Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về định danh từ vựng, luận văn tập trung nghiên cứu về hệ thống từ ngữ gọi tên riêng như: địa danh, nhân danh, hệ thống từ ngữ gọi tên chungnhư: những sản p
Trang 1MỤC LỤC
Trang Lơì mở đầu
Quy ước trình bày
Mục lục 1
Dẫn nhập 5
0.1 Lí do chọn đề tài 5
0.2 Phạm vi nghiên cứu 6
0.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
0.3.1 Mục đích nghiên cứu 6
0.1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
0.4 Lịch sử vấn đề 7
0.4.1 Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ 7
0.4.2 Nghiên cứu định danh trong tiếng Việt và trong PNNB 8
0.5 Phương pháp nghiên cứu 10
0.6 Bố cục luận văn: 11
Chương một: Một số vấn đề về Nam Bộ và định danh 13
1.1 Một số vấn đề chung về Nam Bộ 13
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên 14
1.1.1.1 Địa hình, đất đai 14
1.1.1.2 Khí hậu, thuỷ văn 14
1.1.1.3 Sông rạch 15
1.1.1.4 Đảo, bờ biển và rừng 16
1.1.1.5 Hệ quả 16
1.1.2 Đặc điểm xã hội 18
1.1.2.1 Nguồn gốc dân cư 18
1.1.2.2 Đời sống và tổ chức xã hội 20
1.1.3 Đặc trưng văn hoá Nam Bộ 23
Trang 21.1.3.1 Văn hoá và các thành tố văn hoá 23
1.1.3.2 Đặc trưng văn hoá Nam Bộ 23
1.1.3.3 Sự biến đổi và giao thoa văn hoá ở Nam Bộ 28
1.1.4 Phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ 29
1.1.4.1 Kh.niệm PN; từ đ.phương,phân vùng,xác định vùng PNNB 29
1.1.4.2 Đặc điểm phương ngữ Nam Bộ 32
1.1.4.3 Sự tiếp xúc ngôn ngữ ở Nam Bộ 37
1.2 Định danh từ vựng 38
1.2.1 Khái niệm định danh 38
1.2.2 Định danh từ vựng 40
1.2.3 Đặc trưng văn hoá trong định danh 46
1.3 Tiểu kết 50
Chương hai: Hệ thống từ ngữ gọi tên riêng 51
2.1 Địa danh 51
2.1.1 Nguồn gốc 51
2.1.2 Cấu tạo 54
2.1.3 Phương thức biểu thị 61
2.1.4 Ngữ nghĩa 67
2.2 Nhân danh 70
2.2.1 Nguồn gốc 71
2.2.2 Cấu tạo 72
2.2.3 Phương thức biểu thị 79
2.2.4 Ngữ nghĩa 81
2.3 Tiểu kết 84
Chương ba: Hệ thống từ ngữ gọi tên chung .86
3.1 Định danh động vật 86
3.1.1 Nguồn gốc 88
3.1.2 Cấu tạo 88
3.1.3 Phương thức biểu thị 90
Trang 33.1.4 Ngữ nghĩa 92
3.2 Định danh thực vật 93
3.2.1 Nguồn gốc 95
3.2.2 Cấu tạo 95
3.2.3 Phương thức biểu thị 96
3.2.4 Ngữ nghĩa 98
3.3 Định danh công cụ, phương tiện sản xuất và sinh hoạt .99
3.3.1 Nguồn gốc 100
3.3.2 Cấu tạo 101
3.3.3 Phương thức biểu thị 102
3.3.4 Ngữ nghĩa 104
000
3.4 Định danh đơn vị đo lường dân gian 106
3.4.1 Nguồn gốc 107
3.4.2 Cấu tạo 107
3.4.3 Phương thức biểu thị 107
3.4.4 Ngữ nghĩa 108
3.5 Định danh về sông nước và hoạt động trên sông nước 113
3.5.1 Nguồn gốc 0 3.5.1 Nguồn gốc 113
3.5.2 Cấu tạo 114
3.5.3 Phương thức biểu thị 115
3.5.4 Ngữ nghĩa 116
3.6 Định danh những sản phẩm được chế biến từ nông sản, thuỷ sản 117
3.6.1 Nguồn gốc 118
3.6.2 Cấu tạo 118
3.6.3 Phương thức biểu thị 119
3.6.4 Ngữ nghĩa 121
Trang 5người nhân hậu là sức lôi cuốn những ai yêu quý và quan tâm đến cuộc sống conngười nơi đây
0.1.2 Phương ngữ Nam Bộ (PNNB), từ địa phương Nam Bộ không nhữngphản ánh cách phân cắt hiện thực của người Nam Bộ mà nó còn mang những nétvăn hoá rất đặc trưng của vùng đất mới Đây là nguồn đề tài hấp dẫn cho các nhàvăn hoá học, ngôn ngữ học… Nghiên cứu định danh trong ngôn ngữ chính là nghiêncứu mối quan hệ giữa văn hoá, ngôn ngữ và tư duy Mối quan hệ này thể hiện ởnhiều cấp độ khác nhau trong ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Trong đó,cấp độ từ vựng là rõ ràng nhất
Định danh có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống con người Nếu đốitượng xung quanh con người không có tên gọi thì con người sẽ mất phương hướng,
ảnh hưởng đến giao tiếp và tư duy “Mất cái tên gọi con người sẽ mất một trong những khả năng định hướng trong thế giới quanh mình” [9; 167] Định danh từ
vựïng trong PNNB là một vấn đề khá thú vị và chưa được các nhà Việt ngữ họcquan tâm Qua việc nghiên cứu về đặc điểm định danh từ vựng, đề tài thử góp phần
lí giải một phần đặc điểm của PNNB Đồng thời, qua đó hiểu thêm về môi trường tựnhiên, xã hội, thấy được nét độc đáo về văn hoá của miền đất tận cùng Tổ quốc này
0.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về định danh từ vựng, luận văn tập trung nghiên cứu về hệ thống
từ ngữ gọi tên riêng (như: địa danh, nhân danh), hệ thống từ ngữ gọi tên chung(như: những sản phẩm được chế biến từ nông sản, thuỷ sản; các loại động thực vật;những công cụ, phương tiện lao động và sinh hoạt của con người; những đơn vị đolường dân gian và nhóm từ liên quan đến sông nước) sau khi tìm hiểu về những vấn
đề chung về Nam Bộ và về định danh Như vậy, đối tượng khảo sát của chúng tôibao gồm từ và ngữ định danh Luận văn cũng chỉ nghiên cứu phương thức địnhdanh trực tiếp, không có điều kiện nghiên cứu phương thức gián tiếp
Sở dĩ chúng tôi giới hạn như vậy vì một mặt, bản thân không đủ năng lực,khuôn khổ luận văn không cho phép; mặt khác, chỉ khảo sát hệ thống từ ngữ nóitrên bởi vì những từ ngữ này được sử dụng nhiều trong đời sống cộng đồng người
Trang 6dân Nam Bộ, gắn bó với môi trường tự nhiên, thể hiện được đặc trưng văn hoá Nam
Bộ
0.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
0.3.1 Mục đích nghiên cứu: Từ kết quả nghiên cứu tiếng nói của người
Nam Bộ thông qua các tài liệu có được của các tác giả đi trước, qua thực tiễn lời ăntiếng nói hằng ngày của người dân địa phương, luận văn nhằm tìm hiểu về địnhdanh từ vựng của PNNB, đưa ra những nhận xét bước đầu về những đặc điểm cótính quy luật trong việc định danh hiện thực của tiếng nói Nam Bộ Đó cũng chính
là đặc điểm ngôn ngữ – văn hoá của vùng đất này
0.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đặt ra
những nhiệm vụ sau:
+ Tìm hiểu về đặc điểm về tự nhiên và xã hội của Nam Bộ
+ Tìm hiểu đặc trưng văn hoá của Nam Bộ
+ Nêu lên những đặc điểm của PNNB
+ Nghiên cứu về sự tri nhận hiện thực qua việc định danh từ ngữ trongPNNB
0.4 Lịch sử vấn đề
0.4.1 Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ
Nghiên cứu PNNB có các tác giả tiêu biểu:
- Hoàng Thị Châu (1989) nghiên cứu PNNB trong phương ngữ Nam (như
cách chia vùng của tác giả) và với công trình Tiếng Việt trên các miền đất nước của
mình Bà chú ý đặc biệt đến vấn đề ngữ âm: “Tác giả dựa vào những phương phápcủa ngôn ngữ học và phương ngữ học để miêu tả, phân tích, giới thiệu với bạn đọcnhững biến thể địa phương của tiếng Việt, lí giải các nguyên nhân xã hội và các quyluật biến đổi ngữ âm đã tạo ra sự đa dạng đó” [8; 5,6] Tác giả cho rằng đây là sựkhác biệt đáng tin cậy và thể hiện lịch sử phát triển của tiếng Việt Tuy nhiên, vìranh giới phân vùng của tác giả về phương ngữ Nam quá rộng, do đó có một số vấn
đề về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, tác giả đã có những nhận xét không chỉ dànhriêng cho PNNB
Trang 7- Nguyễn Văn Ái (1994): Do cách phân vùng của tác giả khác với Hoàng Thị
Châu - hẹp hơn vềø phạm vi địa lí, do đó ông miêu tả đặc trưng ngôn ngữ vùng này
cụ thể hơn Cách xác định vùng PNNB của tác giả trùng khớp với ranh giới địa líhiện nay Đây cũng là quan điểm phân vùng của tác giả luận văn Các công trìnhnghiên cứu của Nguyễn Văn Ái về PNNB khá nhiều Tuy nhiên, cuốn được giới
nghiên cứu nhắc đến nhiều hơn là Từ điển phương ngữ Nam Bộ
- Trần Thị Ngọc Lang (1995): Công trình khoa học (PTS) của bà nghiên cứu
tương đối toàn diện về PNNB Từ công trình này, tác giả đã cho xuất bản cuốn
Phương ngữ Nam Bộ – những khác biệt về từ vựng – ngữ nghĩa so với phương ngữ Bắc Bộ Ngoài ra, bà còn có nhiều bài viết khác về PNNB, trong đó đáng chú ý là bài viết Điểm khác biệt về ngữ pháp của phương ngữ Nam Bộ (so sánh với Bắc Bộ)
(Tạp chí Ngôn ngữ số 2/ 2002)
- Hồ Lê (1992) cùng với nhóm tác giả của mình (Huỳnh Lứa, Thạch Phương,
Nguyễn Quang Vinh) nghiên cứu PNNB dưới góc nhìn văn hoá trong Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Bộ.
- Cao Xuân Hạo (2001) lại đặc biệt quan tâm tới hệ thống âm vị của các
phương ngữ Ông đối chiếu hệ thống âm vị của PNNB với phương ngữ Hà Nội,Nam Trung Bộ, cả phát âm cổ để tìm ra nét khu biệt của hệ thống âm vị trongphương ngữ này Đây là ý kiến của ông trong bài viết “Hai vấn đề âm vị học của
phương ngữ Nam Bộ” in trong Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm ngữ pháp ngữ nghĩa.
