ông luôn bám rễ sâu xa từ cội nguồn cuộc sống. Giai đoạn 1945 - 1975 là giai đoạn bão táp nhất của lịch sử dân tộc, vì thế văn học cũng sôi nổi hào hùng hơn bao giờ hết. Thời kỳ này, chính đất nước đã vinh danh cho các nhà văn, đã làm thăng hoa những giá trị lớn lao của dân tộc. Nảy sinh từ mảnh đất hiện thực này, văn học giai đoạn này nói chung truyện ngắn Đỗ Chu nói riêng đã thể hiện tư duy sử thi, cảm hứng ngợi ca, đề tài gắn liền với vận mệnh dân tộc. Với tâm hồn nghệ sĩ bay bổng, lãng mạn, tinh tế, nhạy cảm nhưng cũng đầy nhiệt huyết tinh thần chống giặc ngoại xâm. Đỗ Chu ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, những nghĩ suy, trăn trở thế giới tình cảm phong phú nhạy cảm của người lính nơi tuyến lửa như Tuân (Hương cỏ mật), Huân trong Ráng đỏ. Ngoài ra, không trực tiếp phản ánh hiện thực tàn khốc của chiến tranh, Đỗ Chu hướng ngòi bút vào việc ca ngợi những con người hậu phương giàu niềm tin nghị lực. Họ đã cống hiến hết mình để chung tay xây dựng cuộc sống mới, góp phần chi viện cho tiền tuyến. Tác phẩm của ông là bức tranh đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt bình thường của người dân trong các làng quê như trong Mùa cá bột, Mận trắng, Phù sa… Có thể thấy hiện thực cuôc sống đã được Đỗ Chu lý tưởng hóa, thi vị hóa nên dẫu phản ánh chiến tranh vẫn thấy lấp lánh sắc màu lạc quan, tin yêu vào tương lai đất nước dân tộc. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng cảm hứng ngợi ca đã chắp cánh cho những trang văn của Đỗ Chu bay bổng. Giai đoạn nửa sau thập kỷ 70 nửa đầu thập kỷ 80, Đỗ Chu vẫn sáng tác nhưng những truyện ngắn của ông chưa gây được tiếng vang trong đời sống văn học. Nhưng sau đó, với tâm huyết sự nỗ lực không ngừng nghỉ, Đỗ Chu đã đem đến cho người đọc những tác phẩm đặc sắc như Mê lộ, Cánh đồng không có chân trời, Mảnh vườn xưa hoang vắng,… Ở những truỵện ngắn này, người đọc thấy cảm hứng bi kịch đã xuất hiện dần dần đậm đặc. Đề tài chiến tranh người lính vẫn được Đỗ Chu khai thác nhưng với những bình diện hiện thực hoàn toàn mới. Tác giả đã xoáy sâu vào những bi kịch đời thường của người lính như Đống trong Mảnh vườn xưa hoang vắng hay Hoàng Trữ trong Mê lộ khi bước ra khỏi chiến tranh. Rõ ràng Đỗ Chu đã có một cái nhìn khác về hiện thực đây chính là sự phá cách của ngòi bút Đỗ Chu thời kỳ đầu đổi mới. Tiếp đó, Đỗ Chu đã tiếp nối dòng chảy đổi mới với hàng loạt truyện ngắn mang cảm hứng thế sự như Lão Mai, Họa mi hót, Người của muôn năm trước, Một loài chim trên sóng, Tất cả những mặt trái trong hiện thực đời thường đã được nhà văn Đỗ Chu khai thác sâu sắc. Bức tranh tâm trạng của con người với các góc khuất của số phận được Đỗ Chu phản ánh rõ nét. Chất lãng mạn cách mạng ngày nào đã nhường chỗ cho đôi mắt nghiêm nghị, nhìn vào sự thật nói thẳng sự thật. 2.1.2. Sự chiếm lĩnh hiện thực đời sống của Nguyễn Huy Thiệp Sau 1975, các nhà văn không chỉ dừng lại ở phản ánh mà còn nghiền ngẫm hiện thực. Trước đây, hoàn cảnh chiến tranh không cho phép họ khám phá tận cùng sự phức tạp, bề bộn, ngổn ngang của đời sống. Giờ đây, do yêu cầu của thời đại, do nhu cầu tự thân của hoạt động sáng tạo, hiện thực đời sống đi vào văn chương vẹn 9 nguyên sự đa chiều của nó, được soi sáng, cày xới cả những phần khuất lấp, mờ tối. Các nhà văn trong đóNguyễn Huy Thiệp thể hiện tư duy chiêm nghiệm trong những đề tài thế sự, đời tư. Nếu như truyện ngắn Đỗ Chumột bản tình ca mang âm hưởng vừa trữ tình vừa hào hùng về cuộc sống thì truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lại là một sân khấu cuộc đời với