Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trang và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 40)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.1.2.Tình hình kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Cùng với đất đai, lao động là yếu tố đặc biệt quan trong trong mọi quá trình sản xuất của các ngành nghề, điều này cũng thể hiện rõ trong sản xuất nông nghiệp nhất là khi trình độ cơ giới hóa ở nước ta còn thấp. Chính vì vậy cần có biện pháp tổ chức sử dụng hợp lý nguồn lao động sao cho phù hợp và

đạt hiệu quả cao thì việc xem xét và đánh giá tình hình dân số và lao động là vô cùng quan trọng. Tình hình dân số và lao động của xã trong 3 năm (2011-2013)

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ thống kê của UBND xã Vô Điếm) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 (± %) 2013/2012 (± %) BQ (± %) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1. Tng s nhân khu Khu 5.377 100 5.531 100 5.622 100 2,86 1,64 2,24 Khẩu NN Khẩu 4.883 90,81 4.986 90,14 5.017 89,23 2,1 0,62 1,35 Khẩu phi NN Khẩu 494 9,19 545 9,86 605 10,77 0,32 11 5,52 2. Tng s h H 1.130 100 1.195 100 1.242 100 5,75 3,93 4,84 Hộ thuần nông Hộ 986 87,25 1032 86,35 1066 85,82 4,66 3,29 3,97 Hộ phi NN Hộ 144 12,75 163 13,65 176 14,18 3,19 7,97 5,55 3. Tng s lao động LĐ 3.582 100 3.674 100 3.856 100 2,56 4,95 3,75 Lao động NN LĐ 3.293 91,93 3.320 90,36 3.461 89,75 0,81 4,25 2,51 Lao động phi NN LĐ 289 8,07 354 9,64 395 10,25 22,49 11,58 17,03 4. Mt s ch tiêu Số khẩu BQ/hộ Khẩu/hộ 4,76 4,62 4,53 -2,94 -1,95 -2,45 Số lao động BQ/hộ LĐ/hộ 3,17 3,07 3,1 -3,16 0,97 -1,12

2011 toàn xã có 5.377 khẩu đến năm 2013 là 5622 khẩu, trong đó khẩu nông nghiệp chiếm đa số chiếm 90%.

Tổng số hộ của xã bình quân mỗi năm tăng 4,84%, từ 1.130 hộ vào năm 2011 tăng lên 1.242 hộ vào năm 2013. Số hộ trong xã được chia thành 2 loại chính là hộ thuần nông và hộ phi nông nghiệp, hộ thuần nông vẫn chiếm tỷ lệ

cao nhất, chiếm gần 86%, tuy nhiên tỷ lệ này đang ngày càng giảm qua các năm, bình quân mỗi năm giảm 0,85%, nguyên nhân là do cùng với sự phát triển của kinh tế nhiều hộ đang có xu hướng tách khỏi nông nghiệp, chuyển sang ngành nghề khác hoặc dịch vụ nên số hộ phi nông nghiệp cũng đang tăng khá nhanh, bình quân mỗi năm tăng 5,55%.

Về lao động: Lao động của xã được chia làm 2 loại là lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp, tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn chiếm rất cao gần 90%. Trong 3 năm lao động nông nghiệp tăng bình quân 2,51%/năm từ 3.293 lao

động năm 2011 lên 3.293 lao động vào năm 2013,mặc dù có sự gia tăng như vậy tuy nhiên tỷ lệ lao động nông nghiệp lại đang giảm gần 0,94% mỗi năm. Lao động phi nông nghiệp có tốc độ gia tăng bình quân mỗi năm là 17,03% từ 289 lao động vào năm 2011 tăng lên thành 395 lao động vào năm 2013. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong cơ cấu lao động của xã cũng đang ngày càng tăng,bình quân mỗi năm tăng 0,94%. Như vậy sự chuyển dịch cơ cấu hộ cũng như cơ cấu lao động có xu hướng tích cực, xu hướng tách dần khỏi nông nghiệp.

Qua tìm hiểu tình hình dân số và lao động của xã Vô Điếm qua 3 năm cho thấy số hộ, số khẩu và số lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ rất cao, điều này chứng tỏ nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng và là ngành thế mạnh cần được sự quan tâm đầu tư nhằm phát triển kinh tế của địa phương nói chung và kinh tế

* Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Vô Điếm qua 3 năm 2011 – 2013.

Dưới đây là tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Vô Điếm trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013:

Bảng 3.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Vô Điếm trong 3 năm.

