Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả sản xuất của hộ nông dân

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trang và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 33)

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả sản xuất của hộ nông dân

- GO (Giá trị sản xuất): Là toàn bộ giá trị của tài sản vật chất và dịch vụ lao động nông nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm. Đối với nông hộ GO gồm:

+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp + Giá trị sản xuất ngành nghề

+ Giá trị sản xuất buôn bán dịch vụ GO =∑Qi.Pi

Qi : Khối lượng sản phẩm thứ i Pi : Giá bán sản phẩm thứ i

- IC (chi phí trung gian): là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất của cải vật chất và dịch vụ khác trong một thời kỳ sản xuất.

IC = ΣCi

- VA (giá trị gia tăng): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.

VA = GO - IC

- MI (thu nhập hỗn hợp): Là phần thu nhập thuần túy của nông hộ sản xuất, bao gồm cả công lao động và lợi nhuận trong một thời kỳ sản xuất.

MI = VA - (A + T) - Tiền công lao động (nếu có) A : Khấu hao tài sản cốđịnh

T: Các khoản thuế phải nộp

- Lợi nhuận (Pr) là giá trị tăng thêm sau khi đã trừđi công lao động của hộ. Pr = MI – Công lao động gia đình

Trong đó Pr: lợi nhuận. 2.5.3. Ch tiêu phn ánh đời sng ca h - Cơ sở hạ tầng. - Phương tiện sinh hoạt. - Y tế. - Giáo dục.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc đim v điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vô điếm là một xã thuộc vùng thấp của huyện Bắc Quang, cách trung tâm huyện Bắc Quang là 20km về phía tây. Toàn xã có 9 thôn là thôn Xuân Trường, thôn Xuân Dung, thôn Me Thượng, thôn Me Hạ, thôn Ka, thôn Lâm, thôn Thia, thôn Thia Trường và thôn Thíp.

Vị trí địa lý của xã Vô Điếm được xác định bởi : - Phía bắc giáp: xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang.

- Phía nam giáp: xã Yên Thuận, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang và xã Hùng An huyện Bắc Quang.

- Phía đông giáp: xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang.

- Phía tây giáp: xã Quang Minh và xã Hùng An, huyện Bắc Quang.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Xã Vô Điếm có địa hình phức tạp, phần lớn là đồi núi cao, núi đá xen lấn núi đất, có thể chia làm 3 kiểu địa hình chính:

- Kiểu địa hình đồi,núi trung bình: đây là kiểu địa hình phổ biến chiếm hầu hết diện tích xã. Thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và các loại cây trồng dài ngày và ngắn ngày khác như chè và ngô, sắn,.…

- Kiểu đồi, núi cao: Đây là địa hình núi cao giáp với xã Đức Xuân, người dân sinh sống ở đây chủ yếu là dân tộc thiểu số.

- Kiểu địa hình thung lũng: Thung lũng tạo ra các cánh đồng nhỏ xen kẽ nhau bởi những ngon đồi,núi. Đây là những nơi diễn ra các hoạt động trồng trọt chính của các hộ nông dân.

3.1.1.3. Khí hậu thủy văn * Khí hậu

Tình hình khí hậu của xã Vô Điếm được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Tình hình khí hậu của xã Vô Điếm năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT Cao nhất Thấp nhất Trung bình

Lượng mưa Mm 983,1 18,5 500,8

Độẩm % 86,35 82 83,4

Nhiệt độ 0

C 38,5 6,2 23,4

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ thống kê của UBND xã Vô Điếm)

Xã Vô Điếm thuộc vùng khí hậu gió mùa, thuộc khí hậu vùng cao phía Bắc Việt Nam.

- Hàng năm có hai mùa gió rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Tổng lượng mưa hàng năm là: 4774,8 mm, lượng mưa cao nhất là tháng 6 đạt 983,1 mm, chiếm 20% lượng mưa hàng năm. Tháng 12 có lượng mưa thấp nhất là 18,5 mm. Lượng mưa phân bố tương đối đều, mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, trong mùa mưa lượng mưa là 3362,2 mm, bằng 70,4% lượng mưa của cả năm.

- Lượng bốc hơi: 715 mm trong năm, so với lượng mưa trong năm là không lớn lắm. Tháng 12 lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa.

- Độ ẩm bình quân hàng năm là: 83,4% tháng 1 có độ ẩm lớn nhất là 86,35%. Tháng 3, tháng 4 và tháng 9 có độẩm thấp nhất là 82%.

