Số liệu điều tra bằng bảng hỏi được sử lý dựa trên cơ sở thống kê toán học thông qua phần mền máy tính excel.
Trong quá trình sử lý số liệu để đánh giá tình hình phát triển của kinh tế hộ tôi có sử dụng một số chỉ tiêu sau:
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị các sản phẩm và dịch vụ do các hộ đạt được trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Đối với hộ,GO gồm:
+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp + Giá trị sản xuất ngành nghề
+ Giá trị sản xuất buôn bán dịch vụ GO =∑Qi.Pi
Trong đó: Qi - khối lượng sản phẩm thứ i Pi - giá bán sản phẩm thứ i
Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ sản xuất. Với hệ thống trồng trọt IC bao gồm chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ lao động, tiền điện…Với hệ thống chăn nuôi IC bao gồm chi phí về giống, thức ăn, dịch vụ thú y…Có thể nói IC là toàn bộ chi phí của quá trình sản xuất.
Tăng giảm IC có liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế của hộ IC = ∑Ci
Giá trị gia tăng (VA): Là chỉ số kết quả phản ánh cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh.
Công thức tính: VA = GO – IC
Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần tuý của nông hộ sản xuất, bao gồm cả công lao động và lợi nhuận trong một thời kỳ sản xuất.
MI = VA – (A+T) - Tiền công lao động (nếu có) Trong đó: A - Khấu hao tài sản cốđịnh
T - Các khoản thuế phải nộp
Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian TVA = VA/MC
Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian TMI = MI/IC
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Vạn Thọ là một xã nằm ở phía Nam của huyện Đại Từ. cách trung tâm huyện 9km. Địa giới hành chính tiếp giáp với các đơn vị:
Phía Bắc giáp với Hồ núi cốc;
Phía Tây vá phía Nam giáp với xã Ký Phú, được ngăn cách bởi dòng suối Đôi; Phía Đông giáp với xã Phúc Tân huyện Phổ Yên, được ngăn cách bởi dãy núi cao và có độ dốc lớn.
3.1.1.2. Địa hình
Xã Vạn Thọ có địa hình chủ yếu là đồi núi xen lẫn đồng bằng, nằm tiếp giáp với Hố Núi Cốc – vùng du lịch trọng điểm quốc gia.
Hướng dốc chính là hướng Đông Bắc, với độ cao trung binh khoảng từ 1,4m đến 4,5m.
3.1.1.3. Khí hậu
Mang tính chất khí hậu chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của miền Bắc nước ta, thời tiết chia làm bốn mùa ; Xuân - Hạ - Thu – Đông, song chủ yếu là hai mùa chính: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, cụ thể:
Mùa hè, nóng ẩm mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.
Mùa đông, lạnh khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.
- Chếđộ nhiệt: Hằng năm có nhiệt độ trung bình là 25°C. Chênh lệch giữa các tháng nóng nhất (tháng 6: 37°C) và tháng lạnh nhất (tháng 1: 8°C) là 29oC.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hằng năm cao với 2000mm, trong đó lượng mưa lớn nhất đạt 2700mm, lượng mưa thấp nhất đạt 896mm. Bình quân có 185 ngày mưa trong năm, tuy nhiên lượng phân bố lượng mưa trong năm không đều vì vậy gây ra tình trạng vào mùa mưa thì ngập úng ở nơi đất trũngđặc biệt là tại khu vực giáp ranh với Hồ Núi Cốc, mùa khô lượng mưa ít gây ra tình trang khô hạn làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Nắng: Tổng số giờ nắng hằng năm dao động trung bình từ 1200 – 1450 giờ, phân bốđều cho các tháng trong năm.
- Độ ẩm không khí bình quân trong năm là 87,58%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 từ 87,58 - 89%, thấp nhất là 76% vào các tháng 12 và tháng 1 năm sau.
- Chế độ gió: Các hướng gió trong năm là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, tốc độ gió bình quân 1-3m/s, vào giai đoạn chuyển mùa là tháng 4 gió thổi với vận tốc 2-3m/s, địa bàn xã ít chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như lũ lụt tràn về từ Hồ Núi Cốc, đây cũng là một khó khăn trong việc phát triển kinh tế- xã hội của xã.