- Bùi Khánh Thế (2001) và nhóm cộng tác trong Mấy vấn đề về tiếng Việt
hiện đại đã dành một số trang nghiên cứu đặc điểm ngữ âm của PNNB qua đặc
điểm ngữ âm tiếng Sài Gòn mà tác giả cho đó là tiếng Nam Bộ chuẩn
- Huỳnh Công Tín (1999) nghiên cứu về ngữ âm PNNB với luận án tiến sĩ
Hệ thống ngữ âm tiếng Sài Gòn (So sánh với phương ngữ Hà Nội và một số phương ngữ khác ở Việt Nam) Ngoài ra, anh cũng có một số bài viết về ngôn từ của PNNB,
cách diễn đạt của người dân vùng ĐBSCL
0.4.2 Nghiên cứu định danh trong tiếng Việt và trong phương ngữ Nam Bộ
Trang 8- Nguyễn Đức Tồn (2002): Trong công tình Tìm hiểu đặc trưng văn hoá dân
tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác)
của mình, ông đã đưa ra một số vấn đề về lí thuyết định danh ngôn ngữ; tìm hiểuđặc điểm dân tộc của định danh động vật, thực vật, bộ phận cơ thể người… so sánhvới ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Nga Đây là một công trình nghiên cứu theohướng lí thuyết thuộc về lĩnh vực tâm lí – ngôn ngữ học tộc người – một lĩnh vựckhá mới mẻ đối với ngành ngôn ngữ học Việt Nam
Trước đó, ông cũng đã có một bài viết Đặc trưng dân tộc của tư duy ngôn ngữ qua hiện tượng từ đồng nghĩa (Tạp chí Ngôn ngữ số 3/ 1993) ít nhiều liên quan
đến lĩnh vực này
- Đỗ Hữu Châu (1998, 1999) trong Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Từ vựng
ngữ nghĩa tiếng Việt đã dành nhiều trang nói về chức năng định danh của tín hiệu
ngôn ngữ Ông khẳng định vai trò quan trọng của định danh trong giao tiếp và tưduy của con người, miêu tả một cách cụ thể và thuyết phục quá trình định danhtrong tiếng Việt Tuy nhiên, ông chỉ thừa nhận định danh ở cấp độ từ, không thừanhận định danh ở cấp độ cụm từ (trừ cụm từ ở dạng định danh hóa) và câu Ông chocụm từ tự do chỉ có chức năng biểu vật
- Lí Toàn Thắng (2002, 2005): Một phần quan trọng trong cuốn Mấy vấn đề
Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương và đặc biệt là cuốn Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt của ông là công trình về đại
cương ngôn ngữ học tâm lí và ngôn ngữ học tri nhận Phần này liên quan đến líthuyết về định danh, về sự phân cắt hiện thực của con người
- Lê Trung Hoa (2002, 2003) đặc biệt chú ý đến mảng địa danh, nhân danh.
Các cuốn sách đáng chú ý về hai mảng này là: Họ và tên người Việt Nam, Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt văn học, Từ điển địa danh Thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh.
- Trịnh Sâm (2002): Cuốn sách Đi tìm bản sắc tiếng Việt của ông là tập hợp
những bài viết về tiếng Việt Trong đó, PNNB và định danh là hai vấn đề có liênquan đến đề tài khảo sát ở đây Ngoài ra, bản sắc văn hoá Việt được ông tìm hiểu
Trang 9qua ngôn ngữ địa phương Nam Bộ Ông gợi ra một số vấn đề thú vị liên quan đếnđịnh danh trong bài viết “Về cơ chế ngữ nghĩa – tâm lí trong tổ hợp song tiết chínhphụ tiếng Việt”.
- Nguyễn Thuý Khanh (1994): Với các bài viết về định danh động vật ở
tiếng Việt và tiếng Việt so sánh với tiếng Nga, tác giả đã cho người đọc nắm đượckhá cụ thể và sâu sắc về một lĩnh vực của định danh trong tiếng Việt Đó là các bài
viết: Đặc điểm định danh tên gọi động vật trong tiếng Việt, Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên động vật tiếng Việt, Đặc điểm định danh của trường tên gọi động vật tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Trong luận văn của mình, chúng tôi muốn khẳng định lại những thành tựucủa các công trình đi trước Tuy nhiên, trước những vấn đề còn tranh cãi, chúng tôicũng chọn cho mình một quan niệm mà theo chúng tôi là có tính thuyết phục vàđược nhiều người đồng tình hơn Chẳng hạn như phân vùng PNNB theo sự phânvùng địa lí như hiện nay, quan điểm võ đoán và phi võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ.Đồng thời, chúng tôi đi sâu vào định danh từ vựng trong PNNB – vấn đề mà các tácgiả đi trước chưa quan tâm nhiều
0.5 Phương pháp nghiên cứu
0.5.1 Đề tài tham khảo các tài liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực như: tựnhiên, lịch sử, văn hoá, xã hội, kinh tế của đồng bằng Nam Bộ; liên quan đến cáclĩnh vực ngôn ngữ học như từ vựng học, ngôn ngữ học tri nhận, ngữ pháp học,phong cách học, ngữ dụng học; đến các tài liệu nghiên cứu về tiếng Việt nói chung,PNNB nói riêng của các nhà ngôn ngữ học uy tín
0.5.2 Phương pháp chủ yếu sử dụng để thực hiện đề tài là phương phápnghiên cứu liên ngành, phương pháp thống kê – phân loại, phương pháp so sánh -đối chiếu, phương pháp miêu tả:
- Vấn đề định danh từ vựng có liên quan đến nhiều ngành khoa học khácnhau như: văn hoá học, tâm lí học, xã hội học, dân tộc học v.v Do đó, khi thực hiện
đề tài, chúng tôi vừa phải có sự vận dụng tổng hợp kiến thức các chuyên ngành, vừa
Trang 10sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành để có thể tìm hiểu đặc điểm định danh
từ vựng trong PNNB một cách toàn diện và sâu sắc
- Tiến hành tập hợp ngữ liệu thu thập được qua các tài liệu khoa học, qua điền dã để làm căn cứ triển khai đề tài hoặc minh hoạ cho các luận điểm Thống kê, phân loại ngữ liệu, tư liệu.
- So sánh các ngữ liệu, số liệu từ vựng đã thống kê được giữa các vùng phương ngữ khác, đối chiếu với các thời kì khác nhau trong PNNB.
- Miêu tả những ngữ liệu minh hoạ cho những nhận xét bước đầu về định
danh các trường từ vựng trong PNNB
Các phương pháp trên chúng tôi không thực hiện riêng lẻ, biệt lập mà phốihợp với nhau trong suốt quá trình nghiên cứu
0.6 Bố cục luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm ba chương Thứ tự tên các chương như sau: Một số vấn đề về Nam Bộ và định danh, Hệ thống từ ngữ gọi tên riêng, Hệ thống từ ngữ gọi tên chung.
Ở chương một, luận văn trình bày các vấn đề về đặc điểm tự nhiên như địahình, đất đai, khí hậu, thuỷ văn, hệ thống sông rạch, đảo, bờ biển và rừng Đây làđiều kiện để tạo nên những ưu thế cũng như hạn chế về môi trường ở vùng đất mới
Nó tác động, chi phối đến đời sống sinh hoạt, đến tâm hồn, tính cách của con ngườinơi đây Ở chương này, luận văn cũng trình bày một số vấn đề về nguồn gốc dân cư,cách tổ chức xã hội rất riêng của Nam Bộ; phác hoạ đôi nét về đặc trưng và sự giaothoa văn hoá ở Nam Bộ Những điều này, không thể không liên quan tới đặc điểmngôn ngữ của người Việt ở phương nam
Luận văn cũng đồng quan điểm với các tác giả đi trước về khái niệm phươngngữ, từ địa phương Chúng tôi cố gắng trình bày một cách ngắn gọn về việc phânvùng phương ngữ trong tiếng Việt, đưa ra quan niệm mà chúng tôi cho là hợp lítrong việc xác định ranh giới vùng PNNB để tiện cho việc nghiên cứu
Luận văn trình bày cơ sở lí luận về định danh, dẫn ra những khái niệm vềđịnh danh, định danh từ vựng Đây là những quan niệm của những nhà ngôn ngữ
Trang 11học có uy tín và được nhiều người thừa nhận Bên cạnh đó, chương này còn quantâm đến các nội dung như quy trình định danh, một số đặc điểm trong định danh từvựng, đặc trưng văn hoá trong định danh Ở đây, chúng tôi cũng chọn cho mình mộtquan niệm về cơ sở định danh (võ đoán và phi võ đoán) trước những quan niệm tráichiều nhau.
Phương ngữ và định danh là hai vấn đề có tính chất cơ sở có thể coi là điểmxuất phát làm định hướng cho việc triển khai đề tài ở chương hai và ba
Nhìn chung, nội dung chương một không mới Tuy nhiên, chúng tôi cố gắngtrình bày ngắn gọn, hệ thống, chọn lọc những ý cơ bản và chỉ nhấn mạnh đến nhữngvấn đề phục vụ cho mục đích của đề tài Mặt khác, chương này cũng có một vài ýkiến nhỏ được nhìn nhận theo quan điểm riêng của tác giả luận văn
Đóng góp chủ yếu của luận văn tập trung ở chương thứ hai và thứ ba Ở haichương này, chúng tôi tập trung trình bày những vấn đề như: đặïc điểm nguồn gốc,đặc điểm cấu tạo, đặc điểm về phương thức biểu thị, đặc điểm ngữ nghĩa trong địnhdanh từ vựng Luận văn lần lượt trình bày các đối tượng định danh mà chúng tôicho là mang dấu ấn rất nhiều của ngôn ngữ vùng đất Nam Bộ
Chương một MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NAM BỘ VÀ ĐỊNH DANH
1.1 Một số vấn đề chung về Nam Bộ
Nam Bộ gồm 19 tỉnh thành, chia thành hai khu vực: miền Đông Nam Bộ(ĐNB) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL, còn gọi là Tây Nam Bộ) ĐNB gồmcác tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh vàthành phố Hồ Chí Minh; ĐBSCL gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, An Giang,
Trang 12Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, VĩnhLong, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ.