đầy đủ trạng thái “hỉ, nộ, ái, ố”, với những đắng cay âm thầm, chua chát cùng những mảnh vỡ của hiện thực sắc lạnh đến ghê người. Mang trong mình những biến động âm thầm mà mãnh liệt của đời sống kinh tế, xã hội, tâm lý Việt Nam từ sau 1975, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã chạm đến chiều sâu cơ cấu xã hội nhân tâm. Truyện của Nguyễn Huy Thiệp từ Tướng về hưu, Muối của rừng, Huyền thoại phố phường, Những bài học nông thôn, Những người thợ xẻ, Không có vua đến Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết… “đều là những tín hiệu thức tỉnh sự chú ý của người đọc”. Những Không có vua, Những người thợ xẻ, Huyền thoại phố phường… tái hiện hiện thực cuộc sống dội lên là một thế giới phân rã với đầy xáo trộn, là âm vang của cuộc khủng hoảng xã hội, là sự rạn vỡ các chuẩn mực truyền thống. Nhà văn đã rọi luồng ánh sáng cực mạnh vào thế giới hiện thực, lách sâu vào đời sống đào sâu những mạch ngầm ở trong tâm hồn con người, thăm những tầng ngầm bí ẩn của quy luật nhân sinh nhằm khơi gợi nỗi lo âu ý thức phản tỉnh sâu sắc ở người đọc. Không còn bị che phủ bởi hào quang chiến thắng, Nguyễn Huy Thiệp buộc chúng ta đối mặt với thực trạng xã hội phi lý, đầy bất cập thời hậu chiến, với cơ chế thị trường thực dụng làm tha hóa tính người, với trạng thái cô độc, lạc loài của cá nhân trong một cộng đồng xã hội đã đứt tung mối dây liên hệ bền chặt. Tiểu kết Nhìn vào văn học nghệ thuật, chúng ta thấy được lịch sử dân tộc trong đó. Mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau ta lại thấy được những cách phản ánh hiện thực khác nhau, tạo nên nét đặc trưng thẩm mĩ của mỗi giai đoạn văn học. Văn học giai đoạn từ 1986 đến nay có những sự thay đổi trong cách phản ánh lý giải hiện thực so với giai đoạn văn học trước 1986. Đósự đổi mới cần thiết cũng là tất yếu trong quá trình vận động phát triển của văn học. Soi vào truyện ngắn của Đỗ Chu Nguyễn Huy Thiệp, người đọc nhận thấy truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói chung đã có sự chuyển đổi từ tư duy sử thi với một khoảng cách khó vượt giữa nhà văn đối tượng mà nhà nghiên cứu nổi tiếng Bakhtin gọi là “khoảng cách sử thi”, sang kiểu tư duy mới: suy ngẫm về hiện thực, suy ngẫm về cái đương đại đang diễn ra, “cái đương đại chưa hoàn thành”. Về đề tài, từ sự gắn liền với vận mệnh dân tộc, truyện ngắn thời kỳ đổi mới đã có sự lột xác dần với những đề tài thế sự đời tư, xu hướng ngợi ca cũng được thay thế bằng cái nhìn phê phán hiện thực. Sự vận động này đã thể hiện sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật của các nhà văn sau năm 1975 đặc biệt là sau Đổi mới. Mối quan hệ giữa văn học cuộc sống vẫnmột vấn đề quan trọng trong văn học từ 1986 trở lại đây. Nhà văn không thể nhìn cuộc đời bằng con mắt hời hợt, phiến diện, một chiều. Không thể chỉ ca tụng cái đẹp đẽ nhìn thấy bên ngoài mà làm ngơ hoặc bỏ qua những chai sần của cuộc sống. Có những vấn đề nhìn bên ngoài tưởng xấu xí nhưng bên trong lại rất đẹp. có những điều vẻ ngoài đẹp lung linh huyền ảo nhưng đằng sau nó lại không hề như vậy. Họ có độ lùi so với quá khứ để nhìn cuộc chiến khách quan, đa diện với những khám phá ở tầng sâu nhân tính, tầng sâu dân tộc 10 hơn. Có khi họ viết về cuộc sống của đất nước hòa bình không còn thấy sự đơn giản một chiều mà là một hiện thực phong phú, đa dạng, đi sâu vào bản chất người, vào tâm thức con người. Trở lại với hiện thực đời thường, chọn những con người, những sự việc bình thường lâm tiêu điểm, đặt nó vào quỹ đạo quan sát của văn học các nhà văn đâ khơi vào nguồn mạch