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ thống kê của UBND xã Vô Điếm)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012/2011 (± %) 2013/2012 (± %) BQ (± %) 2011 2012 2013 Trồng trọt Lúa Ha 305,3 305,3 305,3 0 0 0 Ngô Ha 88 90 96 2,27 6,66 4,44 Sắn Ha 67 69 81 2,98 17,4 9,95 Lạc Ha 38 45 41 18,4 -8,89 3,86 Đậu tương Ha 6,8 8,5 8,5 25 0 11,8 Chè Ha 219 223,5 228 2,05 2,05 2,05 Lâm nghiệp Keo Ha 350 330 330 -5,72 0 -2,82 Chăn nuôi Trâu Con 1.882 1.736 1.678 -7,76 -3,34 -5,57 Lợn Con 5.360 4.320 5.290 -19,4 22,4 -0,67 Gia cầm Con 46.000 51.400 52.200 11,7 1,55 6,5 Thủy sản Ha 126,5 127 128,3 0,39 1,02 0,7

* Trồng trọt:

Trong giai đoạn 2011 – 2013 ngành trồng trọt phát triển tương đối ổn định về

diện tích qua các năm.

Diện tích đất trồng lúa trong 3 năm là không đổi, đạt 305,3 ha, diện tích trồng lúa được duy trì hàng năm là do truyền thống trồng lúa từ lâu đời của người dân, đất trồng lúa ít được dùng để trồng các loại cây trồng khác.

Diện tích đất trồng ngô có tăng khá nhanh qua các năm. Cụ thể năm 2011 diện tích đất trồng ngô là 88 ha nhưng đến năm 2012 diện tích là 90 ha, tăng 2,27 % so với năm 2011. Sang năm 2013 diện tích đất trồng ngô là 96 ha tăng 6 ha so với năm 2012 tương đương tăng 6,66 %. Tốc độ tăng bình quân trong 3 năm là 4,44%. Nguyên nhân diện tích đất trồng ngô tăng khá đều và ổn định qua các năm là do người dân trồng ngô để phục vụ cho chăn nuôi nên đã phát nương trồng ngô

đểđáp ứng được nhu cầu trong chăn nuôi.

Trong 3 năm từ năm 2011 – 2013 diện tích đất trồng sắn cũng tăng khá nhanh từ 67 ha năm 2011 tăng lên thành 81 ha vào năm 2013, tăng 14 ha, tốc độ

tăng bình quân là 9,95%/ năm. Diện tích sắn tăng nhanh là do nhiều hộ nhận thấy nuôi cá bằng sắn đạt hiệu quả cao, có thể tận dụng cả lá, cả củ để nuôi cá tại nhiều thời điểm trong năm nên người dân phát nương trồng sắn nhiều hơn, ngoài ra sắn còn được dùng nhiều trong chăn nuôi.

Diện tích đất trồng lạc không giữ được sự ổn định qua các năm, năm 2011 diện tích là 38 ha, đến năm 2012 diện tích là 45 ha, tăng 18,42 % tuy nhiên đến năm 2013 diện tích lại giảm xuống còn 41 ha, giảm 8,89%. Nguyên nhân là do người dân thấy giá lạc cao nên tập trung trồng nhiều nhưng đến năm sau giá cả lại xuống thấp người dân lại bỏ trông. Ngoài ra giá giống đầu vào của lạc cao nên nhiều người dân sử dụng giống cũ nên năng suất không được cao, không đạt hiệu quả nên nhiều hộ dân lại chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác.

đất trồng cây đậu tương là 6,8 ha, đến năm 2012 diện tích là 8,5 ha, tăng 25% tuy nhiên đến năm 2013 diện tích vẫn giữ ổn định không tăng cũng không giảm. Đậu tương chỉ được sử dụng để làm bánh trong gia đình nên khi thấy sản lượng đủ

người dân cũng không mở rộng thêm sản xuất.

Diện tích đất trồng chè tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2011 diện tích đất trồng chè là 219 ha, đến năm 2013 diện tích là 223,5 ha tăng 2,05%. Đến năm 2013 diện tích là 228 ha, tăng 2,01 %. Bình quân tốc độ tăng hàng năm là 2,05%/ năm. Chè là cây trồng lâu năm đem lại hiệu quả khá cao và cho thu hoạch đều trong nhiều năm nên người dân trên địa bàn xã đang trồng mới khá nhiều chè nhằm tạo thu nhập thường xuyên trong tương lai nên diện tích trồng chè tăng.