Vị trí địa lí Nam Bộ: phía bắc và tây - bắc giáp Cam-pu-chia, tây - nam giápvịnh Thái Lan; đông và nam giáp biển Đông; đông - bắc giáp Tây Nguyên và NamTrung Bộ
Nam Bộ có diện tích: 63.258 km2 (ĐNB: 23.545 km2, ĐBSCL: 39.713 km2),dân cư: 27,3 triệu người (ĐNB:10,8 triệu người; ĐBSCL: 16.5 triệu người) – (sốliệu năm 2001)
Có thể đánh giá chung về Nam Bộ như sau: “Vùng đất Nam Bộ bao gồm cả hai khu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long – địa bàn định cư cuối cùng của những thế hệ lưu dân Việt – là một vùng thiên nhiên vừa hào phóng vừa khắc nghiệt, nơi hàm chứa nhiều tiềm năng phong phú, nơi khí hậu thuận hoà, sông rạch chằng chịt, có nhiều cửa sông lớn thông ra đại dương tạo nên những điều kiện đặc thù cho sự quần cư và sáng tạo đời sống cộng đồng, cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, khai thác thuỷ hải sản, xây dựng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và
mở rộng giao lưu với bên ngoài Tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tính cách, tâm lí, phong cách ứng xử của người Việt ở nơi đây.” [52; 3]
m được cấu tạo bởi phù sa mới có nguồn gốc sông – biển và chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ của thuỷ triều Ở đây, hằng năm nước lũ tràn ra hai bên các bờ sông làm ngập cảmột vùng rộng lớn hàng triệu ha, nhiều nơi ngập tới 2 m vào mùa lũ Vùng không bị
Trang 13ngập có diện tích rộng lớn, đất đai phì nhiêu, là vựa lúa, vựa cây trái nổi tiếng Nam
Bộ
Đất ruộng có thể chia thành hai loại: ruộng núi và ruộng cỏ Ruộng núi còn
gọi là sơn điền, là nơi đất cao, khô, nhiều cây cối, tập trung ở các vùng Bà Rịa, BiênHoà (Đồng Nai), ở các miền đất cao khu vực sông Vàm Cỏ, Mỹ Tho… Ở đây cónhiều bãi, giồng đất màu mỡ, ít lũ lụt, nước ngọt quanh năm Ruộng cỏ còn gọi làthảo điền, là nơi đất thấp, nhiều cỏ lác, sình lầy, mùa khô nứt nẻ lọt bàn chân, tậptrung nhiều ở tả ngạn sông Tiền, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh, RạchGiá, Cà Mau, Bạc Liêu…
1.1.1.2 Khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu Nam Bộ là khí hậu cận xích đạo, nhiệt đới nóng ẩm quanh năm Độ
ẩm trung bình hằng năm từ 80 – 90 % Thời tiết hai mùa mưa, nắng Mùa mưa kéodài từ tháng tư đến tháng mười Lượng mưa dồi dào, 90% lượng mưa tập trung vàomùa mưa ĐBSCL có mùa nước nổi (mỗi năm từ ba đến bốn tháng) Hằng năm cứkhoảng tháng 10 âm lịch có hiện tượng thuỷ triều lên cao nhất Một tháng hai lầnnước rong hay nước lớn (thường vào ngày 15 và 30 âm lịch) và hai lần nước kémhay nước ròng (thường vào ngày 9, 10 và 24, 25 âm lịch) Trong mỗi ngày đều cónước lớn, nước ròng…
Nam Bộ là vùng đất rất đa dạng sinh học Khí hậu - thuỷ văn ở đây tạo điều
kiện cho động thực vật sinh sôi nảy nở, thích hợp cho việc phát triển nguồn sinh vậttrên cạn và dưới nước, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, cho phát triển thuỷ hảisản
Trang 141.1.1.3 Sông rạch
Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch (cả kênh tự nhiên và kênh đào) ở Nam Bộdày đặc, chằng chịt Hệ thống sông Cửu Long với hai nhánh lớn sông Tiền vàsông Hậu Hệ thống sông này tạo ra chín cửa sông trước khi hoà vào biển Đông.Chín cửa đó là (tính theo thứ tự từ Bắc vào Nam): Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông,
Cổ Chiên, Cung Hầu (đúng ra là Cồn Ngao) thuộc sông Tiền và Định An, BaThắc, Trần Đề (sự thực là Trấn Di) thuộc sông Hậu [theo 66; 367] Hệ thống sôngĐồng Nai với mạng lưới sông nhánh khá dày như sông La Ngà, sông Bé, sông SàiGòn…
Các hệ thống sông ngòi, kênh rạch này hình thành nên những vùng châu thổrộng lớn Những dòng sông, kênh rạch ấy không những mang phù sa bồi đắp chođôi bờ mà còn mang nước ngọt tưới mát cho những vườn cây ăn trái sum sê, nhữngcánh đồng thẳng cánh cò bay Sông ngòi, kênh rạch Nam Bộ tạo nên một nền “vănminh sông nước” phát triển, một mạng lưới giao thông thuận lợi và một tiềm năngthuỷ sản dồi dào (sông Cửu Long hằng năm có thể cung cấp hơn chục nghìn tấn cá)
Vùng sông nước ấy đi vào tiếng nói, lời ca của con người nơi đây Chúng ta
có thể bắt gặp rất nhiều những câu như: ”Nhà Bè nước chảy chia hai”, “Vàm nao sóng vỗ lao xao”, “sông Cửa Đại hai chiều nước chảy”, “sông Tiền cá lội xoè vi”,
“Sông dài cá lội biệt tăm”, “Sông sâu nước chảy ngập kiều”, “Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi, buôn bán không lời chèo chống mải mê”… Theo Nguyễn Chí Bền thì
hình ảnh sông nước xuất hiện 85 lần trong 550 bài ca dao về tình yêu lứa đôi ở Nam
Bộ [dẫn theo 52; 66]
1.1.1.4 Đảo, bờ biển và rừng
Nam Bộ còn có những vùng duyên hải và biển với khá nhiều đảo trải dài nhưđảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, đảo Hòn Khoai, đảo Hòn Nghệ… Đảo không chỉ cótác dụng chắn sóng, tạo ra các bãi bồi làm tăng diện tích đất nổi cho cả vùng, màđảo còn cho con người nhiều lâm sản quý khác
Từ Vũng Tàu đến Hà Tiên bờ biển thấp, bằng phẳng, nhiều bãi triều bùn phủkín rừng ngập mặn, có tốc độ tiến ra biển lớn nhất cả nước
Trang 15Ven biển có rừng ngập mặn rộng lớn Từ Cà Mau đến Kiên Giang có rừngnguyên sinh U Minh Thượng, U Minh Hạ Rừng ở đây có nhiều loài động thực vậtquý hiếm Hình ảnh quen thuộc là những sân chim, kèo ong, sếu đầu đỏ; nhữngmênh mông rừng tràm, rừng đước với một trữ lượng than bùn khổng lồ… Có thểnói, rừng ngập mặn Nam Bộ rộng lớn nhất, đa dạng và phong phú nhất trên bán đảoĐông Dương.
1.1.1.5 Do khí hậu, độ ẩm, lượng mưa… có nhiều thuận lợi cho nên Nam Bộ
trở thành một vùng đất trù phú, màu mỡ, phì nhiêu; có thảm thực vật, động vật hếtsức đa dạng phong phú: nhiều loài cây công nghiệp quý như cao su, tiêu, điều…;nhiều loài cây ăn trái đặc sản nổi tiếng như: xoài cát Hoà Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, sầuriêng Ngũ Hiệp, bưởi Năm Roi, nhãn Vĩnh Long, Bạc Liêu, chôm chôm Chợ Lách,quýt Lai Vung, cam Phong Điền, Tam Bình…; động vật có giá trị như chim, ongmật, cá, tôm và nhiều hải sản quý khác
Dấu ấn về một vùng đất “gạo trắng nước trong” in đậm trong những câu tục
ngữ, ca dao: “Cần Thơ gạo trắng nước trong”, “Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai”,
“Cơm Nai, Rịa; cá Rí, Rang” hay:
“Ai ơi về miệt Tháp Mười,
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” (ca dao)
v.v
Trong Gia Định thành thông chí (GĐTTC) có đoạn: “Huyện Kiến Hoà đất màu ruộng tốt, trông bát ngát không cùng, dân đều lấy canh nông làm việc căn bản, nhà nào cũng có kho chứa lúa lộ thiên, thóc gạo đầy ắp” [24; 51]
Nam Bộ có nhiều cảnh đẹp như: Vũng Tàu, Hà Tiên, Long Hải “Trấn Biên Hoà- núi đẹp, nước trong, tục hậu việc ít, sĩ phu chuộng thi thư, nhân dân chăm cày dệt, đều có nghiệp thường cả Văn vật, áo quần, nhà cửa cùng với người Kinh giống nhau” [24;150] Sông nước là cảnh quan nổi bật, chiếm ưu thế ở đây, tiện lợi
cho việc phát triển du lịch sinh thái Nhiều di tích lịch sử: Bến cảng Nhà Rồng, địađạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo, Hội trường Thống Nhất… còn ghi dấu mãi một thờihào hùng của dân tộc Thiên nhiên hào phóng nhưng cũng vô cùng hiểm nguy và
Trang 16khắc nghiệt Đó là cảnh “hùm tha, sấu bắt”, ”Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội tựabánh canh”, vùng nước mặn, đất phèn khó trồng cấy, gió mưa lũ lụt quanh năm v.v
Có thể lấy nhận xét của nhà báo Phan Quang về ĐBSCL để nói về Nam Bộ
nói chung: “…hiện đại và hoang sơ, bí ẩn và cởi mở, giàu có và khó nghèo chen lẫn, Đồng bằng sông Cửa Long hiện lên trước mắt ta ngồn ngộn sức sống” [68;
370]
1.1.2 Đặc điểm xã hội
1.1.2.1 Nguồn gốc dân cư
Những khám phá khảo cổ học trên đất Nam Bộ cho chúng ta biết rằng: từthuở xa xưa, ít nhất là cách ngày nay từ 2500 đến 4000 năm, con người đã có mặttrên vùng đất mới này Họ có mặt đầu tiên ở vùng phù sa cổ (ĐNB), sau đó mới tiếptục hành trình xuống phía tây nam – vùng phù sa mới (châu thổ sông Cửu Long)
Chủ nhân đầu tiên có mặt ở vùng đất Nam Bộ là người Phù Nam, người
Chân Lạp: “Chủ nhân ban đầu của vùng đất Nam Bộ là người Phù Nam mà sách Tấn thư của Trung Hoa mô tả là”đen và xấu xí, tóc quăn, ở trần, đi đất, tính tình mộc mạc, thẳng thắn, không trộm cắp” với hoạt động nông nghiệp và giao thông đường thuỷ rất phát triển Rồi đến thế kỉ VI thì Phù Nam nông nghiệp đã bị người Chân Lạp dương tính hơn thôn tính.” [89; 603].
Từ thế kỉ XVII trở đi, Nam Bộ xuất hiện người Khơme, người Việt NgườiViệt là những lưu dân từ miền Bắc và miền Trung vào Đây là những người dân bầncùng hoặc muốn tránh cuộc phân tranh Trịnh – Nguyễn đẫm máu kéo dài (thế kỉXVII) Họ ra đi để kiếm sống và cũng mong được an thân Lớp nông dân nghèo
khác cũng tiến vào Nam theo chính sách đinh điền của nhà Nguyễn “Trong sự nghiệp 300 năm mở mang, khai phá vùng lãnh thổ phía Nam của đất nước, lớp lớp thế hệ người Việt từ vùng đất sinh tụ lâu đời của mình là châu thổ sông Hồng, sông
Mã và dải đất ven biển miền Trung đã nối tiếp nhau đến lập nghiệp ngày càng đông tại địa bàn Nam Bộ ngày nay.” [52; 3]
Những người dân nghèo này chinh phục vùng đất phía Nam bằng bàn tay
khối óc của mình, bằng sự cần cù, lam lũ: “Họ là những toán tiên phong vũ trang
Trang 17bằng óc phiêu lưu mạo hiểm, bằng cán búa, lưỡi cày, tấm lưới” [59; 60] Hoặc
“Nam Kì được chinh phục không phải bằng thanh gươm vó ngựa mỗi ngày đi hàng chục dặm mà bằng lưỡi cày đôi trâu đi từng bước một” [59; 60].
Thời kì này, còn có lính tráng, các tội đồ bị triều đình bắt buộc vào Nam lậpđồn điền, bảo vệ biên cương một vùng đất nước
Thế kỉ XVII, XVIII, người Hoa từ các tỉnh Triều Châu, Phúc Kiến, QuảngĐông, Quảng Tây, Hải Nam (Trung Quốc) dắt díu nhau nhập cư vào ĐBSCL lậpnghiệp Một số khác vốn là quan quân nhà Minh không chịu khuất phục triều MãnThanh đến đây tị nạn, làm ăn Giữa thế kỉ XVIII, người Chăm (ở Chân Lạp – cuốithế kỉ XVII) chuyển về vùng núi Bà Đen Cả người Pháp, Anh, Mã Lai, Ấn Độ…
cũng có mặt ở Nam Bộ: “Gia Định là đất miền Nam của nước Việt, khi bắt đầu khai thác, dân lưu tán của nước ta và người Đường (tục xưng người Đại Thanh là người Đường, cũng như rợ Ri xưng người Trung Quốc là người Hán, chứ không phải Hán của lưu Hán, Đường của Lí Đường Người Quảng Đông tự nhận là Đường của đời Đường Ngu không phải quá khoe) Người Tây Dương (các nước Phú Lãng Sa, Hồng Mao, Mã Cao (Áo Môn), các nước phương Tây gọi là Tây Dương), người Cao Miên, người Chà Và (phàm 36 cảng ở Mãn Lạt Đa (Malucca) gọi là hải đảo Người Sơn Nam theo đạo Bái Nhật (thờ mặt trời, tóm gọi là Chà Là) Các nước Kiều ngụ phần nhiều ở xen lẫn nhau, mà áo mặc đồ dùng đều nước nào theo lối nước ấy” [24; 143].