- Nhiệt độ: Có nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,04 0C. Nhiệt độ cao nhất là 38,5 0C. Nhiệt độ thấp nhất là 6,2 0C. Tháng nắng nóng nhất là tháng 5, tháng có nhiệt độ lạnh nhất là tháng 12. Biên độ nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất 16,84 0C.

- Gió:

+ Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, thời tiết khô hanh và lạnh.

+ Gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10 thời tiết nóng ẩm có mưa lớn.

* Thủy văn

Xã có sông lô chảy qua khoảng 12km, do ảnh hưởng của địa hình trên địa bàn xã có rất nhiều khe, mương, suối nhỏ nước được chảy từ các khu trên núi đá đổ về và đổ ra sông lô, tuy nhiên lượng nước phụ thuộc theo mùa. Ngoài ra còn có mạng lưới ao thả cá, đập ngăn suối nhỏ để chảy phát máy Điện và lấy nước vào canh tác lúa của các hộ gia đình.

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đất đai vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. Do đó đất đai là một trong những yếu tốảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng và từ đó quyết định năng suất cây trồng. Vì vậy đất đai cần được bảo vệ và sử dụng hợp lý nhằm phát triển bền vững trong tương lai. dưới đây là hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Vô Điếm.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 12/11 ) 13/12 ) BQ ) DT CC(%) DT CC(%) DT CC(%) Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 7.306,78 100 7.306,78 100 7.306,78 100 0 0 0 I. Tng din tích đất nông nghip Ha 6.985,14 95,59 6.986,35 95,61 6.986,80 95,62 1,21 0,45 0,83 1. Đất sản xuất nông nghiệp Ha 1.214,81 16,62 1.214,94 16,62 1.215,06 16,63 0,13 0,12 0,125 Đất trồng cây hàng năm Ha 511,87 7,01 511,89 7,01 511,43 7,0 0,02 -0,46 -0,22 Đất trồng cây lâu năm Ha 702,94 9,61 703,05 9,61 703,63 9,63 0,11 0,58 0,345 2. Đất lâm nghiệp Ha 5.643,78 77,24 5.643,70 77,23 5.643,36 77,23 -0,08 -0,34 -0,21 3. Đất nuôi trồng thủy sản Ha 126,55 1,73 127,71 1,76 128,38 1,76 1,16 0,67 0,915 II. Đất phi nông Nghip Ha 249,08 3,4 249,25 3,4 249,58 3,41 0,17 0,33 0,25 III. Đất chưa s dng Ha 72,56 1,01 71,18 0.99 70,4 0,97 -1,38 -0,78 -1,08

ha và không có sự thay đổi qua 3 năm. Tuy nhiên thành phần từng loại đất lại có những sự biến động, cụ thể như sau:

Tổng diện tích đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản năm 2011 là 6.985,14 chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của xã, đến năm 2013 tổng diện tích

đất nông, lâm nghiệp, thủy sản của xã có 6.986,80 ha tăng 1,66 ha. Nguyên nhân dẫn đến tổng diện tích đất nông,lâm nghiệp thủy sản tăng là do người dân ngày càng nhận thức được vai trò của ngành nông nghiệp đối với phát triển kinh tế của một xã thuần nông như xã Vô Điếm. Cụ thể:

+ Diện tích đất nông nghiệp có tăng nhưng tăng nhẹ từ 1.214,81 ha năm 2011 lên 1.215,06 ha vào năm 2013. Tuy nhiên diện tích đất trồng cây hàng năm lại giảm từ 511,87 ha vào năm 2011 xuống còn 511,43 ha vào năm 2013 nguyên nhân là do người dân chuyển đổi sang đất nuôi trồng thủy sản và chuyển sang đất thổ cư. Diện tích đất trồng cây hàng năm lại tăng do người dân nhận thấy được hiệu quả

kinh tế của các loại cây lâu năm như cây chè.

+ Diện tích đất lâm nghiệp lại giảm từ 5.643,78 ha năm 2011 xuống còn 5.643,36 ha vào năm 2013 nguyên nhân là do người chuyển từ đất rừng tự nhiên sang đất trồng chè. Diện tích đất lâm nghiệp còn lại chủ yếu vẫn là đất rừng tự

nhiên và hàng năm người dân chỉ thu nhập từ việc lấy măng và lấy củi làm chất đốt. + Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng từ 126,55 ha năm 2011 lên 128,38 ha vào năm 2013, nguyên nhân là do người dân ngày càng nhận thấy được hiệu quả

mà ngành thủy sản mang lại nên một số hộ đã chuyển đổi diện tích đất trồng cây hàng năm sang đất nuôi trồng thủy sản.