* Lâm nghiệp:

Cây lâm nghiệp chủ yếu của xã là cây keo, diện tích keo năm 2011 là 350 ha,

đến năm 2012 giảm xuống 20 ha, tức là giảm 5,72% nguyên nhân là do người dân khai thác keo xong nhưng chưa kịp trồng mới và một phần người dân chuyển sang trồng sắn tạm thời. đến năm 2013 diện tích keo vẫn không đổi nguyên nhân là do cây keo không còn là cây người dân lựa chọn trồng nhiều nên diện tích trồng mới chỉ bằng với diện tích cây khai thác trong năm.

* Chăn nuôi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chăn nuôi có phần phát triển không ổn định về số lượng qua các năm, đàn trâu có xu hướng giảm, còn lợn và gia cầm có phần ổn định hơn. Cụ thể như sau:

Tổng đàn trâu năm 2011 là 1.882 con nhưng đến năm 2012 giảm xuống còn 1.736 con, giảm 7,76%. Đến năm 2013 lại tiếp tục giảm 58 con, còn lại 1.678 con. Nguyên nhân khiến số lượng đàn trâu liên tục giảm qua các năm là do diện tích đất chăn thảđang ngày càng giảm, người dân không có chỗ chăn thả nên bán đi, ngoài ra máy móc được dùng trong sản xuất ngày càng nhiều nên nhiều hộ bán trâu đi để

lạnh giá nhiều trâu bò bị chết rét.

Tổng đàn lợn năm 2011 là 5.360 con đến năm 2012 giảm xuống còn 4.320 con, giảm 3,35% so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013 lại tăng lên, tổng đàn là 5.290 con, tăng 22,45% so với năm 2012. Nguyên nhân sự tăng giảm không đều chủ yếu là do dịch bệnh xảy ra làm cho số lượng đàn lợn sụt giảm vào năm 2012, người dân chủ yếu nuôi lợn với số lượng ít nên công tác tiêm phòng chống dịch bệnh xảy ra không được người dân quan tâm nhiều.

Tổng đàn gia cầm giữ được sự gia tăng khá đều và ổn định, tổng đàn gia cầm năm 2011 là 46.000 con, đến năm 2012 tổng đàn gia cầm 51.400 con, tăng 11,73% so với năm 2011, và đến năm 2013 tổng đàn gia cầm là 52.200 con, tăng 1,55% so với năm 2012. Bình quân tốc độ tăng của đàn gia cầm trong giai đoạn 2011 – 2013 là 6,64%/năm. Nhìn chung trong 3 năm qua đàn gia cầm của địa phương ít gặp dịch bệnh nên số lượng giữđược ổn định không bị giảm qua các năm.

Ngành chăn nuôi mặc dù trong những năm qua chưa có sự phát triển ổn định nhưng cũng phần nào phục vụđược đời sống hàng ngày của người dân và đóng góp một nguồn thu nhập nhất định giúp nâng cao mức sống cho người dân.

* Thủy sản:

Nuôi trồng thủy sản ởđịa bàn xã chỉ là nuôi cá ở ao, hồ, những năm gần đây ngành thủy sản có nhiều sự phát triển, diện tích nuôi trồng thủy sản liên tục tăng qua các năm, bình quân hàng năm diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Vô

Điếm tăng 0,9 ha/năm, tốc độ tăng bình quân là 0,7%/năm.

* Giá trị sản xuất của xã Vô Điếm qua 3 năm

ĐVT : tỷđồng Chỉ tiêu Năm 2012/2011 (± %) 2013/2012 (± %) BQ (± %) 2011 2012 2013 Trồng trọt 39,5 40,7 44,5 3,04 9,34 6,14 Chăn nuôi, thủy sản 26,7 27,,8 31,4 4,11 2,94 3,52 TTCN,DV 17,3 19,6 23,3 13,29 18,87 16,04 Tổng GTSX 83,5 88,1 99,2 5,5 12,6 8,99

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ thống kê của UBND xã Vô Điếm)

Qua bảng trên ta thấy tổng giá trị sản xuất của xã Vô Điếm đều tăng qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 8,99%.

Năm 2011 tổng giá trị các ngành sản xuất là 83,5 tỷ đồng trong đó giá trị

ngành trồng trọt chiếm lớn nhất là 39,5 tỷ đồng, giá trị ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là 26,7 tỷ đồng và giá trị ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ là 17,3 tỷ đồng.

Năm 2012 tổng giá trị các ngành là 88,1 tỷđồng tăng 5,5% so với năm 2011, giá trị sản xuất ngành trồng trọt là 40,7 tỷ đồng, tăng 3,04% so với năm 2011. Giá trị ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là 27,8 tỷ đồng, tăng 4,11% so với năm 2011 và giá trị sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp là 19,6 tỷ đồng,tăng 13,29% so với năm 2011.