Thế kỉ XIX, lưu dân Việt có mặt ngày càng đông ở phía nam sông Hậu nhưLong Xuyên, Rạch Giá… Họ đã chinh phục và biến cải cơ bản vùng đất mới và thuđược những kết quả to lớn Họ đã biến một vùng hoang dại thành vùng đất trù phú,cây trái sum sê
Sau này vào phương Nam còn có lớp dân di cư từ các tỉnh phía Bắc năm
1954 và những người đi xây dựng vùng kinh tế mới sau 1975
1.1.2.2 Đời sống và tổ chức xã hội
Trang 18Người mới đến tiến hành khai hoang, đào kênh, lập làng mới Đặc trưngchung của làng Nam Bộ mang tính mở, không khép kín như kiểu làng Bắc Bộ,Trung Bộ Thôn ấp của nông dân Việt ở Nam Bộ được triển khai tự do, thoáng đãngdọc theo các kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, lợi dụng những điều tự nhiên thuậnlợi, tránh những điều bất lợi Vì sống trong một môi trường mênh mang sông nướcnên người dân sinh hoạt “trên bến dưới thuyền” tấp nập, đi lại chủ yếu bằng thuyền
bằng ghe, thậm chí thuyền, ghe được dùng như là ngôi nhà của người dân ở đây “Ở Gia Định chỗ nào cũng có thuyền ghe hoặc lấy thuyền làm nhà, hoặc lấy thuyền để
đi chợ, thăm bà con, chở củi gạo, đi buôn bán lại càng tiện lợi Thuyền ghe đầy sông, đi lại đêm ngày, mũi thuyền đuôi thuyền liền nhau” [24; 148].
Nam Bộ là nơi quần cư của nhiều dân tộc anh em: người Việt (Kinh), ngườiHoa, người Chăm, người Ấn, người Khơme… Lớp dân cư mới đông nhất vẫn làngười Việt Nơi tập trung đông nhất của họ là những vùng đất dễ làm, có nước ngọt,thuận lợi cho việc trồng lúa nước Đó là những vùng gần sông Vàm Cỏ, sông Tiền,
là đất Bà Rịa, Đồng Nai, Bến Nghé… Người Khơme là dân tộc đông thứ hai ở Nam
Bộ Họ thường định cư, canh tác trên nhữõng nơi đất cao, màu mỡ như giồng, cùlao… thuộc các tỉnh ven biển, nhiều nhất ở hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng Các dântộc lập làng, dựng nhà cạnh nhau, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau trong cuộcsống, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt từ thuở vua Hùng Dân tộc nàotheo phong tục dân tộc đó Tuy có ảnh hưởng nhau nhưng không nhiều
Buổi đầu cuộc sống có phần thoải mái, “làm chơi ăn thật” Con người tin cậyvào sự hào phóng của thiên nhiên:
- “Hết gạo thì có Đồng Nai, Hết củi thì có Tân Sài chở vô” (ca dao)
- “Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua” (ca dao) Đời sống dân chúng dễ chịu, không phải lo cái ăn cái mặc: “Thành Gia Định Việt Nam ta, đất rộng lương thực nhiều, không lo về đói rét, cho nên ít chứa sẵn,
Trang 19tục dân sa hoa, kẻ sĩ đua nhau tài giỏi Người bốn phương ở lẫn nhau, mỗi nhà tự
có tục riêng” [24; 141], “Người Gia Định ngày ăn ba bữa đều ăn cơm cả, cháo gạo cũng ít ăn, huống chi là thứ khác, do thóc gạo thừa thãi, hằng năm không mất mùa đói kém nên như thế” [24; 155]
Tuy nhiên, cuộc sống của họ buổi đầu không phải không có những khó khăn.Khó khăn một phần do công cụ lao động còn thô sơ, chỉ có cái cày, cái cuốc, câyrựa, cái leng… Phần nữa, do thiên nhiên gây không ít khó khăn và ẩn chứa nhiềuhiểm nguy Việc khai phá vùng đất hoang, ban đầu thường là khoảnh đất nằm lọtgiữa một vùng rậm rạp, lầy trũng, con người luôn phải đương đầu với những mốinguy hiểm như hùm beo, cá sấu, rắn rết… Mặt khác, mùa nước nổi thì “cá nhiềugạo thiếu” Công tác thuỷ lợi luôn đặt ra để khắc phục tình trạng ngập úng Mùa khô(nắng) người nông dân sống bằng nghề “đổi nước”, chăn vịt ngoài đồng Những nơiđất phèn mặn năng xuất lúa thấp, làm mỗi năm chỉ được một vụ Sự xâm nhập củanước mặn và sự khan hiếm nước ngọt thường xuyên xảy ra ảnh hưởng nhiều đếnsản xuất và sinh hoạt của con người
Đời sống người nông dân khoảng đầu thế kỉ này thật cực khổ mà nguyên
nhân còn là sự bóc lột của bọn phong kiến, thực dân: “Hàng ngày sáng ra lót lòng
sơ với muối mè (vừng), trưa và chiều hai bữa đạm bạc cá mắm canh rau, quần bố
áo vải, no bụng ấm thân thì thôi… Con nít bảy tám tuổi chỉ mặc một cái áo phủ đến trôn, chưa cho mặc quần, chín tuổi mới mặc quần cụt, mười tuổi đủ trí nhớ, con nhà giàu cho đến ở nhà thầy mà học tập, con nhà nghèo thì chịu dốt, cho nên thuở xưa ít có người biết chữ” [68; 481]
Sau này, chính con người đã làm cho thiên nhiên nổi giận Nạn cháy rừng,săn bắt động vật quý hiếm, khai thác tài nguyên theo kiểu huỷ diệt, làm ô nhiễmmôi trường… khiến cho tài nguyên ngày càng cạn kiệt, đời sống dân chúng ngàycàng khó khăn
Nam Bộ có lực lượng lao động dồi dào, người dân kiên cường bất khuất, cần
cù, năng động sáng tạo, linh hoạt trong sản xuất hàng hóa, thích ứng với lũ hằngnăm, luôn tìm cách để làm cuộc sống của mình ngày một tốt hơn
Trang 20ĐNB là vùng phát triển kinh tế – xã hội rất năng động Đó là kết quả khaithác tổng hợp lợi thế của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiêntrên đất liền, trên biển Đây là vùng có cơ cấu kinh tế phát triển nhất so với các vùngkhác trong nước Công nghiệp (khai thác dầu khí, hoá dầu, cơ khí, điện tử, côngnghệ cao, chế biến nông sản, hải sản xuất khẩu, hàng tiêu dùng…) và dịch vụ(thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu, vận tải, bưu chính viễn thông…) chiếm tỉtrọng cao nhất trong GDP, tập trung ở thành phố ở Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng ĐNB lấynghề trồng lúa khô (lúa rẫy) làm hoạt động sản xuất chính trong nông nghiệp
ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cảnước Vùng dân cư hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu (miệt vườn) chủ yếu làmnghề trồng lúa, làm vườn Vùng dân cư ven biển (miệt biển): trồng lúa nước, đánhbắt hải sản, “bán vàm”, làm nghề “ăn ong” Làng xóm ở đây thưa thớt, cuộc sống
lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên Vùng tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười mỗinăm chịu ngập lụt 3 - 4 tháng, đồng ruộng mênh mông cỏ lác Cuộc sống người dânvất vả, lệ thuộc vào môi trường tự nhiên Đánh bắt cá, làm thuê, làm mướn là nghềchính ở đây
Điều kiện tự nhiên đã tạo cho người dân Nam Bộ sống bằng nhiều nghề khácnhau Nghề thủ công được tổ chức thành phường thợ, có hàng trăm phường thợnhư: chiếu, tiện, đinh, dầu, vạn đò, chỉ, gốm, vôi, sồi, buồm, bột… Nếu trước đây
“9 người làm ruộng mới có một người buôn bán” [24; 151] thì sau này nghề buôn bán ở đây lại rất phát triển “Trong khi người nông dân Bắc Bộ coi buôn bán là nghề xấu thì người Việt ở Nam Bộ không những đã chấp nhận mà còn coi buôn là một “đạo”, còn là một đạo “vui” (…) Biểu tượng của của Sài Gòn là chợ Bến Thành; Sài Gòn –Tp Hồ Chí Minh nói riêng và Nam Bộ nói chung là nơi có nhiều chợ nhất trong cả nước” [89; 199].
1.1.3 Đặc trưng văn hóa Nam Bộ
1.1.3.1 Văn hoá và các thành tố văn hoá
Trang 21- Khái niệm văn hoá: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của mình” [89; 25]
- Theo Trần Ngọc Thêm, văn hoá gồm bốn thành tố sau đây: văn hoá nhậnthức, văn hoá tổ chức cộng đồng, văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên (tận dụng
và đối phó với môi trường) và văn hoá ứng xử với môi trường xã hội [theo 89; 28,29]
“Văn hoá vùng là một phạm vi, một khu vực địa lí – văn hoá có đặc điểm và bản sắc riêng” [76; 5] Nam Bộ là một vùng văn hoá.
Chúng ta sẽ tìm nét đặc trưng của văn hoá Nam Bộ theo góc nhìn từ cácthành tố văn hoá trên
1.1.3.2 Đặc trưng văn hoá Nam Bộ
Trên con đường Nam tiến, người Việt đã mang theo mình một nền văn hóaViệt Trước điều kiện sống khắc nghiệt, con người đã có cách ứng xử thích ứng vớimôi trường mới, hoàn cảnh sống mới, nhanh chóng nắm bắt được quy luật tự nhiên,thích nghi với nó và bắt nó phải phục vụ con người
Nền văn hoá Việt được người Việt ở Nam Bộ vận dụng, mang tính động hơn,
và đã hình thành nên một vùng văn hóa đặc sắc Nam Bộ, làm phong phú và tô đậmthêm nền văn hóa Việt Nam nói chung
Có thể phác thảo vài nét đặc trưng về văn hoá Nam Bộ như sau: “Vùng văn hoá Nam Bộ có hai tiểu vùng: Đông Nam Bộ (lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài Gòn) và Tây Nam Bộ (lưu vực sông Cửu Long), với khí hậu hai mùa (khô – mưa), với mênh mông sông nước và kênh rạch Các cư dân Việt, Chăm, Hoa, tới khai phá
đã nhanh chóng hoà nhập với thiên nhiên và cuộc sống của cư dân bản địa (Khmer,
Ma, Xtiêng, Chơro, Mnông) Nhà ở có khuynh hướng trải dài ven kênh, ven lộ; bữa
ăn giàu thuỷ sản; tính cách con người ưa phóng khoáng; tín ngưỡng, tôn giáo hết sức phong phú và đa dạng; sớm tiếp cận và đi đầu trong trong quá trình giao lưu hội nhập với văn hoá phưong Tây…” [89; 63]
Trang 22Trong cách ứng xử với tự nhiên, người Việt ở Nam Bộ vẫn giữ được nếpsống hoà hợp và tôn trọng Tuy nhiên, dưới một khung trời khác, mưa nắng khác,sông núi cỏ cây khác, những lưu dân Việt đã chọn cho mình một cách sống phù hợpvới điều kiện của mình, phù hợp với môi trường hoàn toàn mới Sinh hoạt và sảnxuất ở Nam Bộ luôn gắn bó với những đổi thay, biến động của con nước, của dòngsông và của thủy triều Những biểu hiện của văn minh sông nước thể hiện rõ trongphương thức lao động, trong nhịp sống sinh hoạt, trong tín ngưỡng, trong phong tục
và ngôn ngữ…
Trong lối ứng xử xã hội, người Việt phương nam vẫn giữ được sự mềm dẻo,hiền hoà của con người gốc nông nghiệp Họ thích ứng với môi trường linh hoạthơn, ít câu nệ và đa dạng trong sinh hoạt hằng ngày, thiết lập những quan hệ đượcquy định bởi điều kiện sống Chợ thường được đặt nơi bến sông Xóm làng thườngđược lập trên đất khai hoang, nằm trên các gò đồi hay những giồng đất cao Làng
Nam Bộ “ở tản ra dọc theo những con kênh, con lộ để tiện làm ăn”, một thiết chế
xã hội cũng đã thoáng hơn “Làng xã Nam Bộ không có những thiết chế quá chặt chẽ (nhiều làng không có hương ước, thần tích, thần phả) thần thành hoàng chỉ là một khái niệm “thần hoàng bổn cảnh” chung chung” [89; 198] Thôn ấp thuở ban
đầu có một đặc điểm là “dễ hợp dễ tan” Những người tứ phương đến lập làng lập
ấp, thấy làm ăn khó thì lại ra đi kiếm chỗ “đất lành” khác “Thành phần dân cư của Nam Bộ thường hay biến động, người dân không bị gắn chặt với quê hương như ở làng Bắc Bộ” [89; 198].
