1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

97 1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 252,11 KB

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: "Giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương- huyện Thái Thụy- tỉnh Thái Bình " Sinh viên thực hiện: Đoàn Thị La Khóa: 56 Ngành: Kinh tế phát triển Niên khóa: 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thu Quỳnh Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là đề tài nghiên cứu khoa học của tôi, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa hề được sử dụng. Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Đoàn Thị La 2 2 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Thị Thu Quỳnh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Hợp tác xã Thụy Dương cùng các cá nhân, tổ chức khác đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn các hộ sản xuất lúa chất lượng cao tại xã đã cung cấp thông tin số liệu, giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Đoàn Thị La 3 3 TÓM TẮT KHÓA LUẬN Thụy Dương là một xã thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với vị trí địa lý khá thuận lợi cho giao lưu buôn bán. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 418,04 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 306,49 ha chiếm 73,31%, có thể thấy nhân dân trong xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệpvà sự phát triển theo hướng này vẫn có xu hướng tiếp tục. Nhiều năm trở lại đây xã đã nổi tiếng với việc trồng các loại lúa chất lượng, với những đặc điểm về sản xuất đã tạo cho lúa chất lượng tại xã những lợi thế cũng như năng suất sản lượng tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nắm bắt được điều này, trong những năm qua các trung tâm, ngành, địa phương đã quan tâm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao tại xã. Diện tích, quy mô, sản lượng lúa chất lượng tại xã liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên các dự án, nghiên cứu mới chỉ bước đầu thúc đẩy phát triển sản xuất lúa chất lượng chứ chưa thể giải quyết hết các vấn đề khó khăn còn tồn tại cũng như phát huy hết tiềm năng của lúa chất lượng. Do đó đề tài chúng tôi hướng tới việc trên cơ sở tìm hiểu thực trạng phát triển sản xuất lúa chất lượng trên địa bàn xã Thụy Dương, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của các hộ nông dân tại địa phương. Và cụ thể hóa bằng mục tiêu sau: - Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất lúa chất lượng cao. - Phân tích thực trạng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở xã Thụy Dương thời gian qua (2012-2014). - Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất lúa chất lượng cao. - Đề xuất một số giải pháp hợp lý nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao của xã Thụy Dương trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn xã như sau: 4 4 - Diện tích, năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao của xã có xu hướng tăng qua các năm. Sản xuất lúa chất lượng cao đang phát triển theo hướng mở rộng, tập trung quy mô lớn. - Hiện nay, trên địa bàn xã sản xuất chủ yếu 3 loại lúa chất lượng cao bao gồm: lúa BC, lúa Bắc thơm số 7 và lúa Hương thơm số 1. Trong đó lúa BC được gieo trồng trên phần lớn diện tích canh tác của người nông dân. - Mức độ đầu tư cho lúa chất lượng cao tại các nhóm hộ nhìn chung còn có sự chênh lệch lớn. Nhóm hộ nghèo có khả năng tận dụng nguồn lực để giảm chi phí trung gian tốt nhất. Trong khi nhóm hộ khá có khả năng sử dụng chi phí trung gian cùng công lao động hiệu quả cao nhất. - Về kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa CLC, hộ khá đạt lợi nhuận cao nhất, hiệu quả lao động cùng hiệu quả chi phí cao nhất do các hộ khá có sự đầu tư cao và hợp lý hơn so với nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo. Dựa vào kết quả khảo sát thực tiễn, tính toán kết quả, hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao của hộ nông dân tôi nhận thấy những yếu tố chính ảnh hưởng chủ yếu đến sự phát triển sản xuất lúa chất lượng cao của các hộ nông dân trên địa bàn xã Thụy Dương gồm có: thực hiện quy trình kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh, tham gia tập huấn, kinh nghiệm trồng lúa, thời tiết, tình hình tiêu thụ, cơ chế- chính sách và khuyến nông. Như vậy, để phát triển sản xuất lúa chất lượng cao của hộ nông dân trên địa bàn xã Thụy Dương trong thời gian tới, tận dụng tối đa những điểm mạnh và cơ hội, khắc phục, hạn chế những khó khăn và thách thức, một số giải pháp chủ yếu cần làm là: - Giải pháp về sản xuất - Giải pháp về tiêu thụ - Giải pháp về cơ chế chính sách - Giải pháp khác Kiến nghị với nhà nước, chính quyền địa phương cùng bà con nông dân để có những hoạt động cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn. 5 5 MỤC LỤC 6 6 DANH MỤC BẢNG 7 7 DANH MỤC HỘP Hộp 4.1 Ảnh hưởng của việc thực hiện quy trình kỹ thuật 70 Hộp 4.2 Ảnh