Năm 2013 tổng giá trị sản xuất của xã là 99,2 tỷđồng tăng 12,6% so với năm 2012. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt là 44,5 tỷ đồng, tăng 9,34% so với năm 2012. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, thủy sản là 31,4 tỷ đồng, tăng 12,94% so với năm 2012. Giá trị sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ là 23,3 tỷ đồng, tăng 18,87% so với năm 2012.

đặc biệt là giai đoạn từ năm 2012 – 2013 tốc độ tăng giá trị sản xuất của các ngành

đều nhanh hơn. Trồng trọt vẫn là một ngành giữ vai trò rất quan trọng đối với sự

phát triển kinh tế của xã Vô Điếm, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân mỗi năm của ngành trồng trọt là 6,19%, sở dĩ trồng trọt vẫn có tốc độ tăng hàng năm cao như

vậy là do người dân ngày càng biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, nâng cao được sản lượng cũng như chất lượng của các mặt hàng nông sản, ngoài ra người dân cũng đi đúng hướng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bắt đầu tập trung trồng các loại cây mang lại giá trị cao hơn và ổn định hơn như cây chè,.…

Trong chăn nuôi tổng đàn gia súc gia cầm vẫn chưa ổn định về số lượng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm của ngành chăn nuôi vẫn là 8,52%, đây vẫn là ngành mang lại giá trị kinh tế khá cao cho người nông dân. Các hộ dân chăn nuôi thường tận dụng những gì có thể sản xuất được hoặc sẵn có để phục vụ cho chăn nuôi như: tận dụng diện tích bãi cỏ để chăn thả, tận dụng thân cây ngô, lúa để làm thức ăn cho trâu, bò. Thức ăn cho chăn nuôi lợn và gia cầm cũng chủ yếu là tự cung tự cấp từ các sản phẩm của ngành trồng trọt nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí đầu vào trong chăn nuôi.

Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong 3 năm từ năm 2011 – 2013 có tốc

độ tăng nhanh, bình quân tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ hàng năm là 16,08%, tăng nhanh nhất trong 3 ngành, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nếu được đầu tư đúng mức sẽ đem lại hiệu quả rất cao, ngoài ra còn kéo theo được sự phát triển của ngành trồng trọt cũng như chăn nuôi. Với các loại hình dịch vụ nông nghiệp như cung cấp giống, vật tư cho trồng trọt và chăn nuôi, buôn bán các công cụ, dụng cụ phục vụ cho sản xuất hàng ngày,… , cần được đầu tư phát triển.

- Giao thông: Nhìn chung hệ thống giao thông của xã còn chưa phát triển nhiều. Các đoạn đường đi vào các thôn vẫn chủ yếu là đường đất lầy lội đi lại rất khó khăn.

Toàn xã có 7km đường nhựa, 3km đường bê tông liên xóm, còn lai là hệ

thống đường dân sinh, đường mòn, đường tắt. Giao thông đi lại khó khăn đặc biệt là khi trời mưa.

Hiện tại trên địa bàn xã có 1 cầu treo bắc qua sông Lô nối liền địa phận 2 xã Vô Điếm và xã Quang Minh phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

- Thy li: Hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã cũng được trú trọng đầu tư

phục vụ cho nhu cầu cấp nước trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số công trình thủy lợi, thủy nông, đập hồ chứa trên địa bàn xã là 15

đập; Trong đó hệ thống kênh mương bê tông là 29.339m, đường ống dẫn nước là 600m, kênh đất 15.181m.

Diện tích đảm bảo đủ nước tưới 530,6ha, diện tích không đảm bảo đủ nước

tưới là 80ha.

- Y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chính quyền xã quan tâm và trú trọng với quan điểm chăm sóc tốt sức khỏe cho nhân dân.

Hiện nay xã có 1 trạm y tế là nhà 2 tầng với 12 phòng (khám, tiêm, đông y, thuốc, tư vấn, phòng bệnh...), đã có cổng và tường bao.

Đội ngũ cán bộ gồm 6 y, bác sĩ (1 bác sĩ tăng cường, 1 y sĩ đa khoa, 1 điều dưỡng, 1 nữ hộ sinh trung học, và 2 y tá) thay nhau túc trực 24/24 giờở trạm.

Thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh được tăng cường đầu tư thường xuyên và kịp thời. Thực hiện tốt các chương trình quốc gia như tiêm chủng cho trẻ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trang và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 40)