Đánh giá thực trang và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

98 522 0
Đánh giá thực trang và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  LÝ CÔNG NHUẬN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VÔ ĐIẾM HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khoá học : 2010 – 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  LÝ CÔNG NHUẬN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VÔ ĐIẾM HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Lớp : 42 KTNN.N02 Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên HD : Tống Thị Thùy Dung Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Với quan điểm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn nhằm giúp cho sinh viên nắm vững những kiến thức đã học và vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn mỗi sinh viên trước khi hoàn thành chương trình đào tạo của nhà trường đều phải trải qua quá trình thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu và viết khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các thầy cô giáo khoa Kinh tế & phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, xin chân thành cảm ơn đến UBND xã Vô Điếm – huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang đã giúp tôi hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Đặc biệt tôi vô cùng biết ơn cô giáo Tống Thị Thùy Dung đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong quá trình thực tập để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Lý Công Nhuận DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Tình hình khí hậu của xã Vô Điếm năm 2013 28 Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất tại xã Vô Điếm giai đoạn 2011- 2013 30 Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động của xã Vô Điếm trong 3 năm 2011 - 2013 33 Bảng 3.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Vô Điếm trong 3 năm. 35 Bảng 3.5. Giá trị các ngành sản xuất kinh tế xã Vô Điếm qua 3 năm 39 Bảng 3.6. Thông tin chung về chủ hộ 45 Bảng 3.7. Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ nông dân 48 Bảng 3.8. Hiện trạng sử dụng đất đai sản xuất của hộ nông dân 50 Bảng 3.9. Phương tiện sản xuất và sinh hoạt chủ yếu của hộ nông dân 52 Bảng 3.10. Tình hình sử dụng vốn của nhóm hộ điều tra 54 Bảng 3.11. Kết quả sản xuất của hộ nông dân trong một năm 55 Bảng 3.12. Chi phí sản xuất trong trồng trọt và lâm nghiệp của hộ nông dân 60 Bảng 3.13. Chi phí cho chăn nuôi và thủy sản của các hộ nông dân 62 Bảng 3.14. Một số chi phí khác trong sản xuất của các hộ nông dân 63 Bảng 3.15. Hiệu quả sản xuất của hộ nông dân 64 Bảng 3.16. Chi phí sinh hoạt của hộ nông dân 66 Bảng 3.17. Những khó khăn gặp phải của các hộ nông dân 68 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT UBND Ủy ban nhân dân STT Số thứ tự SL Số lượng BQ Bình quân VAC Vườn ao chuồng KT-XH Kinh tế - Xã hội GO Giá trị sản xuất IC Chi phí trung gian VA Giá trị gia tăng MI Thu nhập hỗn hợp Pr Lợi nhuận ĐVT Đơn vị tính DT Diện tích CC Cơ cấu NN Nông nghiệp LĐ Lao động GTSX Giá trị sản xuất TB Trung bình BQC Bình quân chung BVTV Bảo vệ thực vật TSCĐ Tài sản cố định MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 2 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 2 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 4. Bố cục của khóa luận 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 1.1.1. Những khái niệm cơ bản về hộ, hộ nông dân và kinh tế nông hộ 4 1.1.2. Vai trò của kinh tế hộ và kinh tế nông hộ 6 1.1.3. Đặc trưng của kinh tế nông hộ 6 1.1.4. Phân loại nông hộ 8 1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế nông hộ 9 1.2. Cơ sở thực tiễn 14 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ của một số quốc gia trên thế giới 14 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ của nước ta 16 1.2.3. Xu hướng và phát triển của kinh tế hộ nông dân và những bài học kinh nghiệm rút ra 19 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 22 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 22 2.2. Nội dung nghiên cứu 22 2.3. Câu hỏi nghiên cứu 22 2.4. Phương pháp nghiên cứu 23 2.4.1. Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu 23 2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin 23 2.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin 25 2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 25 2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sản xuất của các nông hộ 25 2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả sản xuất của hộ nông dân 25 2.5.3. Chỉ tiêu phản ánh đời sống của hộ 26 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 3.1. Đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu 27 3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 27 3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội 32 3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nông hộ tại xã Vô Điếm 43 3.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vô Điếm 44 3.2.1. Thông tin chung về chủ hộ 44 3.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ nông dân 47 3.2.3. Nguồn lực của các hộ nông dân 49 3.2.4. Kết quả sản xuất của hộ nông dân 54 3.2.5. Chi phí sản xuất của các hộ nông dân 59 3.2.6. Hiệu quả sản xuất của hộ nông dân 64 3.2.7. Chi phí sinh hoạt và khả năng tích lũy của các hộ nông dân 66 3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ tại xã Vô Điếm 67 3.3.1. Những thuận lợi trong phát triển kinh tế nông hộ tại xã Vô Điếm 67 3.3.2. Những khó khăn của các hộ nông dân trong phát triển kinh tế 67 Chương 4: CÁC ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ 71 4.1. Phương hướng phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vô Điếm 71 4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông hộ tại xã Vô Điếm 72 4.2.1. Giải pháp về điều kiện tự nhiên 72 4.2.2. Giải pháp về đất đai 72 4.2.3. Giải pháp về vốn 73 4.2.4. Giải pháp về nguồn lực 74 4.2.5. Giải pháp về khoa học kỹ thuật 75 4.2.6. