3.1.1.1. Vị trí địa lý
Vạn Thọ là một xã nằm ở phía Nam của huyện Đại Từ. cách trung tâm huyện 9km. Địa giới hành chính tiếp giáp với các đơn vị:
Phía Bắc giáp với Hồ núi cốc;
Phía Tây vá phía Nam giáp với xã Ký Phú, được ngăn cách bởi dòng suối Đôi; Phía Đông giáp với xã Phúc Tân huyện Phổ Yên, được ngăn cách bởi dãy núi cao và có độ dốc lớn.
3.1.1.2. Địa hình
Xã Vạn Thọ có địa hình chủ yếu là đồi núi xen lẫn đồng bằng, nằm tiếp giáp với Hố Núi Cốc – vùng du lịch trọng điểm quốc gia.
Hướng dốc chính là hướng Đông Bắc, với độ cao trung binh khoảng từ 1,4m đến 4,5m.
3.1.1.3. Khí hậu
Mang tính chất khí hậu chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của miền Bắc nước ta, thời tiết chia làm bốn mùa ; Xuân - Hạ - Thu – Đông, song chủ yếu là hai mùa chính: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, cụ thể:
Mùa hè, nóng ẩm mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.
Mùa đông, lạnh khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.
- Chếđộ nhiệt: Hằng năm có nhiệt độ trung bình là 25°C. Chênh lệch giữa các tháng nóng nhất (tháng 6: 37°C) và tháng lạnh nhất (tháng 1: 8°C) là 29oC.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hằng năm cao với 2000mm, trong đó lượng mưa lớn nhất đạt 2700mm, lượng mưa thấp nhất đạt 896mm. Bình quân có 185 ngày mưa trong năm, tuy nhiên lượng phân bố lượng mưa trong năm không đều vì vậy gây ra tình trạng vào mùa mưa thì ngập úng ở nơi đất trũngđặc biệt là tại khu vực giáp ranh với Hồ Núi Cốc, mùa khô lượng mưa ít gây ra tình trang khô hạn làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Nắng: Tổng số giờ nắng hằng năm dao động trung bình từ 1200 – 1450 giờ, phân bốđều cho các tháng trong năm.
- Độ ẩm không khí bình quân trong năm là 87,58%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 từ 87,58 - 89%, thấp nhất là 76% vào các tháng 12 và tháng 1 năm sau.
- Chế độ gió: Các hướng gió trong năm là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, tốc độ gió bình quân 1-3m/s, vào giai đoạn chuyển mùa là tháng 4 gió thổi với vận tốc 2-3m/s, địa bàn xã ít chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như lũ lụt tràn về từ Hồ Núi Cốc, đây cũng là một khó khăn trong việc phát triển kinh tế- xã hội của xã.
- Lượng bốc hơi bình quân năm 76,4mm, thấp nhất 63mm vào tháng 2, cao nhất 85,6mm vào tháng 4.
3.1.1.4. Thủy văn.
Lượng nước tăng giảm theo mùa, do xã nằm tiếp giáp với Hồ Núi Cốc nên lượng nước phục vụ cho hoạt động sản xuất của người dân địa phương phần lớn chịu ảnh hưởng trục tiếp từ hồ, mùa khô hồ cạn nước gây ra hạn hán khó khăn cho việc sản xuất, mùa mưa nước hồ lên cao làm ngập úng nguy hại cho cây trồng.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên.
- Tài nguyên đất: Với tổng diện tích 853,88 ha đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp có diện tích là 504,7 ha, đất phi nông nghiệp có diện tích 337,26 ha, còn lại là đất chưa sử dụng có diện tích là 11,12 ha. Thuận lợi về diện tích cho nhu cầu về canh tác, sản xuất nông nghiệp, đây là tiềm năng cho việc phát triển nông nghiệp tại xã, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương.
- Tài nguyên nước: Nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt được lấy từ nguồn nước mặt và nước ngầm.
Nguồn nước mặt: Chủ yếu từ nguồn nước mưa, đựơc trữ trong các hồ, ao, kênh mương, mặt ruộng.
Nguồn nước ngầm: Đã được đưa vào sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong xã, đây là nguồn tài nguyên phục vụ và đáp ứng chủ yếu cho nhu cầu nước sinh hoạt của bà con nhân dân trong xã. Nguồn nước ngầm được lấy ở độ sâu từ 10-40m.
-Tài nguyên nhân văn: Hiện nay trên địa bàn xã có 12 xóm với 4026 nhân khẩu. Vạn Thọ là một xã cũng đang phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá cùng với sự phát triển mạnh mẽ và chuyển dịch cơ cấu của các ngành kinh tế - xã hội của đất nước. Các cơ sở sản xuất kinh doanh hình thành nên tuyến đường dọc trục xã. Sự chuyển đổi đất vườn, ao trong các thôn xóm thành đất ở làm tăng mật độ dân cư. Nhân dân trong xã đoàn kết, cần cù chịu khó.