- Lượng bốc hơi bình quân năm 76,4mm, thấp nhất 63mm vào tháng 2, cao nhất 85,6mm vào tháng 4.
3.1.1.4. Thủy văn.
Lượng nước tăng giảm theo mùa, do xã nằm tiếp giáp với Hồ Núi Cốc nên lượng nước phục vụ cho hoạt động sản xuất của người dân địa phương phần lớn chịu ảnh hưởng trục tiếp từ hồ, mùa khô hồ cạn nước gây ra hạn hán khó khăn cho việc sản xuất, mùa mưa nước hồ lên cao làm ngập úng nguy hại cho cây trồng.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên.
- Tài nguyên đất: Với tổng diện tích 853,88 ha đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp có diện tích là 504,7 ha, đất phi nông nghiệp có diện tích 337,26 ha, còn lại là đất chưa sử dụng có diện tích là 11,12 ha. Thuận lợi về diện tích cho nhu cầu về canh tác, sản xuất nông nghiệp, đây là tiềm năng cho việc phát triển nông nghiệp tại xã, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương.
- Tài nguyên nước: Nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt được lấy từ nguồn nước mặt và nước ngầm.
Nguồn nước mặt: Chủ yếu từ nguồn nước mưa, đựơc trữ trong các hồ, ao, kênh mương, mặt ruộng.
Nguồn nước ngầm: Đã được đưa vào sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong xã, đây là nguồn tài nguyên phục vụ và đáp ứng chủ yếu cho nhu cầu nước sinh hoạt của bà con nhân dân trong xã. Nguồn nước ngầm được lấy ở độ sâu từ 10-40m.
-Tài nguyên nhân văn: Hiện nay trên địa bàn xã có 12 xóm với 4026 nhân khẩu. Vạn Thọ là một xã cũng đang phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá cùng với sự phát triển mạnh mẽ và chuyển dịch cơ cấu của các ngành kinh tế - xã hội của đất nước. Các cơ sở sản xuất kinh doanh hình thành nên tuyến đường dọc trục xã. Sự chuyển đổi đất vườn, ao trong các thôn xóm thành đất ở làm tăng mật độ dân cư. Nhân dân trong xã đoàn kết, cần cù chịu khó.
3.1.2. Điều kiện về đất đai
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Vạn Thọ qua 3 năm (2011-2013) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh(%) Diện tích Cơ cấu (%) Diện tích Cơ cấu (%) Diện tích Cơ cấu (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 2013/ 2011 Tổng diện tích đất tự nhiên ha 853,88 100,00 853,88 100,00 853,88 100,00 100,00 100,00 100,00 I. Tổng diện tích đất nông nghiệp ha 658,30 77,10 652,20 76,38 631,00 73,90 99,07 96,75 97,91
1. Đất sản xuất nông nghiệp ha 402,94 47,19 400,10 46,86 385,50 45,15 99,30 96,35 97,82
- Đất trồng cây hằng năm ha 392,58 45,98 388,60 45,51 374,00 43,80 98,99 96,24 97,61 - Đất trồng cây lâu năm ha 10,36 1,21 11,50 1,35 11,50 1,35 111,00 100,00 105,50
2. Đất lâm nghiệp ha 246,76 28,90 243,00 28,46 236,00 27,64 98,48 97,12 97,80
3. Đất nuôi trồng thủy sản ha 8,60 1,01 9,10 1,07 9,50 1,11 105,81 104,40 105,10 4. Đất nông nghiệp khác ha
II. Đất phi nông nghiệp ha 156,30 18,30 163,66 19,17 185,27 21,70 104,71 113,20 108,96
III. Đất chưa sử dụng ha 39,28 4,60 38,02 4,45 37,61 4,40 96,79 98,92 97,86
Qua bảng 3.1 ta thấy, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong tổng quỹđất tự nhiên của xã, chiếm 77,1% ( năm 2011) và giảm dần qua 3 năm, đến năm 2013 chỉ chiếm 73,9%. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2012 so với năm 2011 giảm từ 402,94 ha xuống còn 400,1 ha tức giảm 2,84 ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2013 so với năm 2012 giảm từ 400,1 ha xuống còn 385,5 ha tức giảm 14,6 ha. Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trông cây hằng năm chiếm tỷ lệ cao ( chiếm 392,58 ha bằng 45,58% tổng quỹ đất của xã) và có sự biến động nhỏ trong 3 năm qua, cụ thể đến năm 2013 giảm xuống còn 374 ha chiếm 43,08% tổng quỹđất của xã, trong đó chủ yếu là đất trồng lúa và hoa màu. Diện tích đất trồng cây lâu năm ( chủ yếu là cây chè) chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng quỹ đất tự nhiên của xã và ít có sự biến động, đặc biệt từ năm 2012 đến năm 2013 không có sự biến động nào. Diện tích đất lâm nghiệp của xã chiếm tỷ lệ tương đối cao (28,9%) và giảm dần qua 3 năm. Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ chủ yếu là diện tích ao của các hộ gia đình chăn nuôi cá giống, chiếm 1,01% và qua 3 năm có sự biến động rất nhỏ.
Diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng mạnh qua 3 năm, cụ thể diện tích đất phi nông nghiệp năm 2011 là 156,3 ha đến năm 2012 là 163,66 ha tức tăng 4,71%, năm 2013 tăng thêm 13,2% so với năm 2012, bình quân tăng 8,96% qua 3 năm từ 2011 đến 2013, sở dĩ có sự thay đổi này là do nhu cầu về nhà ở của người dân và do đời sống người dân ngày càng được cải thiện các công trình phục vụđời sống vật chất và tinh thần cho người dân cũng ngày càng được quan tâm xây dựng như nhà văn hóa của các xóm, mở rộng sân vận động của xã, các nhà hàng, quán xá,…
Diện tích đất chưa sử dụng chiếm một tỷ lệ tương đối trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã, tuy nhiên tỷ lệ này đang giảm dần qua các năm do nhu cầu sử dụng đất của người dân ngày càng tăng và việc sự dụng ngày càng có mục đích hơn, cụ thể từ năm 2011 đến năm 2013 diện tích đất này giảm từ 39,28 ha xuống còn 37,61 ha tức giảm 2,14%.
Nhìn chung cơ cấu sử dụng đất của xã qua 3 năm là tương đối ốn định.
3.1.3. Điều kiện về kinh tế xã hội
3.1.3.1. Dân số và lao động
Ngoài các điều kiện về đất đai thì lao động cũng là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất ở tất cả các ngành nghề, nhất là trong quá trình sản xuất nông nghiệp khi trình độ cơ giới hoá nước ta còn đang hạn chế, vì vậy để có biện pháp tổ chức và sử dụng nguồn lao động một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh nên việc xem xét đánh giá tình hình dân số lao động là rất quan trọng. Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm (2011-2013) được thể hiện qua bảng 3.2:
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Vạn Thọ qua 3 năm 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 2013/ 2011 I. Tổng số nhân khẩu Khẩu 3.652,00 100,00 3.849,00 100,00 4.026,00 100,00 105,39 104,60 105,00
1. Nhân khẩu nông
nghiệp Khẩu 2.973,00 81,41 3.198,00 83,09 3.529,00 87,66 107,57 110,35 108,96
2. Nhân khẩu phi nông
nghiệp Khẩu 679,00 18,59 651,00 16,91 497,00 12,34 95,88 76,34 86,11
II. Tổng số hộ Hộ 895,00 100,00 1.003,00 100,00 1.104,00 100,00 112,07 110,07 111,07
1. Hộ nông nghiệp Hộ 862,00 96,31 961,00 95.81 1.034,00 93,66 111,48 107,60 109,54
2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 33,00 3,69 42,00 4,19 70,00 6,34 127,27 166,67 146,97
III. Tổng số lao động Lao động 2.148,00 100,00 2.476,00 100,00 2.619,00 100,00 115,27 105,78 110,52
1. Lao động nông
nghiệp Lao động 1.461,00 68,02 1.779,00 71,85 1.908,00 72,85 121,77 107,25 114,51
2. Lao động phi nông
nghiệp Lao động 684,00 31,84 699,00 28,23 711,00 27,15 102,19 101,72 101,95
IV. Chỉ tiêu khác
BQLĐNN/HNN Người 1,21 1,80 2,04 109,22 99,68 104,45
BQNKNN/HNN Người 3,57 3,33 3,41 96,49 102,56 99,52
Qua bảng 3.2 ta thấy, tổng số nhân khẩu của xã năm 2011 là 3652 người đến năm 2012 tăng lên là 3849 người tức tăng 5,39% và vào năm 2013 tổng số nhân khẩu của xã là 4026 người, như vậy bình quân qua 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 tổng số nhân khẩu của xã tăng lên 5%, tức tăng 374 người.
Tổng số hộ dân trên địa bàn xã năm 2013 so với năm 2011 tăng lên từ 905 hộ lên 1104 hộ, tăng 199 hộ nguyên nhân tăng số hộ dân chủ yếu do tách hộ từ hộ của bố mẹ ra thành hộ riêng.do vị trí đìa hình và tập quán canh tác nên các hộ trên địa bàn xã chủ yếu là hộ nông nghiệp, chiếm 96,31% vào năm 2011 và đến năm 2013 do nhập cư và tách hộ nên số hộ nông nghiệp ngày càng tăng tuy nhiên tỷ lệ về cơ cấu của hộ nông nghiệp trong tông số hộ dân qua các năm lại giảm do số hộ dân chuyển sang làm các ngành nghề phi nông nghiệp như: buôn bán hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng nhanh, cụ thể số hộ phi nông nghiệp này vào năm 2011 là 33 hộ nhưng năm 2013 đã tăng lên là 70 hộ tức bình quân mỗi năm tăng 46,97%, tăng mạnh vào năm 2013 (hộ phi nông nghiệp năm 2013 so với năm 2012 tăng 66,67%).
Về lao động, lao động của xã được chia làm 2 loại là lao đông nông nghiêp va lao động phi nông nghiệp, những lao động phi nông nghiệp này chủ yếu là do những người trong độ tuổi lao động là sinh viên, đi làm xa và số lao đông thuộc hộ phi nông nghiệp. Năm 2011 tổng số lao động nông nghiệp là 1.461 lao động đến năm 2013 tăng lên là 1.908 lao động, với tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm là 14,51% trong đó tăng mạnh vào năm 2012 với tốc độ 27,27% so với năm 2011. Lao động phi nông nghiệp từ năm 2013 so với năm 2011 tăng lên 27 lao động, bình quân mỗi năm tăng 1,95%.
Bình quân lao động nông nghiệp trên hộ nông nghiệp năm 2011 là 1,21 người và tăng dần qua cách năm 2012 và đên năm 2013 là 2,04 người, tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 4,45%. Bình quân lao động nông nghiệp trên hộ nông nghiệp tăng là do lao động nông nghiệp tăng vượt hơn so với hộ nông nghiệp, Bình quân nhân khẩu nông nghiệp trên hộ nông nghiệp trong 3 năm qua có sự biến động nhẹ do biến động của nhiều yếu tố như: tỷ lệ sinh, tử, nhập và tách khẩu, trong đó, bình quân nhân khẩu nông nghiệp trên hộ nông nghiệp năm 2012 so với năm 2011 giảm 3,51%, nhưng tỷ lệ này của năm 2013 so với năm 2012 lại tăng nhẹ, tăng 2,56% nhưng nhìn chung tốc độ gia tăng bình quân nhân khẩu nông nghiệp trên hộ nông nghiệp qua 3 năm 2011-2013 vẫn giảm (giảm 0,49%).
Qua số liêu thu thập được ở trên ta thấy tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm vân chiếm tỷ lệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.
3.1.3.2. Cơ sở hạ tầng
Về giao thông: hệ thống giao thông trên địa bàn xã luôn nhận được sự quan tâm và đầu tư của chính quyền địa phương. Các tuyến đường giao thông liên xóm, liên xã đã và đang được tu sủa và dần được bê tông hóa để đảm bảo luu thông các loại xe cơ giới phục vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất, vận chuyển hang hóa và nhu cầu đi lại của người dân.
Về y tế: trạm y tế mới được xây dụng lại vào năm 2009 với đội ngũ y bác sỹ được tập huấn tốt. Công tác khám chữa bệnh tốt triển khai thực hiện các chương trình y tế dự phòng, chương trình phòng chống bệnh mùa hè, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, chương trình tiêm chủng cho trẻ