1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vạn Thọ - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.

64 602 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 468,46 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN ĐẶNG THỊ VẺ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VẠN THỌ, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế và Phát triển nông thôn Khóa học : 2009 – 2013 Thái Ngu yên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN ĐẶNG THỊ VẺ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VẠN THỌ, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế và Phát triển nông thôn Khóa học : 2009 – 2013 Giáo viên hướng dẫn : KS. Tống Thị Thùy Dung Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Khoá luận này công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của cô Tống Thị Thùy Dung. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong khoá luận này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Em xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên Khoá học 2009 - 2013), em đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích, những kinh nghiệm, khả năng tư duy, đây cũng là tiền đề động lực cho em sau này ra trường Trong quá trình nghiên cứu và viết khoá luận em đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy dỗ em kiến thức, cách nghiên cứu, giúp em có thể hiểu và xử lý đề tài khoá luận với khả năng của mình. Đặc biệt em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Tống Thị Thùy Dung, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ em trong quá trình viết khoá luận. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn cán bộ các phòng ban UBND xã Vạn Thọ - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Do lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014 Sinh viên Đặng Thị Vẻ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND : Uỷ ban nhân dân BQLĐNN : Bình quân lao động nông nghiệp BQNKNN : Bình quân nhân khẩu nông nghiệp NN : Nông nghiệp GO : Tổng giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian VA : Giá trị gia tăng MI : Thu nhập hỗn hợp ĐVT : Đơn vị tính CC : Cơ cấu CN : Công nghiệp TTCN : Tiểu thủ công nghiệp XD : Xây dựng BQC : Bình quân cộng Ha : Hecta Kg : Kilôgam DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng hộ nghiên cứu trên địa bàn xã Vạn Thọ 25 Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Vạn Thọ qua 3 năm (2011-2013) 30 Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Vạn Thọ qua 3 năm 2011-2013 30 Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Vạn Thọ qua 3 năm 2011-2013 32 Bảng 3.3: Giá trị sản xuất kinh doanh của xã Vạn Thọ qua 3 năm 2011-2013 36 Bảng 3.4: Thông cơ bản về nhóm hộ điều tra 38 Bảng 3.5: Tình hình đất đai bình quân/hộ của các nhóm hộ điều tra năm 2013 39 Bảng 3.6: Tình hình lao động và nhân khẩu của các nhóm hộ điều tra năm 2013 40 Bảng 3.7: Tình hình vốn của các nhóm hộ điều tra năm 2013 40 Bảng 3.8: Chi phí cho 1 sào lúa của các nhóm hộ điều tra năm 2013 42 Bảng 3.9: Chi phí cho trồng hoa màu của các nhóm hộ điều tra cho 1 sào/năm năm 2013 44 Bảng 3.10: Chi phí bình quân cho sản xuất ngành chăn nuôi của nhóm hộ điều tra năm 2013 46 Bảng 3.11: Giá trị sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt của các nhóm hộ điều tra năm 2013 47 Bảng 3.12: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra năm 2013 48 Bảng 3.13: Kết quả sản xuất kinh doanh và các hoạt động phi nông nghiệp của các nhóm hộ điều tra năm 2013 49 Bảng 3.14: Bình quân thu nhập của các nhóm hộ điều tra năm 2013 50 Bảng 3.15: Bình quân chi tiêu và tích lũy của các nhóm hộ điều tra năm 2013 51 Bảng 3.16: Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn xã Vạn Thọ qua các hộ điều tra. 52 Bảng 3.17: Trình độ văn hóa của lao động tại các nhóm hộ điều tra năm 2013 53 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 LỜI CẢM ƠN 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5 DANH MỤC CÁC BẢNG 6 MỤC LỤC 7 PHẦN MỞ ĐẦU 9 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 9 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài 10 1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 10 1.4. Ý nghĩa của đề tài 11 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 11 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 11 1.5. Bố cục của khóa luận 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 12 1.1. Cơ sở lý luận 12 1.1.1. Một số khái niệm về hộ, hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân 12 1.1.2. Vai trò của kinh tế hộ nông dân 14 1.1.3. Đặc trưng của kinh tế hộ nông dân 15 1.1.4. Phân loại hộ nông dân 16 1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân 17 1.2. Cơ sở thực tiễn 19 1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở các nước trên thế giới và những bài học kinh nghiệm 19 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số địa phương nước ta 21 1.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra 23 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24 2.2. Câu hỏi nghiên cứu 24 2.3. Phương pháp nghiên cứu 24 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 24 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 25 2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin số liệu 26 2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu 26 2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 26 2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ảnh điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ 26 2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh thu chi của hộ nông dân 26 2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và các công tức tính 27 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 28 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 28 3.1.2. Điều kiện về đất đai 29 3.1.3. Điều kiện về kinh tế xã hội 31 3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội 35 3.1.5. Giá trị sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm 2011-2013 35 3.2. Thực trạng tình hình sản xuất và kinh doanh kinh tế hộ nông dân xã Vạn Thọ 37 3.2.1. Khái quát chung về nhóm hộ điều tra 37 3.2.2. Điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ 39 3.2.3. Chi phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ điều tra năm 2013 41 3.