hưởng của phòng trừ sâu bệnh tới năng suất lúa 70 Hộp 4.3 Ảnh hưởng của thời tiết đến năng suất lúa 73 8 8 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQ : Bình quân BVTV : Bảo vệ thực vật CC : Cơ cấu CLC : Chất lượng cao DT : Diện tích FAO : Tổ chức Liên hiệp quốc về lương thực và nông nghiệp (Food and Agriculture Organization ) HTX : Hợp tác xã KHKT : Khoa học kỹ thuật KN : Kinh nghiệm LĐ : Lao động NS : Năng suất SL : Sản lượng UBND TB : Ủy ban nhân dân : Trung bình XHCN : Xã hội chủ nghĩa WTO : Tổ chức thương mại thế giới ( World Trade Organization) 9 9 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. Lúa là cây lương thực thực phẩm, cung cấp năng lượng chính cho sự sống của con người. Sản xuất lúa gạo được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm và có các chính sách để mở rộng diện tích, tăng năng suất- trong đó có Việt Nam. Việt Nam với dân số đông, việc đảm bảo đủ lương thực cho người dân là mục tiêu lớn cần đẩy mạnh thực hiện. Vì thế, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, các giống lúa mới có năng suất, chất lượng gạo tốt, thơm ngon có giá trị thương phẩm cao đang được khuyến khích và mở rộng diện tích trên phạm vi cả nước. Thái Bình là tỉnh nông nghiệp có diện tích lúa là 161,8 nghìn ha, đã trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về năng suất lúa với 65,4 tạ/ha (Tổng cục thống kê, 2013), trong đó quy mô và sản lượng lúa chất lượng cao chiếm chủ yếu. Các giống lúa chất lượng cao được trồng ở tất cả các địa phương trong tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu ở các huyện Tiền Hải, Thái Thụy, Kiến Xương và Vũ Thư. Xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là xã có nhiều ưu thế về trồng lúa nhất là các giống lúa chất lượng cao - ưu thế vượt trội về chất lượng thóc gạo và chống chịu sâu bệnh, năng suất khá cao từ 60-70 tạ/ha, chất lượng gạo thơm nên các giống này đang được nông dân mở rộng sản xuất, được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Tuy nhiên, sản xuất lúa chất lượng cao đang gặp phải một số thách thức, đó là: các hộ nông dân mới chỉ sản xuất ở quy mô nhỏ, manh mún, canh tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống là chính, do đó chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của xã nhà. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình". 10 10 [...]... cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở xã Thụy Dươnghuyện Thái Thụy- tỉnh Thái Bình 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình phát triển mô hình sản xuất lúa chất lượng cao của hộ nông dân ở xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - Phạm vi không gian: tiến hành trên địa bàn xã Thụy Dương - Phạm vi thời gian:... những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất lúa chất lượng cao - Phân tích thực trạng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở xã Thụy Dương thời gian qua (2012-2014) - Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương - Đề xuất một số giải pháp hợp lý nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao của xã Thụy Dương trong thời gian tới 1.3 Đối... chung Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương trong thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát. .. sản xuất Phát triển sản xuất lúa chất lượng cao theo chiều rộng tạo điều kiện cần để lúa chất lượng cao phát triển ổn định, bền vững Khi nguồn lực ngày càng hạn hẹp, khan hiếm do tác động của phát triển sản xuất lúa chất lượng cao theo chiều rộng, hoạt động phát triển sản xuất lúa chất lượng cao sẽ phải hướng vào phát triển theo chiều sâu Đây là điều kiện đủ để sản xuất lúa chất lượng cao phát triển ổn... việc trồng lúa chất lượng cao vào cuộc sống + Tăng quy mô sản xuất lúa chất lượng cao của hộ nông dân Nếu sự tăng thêm về số lượng hộ tham gia trồng lúa chất lượng cao là sự tăng trưởng trên địa bàn toàn xã thì sự tăng quy mô sản xuất lúa chất lượng cao của hộ nông dân là sự tăng trưởng của sản xuất lúa chất lượng cao trong nền kinh tế hộ gia đình Để mở rộng quy mô sản xuất lúa chất lượng cao, hộ cần... b, Phát triển sản xuất theo chiều sâu: Phát triển sản xuất lúa chất lượng cao theo chiều sâu có những nội dung chủ yếu sau: - Tăng hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa chất lượng cao Tăng năng suất sản xuất Nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm lúa chất lượng cao Tăng tổng sản phẩm sản xuất và thu nhập theo đầu người từ trồng lúa chất lượng cao Các nội dung phát triển sản xuất lúa chất lượng cao. .. 