1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp 1

244 437 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 244
Dung lượng 10,4 MB

Nội dung

luận văn

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG CHÍ THÔNG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Nhân học văn hoá Mã số: 62 31 65 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC VĂN HOÁ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1 PGS.TS.Phạm Quang Hoan 2 PGS.TS Hà Đình Thành Hà Nội - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận án là kết quả điều tra thực địa và thu thập tư liệu của tác giả luận án Nghiên cứu sinh Đặng Chí Thông LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án Tiến sĩ về đề tài : Lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở Tuyên Quang, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: - Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội – nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện về thời gian để tôi hoàn thành chương trình học tập và bản luận án này; - Học viện Khoa học xã hội và Khoa Dân tộc học đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án; - Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang, Lãnh đạo và đồng bào Cao Lan ở các địa phương nơi tôi đã tiến hành nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ và cộng tác giúp tôi thu thập thông tin, tư liệu của luận án; - Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã chia sẻ, khích lệ tôi trong thời gian thực hiện luận án; - Tập thể hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Quang Hoan và PGS TS Hà Đình Thành đã tư vấn, định hướng khoa học rõ ràng cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án Tập thể hướng dẫn đã có những ý kiến gợi mở và đóng góp trực tiếp vào các nội dung nghiên cứu của luận án Xin chân thành cảm ơn Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2013 Nghiên cứu sinh Đặng Chí Thông MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 3 Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu 3 4 Nguồn tư liệu của luận án 5 5 Đóng góp của luận án .6 6 Cấu trúc của luận án 6 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHÁT QUÁT VỀ NGƯỜI CAO LAN 7 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 7 1.1.1.Tổng quan nghiên cứu về người Cao Lan ở Việt Nam .7 1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về lễ hội và lễ hội của người Cao Lan .13 1.2 Cơ sở lý thuyết .17 1.2.1 Một số khái niệm cơ bản 17 1.2.2 Hướng tiếp cận .21 1.2.3 Lý thuyết nghiên cứu 21 1.3 Phương pháp nghiên cứu 24 1.4 Khái quát về người Cao Lan ở Việt Nam và tỉnh Tuyên Quang 25 1.4.1 Một số đặc điểm về dân số và địa bàn cư trú 25 1.4.2 Một số đặc điểm về kinh tế .28 1.4.3 Một số đặc điểm về văn hoá vật chất .30 1.4.4 Một số đặc điểm về văn hoá xã hội 33 1.4.5 Một số đặc điểm về văn hoá tinh thần 36 Tiểu kết chương 1 .45 Chương 2: CÁC LỄ HỘI Ở ĐÌNH VÀ NGOÀI ĐÌNH CỦA NGƯỜI CAO LAN .47 2.1 Các lễ hội ở đình 47 2.2.1 Lễ hội đình Giếng Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn 47 2.2.2 Lễ hội đình làng Minh Cầm, xã Đội Cấn, huyện Yên Sơn 62 2.2.3 Lễ hội đình làng Mãn Hoá, xã Đại Phú, huyện Sơn Dương 78 2.2.4 So sánh lễ hội đình làng của người Cao Lan ở điểm nghiên cứu 80 2.3 Các lễ hội ngoài đình 81 2.3.1 Lễ hội ngoài đình của người Cao Lan ở xã Kim Phú 81 2.3.2 Lễ hội ngoài đình của người Cao Lan ở xã Đội Cấn 83 2.3.3 Lễ hội ngoài đình của người Cao Lan ở xã Đại Phú .90 2.4 Các lễ hội đình làng của người Cao Lan ở các địa phương khác 91 2.4.1 Lễ hội đình làng Ngọc Tân, xã Ngọc