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng 76 4.2.7. Giải pháp về chính sách 77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78 1. Kết Luận 78 2. Kiến nghị 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với một quốc gia với gần 80% dân số sống ở nông thôn và gần 70% lao động làm việc trong các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp như đất nước Việt Nam ta. [5] Có thể khẳng định trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là sau đổi mới, kinh tế hộ gia đình giữ một vai trò không thể thiếu, kinh tế hộ là đơn vị kinh tế đặc thù và phù hợp với thực trạng của sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Nó góp phần giải quyết việc làm và xây dựng cuộc sống mới ở nông thôn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phong phú về lương thực, thực phẩm. Mặc dù trong những năm qua kinh tế hộ đã đạt được những thành tựu to lớn, song chính bản thân nó vẫn đang tồn tại những mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết. Do vậy cần có những phương pháp tìm hiểu, phân tích phù hợp để làm sáng tỏ những khó khăn của các hộ để có các chính sách kinh tế, xã hội phù hợp giúp nông dân phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống trong tương lai, đây là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết của một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam nói chung và của từng địa phương nói riêng. Vô Điếm là một xã thuần nông nằm ở phía đông nam của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, với hình thức sản xuất chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ tự cung tự cấp của từng hộ gia đình và đặc biệt là một xã vùng núi nên nó chịu ảnh hưởng của các vấn đề khó khăn trong sản xuất của các hộ hơn những vùng khác 2 Nghiên cứu thực trạng của kinh tế nông hộ để chỉ ra những khó khăn còn tồn tại và đưa ra được nhưng giải pháp khắc phục những khó khăn đó là một vấn đề quan trọng và cần thiết ở một xã thuần nông như xã Vô Điếm. Xuất phát từ thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của cô Tống Thị Thùy Dung tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Đánh giá thực trang và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn xã Vô Điếm, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết những khó khăn và thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ tại xã trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế nông hộ. - Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vô Điếm giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. - Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vô Điếm. - Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vô Điếm. 3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu - Là cơ hội để tìm hiểu, nghiên cứu và có những hiểu biết thực tế về kinh tế nông hộ. - Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học vào thực tế. - Nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học. [...]... Các hộ nông dân trên địa bàn xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang - Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế nông hộ trong địa bàn xã Vô Điếm huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vô Điếm trong 3 năm, từ năm 2011 đến năm 2013 Về không gian Nghiên cứu các hộ nông dân trên địa bàn xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.. . về địa bàn nghiên cứu - Thực trạng, phát triển kinh tế nông hộ tại xã Vô Điếm - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các hộ nông dân - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân tại địa phương 2.3 Câu hỏi nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, KT-XH của xã Vô Điếm như thế nào? - Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Vô Điếm ra sao? - Trong quá trình phát. .. phát triển trong mọi chế độ kinh tế xã hội 6 1.1.2 Vai trò của kinh tế hộ và kinh tế nông hộ Kinh tế hộ đã có từ lâu đời đến nay vẫn còn tồn tại và phát triển Trải qua mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì kinh tế hộ biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, ngày càng khẳng định được tầm quan trọng và vai trò trong nền kinh tế quốc dân Kinh tế hộ là tế bào của xã hội, sự phát triển trước tiên giúp nâng... đến phát triển kinh tế nông hộ và là công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nông dân phát triển kinh tế Tóm lại: từ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân, có thể khẳng định: hộ nông dân sản xuất tự cấp tự túc muốn phát triển kinh tế cần phải phá vỡ kết cấu kinh tế khép kín của hộ để chuyển sang sản xuất với quy mô lớn và. .. mô lớn Kinh tế nông hộ vẫn có khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để cho có hiệu quả kinh tế cao Thực tế đã chứng tỏ kinh tế nông hộ là loại hình thích hợp nhất với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp - Kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động và tiền vốn của hộ là chủ yếu [7] 1.1.4 Phân loại nông hộ Trong sản xuất nông hộ kinh tế hộ gia đình là loại hình kinh tế được phát triển. .. việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của hội viên Thực hiện tốt phong trào này sẽ góp phần xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn 1.2.3 Xu hướng và phát triển của kinh tế hộ nông dân và những bài học kinh nghiệm rút ra 1.2.3.1 Xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân Kinh tế hộ có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau tuy nhiên dưới góc độ kinh tế hàng... nông hộ [15] 2 Đối với xã Vô Điếm Phát triển kinh tế hộ nông dân phải gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần Coi phát triển con người là động lực để phát triển sản xuất, phát triển xã hội và tiến bộ xã hội thực hiện mục tiêu cơ bản mà Nhà nước đã đặt ra: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và dân chủ văn minh" Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và. .. sở lý luận và thực tiễn - Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận - Chương 4: Các định hướng và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ - Phần Kết luận và Kiến nghị 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1 Những khái niệm cơ bản về hộ, hộ nông dân và kinh tế nông hộ • Khái niệm về hộ Hộ nông dân đã có và tồn tại... cho thị trường và xuất khẩu - Bắc Ninh: Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Bắc Ninh có nhiều nỗ lực trong thực hiện chủ trương cho vay hộ sản xuất, trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển địa phương Từ đó đến nay, hàng ngàn hộ nông dân trên địa bàn đã được tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng Với thủ tục... chính sách kinh tế là tiền đề, là môi trường để đầu tư, đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất để kinh tế hộ nông dân hoạt động có hiệu quả [12] 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ của một số quốc gia trên thế giới Thực tiễn cho thấy, quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của các nước nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, trang trại, nông thôn đã có nhiều kinh nghiệm . pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang . 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ. của các hộ nông dân trong phát triển kinh tế 67 Chương 4: CÁC ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ 71 4.1. Phương hướng phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vô Điếm 71 . luận và thực tiễn về kinh tế nông hộ. - Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vô Điếm giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. - Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan