2. Mục tiêu nghiên cứu
3.2.7. Chi phí sinh hoạt và khả năng tích lũy của các hộ nông dân
Tình hình chi tiêu và tích lũy của nhóm hộđiều tra được thể hiện qua bảng sau
Bảng 3.16. Chi phí sinh hoạt của hộ nông dân
(Tính bình quân trên một hộ nông dân)
ĐVT:1000đ Chỉ tiêu (ước tính cho 1 hộ/năm) Thôn Xuân Trường Thôn Xuân Dung Thôn Ka BQC Thu nhập hỗn hợp (MI) 46.222 41.444 40.668 42.778 Chi phí sinh hoạt 36.182 33.275 33.003 34.153 Lương thực, thực phẩm 19.806 18.033 18.650 17.868,68 Y tế, giáo dục 2.466 2.366 2.130 2.266,66 May mặc 2.170 1.950 2.083 2.022,22 Điện sinh hoạt, chất đốt 776 653 156 528,66 Chi phí đi lại 1.896 1.753 1.643 1.548,88 Ma chay, cưới hỏi 6.566 6.400 6.050 5.999,99 Điện thoai 1500 1.385 1.360 1.312,21 Chi khác 1000 966 930 965,55 Tích lũy 10.040 8.169 7.665 8.624 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013)
Qua bảng trên ta thấy bình quân chi phí sinh hoạt mỗi năm của cả 3 thôn là 34.153.000 đồng, trong đó các hộ nông dân ở thôn Xuân Trường có bình quân chi phí sinh hoạt cao nhất là 36.182.000 đồng/hộ/năm, điều đó chứng tỏ mức sống của các hộ nông dân ở thôn Xuân Trường cao hơn 2 thôn còn lại, hơn nữa thôn Xuân Trường là thôn trung tâm của xã nên phát triển hơn, các hộ dân ởđây cũng có điều kiện mua sắm nhiều hơn, nên chi tiêu nhiều hơn. Tiếp theo là các
hộ nông dân ở thôn Xuân Dung với mức chi sinh hoạt là 33.275.000
đồng/hộ/năm. Cuối cùng là thôn Ka với mức chi sinh hoạt thấp hơn 1 chút là 33.003.000 đồng/hộ/năm, do thôn Ka ở vùng sâu xa, khó khăn hơn nên chi tiêu cũng hạn chế hơn, hơn nữa còn khoảng 2/3 thôn Ka chưa có hệ thống điện lưới quốc gia nên mức chi tiêu cho điện sinh hoạt là khá thấp.
Thôn Xuân Trường mặc dù có chi phí sinh hoạt cao hơn hai thôn còn lại nhưng do có thu nhập hỗn hợp cao hơn nên tích lũy của thôn Xuân Trường cao hơn là 10.040.000 đồng/hộ/năm, thôn Xuân Dung tích lũy được là 8.169.000
đồng/hộ/năm, các hộ nông dân ở thôn Ka tích lũy được thấp nhất là 7.665.000
đồng/hộ/năm. Bình quân tích lũy của cả 3 thôn là 8.624.000 đồng/hộ//năm.
3.3. Những nhân tốảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ tại xã Vô Điếm
3.3.1. Những thuận lợi trong phát triển kinh tế nông hộ tại xã Vô Điếm
Diện tích đất nông nghiệp của các hộ nông dân là rất rộng lớn, đây là một nguồn lực quan trọng trong phát triển nông nghiệp.
Các hộ nông dân đang dần nhận thức được phát triển kinh tế hộ gia đình phải đi theo con đường sản xuất theo hướng hàng hóa.
Phần lớn diện tích đất canh tác, đặc biệt là cây lúa có thể trồng được 2 vụ, tỷ lệ diện tích của các hộ canh tác là rất ít.
Nguồn lực về lao động của các hộ nông dân là rất dồi dào, lao động trong
độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao.
Các hộ nông dân đã biết sử dụng các loại máy móc vào trong sản xuất nông nghiệp như máy cày, máy tuốt lúa vào sản xuất giúp giảm công lao động, tăng hiệu quả sản xuất.
3.3.2. Những khó khăn của các hộ nông dân trong phát triển kinh tế
Thông qua quá trình điều tra phỏng vấn tôi nhận thấy rằng người nông dân
Bảng 3.17. Những khó khăn gặp phải của các hộ nông dân Chỉ tiêu Số phiếu %
Dịch bệnh 90 100 Thiếu đất, đất kém màu mỡ 37 41,1 Thiếu nước tưới tiêu 35 38,8 Giao thông đi lại khó khăn 85 94,4 Thiếu vốn sản xuất 56 62,2 Thiếu lao động 12 13,3 Thiếu kỹ thuật sản xuất 46 51,1 Khí hậu, thiên tai 90 100 Thiếu thông tin hỗ trợ sản xuất 22 24,4 Giá cả vật tư nông nghiệp cao 67 74,4
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013) 3.3.2.1. Khó khăn vềđiều kiện tự nhiên
100% các hộ nông dân được hỏi đều gặp rất nhiều khó khăn từ tự nhiên như dịch bệnh và ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai.
Dịch bệnh thường xuyên xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng và vật nuôi, làm giảm năng suất, chất lượng của cây trồng, vật nuôi, thậm chí nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì hậu quả còn nghiêm trọng hơn đó là cây trồng hoặc vật nuôi bị chết hàng loạt.
Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá vào mùa đông, gây chết hoặc làm chậm quá trình sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi làm giảm năng suất và chất lượng của cây trồng vật nuôi. Thời tiết nắng nóng vào mùa hè cũng khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
3.3.2.2. Khó khăn về cơ sở hạ tầng
Có 94,4% số hộ được hỏi gặp khó khăn về giao thông đi lại, hệ thống các tuyến đường trong xã chủ yếu là đường đất thường lầy lội vào mùa mưa nên người dân đi lại gặp rất nhiều khó khăn.
Do xã cách thị trấn Việt Quang của huyện Bắc Quang 20km, lại phải đi qua sông Lô chỉ có cầu treo gỗ bắc qua nên quá trình vận chuyển hàng hóa, vật tư nông nghiệp từ bên ngoài vào xã gặp nhiều khó khăn, nên giá cả vật tư nông nghiệp bịđẩy lên cao.
Về thủy lợi, hệ thống kênh mương của xã dù đã được đầu tư nhưng đã nhiều năm nên bắt đầu bị xuống cấp nên quá trình cấp nước sản xuất nông nghiệp của người nông dân gặp nhiều khó khăn.
Trong 3 thôn được điều tra thì vẫn còn một thôn là thôn Ka vẫn chưa có
đường dây hạ thế và trạm biến áp kéo đến thôn nên phần lớn số hộ trong thôn chưa có điện nên các hộ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất.
3.3.2.3. Khó khăn về vốn
Có tới 62,2% số hộđược hỏi gặp khó khăn về vốn trong sản xuất, trong đó có rất nhiều hộ thiếu vốn trong sản xuất nhưng không dám vay vốn ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, do lo sợ sản xuất không hiệu quả, không trả được nợ, các hộ nông dân này chỉ biết đầu tư vào sản xuất ít đi khiến năng suất và sản lượng cây trồng vật nuôi giảm.
Nhiều hộ đi vay vốn nhưng không được hoặc chính quyền giải quyết cho chậm nên bị lỡ mất thời cơ hoặc chậm so với thời vụ.
Nhìn chung các hộ nông dân còn e ngại không dám mạnh dạn vay vốn sản xuất, chưa có kinh nghiệm trong việc phát huy hiệu quả việc sử dụng đồng vốn.
3.3.2.4. Khó khăn về kỹ thuật sản xuất
Có 51,1% số hộ được hỏi gặp khó khăn về kỹ thuật sản xuất, các hộ nông dân phần lớn là người dân tộc, có trình độ văn hóa không đồng đều nên quá trình tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, nên các hộ nông dân chưa có các biện pháp thâm canh, xen canh tăng vụ cây trồng tốt, sản xuất chưa gắn với bảo vệđất, vẫn còn sử dụng đất lãng phí..
Ngoài ra các hộ nông dân còn gặp một số khó khăn khác như: Do địa hình là đồi núi nên đất đai sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân bị chia cắt manh mún nhỏ lẻ, sản xuất không tập trung.
Quá trình thu hoạch và bảo quản nông sản gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Vẫn còn tình trạng thiếu việc làm lúc nông nhàn nên nguồn thu nhập phụ
Chương 4
CÁC ĐỊNH HƯỚNG VÀ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