Quang, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ .91 2.4.2 Lễ hội xuống đồng ở Xóm Mới, xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc 96 Tiểu kết chương 2 104 Chương 3: CÁC GIÁ TRỊ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở TUYÊN QUANG TRONG BỐI CẢNH MỚI .106 3.1 Bối cảnh mới và quan điểm bảo tồn, phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống .106 3.1.1 Bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập 106 3.1.2.Quan điểm của Đảng, Nhà nước và tỉnh Tuyên Quang về bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống 108 3.2 Các giá trị lễ hội của người Cao Lan trong bối cảnh hiện nay 114 3.2.1 Giá trị văn hoá 114 3.2.2 Giá trị lịch sử 116 3.2.3 Giá trị kinh tế 117 3.2.4 Giá trị xã hội trong đời sống đương đại .118 3.3 Biến đổi của lễ hội truyền thống 119 3.3.1 Biến đổi về không gian và hình thức tổ chức lễ hội 119 3.3.2 Biến đổi của các nghi lễ và các trò chơi 122 3.3.3 Biến đổi trong nhận thức về vị trí, vai trò của lễ hội trong đời sống cộng đồng .124 3.4 Một số giải pháp phát huy các giá trị lễ hội truyền thống của người Cao Lan 125 3.4.1 Nhóm giải pháp về chính sách 126 3.4.2 Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội .129 3.4.3 Nhóm giải pháp về văn hoá 130 3.4.4 Tiếp tục đẩy mạnh sưu tầm, nghiên cứu .131 Tiểu kết chương 3 131 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 133 4.1 Vai trò của lễ hội trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Cao Lan 133 4.2 Phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống phục vụ phát triển 136 4.3 Vai trò của cộng đồng người Cao Lan trong quản lý lễ hội 142 Tiểu kết chương 4 145 KẾT LUẬN 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO .152 PHỤ LỤC 162 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam Lễ hội là dịp bày tỏ sự tôn vinh, tưởng niệm những người đã được cộng đồng suy tôn, bao gồm các vị nhân thần, thiên thần và cả những hiện tượng tự nhiên - xã hội khác Lễ hội chứa đựng các giá trị văn hoá truyền thống đã được chắt lọc, kết tinh qua nhiều thế hệ như lối sống, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hoá nghệ thuật Các giá trị ấy có tác động sâu sắc đến việc hình thành cốt cách, tình cảm, diện mạo văn hoá của cộng đồng, là những thành tố quan trọng cấu thành nền văn hoá truyền thống Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc Nhiều năm qua, lễ hội truyền thống ở Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm: có khi lắng xuống, có khi lại phát triển ồ ạt, thiếu tính tổ chức Trong những nguyên nhân của thời kỳ lắng xuống ấy có thể kể đến những nguyên nhân khách quan như chiến tranh hay kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn; trong những nguyên nhân chủ quan phải kể đến việc nhận thức và cách thức quản lý của các nhà quản lý văn hóa - xã hội; có lúc người ta coi tổ chức lễ hội là một sự lãng phí, tốn kém tiền của của nhân dân, là mê tín dị đoan… nên đã đưa ra những quyết định quản lý lễ hội nặng về cấm đoán hành chính, thiếu căn cứ khoa học Chính vì thế, nhiều lễ hội truyền thống không được vận hành theo đúng qui luật của văn hóa, nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội theo đó cũng bị mai một dần Trong những năm gần đây, tình hình dường như có xu hướng ngược lại, lễ hội phát triển ồ ạt, không được định hướng một cách có tổ chức, khoa học và nhiều yếu tố ngoại lai đã xuất hiện trong lễ hội Các nhà quản lý văn hóa đã nhận thức rõ hơn về lễ hội và coi lễ hội là nhu cầu thực sự, khách quan của nhân dân; nhu cầu này cần phải được thoả mãn một cách chính