Nhà ở miền ĐNB, cột kèo thường được làm bằng gỗ tốt Ngược lại, ĐBSCLkèo cột là những loại cây nhỏ như tràm, đước, chà là; lợp bằng lá dừa nước Thậmchí ở đây có cả loại “nhà đạp, nhà đá” – một loại nhà tồi tàn, tạm bợ Hướng nhà
cũng không cần phải “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam” như ngoài Bắc, ngoài
Trung mà thường quay mặt ra sông, chỉ cốt thuận tiện Tính cách con người Nam
Bộ là sự biểu hiện của bản chất con người Việt Nam trong những hoàn cảnh tựnhiên và xã hội nhất định Đó là đức cần cù, là sự đoàn kết giúp đỡ, thương yêu
nhau “Dù làm ăn dễ dãi, người nông dân Nam Bộ vẫn giữ nếp cầøn cù Dù kinh tế
Trang 23hàng hoá phát triển, người Việt Nam Bộ vẫn coi trọng tính cộng đồng” [89; 199].
Đặt chân đến vùng đất mới, những lưu dân đã nhanh chóng kết thành chòm xóm
Họ dựa vào nhau làm ăn, sinh sống, chống lại thú dữ, trộm cướp, chống lại cườnghào ác bá, giúp nhau trong những lúc khó khăn, bệnh hoạn… Họ vẫn còn mangtrong mình lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất Biết bao gương anh hùngnhư Trương Định, Nguyễn Trung Trực… đã không hổ danh với những danh nhânvùng đất khác của đất nước
Chủ nhân ở Nam Bộ từng là những lưu dân nghèo khổ, từng bị áp bức bóclột và chính trong gian khó, hiểm nguy của quá trình mở mang miền đất mới đã tạonên tính cách can trường, gan góc, không lùi bước trước bất kì trở ngại nào của tự
nhiên cũng như những bất công, vô lí của xã hội Bởi vì “Đến đây là sơn cùng thuỷ tận rồi Đến đây là đến trên bờ Thái Bình Dương, vịnh Xiêm La mịt mù rồi Đến đây chỉ còn có hai con đường, một là không đủ nghị lực sống nữa thì thì đâm đầu xuống biển mà chết, hai là cố bám lại đấu tranh để sống” (Nguyễn Văn Bổng) [theo
68; 613] Ông cha ta đã chọn con đường thứ hai: đấu tranh để sống
Trong giao tiếp, người Nam Bộ bộc trực, chất phác, thẳng thắn, ít nói văn
hoa, rào đón Tác giả Trần Văn Giàu viết: “Người dân đồng bằng sông Cửu Long – Đồng Nai vẫn chân thật trung tín, cởi mở bộc trực, tình cảm (lắm khi có tính chất nguyên thuỷ), xử sự với người ngay một cách không suy tính thiệt hơn Họ cũng đòi hỏi kẻ khác cũng như vậy đối với họ” [59; 161, 162].
Người Nam Bộ ít chịu sự ràng buộc của của đạo đức Khổng Mạnh, ít thuầnphục quyền uy phong kiến Một quá khứ với bao khuôn phép gò bó, cứng nhắc,
những quan niệm cổ hủ đã được “họ cởi bỏ lại đằng sau để sáng tạo ra một phong cách sống tự do, phóng khoáng hơn và làm cho nền đạo lí giàu tính nhân ái của dân tộc ánh lên những sắc màu độc đáo Họ không khuất phục trước cường quyền, sẵn sàng cứu khốn, phò nguy, sống cái đạo làm người “Kiến ngãi bất vô vi dũng dã” [52; 68]
Người Nam Bộ rất hiếu khách Sự hiếu khách vốn là bản chất con người ViệtNam, khi điều kiện sống có phần dễ chịu hơn thì nó mới được thể hiện một cách rõ
Trang 24nét nhất “Ở Gia Định, khách đến thì mời ăn trầu trước, thết nước chè rồi đến ăn cơm ăn bánh, cốt phải phong hậu Không kể người thân hay sơ, lạ hay quen, tung tích thế nào, đã đến tất phải tiếp nhận thết đãi Cho nên người đi chơi phần nhiều không mang lương thực, mà người lậu sổ, người trốn tránh khá nhiều vì có chỗ nuôi khách” [24; 146] Người Việt Nam Bộ ít nhiều có đầu óc phiêu lưu mạo hiểm.
Họ dám chấp nhận hiểm nguy, coi nhẹ tính mạng, trọng nghĩa khinh tài, giàu nghĩa
khí Tác giả GĐTTC lí giải:“Đất thuộc về Dương Châu, gần mặt trời, khí trời phát dương, ở nơi chính khí, bao ngậm văn minh, cho nên người chuộng tiết nghĩa” [24;
141]
Họ cũng sống rất thực tế, linh hoạt, thông minh và sáng tạo Đánh giá khái
quát về người Việt phương nam, Trần Bạch Đằng viết: “Thực tế lịch sử hoạt động mấy trăm năm qua, thời cận đại cũng như hiện đại trên đất phương Nam đã chứng minh rất rõ tính năng động, sáng tạo là nét đặc thù nổi bật trong tư duy và phương thức xử lí các vấn đề trong cuộc sống của con người Nam Bộ nói riêng và miền Nam nói chung” [60; 7].
Mặc dù sống ở miền quê mới, xa cách đất tổ, người Nam Bộ vẫn theo tục cũ
của Giao Chỉ: “… dân thường thì húi tóc, đi chân không Nam nữ đều mặc áo cổ cứng, tay áo ngắn, áo đều may liền ở hai nách; không có quần dài, quần đùi, đàn ông dùng một loại vải quấn từ lưng xuống đến đít, buộc thắt ở rốn, gọi là cái khố; con gái mặc váy không có lót, đội cái nón to; hút thuốc bằng cái điếu; làm nhà thấp, trải chiếu xuống đất, ngồi không có ghế bàn” [24; 143] Ngày thường, họ
chăm chỉ làm ăn Cuối năm, sửa sang đắp lại phần mộ tổ tiên, dọn dẹp bàn thờ ông
bà Ngày tết, mặc quần áo mới, lễ bái tổ tiên, chúc tụng nhau, mở hội, ăn uống, chơibời…
Môi trường sông nước đã tạo nên cho Nam Bộ một vùng văn hoá đặc trưngkhông giống vùng khác Không giống cả về ăn uống Người Nam Bộ khoái món cálóc nướng trui, cá nấu ám, thích canh chua, ưa ăn mắm, dùng nước cốt dừa để chếbiến món ăn… Họ quen đi lại, di chuyển theo cách sống trong môi trường sông
Trang 25nước: “Đất ở Gia Định có nhiều sông ngòi, bãi biển, 10 người thì 9 người giỏi bơi lội, quen chở thuyền” [24; 147]…
Họ rất lạc quan Đây cũng là đức tính của người Việt nói chung Nhưng nóđược phát triển thêm lên khi trong cuộc sống vốn ít niềm vui Họ cố vui trong cả
những lúc buồn nhất “Tục ở Gia Định, phàm có cầu đảo hay việc vui, đều bày diễn tuồng” [24; 146].
1.1.3.3 Sự biến đổi và giao thoa văn hoá ở Nam Bộ
Văn hóa Việt được con người mang theo từ buổi đầu mở đất vào phươngnam, do trải qua các biến cố lịch sử xã hội nên đã có những thay đổi phù hợp vớihoàn cảnh mới Theo hướng đồng đại, ngoài yếu tố ổn định, văn hoá Nam Bộ cũng
có những thích nghi, biến đổi riêng cho phù hợp với môi trường sống Mặc dù vậy,văn hoá Việt ở Nam Bộ một mặt vẫn giữ được bản sắc cội nguồn, mặt khác vẫn có
những nét độc đáo riêng Ví dụ: “Nếu như ở người Hán, trời quan hệ với đất thông qua con người, thì có lẽ ở người Việt mối quan hệ cơ bản, đầu tiên phải là Đất, Nước và Con người, trong đó Nước và Con người là quan hệ số một Chúng tôi cho rằng chính người Việt phương Nam mới là dân tộc hiểu biết sâu sắc về Nước – như một trong số những thành phần cơ bản của vũ trụ vật chất Nếu như ở người Trung Hoa có thầy địa lí thì thầy “thuỷ lí” trong dân gian Việt Nam có lẽ là hình ảnh cô đọng nhất về tri thức Việt, hay nói chính xác là “tri thức văn hoá dân gian Việt”
[13; 118]
Sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trên miền đất phương nam diễn ra trênnhiều lĩnh vực: cách làm lụng, ăn mặc, đi lại, lễ tết, học hành… và văn hoá Nam Bộvẫn giữ được bản sắc riêng Sự giao lưu này càng làm phong phú thêm văn hoáViệt
Ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ khăng khít với nhau Điều này đã được
thừa nhận Ngôn ngữ với văn hoá cũng có mối quan hệ tương tự:”ngôn ngữ không tồn tại ngoài văn hoá” (E Sapir) [115; 255] “Ngôn ngữ là sản phẩm của văn hoá, đồng thời nó cũng là hợp phần, thậm chí là hợp phần quan trọng nhất của văn hoá”
[11; 5] Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp, phương tiện tư duy của con
Trang 26người mà nó “còn là quan niệm của chính con người với tư cách là chủ thể tri nhận
và phân cắt hiện thực bằng cái mã của mỗi ngôn ngữ.” [72; 32] Quan niệm ấy
chính là đặc trưng văn hoá trong định danh
Bằng vốn từ ngữ của mình, ngôn ngữ đã phản ánh văn hoá của một dân tộc,
của một vùng dân tộc “Vốn từ vựng văn hoá của một ngôn ngữ trước hết thuộc vào vốn từ vựng chung, cơ bản của một ngôn ngữ, các đơn vị của nó phản ánh cái cấu trúc văn hoá của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ ấy Vốn từ vựng như vậy phải được
tổ chức, sắp xếp và được cấu trúc hoá theo các đặc trưng văn hoá cộng đồng nhất định” [13; 69].
1.1.4 Phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ
1.1.4.1 Khái niệm về phương ngữ, từ địa phương, vấn đề phân vùng phương ngữ và xác định vùng phương ngữ Nam Bộ
1.1.4.1.1 Phương ngữ
Theo Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn:
“Phương ngữ là hình thức ngôn ngữ có hệ thống từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm riêng biệt được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ hay xã hội hẹp hơn là ngôn ngữ Là
hệ thống kí hiệu và quy tắc kết hợp có nguồn gốc chung với hệ thống khác được coi
là ngôn ngữ (cho toàn dân tộc) các phương ngữ (có người gọi là tiếng địa phương, phương ngôn) khác nhau trước hết là ở cách phát âm, sau đó là vốn từ vựng” [theo 118; 232] Hay ngắn gọn hơn như định nghĩa của Hoàng Thị Châu: “Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác“[8; 24].
Ở đây, chúng tôi thấy cũng cần phân biệt ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ.Phương ngữ chỉ là biến thể của ngôn ngữ toàn dân Tuy nhiên, phương ngữ là một
hệ thống hoàn chỉnh riêng của nó chứ không phải là “một cái nhánh được tách ra từthân cây” [8; 54] ngôn ngữ toàn dân Ngôn ngữ toàn dân cũng không phải là cái
trừu tượng còn phương ngữ là cái cụ thể “Phương ngữ cũng như ngôn ngữ toàn dân đều có mặt trừu tượng và mặt cụ thể” [8; 54].
Trang 271.1.4.1.2 Từ địa phương
Trong Từ vựng học tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp viết: “Từ địa phương là những từ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương, từ địa phương là một dạng biến thể của vốn từ vựng của ngôn ngữ dân tộc” [26; 292].
Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học cũng giải thích: “Từ của một phương ngữ thuộc một ngôn ngữ dân tộc nào đó và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ của địa phương đó” [118; 339].
