2. Mục tiêu nghiên cứu
3.2.3. Nguồn lực của các hộ nông dân
3.2.3.1. Đất đai của các hộ nông dân
Đất đai là một nguồn lực quan trọng trong phát triển nông nghiệp của các hộ
nông dân, dưới đây là hiện trạng đất đai của các hộ nông dân được điều tra ở các thôn.
(Tính bình quân cho 1 hộ nông dân)
ĐVT: m2
Chỉ tiêu BQC Xuân Trường Xuân Dung Ka Tổng diện tích đất 11.081 7.893 11.200 14.150 Đất trồng cây hàng năm 4.568 4.456 4.483 4.766 Đất trồng lúa 2.686 2.800 2.810 2.450 Đất trồng sắn 1.020 906 973 1.183 Đất trồng ngô 861 750 700 1.133 Đất trồng cây lâu năm Đất trồng chè 901 1.103 1.050 550 Đất lâm nghiệp Đất trồng keo 5.610 2.333 5.666 8.833 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013) Qua bảng 3.8 ta thấy: Tổng diện tích đất bình quân mỗi hộ là khá lớn và giữa các thôn có sự chênh lệch nhau, ở thôn Xuân Dung và thôn Ka có diện tích đất bình quân trên hộ lớn hơn khá nhiều so với thôn Xuân Trường, cơ cấu, mục đích sử
dụng đất cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
Ở thôn Xuân Trường tổng diện tích đất bình quân mỗi hộ là 7.893m2, trong
đó diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm đa số tới 4.456m2, đất trồng cây hàng năm chủ yếu trồng các loại cây là cây lúa, ngô, sắn, trong đó cây lúa chiếm diện tích đa số với diện tích đất trồng lúa bình quân mỗi hộ là 2.686m2, tiếp theo đó là cây sắn và cây ngô. Diện tích đất trồng cây lâu năm bình quân của mỗi hộ ở thôn Xuân Trường là khá lớn, diện tích đất trồng cây lâu năm chủ yếu là cây chè với diện tích là 1.103m2 . Diện tích đất lâm nghiệp của các hộ nông dân ở thôn Xuân Trường là khá thấp, bình quân diện tích đất lâm nghiệp là 0,2 ha/hộ.
diện tích đất trồng cây hàng năm chỉ có 4.483m2, diện tích đất trồng lúa là 2.810m2, còn lại là diện tích đất trồng sắn và trồng ngô. Diện tích đất trồng cây lâu năm bình quân là 1.050m2, chủ yếu cũng là cây chè. Diện tích đất lâm nghiệp bình quân mỗi hộ của thôn là hơn 0,5 ha/hộ.
Ở thôn Ka có tổng diện tích đất bình quân mỗi hộ là lớn nhất là 14.150m2 trong đó đất lâm nghiệp là chủ yếu, diện tích đất trồng keo bình quân mỗi hộ
rất lớn là 8.83 m2 sau đó đến diện tích đất trồng lúa là 2.450m2, tiếp đó là diện tích đất trồng sắn và trông ngô, diện tích đất trồng chè bình quân của mỗi hộ
khá là thấp chỉ có 550m2/hộ.
Nhìn chung bình quân chung diện tích đất của 3 thôn là khá cao 11.081m2/hộ, tuy nhiên diện tích đất bình quân của mỗi thôn lại khác nhau, thôn càng xa với trung tâm xã lại càng có diện tích đất cao nhưng chủ yếu là đất đồi, đất
để trồng keo, hoặc đất khô cằn, đất xấu khó canh tác và người dân ởđó vẫn chưa sử
dụng đất được một cách hợp lý, nên điều kiện kinh tế vẫn gặp khá nhiều khó khăn dù có nhiều đất sản xuất.
3.2.3.2.Phương tiện sản xuất và phương tiện sinh hoạt của các hộ nông dân.