đáng Tuy nhiên, họ lại phải đứng trước một tình huống quản lý không hề đơn giản: không thể đưa ra những quyết định cấm như thời kỳ trước đây, 2 nhưng cũng chưa thể đưa ra những quyết định khác có thể định hướng, điều chỉnh tình trạng phát triển ồ ạt của lễ hội hiện nay Văn hoá của người Cao Lan ở Tuyên Quang, trong đó có lễ hội truyền thống đã có từ lâu đời, trở thành một bộ phận không thể tách rời của văn hoá các dân tộc ở Việt Nam Những giá trị văn hoá trong lễ hội đã hình thành nên cốt cách tình cảm, diện mạo của cộng đồng người Cao Lan Những lễ hội ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác, trải qua những thăng trầm biến động của lịch sử, được chắt lọc, bổ sung trở thành bản sắc văn hoá rất riêng của người Cao Lan Việc nhận diện đầy đủ và nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở Tuyên Quang sẽ góp phần làm cho bản sắc văn hoá Việt Nam càng thêm rõ nét “đa dạng và thống nhất, thống nhất trong đa dạng” Thông qua việc nghiên cứu lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở Tuyên Quang, luận án còn cung cấp những luận cứ khoa học, giúp các cấp chính quyền địa phương nhận rõ những giá trị đích thực của nó để có hướng bảo tồn, kế thừa và phát huy một cách phù hợp các giá trị văn hoá truyền thống nhằm phục vụ việc xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh ở cơ sở Đồng thời góp phần vào việc xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay Với những lý do trên, chúng tôi chọn Lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang làm đề tài luận án tiến sĩ Nhân học văn hoá của mình 2 Mục tiêu nghiên cứu - Trên cơ sở tập hợp, khảo tả và phân tích các tư liệu, luận án tập trung làm rõ những đặc điểm cùng những giá trị văn hoá trong lễ hội truyền thống của người Cao Lan 3 - Chỉ ra những biến đổi của lễ hội truyền thống của người Cao Lan trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá với các tộc người khác cùng cư trú trong vùng - Bước đầu so sánh những tương đồng và khác biệt trong lễ hội truyền thống của người Cao Lan giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh Tuyên Quang - Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống Cao Lan trong bối cảnh phát triển và hội nhập 3 Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án - Luận án đi sâu tìm hiểu các loại hình lễ hội, những biến đổi của lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở một số địa phương trong tỉnh Tuyên Quang 3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án - Phạm vi nghiên cứu là lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở Tuyên Quang, trong đó chú trọng nghiên cứu bối cảnh không gian, diễn biến và những biến đổi của lễ hội Nghiên cứu lễ hội theo lịch đại và đồng đại để thấy rõ những nét đặc trưng, các giá trị văn hoá, xã hội của lễ hội cả trong truyền thống và hiện nay 3.3 Địa bàn nghiên cứu Luận án chọn địa bàn nghiên cứu chính là tỉnh Tuyên Quang Vì Tuyên Quang là tỉnh có người Cao Lan cư trú đông nhất trong cả nước và nhiều lễ hội truyền thống của người Cao Lan vẫn còn duy trì cho đến ngày nay Nghiên cứu được tập trung thực hiện tại hai huyện có người Cao Lan cư trú tập trung nhất: Yên Sơn và Sơn Dương - Huyện Yên Sơn + Làng Giếng Tanh, xã Kim Phú: Làng Giếng Tanh, nơi có lễ hội đình Giếng Tanh nổi tiếng của người Cao Lan vẫn được duy trì cho đến ngày nay Địa bàn nghiên cứu chủ yếu của luận án là làng Giếng Tanh, xã Kim Phú Xã Kim Phú có số dân là 8.250 người, với 1.970 hộ trong đó người 4 Cao Lan là 6.325 người, chiếm gần 12% so với tổng số 54.095 người Cao Lan có mặt