Diện tích đất phi nông nghiệp cũng tăng qua các năm, cụ thể là tăng từ

249,08 ha vào năm 2011 lên 249,58 ha vào năm 2013, tăng 0,5 ha. Nguyên nhân là do người dân chuyển từ mục đích sử dụng của đất nông nghiệp sang đất thổ cư và cùng với việc mở rộng đất thổ cư từđất chưa sử dụng.

còn 70,4 ha vào năm 2013, đây là một tín hiệu khá đáng mừng khi mà diện tích chưa sử dụng giảm xuống đồng nghĩa với việc diện tích đất đang được người dân tận dụng tối đa.

Nhìn chung các loại đất ở xã qua 3 năm không có sự biến động nhiều, tuy nhiên là xã thuần nông nên hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên cần có những biện pháp hạn chế sự giảm đi của đất trồng cây hàng năm và có các biện pháp sử dụng đất sao cho hiệu quả và bền vững nhất đểđem lại hiệu quả kinh tế

cao hơn và tránh lãng phí đất.

3.1.2. Tình hình kinh tế xã hi

3.1.2.1. Dân số và lao động

Cùng với đất đai, lao động là yếu tố đặc biệt quan trong trong mọi quá trình sản xuất của các ngành nghề, điều này cũng thể hiện rõ trong sản xuất nông nghiệp nhất là khi trình độ cơ giới hóa ở nước ta còn thấp. Chính vì vậy cần có biện pháp tổ chức sử dụng hợp lý nguồn lao động sao cho phù hợp và

đạt hiệu quả cao thì việc xem xét và đánh giá tình hình dân số và lao động là vô cùng quan trọng. Tình hình dân số và lao động của xã trong 3 năm (2011-2013)

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ thống kê của UBND xã Vô Điếm) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 (± %) 2013/2012 (± %) BQ (± %) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1. Tng s nhân khu Khu 5.377 100 5.531 100 5.622 100 2,86 1,64 2,24 Khẩu NN Khẩu 4.883 90,81 4.986 90,14 5.017 89,23 2,1 0,62 1,35 Khẩu phi NN Khẩu 494 9,19 545 9,86 605 10,77 0,32 11 5,52 2. Tng s h H 1.130 100 1.195 100 1.242 100 5,75 3,93 4,84 Hộ thuần nông Hộ 986 87,25 1032 86,35 1066 85,82 4,66 3,29 3,97 Hộ phi NN Hộ 144 12,75 163 13,65 176 14,18 3,19 7,97 5,55 3. Tng s lao động LĐ 3.582 100 3.674 100 3.856 100 2,56 4,95 3,75 Lao động NN LĐ 3.293 91,93 3.320 90,36 3.461 89,75 0,81 4,25 2,51 Lao động phi NN LĐ 289 8,07 354 9,64 395 10,25 22,49 11,58 17,03 4. Mt s ch tiêu Số khẩu BQ/hộ Khẩu/hộ 4,76 4,62 4,53 -2,94 -1,95 -2,45 Số lao động BQ/hộ LĐ/hộ 3,17 3,07 3,1 -3,16 0,97 -1,12

2011 toàn xã có 5.377 khẩu đến năm 2013 là 5622 khẩu, trong đó khẩu nông nghiệp chiếm đa số chiếm 90%.

Tổng số hộ của xã bình quân mỗi năm tăng 4,84%, từ 1.130 hộ vào năm 2011 tăng lên 1.242 hộ vào năm 2013. Số hộ trong xã được chia thành 2 loại chính là hộ thuần nông và hộ phi nông nghiệp, hộ thuần nông vẫn chiếm tỷ lệ

cao nhất, chiếm gần 86%, tuy nhiên tỷ lệ này đang ngày càng giảm qua các năm, bình quân mỗi năm giảm 0,85%, nguyên nhân là do cùng với sự phát triển của kinh tế nhiều hộ đang có xu hướng tách khỏi nông nghiệp, chuyển sang ngành nghề khác hoặc dịch vụ nên số hộ phi nông nghiệp cũng đang tăng khá nhanh, bình quân mỗi năm tăng 5,55%.

