Thông tin chung về chủ hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trang và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 52)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.2.1.Thông tin chung về chủ hộ

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở mỗi hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, chủ hộ thường là người quan trọng nhất, quyết định và đầu tư sản xuất loại cây gì, nuôi con gì, hướng sản xuất theo mô hình nào, đồng thời cũng là người điều hành quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của gia

đình hộ. Qua quá trình điều tra, phỏng vấn tôi thu được một số thông tin cơ bản về chủ hộ điều tra tại 3 thôn của xã như sau:

Tiêu chí ĐVT Thôn Xuân Trường Thôn Xuân Dung Thôn Ka Tính chung SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL Tổng số hộđiều tra Hộ 30 100 30 100 30 100 90 Giới tính Nam Người 28 93,33 28 93,33 30 100 86 Nữ Người 2 6,67 2 6,67 0 0 4 Tuổi TB 43,9 41,7 41,3 Dân tộc Kinh Người 0 0 5 16,67 0 0 5 Tày Người 18 60 22 73,34 21 70 61 Nùng Người 5 16,66 1 3,33 3 10 9 Ngạn Người 7 23,34 1 3,33 6 20 14 Dao Người 1 3,33 1 Trình độ văn hóa Cấp I Người 10 33,33 13 43,33 14 46,66 37 Cấp II Người 11 36,66 11 36,66 12 40 34 Cấp III Người 9 30,01 6 20,01 4 13,34 19 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013)

giới: thôn Xuân Trường và Xuân Dung mỗi thôn đều có 28 chủ hộ là nam giới chiếm 93,33%, còn tỷ lệ nữ giới làm chủ hộ ở hai thôn này đều 6,67%. 4 hộ do nữ

giới làm chủ hộ nguyên nhân chủ yếu là do chồng đã mất hoặc đã ly dị chồng. Còn thôn Ka tỷ lệ nam giới làm chủ hộ gia đình là 100%, không có hộ nào được điều tra có nữ giới làm chủ hộ.

Về độ tuổi của chủ hộ các thôn đều không có sự chênh lệch lớn, chủ của các hộ được điều tra đều nằm trong độ tuổi từ 20 đến 60 tuổi, độ tuổi trung bình của chủ hộ cao nhất là ở thôn Xuân Trường là 43,9 tuổi,độ tuổi trung bình thấp nhất là ở thôn Ka là 41,3 tuổi, còn độ tuổi trung bình của chủ hộ ở thôn Xuân Dung là 41,7 tuổi.

Chủ hộ của các hộđược điều tra ở cả 3 thôn đều là dân tộc Tày là chủ yếu, số

chủ hộ là dân tộc Tày được điều tra ở 3 thôn là 61 hộ chiếm 67,78%. Trong đó ở

thôn Xuân Trường số chủ hộ là dân tộc Tày là 18 người chiếm tỷ lệ là 60%, dân tộc Ngạn là 7 người chiếm 23,34%, số chủ hộ là dân tộc Nùng là 5 người chiếm 16,66%, các hộ được điều tra không có hộ nào là dân tộc Kinh và dân tộc Dao. Còn

ở thôn Xuân Dung số chủ hộ là dân tộc Tày được điều tra là 22 người, chiếm 73,34%, số chủ hộ là dân tộc Kinh là 5 hộ chiếm tỷ lệ là 16,67%, còn dân tộc Nùng, Ngạn, Dao mỗi dân tộc điều tra 1 hộ chiếm 3,33% mỗi dân tộc. Thôn Ka số

chủ hộ là dân tộc Tày là 21 hộ chiếm 70% số hộđược điều tra, số chủ hộ là dân tộc Ngạn là 6 hộ chiếm 20% dân tộc Nùng là 3 hộ chiếm 10%. Nhìn chung những chủ

hộ là người dân tộc Tày, Nùng, Ngạn, Dao đều là người bản địa sinh sống ở địa phương đã từ lâu đời, chỉ có dân tộc Kinh là những người mới lên khai hoang hoặc lên công tác tại địa phương rồi mua đất sinh sống ởđịa phương luôn.

Trình độ văn hóa của các chủ hộ được điều tra phần lớn đều là học cấp I, tỷ

lệ chủ hộ ở cả 3 thôn chỉ có trình độ văn hóa là cấp I là 41,11%, tỷ lệ học đến cấp II là 37,78%, tỷ lệ học đến trình độ cấp III là 21,11%. Tỷ lệ chủ hộ có trình độ văn

Xuân Dung là 20,01% và ở thôn Ka là khá thấp chỉ là 13,34%, do đặc điểm của vị

trí địa lý và trình độ phát triển kinh tế nên giáo dục ở thôn Xuân Trường được đầu tư nên số chủ hộ đạt đến trình độ văn hóa là cấp III cao hơn, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn rất thấp nguyên nhân là do các chủ hộ phần lớn đều có độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi nên tại thời điểm đó giáo dục vẫn chưa được hoàn toàn phổ cập như bây giờ

nên việc theo học gặp nhiều khó khăn.

Nhìn chung qua điều tra 90 hộ nông dân của xã thì đa số chủ hộ là nam giới, các dân tộc Tày, Ngạn chiếm đa số, sau đó đến dân tộc Nùng, Kinh và Dao, trình

độ văn hóa của chủ hộ thì tỷ lệ trình độ văn hóa đạt cấp I vẫn chiếm đa số, tuy nhiên số chủ hộ mù chữ hoặc thất học là không có đây cũng là một điều kiện khá thuận lợi cho tiếp thu khoa học công nghệ vào sản xuất của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trang và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 52)