tại Tuyên Quang Người Cao Lan ở Kim Phú sống thành từng thôn, cả xã có 22 thôn, trong đó một số thôn chủ yếu là người Cao Lan, rất ít các dân tộc khác sống xen kẽ Mặc dù chỉ cách thành phố Tuyên Quang 7km, nhưng Kim Phú không bị ảnh hưởng của lối sống đô thị Kim Phú được coi là nơi đầu tiên người Cao Lan đến sinh sống ở Tuyên Quang và làng Giếng Tanh được coi là nơi đầu tiên người Cao Lan đặt chân đến Tuyên Quang Hiện nay, 100% các gia đình trong làng đều là người Cao Lan và lễ hội ở đình làng Giếng Tanh luôn thu hút được đông đảo người Cao Lan và các dân tộc khác trong vùng đến dự + Làng Minh Cầm, xã Đội Bình: Làng Minh Cầm với lễ hội đình làng Thiên Cầm đang có xu hướng được phục hồi và phát triển Làng Minh Cầm, xã Đội Bình, huyện Yên Sơn cách thành phố Tuyên Quang 15 km về hướng Tây – Nam, có dân số 7.639 người, chủ yếu là người Kinh và người Cao Lan Người Cao Lan có 1.864 người, cư trú tập trung tại 3 làng, kinh tế chủ yếu là làm nông nghiệp Làng Minh Cầm hiện nay vẫn còn lưu giữ được đình làng và các lễ hội đình làng truyền thống của người Cao Lan - Huyện Sơn Dương + Làng Mãn Hóa, xã Đại Phú: Trên địa bàn làng Mãn Hoá, lễ hội đình làng đã từng diễn ra trong lịch sử, nhưng từ sau năm 1975, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, lễ hội đình làng Mãn Hoá không được duy trì cho đến ngày nay Xã Đại Phú, huyện Sơn Dương cũng là địa bàn cư trú lâu đời của người Cao Lan Mặc dù các lễ hội truyền thống không còn được tổ chức như ở làng Giếng Tanh, xã Kim Phú, nhưng người Cao Lan ở Đại Phú vẫn giữ được nhiều nét đặc trưng trong phong tục tập quán Dân số của xã là 10.014 người, trong đó người Cao Lan có 6.550 người Xã Đại Phú tuy không còn 5 đình làng nhưng nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Cao Lan vẫn còn được lưu giữ Ngoài Tuyên Quang, Luận án còn nghiên cứu lễ hội của người Cao Lan ở làng Ngọc Tân, xã Ngọc Quang, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và xã Quang Yên, huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phúc Làng Ngọc Tân với 100% người Cao Lan, nằm cách Quốc lộ 70 đi Yên Bái 2km Làng vẫn còn giữ được ngôi đình được xây dựng từ năm 1880 Lễ hội đình làng Ngọc Tân vẫn được tổ chức hàng năm Nhiều phong tục tập quán của người Cao Lan ở Ngọc Tân vẫn còn được duy trì - Quang Yên là xã miền núi của huyện Sông Lô, giáp huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang Người Cao Lan ở Quang Yên có 370 hộ, 1450 nhân khẩu, chiếm 25% dân số toàn xã, cư trú tập trung ở 4 thôn: Xóm Mới (Bản Mo), Đồng Dong, Đồng Dạ, Đồng Găng Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Cao Lan là làm nông nghiệp Đình của người Cao Lan chỉ còn ở thôn Xóm Mới thờ Thành hoàng làng làng và 5 vị tướng Các sinh hoạt truyền thống của người Cao Lan trong vùng chủ yếu vẫn diễn ra ở đình làng Xóm Mới 4 Nguồn tư liệu của luận án Nguồn tư liệu sử dụng trong luận án chủ yếu là tài liệu điền dã do tác giả luận án thu thập tại địa bàn nghiên cứu Tác giả đã kế thừa một phần nội dung luận văn Thạc sĩ đã hoàn thành từ năm 2003 Trong thời gian thực hiện luận án, tác giả đã tiến hành khảo sát nhiều đợt, ở nhiều địa bàn khác nhau để tìm hiểu, nghiên cứu về lễ hội của người Cao Lan tại các địa phương của tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc Bên cạnh đó, tác giả luận án còn sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp như các văn bản về chủ trương, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống; các số liệu thống kê của Trung ương và địa phương; các tài liệu về kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang Ngoài ra, tác ... Nam .7 1. 