Từ địa phương phát sinh do khoảng cách địa lí, điều kiện tự nhiên, sự kiệnlịch sử, phong tục, tập quán xưa của một cộng đồng người
1.1.4.1.3 Phân vùng phương ngữ của tiếng Việt
Về phân vùng phương ngữ của tiếng Việt, có rất nhiều quan điểm khác nhau
và cũng hết sức phức tạp Có quan điểm cho rằng tiếng Việt không có vùng phươngngữ nào cả mà chỉ có một ngôn ngữ tiếng Việt mà thôi Nhưng cũng có quan điểmcho là hai, là ba, là bốn, hoặc thậm chí là năm vùng phương ngữ (theo 8; 85-88] Cụthể:
+ S.C Thomson là người đưa ra quan điểm không chia vùng phương ngữ củatiếng Việt
+ H Maspero, M.V Gordina và I S Bustrov có cùng quan điểm chia haivùng phương ngữ: phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung (tiếng miền Nam giốngphương ngữ Bắc) Hoàng Phê cũng chia làm hai vùng nhưng ranh giới có khác:tiếng miền Bắc (Hà Nội), tiếng miền Nam (có thành phố Hồ Chí Minh), ở khu vựcgiữa là vùng chuyển tiếp
+ Quan điểm chia ba vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc (Thanh Hoá và BắcBộ), phương ngữ Trung (từ Nghệ An đến Đà Nẵng) và phương ngữ Nam (từ ĐàNẵng trở vào) Đây là quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu mà tiêu biểu là HoàngThị Châu
+ Các đại diện cho quan điểm chia làm bốn vùng phương ngữ có NguyễnKim Thản: phương ngữ Bắc (Bắc Bộ và một phần Thanh Hoá), phương ngữ TrungBắc (phía nam Thanh Hoá đến Bình Trị Thiên), phương ngữ Trung Nam (từ Quảng
Trang 28Nam đến Phú Khánh), phương ngữ Nam (từ Thuận Hải trở vào); Nguyễn Văn Ái:phương ngữ Bắc Bộ (từ các tỉnh biên giới phía Bắc đến Thanh Hoá), phương ngữBắc Trung Bộ (từ Nghệ Tĩnh đến Bình Trị Thiên), phương ngữ Nam Trung Bộ (từQuảng Nam - Đà Nẵng đến Thuận Hải), phương ngữ Nam Bộ (từ Đồng Nai, Sông
Bé đến mũi Cà Mau)
+ Chia làm năm vùng phương ngữ: phương ngữ miền Bắc (Bắc Bộ và ThanhHoá), phương ngữ Trung trên (từ Nghệ An đến Quảng Trị), phương ngữ Trung giữa(từ Thừa Thiên đến Quảng Ngãi), phương ngữ Trung dưới (từ Bình Định đến BìnhTuy), phương ngữ Nam (từ Bình Tuy trở vào) là quan điểm của Nguyễn Bạt Tụy
Các ý kiến, quan điểm trên đều lấy trước hết ngữ âm làm tiêu chí chính đểphân chia các vùng phương ngữ Nếu lấy thêm tiêu chí từ vựng - ngữ nghĩa, ngữpháp thì cũng chỉ dừng ở những vùng phương ngữ lớn mà thôi
1.1.4.1.4 Xác định vùng phương ngữ Nam Bộ
Tiếng Việt xuất hiện ở vùng địa lí từ Thuận Hải trở vàøo, Hoàng Phê gọïi là
tiếng miền Nam, nơi có Sài Gòn (tp HCM) là trung tâm (trong bài “Ý kiến về một
vấn đề nhỏ: ưu hay iu?”, Ngôn ngữ số 4/ 1973) Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng
Báu, Nguyễn Văn Tu gọi là phương ngữ Nam [84; 51-69] Tiếng Việt ở vùng địa lí
từ Bình Tuy trở vào, Nguyễn Bạt Tuỵ cũng gọi là phương ngữ Nam (trong bài “Ngữ
Việt trên đất Việt”, Văn hoá nguyệt san, Sài gòn 1961, số 64) Tiếng Việt ở vùng
địa lí trải dài từ đèo Hải Vân đến cực nam Tổ quốc, Hoàng Thị Châu gọi là phương ngữ Nam [8; 90] Tiếng Việt ở vùng địa lí từ Quảng Nam trở vào, Cao Xuân Hạo cho là phương ngữ miền Nam [29; 120, 121)].v.v
Từ thế kỉ XVII, xuất hiện tiếng Việt ở địa phương Nam Bộ - vùng địa lí từĐồng Nai, Sông Bé đến mũi Cà Mau Tiếng Việt ở vùng này được Nguyễn Văn Ái[2; 10], Trần Thị Ngọc Lang [48; 7], Hồ Lê [52; 229, 230], Bùi Khánh Thế [87; 77],
Cao Xuân Hạo [29; 120] v.v gọi là phương ngữ Nam Bộ
Như vậy, không gian địa lí của tiếng miền Nam, phương ngữ miền Nam hay phương ngữ Nam được các tác giả xác định khá rộng Không gian địa lí của phương ngữ Nam Bộ được xác định hẹp hơn Ranh giới PNNB trùng với ranh giới địa lí tự
Trang 29nhiên Nam Bộ mà chúng ta đang quan niệm hiện nay Đây cũng là quan điểm trongviệc xác định vùng PNNB của chúng tôi ở đề tài này
1.1.4.2 Đặc điểm phương ngữ Nam Bộ
Bất cứ một phương ngữ nào cũng đều có những nét đặc trưng về ngữ âm, từvựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp so với các phương ngữ khác PNNB cũng không nằmngoài quy luật trên Chúng tôi thống nhất với ý kiến sau đây của Hoàng Thị Châu:
“… một phương ngữ được xác định bằng một tập hợp những đặc trưng ở nhiều mặt: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng ngữ nghĩa đối lập với phương ngữ khác.” [8; 90].
Vì Nam Bộ có điều kiện giao thông thuận tiện và là mảnh đất sớm có nềnkinh tế hàng hoá so với vùng khác của đất nước cho nên PNNB đã có sự ảnh hưởng
trên một vùng dân cư rộng lớn “Một đặc điểm nổi bật của phương ngữ Nam Bộ là tính thống nhất cao của nó trên một vùng lãnh thổ rộng lớn” [87; 77]
Về đặc điểm của PNNB, chúng tôi có cùng nhận xét như các tài liệu: [2], [8],[49], [52] và [87]
1.1.4.2.1 Đặc điểm về ngữ âm
-Thanh điệu: Tiếng Nam Bộ chỉ sử dụng năm thanh điệu: ngang, huyền,
hỏi (phát âm nhẹ nhàng), sắc, nặng (theo cảm nhận của chúng tôi, thanh này cũngnhẹ hơn tiếng toàn dân)
- Phụ âm đầu: Chỉ có 19 phụ âm So với 23 phụ âm trong hệ thống phụ âm
chuẩn thì PNNB không có 3 phụ âm cong lưỡi /ş, zc, ţ/ (giống phương ngữ Bắc),không có phụ âm môi – răng /v/ (phụ âm đầu /v, z/ đều phát âm là /z/ (tuy nhiên, /z/không phát âm giống tiếng Việt toàn dân mà phát âm giống “j”) Cá biệt có một sốnơi thuộc vùng ĐNB phát âm phụ âm đầu /t’/ thành /x/ (thịt khịt), một số nơithuộc vùng miền Tây Nam Bộ phát âm /zc/ thành // (cá rô cá gô), / ţ / thành /t/(cá trê cá tê)…
Các phụ âm /k-, h-,-/ khi đứng trước uy, ua, uơ thì phát âm giống nhau (ví
dụ, “qua”, “hoa” đều thành “wa”)
- Vần: Âm đệm /-w-/ hoặc bị lược bỏ (loan lan, luyến liến…), hoặc
được nhấn mạnh thành âm chính (loan lon) Các nguyên âm đôi /ie, ɤ , uo/ khi đi
Trang 30với /-m, -p/ cuối thì mất yếu tố sau (tiêm tim, lượm lựm, luộm thuộm lụmthụm…) Các âm đơn /, ɤ / đứng trước phụ âm cuối /-p, -m/ đều thành /o/ (nom,nơm nôm) Âm chính /ă/ trong vần “ay” đọc thành /a/ (ví dụ, tay tai) Một sốnơi thuộc vùng ĐNB phát âm vần “êm êp” thành”im ip” (đêm đim).
- Phụ âm cuối: Phát âm không phân biệt n / với ŋ / (tan – tang), t/ với
/-k/ (tắc – tắt)
Ngữ âm trong PNNB (mà tiêu biểu là tiếng Sài Gòn) đã có những biến đổitích cực: có xu hướng tiến gần đến cách phát âm với các thế đối lập được ghi trênchữ viết
hệ thống, việc sưu tập tư liệu đầu tiên và trước hết là dựa vào tính phổ biến ở địabàn đang khảo sát Các cuộc khảo sát ở các phương ngữ khác sẽ làm rõ thêm đặcđiểm này Mặt khác, như ai nấy đều biết, tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất khácao Do vậy, có thể một số từ ngữ xuất hiện ở Nam Bộ cũng sẽ có mặt ở một sốphương ngữ khác
- Đặc điểm của từ ngữ trong PNNB về ngữ nghĩa
PNNB giàu tính hình tượng, có lối so sánh ví von rất cụ thể Ví dụ: thànhngữ “ăn như xáng múc, mần như lục bình trôi” là một trong nhiều thành ngữ rấtgiàu hình ảnh, một lối ví von mang đặc trưng vùng sông nước Nam Bộ Một ví dụ
khác, từ đụng ngoài nghĩa “gặp phải một cách bất ngờ” [65] còn có nghĩa “lấy nhau,
kết hôn với nhau” [2; 234], ”Chồng chèo thì vợ cũng chèo, hai đứa cùng nghèo lạiđụng với nhau” (ca dao) Rõ ràng, không thể nào hình ảnh hơn, cụ thể hơn đượcnữa
Trang 31PNNB giău tính dí dỏm, hăi hước, khoẻ khoắn; cường điệu vă khuếch đại.