Về lao động: Lao động của xã được chia làm 2 loại là lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp, tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn chiếm rất cao gần 90%. Trong 3 năm lao động nông nghiệp tăng bình quân 2,51%/năm từ 3.293 lao

động năm 2011 lên 3.293 lao động vào năm 2013,mặc dù có sự gia tăng như vậy tuy nhiên tỷ lệ lao động nông nghiệp lại đang giảm gần 0,94% mỗi năm. Lao động phi nông nghiệp có tốc độ gia tăng bình quân mỗi năm là 17,03% từ 289 lao động vào năm 2011 tăng lên thành 395 lao động vào năm 2013. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong cơ cấu lao động của xã cũng đang ngày càng tăng,bình quân mỗi năm tăng 0,94%. Như vậy sự chuyển dịch cơ cấu hộ cũng như cơ cấu lao động có xu hướng tích cực, xu hướng tách dần khỏi nông nghiệp.

Qua tìm hiểu tình hình dân số và lao động của xã Vô Điếm qua 3 năm cho thấy số hộ, số khẩu và số lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ rất cao, điều này chứng tỏ nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng và là ngành thế mạnh cần được sự quan tâm đầu tư nhằm phát triển kinh tế của địa phương nói chung và kinh tế

* Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Vô Điếm qua 3 năm 2011 – 2013.

Dưới đây là tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Vô Điếm trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013:

Bảng 3.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Vô Điếm trong 3 năm.

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ thống kê của UBND xã Vô Điếm)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012/2011 (± %) 2013/2012 (± %) BQ (± %) 2011 2012 2013 Trồng trọt Lúa Ha 305,3 305,3 305,3 0 0 0 Ngô Ha 88 90 96 2,27 6,66 4,44 Sắn Ha 67 69 81 2,98 17,4 9,95 Lạc Ha 38 45 41 18,4 -8,89 3,86 Đậu tương Ha 6,8 8,5 8,5 25 0 11,8 Chè Ha 219 223,5 228 2,05 2,05 2,05 Lâm nghiệp Keo Ha 350 330 330 -5,72 0 -2,82 Chăn nuôi Trâu Con 1.882 1.736 1.678 -7,76 -3,34 -5,57 Lợn Con 5.360 4.320 5.290 -19,4 22,4 -0,67 Gia cầm Con 46.000 51.400 52.200 11,7 1,55 6,5 Thủy sản Ha 126,5 127 128,3 0,39 1,02 0,7

* Trồng trọt:

Trong giai đoạn 2011 – 2013 ngành trồng trọt phát triển tương đối ổn định về

diện tích qua các năm.

Diện tích đất trồng lúa trong 3 năm là không đổi, đạt 305,3 ha, diện tích trồng lúa được duy trì hàng năm là do truyền thống trồng lúa từ lâu đời của người dân, đất trồng lúa ít được dùng để trồng các loại cây trồng khác.

Diện tích đất trồng ngô có tăng khá nhanh qua các năm. Cụ thể năm 2011 diện tích đất trồng ngô là 88 ha nhưng đến năm 2012 diện tích là 90 ha, tăng 2,27 % so với năm 2011. Sang năm 2013 diện tích đất trồng ngô là 96 ha tăng 6 ha so với năm 2012 tương đương tăng 6,66 %. Tốc độ tăng bình quân trong 3 năm là 4,44%. Nguyên nhân diện tích đất trồng ngô tăng khá đều và ổn định qua các năm là do người dân trồng ngô để phục vụ cho chăn nuôi nên đã phát nương trồng ngô

đểđáp ứng được nhu cầu trong chăn nuôi.

Trong 3 năm từ năm 2011 – 2013 diện tích đất trồng sắn cũng tăng khá nhanh từ 67 ha năm 2011 tăng lên thành 81 ha vào năm 2013, tăng 14 ha, tốc độ

tăng bình quân là 9,95%/ năm. Diện tích sắn tăng nhanh là do nhiều hộ nhận thấy nuôi cá bằng sắn đạt hiệu quả cao, có thể tận dụng cả lá, cả củ để nuôi cá tại nhiều thời điểm trong năm nên người dân phát nương trồng sắn nhiều hơn, ngoài ra sắn còn được dùng nhiều trong chăn nuôi.

Diện tích đất trồng lạc không giữ được sự ổn định qua các năm, năm 2011 diện tích là 38 ha, đến năm 2012 diện tích là 45 ha, tăng 18,42 % tuy nhiên đến năm 2013 diện tích lại giảm xuống còn 41 ha, giảm 8,89%. Nguyên nhân là do người dân thấy giá lạc cao nên tập trung trồng nhiều nhưng đến năm sau giá cả lại xuống thấp người dân lại bỏ trông. Ngoài ra giá giống đầu vào của lạc cao nên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trang và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)