2.1.2.3 Nội dung phát triển sản xuất lúa chất lượng cao a, Phát triển sản xuất lúa chất lượng cao theo chiều rộng: Phát triển theo chiều rộng là sự tăng thêm về mặt lượng các nguồn lực trong điều kiện yếu tố kỹ thuật không thay đổi nhằm nâng cao kết quả sản xuất Đối với sản xuất lúa chất lượng cao, phát triển theo chiều rộng có 2 nội dung chính, cụ thể: + Tăng số lượng hộ trồng lúa chất lượng cao Trong điều... số lượng hộ sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn chưa nhiều, phân bố nhỏ lẻ, manh mún, chậm phát triển, ngoài ra, với điều kiện tiềm năng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao của địa phương chưa khai thác hết, diện tích đất bỏ trống nhiều, lực lượng lao động dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa lâu năm được truyền từ đời này sang đời khác…thì việc phát triển sản xuất lúa chất lượng cao. .. kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời đưa ra được các giải pháp để nâng cao được HQKT trong sản xuất lúa Tám xoan tại Hải Hậu – Nam Định 31 31 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lí Thụy Dương là một xã ở phía Tây huyện Thái Thụy, thuộc tỉnh Thái Bình, phía bắc Việt Nam Xã Thụy Dương cách thành phố Thái Bình 27km... Phi,…) 2.2.2 Tình hình sản xuất lúa chất lượng cao ở một số địa phương 2.2.2.1 Tình hình sản xuất lúa chất lượng cao ở Lào Cai Dự án sản xuất lúa chất lượng cao được triển khai thực hiện từ đầu năm 2011 tại các địa phương: Sa Pa, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn và Bát Xát Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tiến hành tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc một số loại lúa chất lượng cao cho các hộ dân tham gia . của xã nhà. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " ;Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình& quot;. 10 10 1.2. VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: " ;Giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương- huyện Thái Thụy- tỉnh Thái. hiểu thực trạng phát triển sản xuất lúa chất lượng trên địa bàn xã Thụy Dương, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của

Ngày đăng: 25/06/2015, 04:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Đặng Xuân Thủy (2013), Giải pháp phát triển sản xuất cây đậu tương trên đất 2 lúa của huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển sản xuất cây đậu tương trên đất 2 lúa của huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Tác giả: Đặng Xuân Thủy
Năm: 2013
5. Đặng Xuân Trung (2014), Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất nhãn muộn trên địa bàn xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất nhãn muộn trên địa bàn xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Tác giả: Đặng Xuân Trung
Năm: 2014
6. Đinh Thế Lộc (2006), Giáo trình kỹ thuật trồng lúa. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội – 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kỹ thuật trồng lúa
Tác giả: Đinh Thế Lộc
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2006
8. Nguyễn Trường Giang (2008), Nghiên cứu vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn, tạo giống lúa CLC cho vùng ĐBSH . Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn, tạo giống lúa CLC cho vùng ĐBSH
Tác giả: Nguyễn Trường Giang
Năm: 2008
9. Nguyễn Thu Thủy (2005), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa gạo Tám xoan của dự án bảo tồn và thương mại hoa sản phẩm gạo Tám Xoan- Hải Hậu- Nam Định, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa gạo Tám xoan của dự án bảo tồn và thương mại hoa sản phẩm gạo Tám Xoan- Hải Hậu- Nam Định
Tác giả: Nguyễn Thu Thủy
Năm: 2005
10.Nguyễn Thị Hằng (2014), So sánh một số giòng, giống lúa chất lượng cao tại Hà Nội, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh một số giòng, giống lúa chất lượng cao tại Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Hằng
Năm: 2014
11. Nguyễn Ngọc Dung (2011), So sánh một số giòng, giống lúa chất lượng cao tại Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh một số giòng, giống lúa chất lượng cao tại Phú Thọ
Tác giả: Nguyễn Ngọc Dung
Năm: 2011
13.Nguyễn Thị Mơ (2014), Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của hộ dân xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của hộ dân xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Tác giả: Nguyễn Thị Mơ
Năm: 2014
14.Ngô Thị Kim Cúc (2012), Giải pháp phát triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, Báo cáo nghiên cứu khoa học , Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
Tác giả: Ngô Thị Kim Cúc
Năm: 2012
1. Ban địa chính xã Thụy Dương, Tình hình sử dụng đất đai xã Thụy Dương năm 2014 Khác
2. Ban thống kê xã Thụy Dương, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh xã Thụy Dương năm 2014 Khác
3. Ban thống kê xã Thụy Dương, Tình hình cơ sở hạ tầng xã Thụy Dương năm 2014 Khác
7. Đường Hồng Dật (chủ biên) và các cộng sự (1994), Lịch sử Nông nghiệp Việt Nam Khác
12.Nguyễn Thị Lan Anh (2014), Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây cao su dân trên địa bàn xã Tây Hiếu, Thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An Khác
15.Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Giáo trình kinh tế nông nghiệp Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w