Từ ngữ địa phương Nam Bộ giău tính cường điệu, tính dí dỏm, hăi hước bởi vì conngười Nam Bộ sống cởi mở, lạc quan, họ thích nhấn mạnh những gì mình yíu thích
hoặc ghĩt bỏ Ví dụ: cao trật ót, no lòi bản họng, đói queo rđu, tức cănh hông, cay
tĩ đâi, rầu thúi ruột, nghỉo mạt rệp, nghỉo chây nóp … Những từ ngữ chỉ mức độ
vượt cấp rất hình ảnh, dí dỏm, vă cũng bình dị, mộc mạc như thế năy, chúng ta còn
thấy rất nhiều trong PNNB: quâ tay, quâ xâ, quâ trời quâ đất, quâ cỡ, quâ cỡ thợ mộc; hết chỗ nói, hết xảy, hết nước, hết ngỏ nói, hết chỗ chí, hết biết, hết biết luôn, hết cỡ; thấy mồ, thấy bă, thấy tổ, thấy bă cố tổ, thấy ông bă ông vải; mềm ỉo, mềm
ẻo, mềm ẹo, mềm mụm, mềm múp, mềm mụp, mềm rủm, mềm rúm, mềm rụm, mềm xúm, mềm xụm…; tùm lum tùm la, tứ tung binh tăng, thả ga, thả giăn, xả lâng, chết thôi, mệt nghỉ, tới số, tới bến, dư sức, dư sức qua cầu, dư xăng, dư ga, dư hơi…; số một, số dâch, hạng nhất, nhất hạng, xếp sòng, sếp chúa, một cđy… Chính điều năy
đê tạo thím một hệ thống từ đồng nghĩa khâ phong phú trong PNNB
PNNB giău biểu cảm Có lẽ chính vì lẽ đó cho nín PNNB dùng nhiều thân từ
vă ngữ khí từ Chẳng hạn, những thân từ, ngữ khí từ ở đầu cđu: chỉn ơi, chỉn đĩc
ơi, mỉn ơi, âc hôn, úy, ậy…; ở cuối cđu: nghen, hen, hĩn, hĩo, ĩ, â, mừ, đa, că, nă,
hă, hâ, lận…
- Ngoăi việc khâc biệt về ngữ đm, vốn từ vựng Nam Bộ còn mang sắc thẫi
địa phương trong những từ ngữ định danh cđy cỏ, cầm thú, hoa trâi; công cụ,phương tiện sinh hoạt vă lao động; địa hình; từ xưng hô; tiếng lóng; từ chỉ khônggian, thời gian; từ ngữ liín quan đến sông nước; từ mượn gốc khâc như Khơme,Triều Chđu, Quảng Đông, Phâp, Anh v.v
- Lợi thế của một địa phương phât triển về nghề bâo đê khiến cho số lượng từmới xuất hiện ở PNNB nhiều hơn PNBB Từ sau giải phóng, nhiều từ địa phươngNam Bộ đê thực hiện cuộc hănh trình ra Bắc để thực hiện một xu thế thống nhấtngôn ngữ tiếng Việt
1.1.4.2.3 Đặc điểm về ngữ phâp, phong câch diễn đạt
Trang 32Về ngữ pháp, giữa ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ có lẽ về cơ bản khôngkhác nhau Chính sự thống nhất về mặt ngữ pháp giữa các phương ngữ với nhau vàvới ngôn ngữ toàn dân như thếø cho nên tiếng Việt mới bảo đảm được sự thống
nhất trong toàn quốc “Khi việc miêu tả chỉ thu hẹp vào ngữ pháp mà thôi thì sự khác nhau giữa phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân thường không có gì quan trọng” [8; 21] Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khác nhau, tất nhiên là không
nhiều nhưng đây lại chính là nét riêng của phương ngữ Trong PNNB, về ngữ pháp
có những trường hợp khác biệt so với ngôn ngữ toàn dân
Rút gọn là quy luật của ngôn ngữ, nhưng hiện tượng rút gọn trong PNNBkhá độc đáo Các cụm từ như “anh ấy”, “bên ấy”, “ngoài ấy”… được rút gọn thành
ảnh, bển, ngoải…, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chúng có chung một dạng cấu
tạo như sau: những cụm từ nguyên dạng trên thường có hai âm tiết, ở âm tiết thứnhất mang thanh huyền (2) hoặc thanh không (1), phần vần và phụ âm đầu của âmtiết này khi rút gọn sẽ vẫn được giữ nguyên, nhưng thanh điệu của nó thì thay đổi vàthay vào đó là thanh hỏi (?); âm tiết thứ hai cũng được lược bỏ Nếu âm tiết thứ nhất
ta kí hiệu là X (0 hoặc \ ) thì ta có thể tóm tắt như sau: X(0hoặc \ ) + " ẤY " = X? [109; 3]
Hoặc rút gọn kiểu như hổm rày (từ hôm ấy đến hôm nay), thuở nay (từ thuở ấy/ nào đến nay), thuở giờ (từ thuở ấy/ nào đến giờ)
Vừa rút gọn vừa đảo trật tự trong câu nghi vấn về tính chất, đặc điểm: bao cao (cao bao nhiêu), bao dai (dài bao nhiêu), bao lớn (lớn bao nhiêu)… Rút gọn, đảo trật tự để miêu tả âm thanh: rớt cái bịch (rớt bịch một cái), kéo cái rẹt (kéo nghe rẹt một cái), tát cái bốp (tát nghe đánh bốp một cái)…
Rút gọn và thêm không, không hà hoặc không thôi Ví dụ: “Cá này chỉ toàn xương là xương” ta có thể nói “Cá này xương không hà”…
Dùng các cặp từ: tới lận để diễn đạt ý nghĩa nhiều (ví dụ:”Ảnh lội tới nhà lận”), có hà để diễn đạt ý nghĩa ít (ví dụ: “Rau này còn có hai bó hà”).
PNBB dùng tiếng đệm “cà” để tạo từ Những từ láy như: ạch đụi, xịch đụi, lụi hụi… thường thêm “cà” hoặc láy lại để diễn tả sự nặng nề: cà ạch cà đụi, cà xịch cà đụi…
Trang 33Thường dùng từ “có” trong các câu phủ định (không có, chưa có, đâu có ) Dùng cụm từ “hổng có” để diễn đạt ý phủ định ở mức độ cao Ví dụ: “Tao hổng có
Thêm yếu tố phụ cho yếu tố chính để tạo thành một hệ thống từ miêu tả Ví
dụ, dài: dài xọc, dài nhằng, dài ngoằng, dài ngoẳng, dài thòng, dài thượt, dài phủ phê, dài loằng ngoằng, dài lằng nhà lằng nhằng, dài lượt thà lượt thượt…; sạch:
sạch bách, sạch trơn, sạch ráo, sạch bách sạch bẻ, sạch trơn sạch trọi, sạch ráo
trọi…; giòn: giòn tan, giòn rệu, giòn rợu, giòn rớu, giòn kháu, giòn ráu, giòn rụm, giòn rau ráu…; đen: đen hù, đen kịt, đen trạy, đen trủi, đen kịn, đen sì, đen sì đen sịt, đen thui…; đặc: đặc cón, đặc ngật, đặc lền, đặc quẹo (kẹo), đặc sệt, đặc ngừ, đặc sít…; êm: êm rơ, êm re, êm ru, êm khe, êm ru bà rù…; hoặc quá, hết, mềm như
1.1.4.3 Sự tiếp xúc ngôn ngữ ở Nam Bộ
Trong một xã hội có nhiều cộng đồng người nói nhiều ngôn ngữ khác nhausinh sống thì sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ là điều tất yếu Khi tiếp xúc sẽ có hiệntượng giao thoa, vay mượn, và thậm chí đồng hoá một số yếu tố giữa các ngôn ngữ
Trang 34Trong sự nghiệp mở mang, khai phá vùng lãnh thổ phía nam của Tổ quốc,người Việt từ vùng đất sinh sống lâu đời của mình đã mang theo nét văn hoá, đờisống tinh thần, vốn ngôn ngữ … từ cội nguồn phía bắc Do đó, đối với PNNB, dấuvết của tiếng nói cội nguồn vẫn tiềm ẩn trong ngôn ngữ vùng đất mới này Chẳnghạn, các phụ âm đầu /ş, zc, ţ/ cả hai phương ngữ Bắc Bộ và Nam Bộ đều bị lẫn lộn
là một minh chứng dễ thấy
Ngoài lưu dân từ Bắc Bộ, Trung Bộ, vùng đất Nam Bộ còn là nơi quần cưcủa các dân tộc anh em khác như: Khơme, Chăm, Trung Hoa… Vậy nên, trongPNNB có sự vay mượn ngôn ngữ của các dân tộc này cũng là điều dễ hiểu
Sự vay mượn không chỉ diễn ra ở bình diện từ, mà còn cả ở bình diện ngữ
âm, ngữ nghĩa…“Hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ không chỉ bao gồm vay mượn từ ngữ mà còn có mối liên quan trên nhiều bình diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa” [80; 4] Điều này sẽ được trình bày cụ thể ở mục “Nguồn gốc” của chương hai và ba
luận văn
Theo quy luật ngôn ngữ, theo xu thế phát triển của xã hội Việt Nam hiệnnay, việc người dân di chuyển từ nơi này đến nơi khác không còn là chuyện khókhăn nữa Điều này sẽ rất có lợi cho việc thống nhất, chuẩn hoá ngôn ngữ toàn dântrong những trường hợp giao tiếp chính thức Thống nhất, chuẩn hoá chứ khôngphải xoá đi tiếng địa phương
1.2 Định danh từ vựng
1.2.1 Khái niệm định danh
Trong cuộc sống, con người có thể chỉ miêu tả sự vật hiện tượng mà khôngcần định danh (tức là phi định danh hoá sự vật, hiện tượng) Tuy nhiên, định danh làmột nhu cầu của ngôn ngữ, đúng hơn là nhu cầu của con người trước thế giới khách
quan “Con người cần đến các tên gọi các đối tượng xung quanh như cần đến không khí” [9; 167] Định danh đã thể hiện khả năng tư duy của con người, giúp ích cho tư duy của con người “Tri giác cảm tính cho ta sự vật, lí tính cho ta tên gọi sự vật” [55; 88]
Trang 35Con người tạo ra ngôn ngữ bằng cách tri giác, phân cắt hiện thực kháchquan, gọi tên hiện thực để tạo ra các đơn vị từ vựng và ghép những tên gọi ấy lại đểtạo ra các từ tổ và câu Cơ chế để tạo ra các đơn vị từ vựng là cơ chế định danh mà
cơ chế này là nội dung quan trọng của cấu tạo từ, bao gồm các phương thức địnhdanh hiện thực bằng từ đơn, từ láy, từ phái sinh và từ ghép Còn cơ chế tạo ra từ tổ
và câu là cơ chế tổ hợp cú pháp
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học thì định danh là “Sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực khách quan trên cơ sở đó hình thành những khái niệm tương ứng về chúng dưới dạng các từ, cụm từ, ngữ cú và câu” [118; 89].
Muốn định danh một khách thể mới, người ta sử dụng những yếu tố ở bìnhdiện cái biểu hiện và ở bình diện cái được biểu hiện đã có trong ngôn ngữ, tức là sửdụng những hình thức đã biết để biểu hiện một nội dung mới diễn ra; hoặc bằngcách tổ chức lại các đơn vị đã có sẵn, những yếu tố đã có sẵn theo mô hình nhấtđịnh Б.А Серебренников nêu ra cụ thể bảy phương thức định danh như sau: sửdụng tổ hợp âm biểu thị đặc trưng nào đó trong số các đặc trưng của đối tượng, môphỏng âm thanh (tức tượng thanh), phái sinh, ghép từ, cấu tạo các biểu ngữ đặc ngữ,can – ke (hay sao phỏng), vay mượn [theo 98; 50,51] Đó là những phương thứcđịnh danh trực tiếp
Phương thức định danh còn được quy định bởi loại hình ngôn ngữ NguyễnĐức Tồn đưa ra một phương thức định danh nữa mà theo ông là rất phổ biến trong
tiếng Việt, đó là cách chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán dụ v.v.) Ví dụ, mèo – gái nhân tình, tép riu – người hèn kém, gấu – hung dữ, hỗn láo v.v Đây là phương thức định danh thứ cấp hay gián tiếp “Về thực chất, phương thức định danh gián tiếp gắn bó khăng khít với sự chuyển nghĩa của các từ, (…) Sựï khác biệt giữa định danh trực tiếp và sự chuyển nghĩa (tức định danh gián tiếp) chỉ là quan điểm xem xét, hay từ góc độ nghiên cứu Cùng một hiện tượng ngôn ngữ được xem xét từ góc độ danh học và từ góc độ ngữ nghĩa học” [98; 53]
Trang 36Luận văn của chúng tôi chỉ đề ra nhiệm vụ nghiên cứu phương thức địnhdanh trực tiếp (sử dụng tổ hợp âm biểu thị đặc trưng nào đó trong số các đặc trưngcủa đối tượng, mô phỏng âm thanh, ghép từ, vay mượn) mà không đặt mục đíchnghiên cứu phương thức gián tiếp – chuyển nghĩa nói trên
1.2.2 Định danh từ vựng
1.2.2.1 Vài nét về từ vựng học
- Từ vựng là tập hợp các từ và các đơn vị tương đương Từ vựng học là mộtchuyên ngành của ngôn ngữ học Từ vựng học có những bộ môn sau: từ nguyênhọc, danh học, ngữ nghĩa học, từ điển học
- Danh học gồm có tên riêng (nhân danh và địa danh) và tên chung Nếu tênchung là những từ chỉ một lớp đối tượng cùng loại, liên hệ đến khái niệm thì tênriêng chỉ là những kí hiệu định danh cho một đối tượng cá biệt, đơn lẻ, không cómối liên hệ đến bất kì một khái niệm nào Tên chung và tên riêng đều có nghĩa,nhưng tên riêng chỉ có nghĩa khi nó xác lập được mối liên hệ trực tiếp giữa với đối
tượng được định danh “Sự khác nhau giữa các từ chung với tên riêng là nhóm từ thứ nhất mang tính khái quát cao nhất còn nhóm từ thứ hai mang tính định danh cao” [dẫn theo 79; 12].