Phương tiện sản xuất và phương tiện sinh hoạt là 2 loại phương tiện giúp
đánh giá được rõ nhất mức sống và mức đầu tư vào nông nghiệp của các hộ nông dân ở 3 thôn, dưới đây là mức độđầu tư phương tiện sản xuất và phương tiện sinh hoạt của các hộ nông dân:
(Tính bình quân cho 1 hộ nông dân)
Chỉ tiêu ĐVT Thôn Xuân Trường Thôn Xuân Dung Thôn Ka BQ Phương tiện sản xuất
Máy cày Cái 0,34 0,29 0,08 0,24 Máy tuốt lúa Cái 0,6 0,6 0,45 0,55 Máy bơm nước Cái 1 1 0,2 0,73 Cuốc, xẻng Cái 2,3 2,4 2,6 2,43 Bình phun thuốc sâu Bình 0,8 0,7 0,8 0,76 Liềm hái Cái 2,2 2,4 2,3 2,3 Phương tiện sinh hoạt Ti vi Cái 1 1 0,2 0,73 Tủ lạnh Cái 0,3 0,1 0 0,13 Xe máy Cái 1,15 1 0,8 0,98 Xe đạp Cái 0,35 0,2 0,94 0,49 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013)
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng phương tiện phục vụ sản xuất các hộ
nông dân là khá đầy đủ, tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch ở các thôn cụ thể như sau: Các phương tiện sản xuất đắt tiền như máy cày, máy tuốt lúa thì ở thôn Xuân Trường và thôn Xuân Dung có nhiều hơn, do ở thôn Xuân Dung và Xuân Trường có điều kiện kinh tế phát triển hơn so với thôn Ka và ruộng đất ở 2 thôn này tập trung hơn nên được người nông dân đầu tư hơn. Riêng máy bơm nước thì ở thôn
do chưa có điện đến hết tất cả thôn nên chỉ có các hộ có điện mới đầu tư mua máy bơm nước. Còn cuốc, xẻng, liềm hái, bình phun thuốc sâu là những phương tiện thiết yếu và khá là rẻ tiền nên được các hộ nông dân đầu tư khá đầy đủ.
Qua bảng trên ta thấy các hộ dân đã có sự quan tâm tới các loại máy móc phù hợp vào trong hoạt động sản xuất, điều này đóng góp quan trọng trong việc tăng năng suất cây trồng, vật nuôi của hộ, giúp đạt hiệu quả cao trong sản xuất và đời sống.
Về các phương tiện sinh hoạt thì các hộ nông dân ở thôn Xuân Trường có sự đầu tư tương đối hơn so với 2 thôn còn lại. Cụ thể thì Ti vi bình quân mỗi hộ ở thôn Xuân Trường và thôn Xuân Dung có 1 cái, còn ở thôn Ka do chỉ có vài hộ là có
điện lưới quốc gia nên bình quân mỗi hộ chỉ có 0,2 cái ti vi.
Tủ lạnh thì các hộ nông dân ở xã Vô Điếm vẫn đầu tư rất ít, ở thôn Xuân Trường là 0,3 cái/hộ, ở thôn Xuân Dung là 0,1 cái/hộ, còn ở thôn Ka thì trong số
các hộđiều tra không thấy hộ nào có tủ lạnh. Xe máy là phương tiện đi lại khá quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của các hộ nông dân nên được đầu tư khá nhiều, ở
thôn Xuân Trường là 1,15 cái trên hộ, thôn Xuân Dung bình quân là 1 cái/hộ, thôn Ka là 0,8 cái/hộ.
3.2.3.3. Nguồn vốn của các hộ nông dân
Vốn là một nguồn lực quan trọng trong bất kỳ ngành sản xuất nào và nông nghiệp cũng vậy, dưới đây là hiện trạng sử dụng vốn của các hộ nông dân:
(Tính bình quân cho một hộ nông dân)
ĐVT: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Thôn Xuân Trường Thôn Xuân Dung Thôn Ka BQC Tổng số vốn của hộ 25.500 23.800 21.400 23.566,67 * Vốn tự có 10.250 8.200 7.700 8.716,67 * Vốn vay 15.250 15.600 13.700 14.850 - Vay ngân hàng 4.000 7.600 5.500 5.700 - Vay khác 11.250 8000 8.200 9.150 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013)
Qua bảng trên ta thấy thôn Xuân Trường là thôn có nguồn vốn nhiều nhất là hơn 25 triệu, nhưng phần lớn đều là vốn vay, số vốn tự có của thôn Xuân Trường cũng là nhiều nhất là hơn 10 triệu đồng, thôn Ka là thôn có số vốn sản xuất thấp nhất, chỉ có hơn 21 triệu đồng, ta biết vốn đầu tư cho sản xuất là vô cùng quan trọng nhưng đầu tư sao cho đúng, sao cho hiệu quả còn quan trọng hơn, đặc biệt là
đối với nguồn vốn vay.