mới để làm giàu thêm cho nhận thức sinh hoạt tinh thần của con người. Ở các truyện ngắn này, văn học bỗng trở thành “những vui buồn của đời người, là sự chiêm nghiệm về những gì được mất, là hồi ức về quá khứ dự cảm về tương lai, là trầm tư về lẽ tồn vong của con người, trong mối quan hệ với xâ hội, tự nhiên vũ trụ”. Sự thay đổi trong nội dung chiếm lĩnh hiện thực của các nhà văn trong hai giai đoạn trước sau 1975 đã chứng tỏ sự thay đổi vị thế tư duy nghệ thuật của nhà văn. 2.2. Từ quan niệm về con người đến những kiểu nhân vật đặc trưng Văn học cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Nhận xét trên của nhà văn Nguyễn Minh Châu nói lên được sứ mệnh cao cả của văn chương là phản ánh một cách sinh động trung thực về con người. Mỗi thời kỳ văn học, mỗi nhà văn lại thể hiện quan niệm riêng về con người từ đó xây dựng những kiểu mẫu nhân vật khác nhau trong tác phẩm của mình. Nhân vật chính là chìa khóa giúp người đọc khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn. 2.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người những kiểu nhân vật trong truyện ngắn Đỗ Chumột nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, được sống trong những năm tháng hào hùng của dân tộc, lại được sinh trưởng trên mảnh đất Kinh Bắc – một trong những cái nôi văn hóa của dân tộc, Đỗ Chu đã sớm định hình cho mình một quan niệm riêng về con người cuộc sống. “Với tấm lòng nhân hậu, bao dung và gần như tuyệt đối tin vào tình người, tình đời, Đỗ Chumột quan niệm về con người hết sức trong sáng, nhân ái vị tha. Trong thế giới nhân vật của Đỗ Chu không có kẻ ác rất ít cái xấu”, “hầu như chỉ có nhân vật chính diện”. Quan niệm về con người này của Đỗ Chu đã chi phối thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ông. Các kiểu nhân vật quen thuộc là: 2.2.1.1. Nhân vật đời thường với những vẻ đẹp thời đại, hòa mình vào đời sống cộng đồng Là bộ phận của nền văn học chiến tranh, truyện ngắn Đỗ Chu gắn với kiểu nhà văn - chiến sĩ, nhà văn - cách mạng. Họ phát ngôn cho tiếng nói thời đại, nhân danh kinh nghiệm cộng đồng. Giai đoạn này, nhân vật trung tâm của văn học nói chung truyện ngắn Đỗ Chu nói riêng là những người có sự kết tinh các phẩm chất cao quý của cộng đồng, gắn bó số phận mình với số phận đất nước. Đó là những người anh hùng đại diện cho giai cấp, cho dân tộc thời đại. Thời đạiĐỗ Chu đang sống là thời đại “ra ngõ gặp anh hùng”. Đó là lý do ta bắt gặp trong sáng tác của Đỗ Chu những đặc tính của người anh hùng. Hình tượng nhân vật trung tâm trong sáng tác của ông là thế hệ trẻ tuổi, với khát khao hoài bão cháy bỏng, những con người mang trong mình lý tưởng sống cao đẹp như người thanh niên trong Đường qua nhà, Nghĩa trong Một người lính trở về, Trọng trong Tâm sự người ở lại, Hàm-người lính lái xe Chuyên – cô thanh niên xung phong làm giao [...]... mới Từ Đỗ Chu đến Nguyễn Huy Thiệp, người đọc đã phần nào thấy được quá trình đổi mới ấy của truyện ngắn Viết Nam Sự vận động của truyện ngắn Việt Nam qua hai hiện tượng Đỗ Chu Nguyễn Huy Thiệp là “hai cái mốc đánh dấu hai thời kỳ văn học nước ta, bằng hai tài năng trẻ cùng viết truyện ngắn: Đỗ Chu là người thể hiện chất thơ của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, còn Nguyễn Huy Thiệp thì 20 thể hiện chất... hiện tượng truyện ngắn tiêu biểu, điển hình ở hai thời kì khác nhau như Đỗ Chu Nguyễn Huy Thiệp một hướng nghiên cứu mới, phù hợp với xu hướng phê bình văn học hiện đại hiện nay Nó góp phần tạo nên một góc nhìn mới về thể loại truyện ngắn, truyện ngắn Đỗ Chu, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đặt trong cách nhìn lịch đại đồng đại Trước hết, sự thay đổi trong chiếm lĩnh hiện thực khách quan quan... người, đây là một bước chuyển quan trọng cho truyện ngắn Nhìn lại quan niệm nghệ thuật về con người của Đỗ Chu Nguyễn Huy Thiệp, người đọc phần nào thấy được phong cách, giọng điệu riêng của hai nhà văn, đồng thời thấy được sự vận động của truyện ngắn Việt Nam sau Đổi mới Sau Nguyễn Huy Thiệp, hoàn toàn không thiên cưỡng để nói rằng, một diện mạo mới của truyện ngắn Việt Nam đã hình thành Trong giai... có hậu a Truyện không có cốt truyện Từ những năm 60, với tác động của văn học dịch, nhất là truyện ngắn của Pauxtốpxki (K Paustovski), truyện ngắn Việt Nam đã dần dần xuất hiện loại truyện ngắn không có cốt truyện chặt chẽ: một số truyện trong tập Rẻo cao của Nguyên Ngọc, trong hai tập Trăng sáng Đôi bạn của Nguyễn Ngọc Tấn, nhất là các truyện ngắn của Đỗ Chu Loại truyện “không có chuyện” này... tập thể của giai đoạn văn học trước Chương 3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VẬN ĐỘNG VỀ NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN ĐỖ CHU NGUYỄN HUY THIỆP 3.1 Sự vận động về nghệ thuật xây dựng cốt truyện kết cấu 3.1.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “là hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức 13 theo yêu cầu tư tưởng nghệ thuật nhất định tạo thành một bộ... độc giả về một xã hội hiện đại đang bộc lộ những mặt trái Kiểu truyện này cũng thể hiện cái nhìn sự phản ánh hiện thực một cách chân thực nhất quán của Nguyễn Huy Thiệp trước hiện thực cuộc sống b Cốt truyện phức tạp Với cảm hứng ngợi ca một thế giới nhân vật thuần nhất, truyện ngắn Đỗ Chu thường có cốt truyện giản dị đào sâu vào những cảm xúc bên trong thì truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lại... chung sự vận động của truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói riêng Nhìn tổng thể, sự vận động của truyện ngắn sau 1975 đã diễn ra giống như một cuộc nhận đường toàn diện sâu sắc: từ ý thức nghệ thuật đến hành vi sáng tạo, từ tư tưởng đến thi pháp Sự vận động ấy hướng mạnh mẽ đến những nỗ lực cách tân nhằm đổi mới thể loại truyện ngắn việc nghiên cứu, giải mã sự vận động của truyện ngắn bằng cách... riêng Đỗ Chu Nguyễn Huy Thiệp, một đằng là cái tinh tế, mượt mà, giàu chất thơ, lãng mạn, thậm chí có thể gọi là “đóa hoa hiền nõn nà của một mùa xuân non dại ngây thơ”; một đằng là sự đặc của một kiếp người, một thời đại lịch sử với những bi kịch con người lịch sử dữ dội ác liệt Qua hai hiện tượng truyện ngắn này, độc giả đã phác thảo được biểu đồ lịch sử văn học Việt Nam nói chung sự vận. .. phận cơ bản, quan trọng trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự kịch” Cốt truyện đóng vai trò quan trọng trong thể tự sự 3.1.1.1 Cốt truyện trong truyện ngắn Đỗ Chu Đọc truyện ngắn Đỗ Chu, độc giả có thể nhận ra sáng tác của ông chủ yếu được cấu tạo theo hai loại hình cột truyện chính là: truyện không có truyện cốt truyện có những tình huống, chi tiết bất ngờ thường đưa... hơn những bi kịch cuộc sống của con người những mặt trái trong xã hội hiện đại Một loạt những truyện ngắn như Cánh đồng không có chân trời, Mảnh vườn xưa hoang vắng, Một loài chim trên sóng, Mê lộ, Ngày đang trôi,… đều có kết cấu này 3.1.2.2 Kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Nếu như truyện ngắn Đỗ Chu thường giản dị chu n mực thi kết cấu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường phức tạp,

Ngày đăng: 17/01/2014, 14:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan