0
Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

.5 CÁCH BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 5.1 Cách bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THIẾT KẾ THIẾT BỊ THU THẬP NHIỆT ĐỘ VÀ TRUYỀN DỮ LIỆU VỀ SERVER LƯU TRỮ SỬ DỤNG DỊCH VỤ GPRS (Trang 54 -54 )

.5.1 Cách bố trí thí nghiệm

Do sản phẩm sau khi thiết kế không được nhỏ gọn và chắc chắn như mong muốn nên việc bố trí thí nghiệm ngoài thực tế là chưa thực hiện được. Vì vậy thí nghiệm thu thập dữ liệu nhiệt độ môi trường được thực hiện giới hạn ở nhiệt độ phòng

Dữ liệu nhiệt độ sau khi thu thập nhiệt độ được thể hiện trong Hình 3.24 với: - Data 1: nhiệt độ trong ngày 22 đến 23 tháng 11 năm 2013

- Data 2: Nhiệt độ trong ngày 23 đến 24 tháng 11 năm 2013 - Data 3: Nhiệt độ trong ngày 24 đến 25 tháng 11 năm 2013 - Data 4: Nhiệt độ trong ngày 25 đến 26 tháng 11 năm 2013 - Data 5: Nhiệt độ trong ngày 26 đến 27 tháng 11 năm 2013

Hình 3.25: Đồ thị thay đổi của nhiệt độ trong các ngày khảo sát

.5.2 Kết quả đạt được

Sau quá trình thực hiện, tuy còn hạn chế nhưng về cơ bản thiết bị do tôi thiết kế đã đạt được những tính năng như sau:

 Dung lượng lưu trữ tối đa là 255 mẫu, 12 byte/mẫu. Định dạng gói tin mỗi mẫu được trình bày như Bảng 3.1.

 Các thông số định thời như chu kỳ lấy mẫu, khoảng thời gian đóng mở chức năng truyền nhận GSM trên SIM900 được cài đặt dễ dàng thông qua 1 tin nhắn SMS.

 Thiết bị có khả năng cập nhật trạng thái định kỳ (các thông số như tình trạng PIN, số lượng mẫu và nhiệt độ hiện tai tại nơi thu thập), tự động kết nối và truyền dữ liệu về server lưu trữ chính khi lấy đủ số lượng mẫu cần thiết.

 Thông tin nhiệt độ môi trường từ thiết bị gửi về có thể lưu trữ được với định dạng file text (có phần đuôi mở rộng “.txt”)

 Yếu tố tiết kiệm năng lượng rất được chú trọng trong thiết kế này và nó được thể hiện thông qua các yếu tô:

- Giảm tối đa dòng điện tĩnh (sử dụng các IC nguồn có dòng điện tĩnh rất nhỏ).

- Tối ưu hóa phần cứng (bằng cách sử dụng bộ nhớ FRAM trên VĐK MSP430FR5739)

- Chỉ cho phép module SIM900 hoạt động khi có dữ liệu cần truyền nhận.

Cách tính dòng điện tiêu thụ thực tế của thiết bị:

- Dòng điện khi không có hoạt động truyền nhận dữ liệu GSM/GPRS (ở trạng thái thường trực) sau khi dùng đồng hồ đo (đồng hồ VOM) được kết quả gần 15 mA (bao gồm cả dòng tải của LED báo nguồn và LCD hiển thị thông tin)

- Dòng điện đo được trong khoảng thời gian có hoạt động truyền nhận dữ liệu GSM/GPRS gần 95 mA. Suy ra, dòng điện tiêu thụ của riêng module SIM900 vào khoảng 80 mA. Với tốc độ truyền nhận dữ liệu GPRS vào khoảng 2 giây/mẫu tin, dung lượng lưu trữ tối đa là 255 mẫu do đó khoảng thời gian cần thiết tối đa bằng 8.5 phút. Mỗi lần đánh thức

Với, Ttruyền nhận dữ liệu= 8.5 + 20 = 28.5 phút = 0.475 giờ. Suy ra:

Itotal = (15 * 24)+(80 * 0.475) = 398 mA/ngày. Trong đó:

- Ithường trực là dòng điện mà thiết bị hoạt động khi chưa có hoạt động truyền nhận dữ liệu GSM/GPRS.

- ISIM900 là dòng điện khi module SIM900 được kích hoạt để truyền nhận dữ liệu GSM/GPRS.

- Tthường trực là khoảng thời gian mà thiết bị hoạt động trong trạng thái thường trực

- Ttruyền nhận dữ liệu là khoảng thời gian mà thiết bị cho phép xảy ra việc truyền nhận dữ liệu GSM/GPRS trên module SIM900.

Trong đề tài này tôi chọn sử dụng loại PIN Li-on 3.7 V có dung lượng 3000mAh theo tính toán tuổi thọ PIN có thể duy trì khoảng 7 ngày tuy nhiên trong quá trình theo dõi thì chỉ được hơn 4 ngày lý do là vì dung lượng PIN thực tế có thể không đạt như chỉ dẫn hoặc có thể do điều kiện bảo quản không tốt nên dung lượng PIN bị rò rĩ đáng kể.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THIẾT KẾ THIẾT BỊ THU THẬP NHIỆT ĐỘ VÀ TRUYỀN DỮ LIỆU VỀ SERVER LƯU TRỮ SỬ DỤNG DỊCH VỤ GPRS (Trang 54 -54 )

×