Sự gọi tên để tạo ra các từ (định danh sự vật) gồm ba yếu tố như sau: “thứ nhất, một dãy âm tố có liên hệ với nhau, tạo thành từ với mặt bên ngoài của nó, tức
là vỏ âm thanh, vỏ ngữ âm của từ, hoặc là từ ngữ âm; thứ hai, sự vật được gọi bằng
từ đó; thứ ba, ý nghĩa mà từ gây ra trong ý thức chúng ta Tất cả ba yếu tố này gắn với nhau…” [71; 34].
Trang 37Tên gọi và khách thể mà nó quy chiếu có mối liên hệ với nhau Mối liên hệ
ấy có lí do hay không lí do, phi võ đoán hay võ đoán? Mác, Ăng-ghen, Lê-nin khi
bàn về ngôn ngữ đã viết: “Tên gọi một vật rõ ràng là không có liên can gì đến bản chất của sự vật đó cả, tôi tuy có biết người kia tên là Giắc, nhưng vẫn không biết ông ta là người như thế nào cả” [55; 28, 29]; hay: “tên gọi là một cái ngẫu nhiên, chứ không biểu hiện được chính ngay bản chất của sự vật” [55; 89] Theo F de Saussure, “mối tương quan giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là võ đoán” hay “Tín hiệu ngôn ngữ là võ đoán” [73; 122] Tuy nhiên, ông cũng lại chia: võ
đoán tương đối và võ đoán tuyệt đối Võ đoán tương đối là các trường hợp: có lí do
về âm thanh (từ tượng thanh), có lí do về hình thái học (cấu tạo từ), có lí do về ngữnghĩa (chuyển nghĩa)
Các tác giả Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết
cũng quan niệm: “Những khái niệm được biểu thị hoàn toàn do quy ước, hay là do thói quen của tập thể quy định chứ không thể giải thích lí do” [28; 56].
Đỗ Hữu Châu lại khẳng định: “nguyên tắc tạo thành các tên gọi là nguyên tắc có lí do”, nhưng “nguyên tắc chi phối các tên gọi trong hoạt động bình thường của nó là nguyên tắc không có lí do” [9; 166]
Nguyễn Đứùc Tồn cũng cho rằng các tên gọi đều có lí do: “theo chúng tôi, tất cả mọi kí hiệu ngôn ngữ đều có lí do, chứ không phải là võ đoán” [98; 42] Ông lập luận: “Không có lí do thì có lẽ khó mà đặt được tên gọi cho một sự vật mới Trong lịch sử ngôn ngữ, có lẽ không có ngôn ngữ nào lấy tổ hợp âm vốn vô nghĩa
để làm tên gọi cho một đối tượng mới.” [98; 43]
Theo như sự hiểu biết của chúng tôi thì định danh có thể có lí do hoặc không
lí do Từ đơn (sơ cấp) lúc đầu không có lí do (trừ những từ mô phỏng, bao gồm mô
phỏng hiện thực và mô phỏng cấu âm) “Trong tiếng Việt, những từ đơn âm tiết thường không có cớ trực tiếp để cắt nghĩa”[105; 118] Hoàng Tuệ trong ví dụ về nghĩa của từ “đầu”, “trâu”, “lúa” đã cho rằng “không giải thích nổi vì sao gọi thế;
có đi ngược lên tới cội nguồn xa của ngôn ngữ thì nói chung cũng chẳng phát hiện được mối quan hệ giữa một mặt là âm thanh được phát ra, mặt khác là ý niệm được
Trang 38gợi ra, trong những từ như thế của tiếng Việt, những từ đơn, thành một tiếng gọi của tổ tiên chúng ta để lại thế và bây giờ chúng ta cứ thế dùng…” [106; 75, 76]
Hiện nay, việc tạo từ mới là những từ đơn đơn tiết trong tiếng Việt là không
thể, mặc dù các âm tiết vẫn còn để biểu hiện nghĩa theo nguyên lí võ đoán (“tiếng Việt có thể có 11900 âm tiết Nhưng hiện nay mới có 6100 âm tiết được dùng để biểu hiện nghĩa” [99; 130]).
Còn từ ghép, yếu tố thứ hai – thứ cấp, hoặc chuyển nghĩa đều có lí do
Đối với tiếng Việt, các từ ghép được hình thành theo phương thức phụ nghĩa
Song việc lựa chọn yếu tố chính và phụ như thế nào còn “bị chế định bởi chính nếp nghĩ, nếp cảm, nếp tư duy của người Việt” [99; 132] nữa Ví dụ “máy làm lạnh” được người Việt quy về tủ bởi hình dáng của nó: tủ lạnh.
Chúng tôi hình dung cơ sở định danh gồm hai dạng:
- Dạng không có lí do (võ đoán) Nếu ở lĩnh vực từ thì thường là từ đơn –
định danh sơ cấp Ví dụ: heo, mền, xe, cải, đìa… Hay ngay cả từ láy, chẳng hạn: chôm chôm, bồn bồn cũng vậy, chúng chẳng có lí do nào cả, chỉ là “kĩ thuật” ngôn
ngữ thuần tuý mà thôi
- Dạng có lí do (phi võ đoán), Г.В Колщанский quan niệm “sự cố định (hay gắn) cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm – biểu niệm (signifikat) phản ánh những đặc trưng nhất định của một biểu vật (denotat) – các thuộc tính, phẩm chất
và quan hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ
đó các đơn vị tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ” [dẫõn theo 98; 33, 34] Hay như Nguyễn Văn Tu: “Cũng như trong các ngôn ngữ, tiếng Việt có nhiều từ ghép hay từ đơn có cơ sở để cho ta hiểu nghĩa Cơ sở cắt nghĩa từ có thể ở
vỏ âm thanh hay ở các từ tố tạo ra nó” [105; 118] Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với
quan điểm của F de Saussure và Nguyễn Đức Tồn: từ tượng thanh có lí do tuyệtđối, từ ghép có lí do tương đối Dạng này bao gồm có lí do khách quan và có lí dochủ quan
+ Lí do khách quan (đối tượng định danh), yếu tố thứ hai - định danh thứcấp Ví dụ, từ hình dạng của đối tượng: đậu phụng, sở dĩ gọi là “phụng” (hay
Trang 39“phộng”) vì hạt của loại đậu này trông giống mắt chim phụng; hay từ màu sắc của
đối tượng: ngựa tía cháy, việc đặt tên loài ngựa này là căn cứ vào màu lông đỏ sậm
của chúng v.v
+ Lí do chủ quan (chủ thể định danh) thường là tên riêng (trong địa danh,
nhân danh) Ví dụ, Đỗ Cử Nhân (tên người), Nguyễn Thanh Bạch (tên người), Giồng Nhãn (tên đất), Tân Hiệp (tên đất)… Cũng có khi tên riêng không có lí do.
Ví dụ, sông Cái (nhưng sông lại không lớn), Nguyễn Thị Út (nhưng không phải con
út)…
Có thể quan niệm rằng toàn bộ thế giới xung quanh chúng ta được con ngườixác lập thành hai tiểu thế giới: thế giới thực tại và thế giới biểu tượng Đó là nhữngkhách thể định danh Giữa khách thể được định danh và chủ thể định danh có nhữngmối quan hệ khăng khít
Quá trình tâm lí diễn ra nơi con người trong quá trình định danh có lí do là:trước một khách thể cần định danh, với tất cả những thuộc tính đặc trưng về kháchthể ấy thì con người chỉ cần chọn một thuộc tính đặc trưng nào đấy để định danh màthôi chứ không chọn hết tất cả Thông thường, người ta chọn những thuộc tính cơ
bản, quan trọng của đối tượng để định danh, “…khi định danh một sự vật, không có
gì lí tưởng hơn là chọn ra được đặc trưng nào đó thuộc đặc trưng bản chất của sự vật để làm cơ sở gọi tên nó” [98; 37] Những thuộc tính đó phải là những thuộc tính
gắn với sự vật trong mọi điều kiện, không có nó sự vật không thể tồn tại, thuộc tính
đó biểu thị bản chất của sự vật định danh và phân biệt nó với sự vật khác
Những đặc trưng “nổi bật” hay “nổi trội” về hình thức bên ngoài như màusắc, hình dáng (hình dạng) của sự vật, hiện tượng v.v thường dễ dàng tác động tớithị giác của con người Do đó, nó thường là thuộc tính được con người chọn làm tên
gọi cho đối tượng “Khi gọi tên sự vật, người Việt đồng thời nhấn mạnh cả đặc trưng của chúng có thể tri giác được bằng mắt Thậm chí một sự vật trừu tượng hay hình thù nhất định.” [98; 52] Chẳng hạn: tấm và bức được phân biệt bởi hình dáng
cụ thể trong không gian vào thời điểm nói, treo thẳng đứng, trong khung thì người
Việt ở Nam Bộ gọi là bức hình, tư thế nằm, không để trong khung thì gọi là tấm
Trang 40hình; viên và hạt được phân biệt về kích thước ở thời điểm nói, kích thước lớn: viên ngọc, kích thước nhỏ: hạt ngọc… Hoặc, sự vật như phổi, được người Việt hình dung thành “lá” (lá phổi), thành “buồng” (buồng phổi); lòng, được hình dung thành tấm mỏng, phẳng (tấm lòng) Người Nam Bộ hình dung dạ dày là “bao” (bao tử), cái đèn thắp bằng dầu hoả được người Nam Bộ hình dung như “cây” (cây đèn), cái bút thành “cây” (cây viết)“ v.v
Tuy nhiên, có lúc, cùng tồn tại cả hai đặc trưng được chọn để định danh
(lưỡng khả) Ngay trong một phương ngữ cũng có trường hợp này Ví dụ, nồi áp suất (cách thức), nồi hầm (công dụng)…trong PNBB; ăn lót lòng (có nét nghĩa của
“lót” là thêm vào, để vào), ăn dằn bụng (có nét nghĩa “đè xuống, và giữ dưới lực ép,
không cho trỗi dậy, không cho nổi lên” của “dằn” [65; 236]) trong PNNB…
Những gì được con người nhận thức giống nhau, chúng cùng một loại, thì
trên nguyên tắc, chúng được gọi tên như nhau Ví dụ, đầu (người), đầu (gà)… Nếu
như nhiều đối tượng có chung nhau thuộc tính cơ bản thì khi đặt tên từng cá thể,người ta buộc phải chọn những thuộc tính không cơ bản Thuộc tính này tuy không
cơ bản nhưng lại có giá trị khu biệt cá thể này với cá thể khác, và như vậy lúc này
nó lại trở thành thuộc tính cơ bản Ví dụ, nước ròng là nước thuỷ triều xuống,
nhưng nếu xuống đến mức gần như không còn nước, chỉ còn một đường nước nhỏ
giữa lòng sông thì có ròng rặc, mực nước gần sát đáy sông thì ròng sát…
Tên gọi có vai trò quan trọng đối với tư duy biết chừng nào “Nhờ các tên gọi mà sự vật, hiện tượng thực tế khách quan tồn tại trong lí trí của chúng ta, phân biệt với sự vật, hiện tượng khác cùng loại và khác loại” [10; 98, 99]; hay “…các tên gọi làm cho tư duy trở nên rành mạch sáng sủa” [10; 99].
Qua định danh từ vựng, người ta không chỉ thấy được lối tư duy của cộngđồng ngôn ngữ như thế nào mà còn thấy được bóng dáng của tâm lí dân tộc hay vẻđộc đáo riêng của ngôn ngữ đó Sự khác nhau về “hình thái bên trong của từ”(Humboldt) chính là do sự lựa chọn khác nhau thuộc tính nào của sự vật để đặt têncho sự vật đó Cũng là một sự vật, một hiện tượng như nhau nhưng có thể được
khúc xạ khác nhau tuỳ ngôn ngữ vào trong ý nghĩa của các từ ngữ “Trong quá