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ điều tra 47 3.2.5. Tổng hợp và đánh giá thu nhập của các nhóm hộ điều tra 50 3.2.6. Tình hình chi tiêu và tích lũy trung bình của các nhóm hộ điều tra năm 2013 51 3.3. Phân tích những nhân tố ảnh hướng đến phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn xã Vạn Thọ 52 3.3.1. Các yếu tố về nguồn lực 53 3.3.2. Về thị trường 54 3.3.3. Về khoa học công nghệ 55 3.3.4. Về cơ sở hạ tầng 55 3.4. Đánh giá chung về kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vạn Thọ 55 3.4.1. Thuận lợi 55 3.4.2. Khó khăn 55 3.4.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 56 CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN KINH TỀ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VẠN THỌ 57 4.1. Định hướng phát triển kinh tế nông hộ tại xã Vạn Thọ 57 4.2. Giải pháp phát tiển kinh tế nông hộ tai xã Vạn Thọ 57 4.2.1. Một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ cho từng nhóm hộ tai xã Vạn Thọ 57 4.2.2. Giải pháp chung cho phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vạn Thọ 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61 1. Kết luận 61 2. Kiến nghị 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 I. Tài liệu tiếng việt 64 II. Tài liệu tiếng anh 64 III. Tài liệu từ internet 64 GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là một nước có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, với gần 80% dân sống ở nông thôn làm nông nghiệp và khoảng 70% lao động làm việc trong các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm 90% diện tích đất đai của cả nước vì vậy nền nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.[1] Đất nước đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, một nhu cầu tất yếu được đặt ra cho kinh tế nông nghiệp là xoá bỏ việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán. Kinh tế thị trường hội nhập với nền kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải có mô hình sản xuất mới hợp lý hơn để phù hợp với yêu cầu của sản xuất hàng hoá. Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế phổ biến của nền kinh tế nông nghiệp nước ta, nó có vai trò, vị trí rất lớn và là bộ phận hữu cơ trong nền kinh tế, là chủ thể quan trọng trong phát triển nông nghiệp và đổi mới nông thôn. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng thì kinh tế hộ nông dân không ngừng phát triển cả về quy mô và tính chất. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân đã thực sự làm cho nền nông nghiệp nước ta đạt được những thành tựu to lớn khiến bộ mặt nông nghiệp nông thôn và đời sống nông thôn có những bước thay đổi đáng kể. Trong những năm qua kinh tế hộ đã đạt được những thành tựu to lớn như: Đưa giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất làm tăng thu nhập cho hộ nông dân, không ngừng cải thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng để đưa sản xuất từng bước theo hướng chuyên môn hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng nông thôn nói riêng và cả nước nói chung… Mặc dù nền kinh tế nông hộ ở nước ta đang ngày càng được cải thiện, nhưng nhìn chung vẫn chưa thực sự phát triển mạnh do còn nhiều mặt tồn tại như vẫn còn mang nặng tính tự cung tự cấp, phương tiện sản xuất còn thô sơ, khả năng nhận thức về tự nhiên và kinh nghiệm sản xuất của các hộ khác nhau, cho nên có sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các hộ. Bên cạnh những hộ nông dân vươn lên mạnh mẽ làm giầu thì vẫn tồn tại một bộ phận khá lớn hộ nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm sau thu hoạch chưa có phương pháp bảo quản hợp lý làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và gây tổn thất lớn đến thu nhập của hộ nông dân. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn tình trạng lấy công làm lãi. Từ những vẫn đề nêu trên đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể về thực trạng kinh tế nông hộ và có những biện pháp giải quyết những khó khăn, tồn tại nhằm thay đổi và cải thiện quá trình sản xuất của các hộ nông dân để phù hợp với điều kiện tự nhiên – xã hội của chính địa phương để khai thác một cách hiệu quả và bền vững các nguồn lực sẵn có, hình thành một loại hình kinh tế đặc trưng trong cơ cấu kinh tế đất nước. Vạn Thọ là một xã thuộc tỉnh Thái Nguyên có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế hộ như: Đất đai, khí hậu, được sự quan tâm của Đảng, nhà nước cũng như chính quyền địa phương, cùng với sự phát triển kinh tế phổ biến này trên cả nước, kinh tế hộ nông dân ở xã Vạn Thọ trong quá trình phát triển đã gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn và thiếu xót đó là vấn đề cấp thiết mà người dân và lãnh đạo cần phải quan tâm. Phát triển kinh tế nông hộ là hướng đi đúng đắn, được áp dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp nông thôn hiện nay, nó cần được quan tâm và giúp đỡ bằng các chính sách hợp lý, góp phần khai thác một cách hiệu quả và bền vững tiềm năng đất đai, khí hậu làm tăng thu nhập góp phần cải thiện đời sống người dân…Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vạn Thọ - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên”. Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước cũYng như chính quyền địa phương, cùng với sự phát triển kinh tế trên cả nước, kinh tế hộ nông dân ở xã Vạn Thọ trong quá trình phát triển đã gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn và tồn tại, đó là vấn đề cấp thiết mà người dân và lãnh đạo địa phương cần phải quan tâm. 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế nông hộ và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn xã trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân tại địa phương. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Đánh giá được thực trạng phát triển của kinh tế nông hộ ở xã Vạn Thọ - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. - Nghiên cứu được những thuận lợi, khó khăn cho sự phát triển kinh tế nông hộ.trên địa bàn xã [...]... nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Tìm hiểu nghiên cứu trên địa bàn 3 xóm: xóm Chăn Nuôi, xóm 2 và xóm 9 - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kinh tế nông hộ qua 3 năm 201 1- 2013 - Nội dung nghiên cứu: + Đặc điểm địa bàn nghiên cứu + Thực trạng tình hình sản xuất và kinh doanh kinh tế hộ nông dân xã Vạn Thọ + Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ tại địa. .. người nông dân, để làm được điều này nhà nước cần định hướng, hỗ trợ, tư vấn cho các hộ nông dân trong phát triển kinh tế hộ 1.2.3.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với phát triển kinh tế nông hộ tại xã Vạn Thọ Phát triển kinh tế hộ nông dân phải gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, coi phát triển con người là động lực phát triển sản xuất, phát triển. . .- Phân tích tình hình kinh tế và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của nông hộ - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông hộ tại địa phương trong thời gian tới 1.4 Ý nghĩa của đề tài 1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Qúa trình học tập và nghiên cứu giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế củng cố kiến thúc đã... địa bàn xã Vạn Thọ + Đánh giá chung về kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vạn Thọ 2.2 Câu hỏi nghiên cứu - Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của hộ như thế nào? - Tài sản chủ yếu của hộ gia đình? - Tình hình sản xuất và thu nhập của của hộ trong năm 2013? - Các khoản chi phí của hộ trong năm 2013? - Các khoản tiền vay vốn của hộ? - Những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của hộ gia đình là gì? - Nguyện... các hộ nông dân tích cực sản xuất, khai thác triệt để các tiềm năng sẵn có của địa phương, tập trung chuyển đổi cơ cấu sản xuất Phát triển các ngành dịch vụ phụ vụ cho sản xuất nông nghiệp để thúc đẩy kinh tế hộ phát triển CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Là các hộ nông dân trên địa bàn xã Vạn Thọ 2.1.2 Phạm vi nghiên. .. hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, thích ứng, tồn tại và phát triển trong mọi chế độ kinh tế xã hội 1.1.2 Vai trò của kinh tế hộ nông dân Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nông nghiệp và nông thôn Các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau chặt chẽ trước tiên bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu dựa trên cơ sở huyết thống, ngoài ra còn do... muốn phát triển kinh tế cần phải phá vỡ kết cấu kinh tế khép kín của hộ để chuyển sang sản xuất với quy mô lớn và chính sách kinh tế là tiền đề, là môi trường để đầu tư, đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất để kinh tế hộ hoạt động có hiệu quả 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở các nước trên thế giới và những bài học kinh nghiệm Thực tiễn cho thấy, quá trình xây dựng và. .. dụng vào thực tế có hiệu quả nhất - Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin, xử lý số liệu và viết báo cáo - Nâng cao kinh nghiệm bản thân trong nhận thức và sự hiểu biết về kinh tế hộ 1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả của đề tài là cơ sở để các cấp lãnh đạo tại địa phương đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn xã nói... thời gian tới? - Giải pháp cho phát triển kinh tế hộ gia đình? 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập số liệu có sẵn từ cơ quan nhà nước, tại chính quyền địa phương, các báo cáo thống kê của UBND xã, từ mạng internet,… - Thu thập từ các báo cáo tổng kết và những bài viết liên quan đến kinh tế hộ nông dân 2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Điều tra bảng... binh và Xã hội) + Nhóm hộ khá - trung bình: là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 521.000đ/người/tháng trở lên - Số lượng hộ nghiên cứu Bảng 2.1: Số lượng hộ nghiên cứu trên địa bàn xã Vạn Thọ Chỉ tiêu Tổng Hộ khá – trung bình Hộ cận nghèo Hộ nghèo Xóm Chăn Nuôi 20 11 6 3 Xóm 2 20 3 12 5 Xóm 9 20 2 8 10 Tổng 60 16 26 18 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2013 Qua bảng trên ta thấy, tổng số hộ lựa . ĐỊA BÀN XÃ VẠN THỌ 57 4.1. Định hướng phát triển kinh tế nông hộ tại xã Vạn Thọ 57 4.2. Giải pháp phát tiển kinh tế nông hộ tai xã Vạn Thọ 57 4.2.1. Một số giải pháp phát triển kinh tế. nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân tại địa phương. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Đánh giá được thực trạng phát triển của kinh tế nông hộ ở xã Vạn Thọ - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. -. Mục đích nghiên cứu đề tài Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế nông hộ và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn xã trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hữu

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w