1.2 Tổng quan nghiên cứu lễ hội lễ hội người Cao Lan .13 1. 2 Cơ sở lý thuyết .17 1. 2 .1 Một số khái niệm 17 1. 2.2 Hướng tiếp cận . 21 1. 2.3 Lý thuyết nghiên... cảnh 11 4 3.2 .1 Giá trị văn hoá 11 4 3.2.2 Giá trị lịch sử 11 6 3.2.3 Giá trị kinh tế 11 7 3.2.4 Giá trị xã hội đời sống đương đại .11 8 3.3 Biến đổi... NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHÁT QUÁT VỀ NGƯỜI CAO LAN 1. 1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 1. 1 .1. Tổng quan nghiên cứu người Cao Lan Việt Nam 1. 1 .1. 1 Các nghiên cứu

Ngày đăng: 04/12/2013, 09:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Alessandro Falassi (2005), “Lễ hội”, in trong cuốn Folklore một số thuật ngữ đương đại, Ngô Đức Thịnh - Frank Proschan (Chủ biên), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. tr. 130-140 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội”, in trong cuốn "Folklore một số thuật ngữ đương đại
Tác giả: Alessandro Falassi
Nhà XB: Nxb. Khoa học Xã hội
Năm: 2005
2. A.Schultz, E.& H.Lavenda, R. (2001), Nhân học. Một quan điểm về tình trạng nhân sinh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân học. Một quan điểm về tình trạng nhân sinh
Tác giả: A.Schultz, E.& H.Lavenda, R
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
3. Toan Ánh (1992), Tìm hiểu phong tục Việt Nam, nếp cũ, tết, lễ, hội hè, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu phong tục Việt Nam, nếp cũ, tết, lễ, hội hè
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1992
4. Ban chỉ đạo Trung ương (2002), Kỷ yếu hội nghị sơ kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các tỉnh phía Bắc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội nghị sơ kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các tỉnh phía Bắc
Tác giả: Ban chỉ đạo Trung ương
Năm: 2002
5. Beverly J. Stoeltje (2005), “Lễ hội”, in trong cuốn Folklore một số thuật ngữ đương đại, Ngô Đức Thịnh - Frank Proschan (Chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 141-153 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội”, in trong cuốn "Folklore một số thuật ngữ đương đại
Tác giả: Beverly J. Stoeltje
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2005
6. Nguyễn Chí Bền (1993), Tín ngưỡng và mê tín trong lễ hội truyền thống, in trong cuốn Hội nghị - hội thảo về lễ hội, Vụ Văn hoá quần chúng và Thư viện xuất bản, Hà Nội, tr. 82-107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị - hội thảo về lễ hội
Tác giả: Nguyễn Chí Bền
Năm: 1993
7. Nguyễn Chí Bền (Trưởng ban tuyển chọn) (2000), Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam", Nxb Văn hóa dân tộc và Tạp chí "Văn hóa nghệ thuật
Tác giả: Nguyễn Chí Bền (Trưởng ban tuyển chọn)
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc và Tạp chí "Văn hóa nghệ thuật"
Năm: 2000
8. Nguyễn Chí Bền (2001), Nhìn lại tình hình sưu tầm nghiên cứu lễ hội cổ truyền Việt Nam trong thế kỷ XX, trong Một thế kỷ sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr. 292- 323 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một thế kỷ sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian
Tác giả: Nguyễn Chí Bền
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2001
9. Bonifacy A . (1902), Une mission chez les Mans D’octobre 1901 à la fin de Janvier, p.74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Une mission chez les Mans D’octobre 1901 à la fin de Janvier
Tác giả: Bonifacy A
Năm: 1902
10. Bonifacy A , (1905), Monographie des Mans Cao Lan, Revue Indochinoise, N 13, 15/7/1905, p.899 – 928 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Monographie des Mans Cao Lan, Revue Indochinoise
Tác giả: Bonifacy A
Năm: 1905
11.Bộ Văn hóa - Thông tin (1993). Hội nghị – hội thảo về lễ hội, Vụ Văn hoá quần chúng và Thư viện xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị – hội thảo về lễ hội
Tác giả: Bộ Văn hóa - Thông tin
Năm: 1993
12.Bộ Văn hóa - Thông tin (1998), Một số giá trị văn hóa cổ truyền với đời sống văn hóa ở cơ sở nông thôn hiện nay, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giá trị văn hóa cổ truyền với đời sống văn hóa ở cơ sở nông thôn hiện nay
Tác giả: Bộ Văn hóa - Thông tin
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 1998
13.Bộ Văn hóa – Thông tin (1999), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: Thực tiễn và giải pháp, Văn phòng Bộ Văn hoá - Thông tin, Báo Văn hoá, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: Thực tiễn và giải pháp
Tác giả: Bộ Văn hóa – Thông tin
Năm: 1999
14.Bộ Văn hóa - Thông tin (2000), Điển hình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, Bộ Văn hóa - Thông tin xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điển hình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
Tác giả: Bộ Văn hóa - Thông tin
Năm: 2000
15.Bộ Văn hoá – Thông tin (2001), Quy chế tổ chức lễ hội (ban hành kèm theo Quyết định cố 39/2001/QĐ- BVH-TT ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế tổ chức lễ hội
Tác giả: Bộ Văn hoá – Thông tin
Năm: 2001
16.Bộ Văn hoá - Thông tin (2002), Tài liệu hội nghị sơ kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2002, Việt Trì Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hội nghị sơ kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2002
Tác giả: Bộ Văn hoá - Thông tin
Năm: 2002
17.Bộ Văn hóa - Thông tin (2003), Kỷ yếu tổng kết công tác văn hóa thông tin 2002, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu tổng kết công tác văn hóa thông tin 2002
Tác giả: Bộ Văn hóa - Thông tin
Năm: 2003
18.Bộ Văn hóa - Thông tin (2003), Đề cương văn hoá Việt Nam 1943: Những giá trị tư tưởng - văn hoá, Viện Văn hoá - Thông tin và Văn phòng Bộ xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương văn hoá Việt Nam 1943: "Những giá trị tư tưởng - văn hoá
Tác giả: Bộ Văn hóa - Thông tin
Năm: 2003
19.Bộ Văn hóa - Thông tin (2004), 60 năm đề cương văn hoá Việt Nam (1943-2003), Viện Văn hoá - Thông tin xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 60 năm đề cương văn hoá Việt Nam (1943-2003)
Tác giả: Bộ Văn hóa - Thông tin
Năm: 2004
20.Bộ Văn hoá - Thông tin (2012), Công điện số 234 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá,Thể thao và Du lịch về công tác tổ chức lễ hội năm 2012, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công điện số 234 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá,Thể thao và Du lịch về công tác tổ chức lễ hội năm 2012
Tác giả: Bộ Văn hoá - Thông tin
Năm: 2012

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ đình làng Giếng Tanh - Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp 1
Hình 1 Sơ đồ đình làng Giếng Tanh (Trang 55)
Hình 2: Sơ đồ đình làng Minh Cầm - Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp 1
Hình 2 Sơ đồ đình làng Minh Cầm (Trang 73)
Bảng 2: So sánh mức độ ảnh hưởng văn hoá của các dân tộc khác  tới người Cao Lan - Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp 1
Bảng 2 So sánh mức độ ảnh hưởng văn hoá của các dân tộc khác tới người Cao Lan (Trang 127)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w