4.1. Định hướng phát triển kinh tế nông hộ tại xã Vạn Thọ
Tập trung phát triển kinh tế hộ, khai thác các nguồn lực chính trong phát triển kinh tế của địa phương, tạo nguồn thu tổng hợp từ hộ gia đình.
Cải tạo ruộng đồng kết hợp với dồn điền đổi thửa, đối với vùng sản xuất thâm canh cần xây dựng quy hoạch chi tiết để cải tạo triệt để, tạo điều kiện thâm canh, đưa cơ giới hoá vào sản xuất.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ sản xuất ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản và giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, đưa ra các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và đất đai của vùng vào sản xuất.
Phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, góp phần giải quyết lao động dư thừa khi nông nhàn nhằm tăng thêm thu nhập cho các hộ nông dân, bố trí các ngành nghề sao cho hợp lý mà không ảnh hưởng đến các ngành nghề khác đồng thời chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái.
4.2. Giải pháp phát tiển kinh tế nông hộ tai xã Vạn Thọ
4.2.1. Một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ cho từng nhóm hộ tai xã Vạn Thọ Vạn Thọ
4.2.1.1. Đối với nhóm hộ khá – trung bình
Các hộ nên tận dụng hết các nguồn đất đai hiện có của mình, vì đây là nhóm hộ có tiềm năng về vốn nên cần đi đầu trong việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp, cần phân bổ và sử dụng nguồn lao động hợp lý để tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, giải quyết được việc làm lúc nông nhàn.
Tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, vật nuôi một cách ổn định để không bị lái buôn ép giá làm ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.
Đối với những hộ có vốn và diện tích lớn thì nên mở rộng sản xuất theo mô hình trang trại nhằm tránh dịch bệnh và nâng cao hiệu quả kinh tế tăng thu nhập cho hộ.
4.2.1.2. Đối với nhóm hộ cận nghèo
Vì các sản phẩm nông nghiệp là nguồn thu chính của nhóm hộ cận nghèo bình vì vậy các hộ này cần tận dụng một cách triệt để diện tích đất nông nghiệp tránh để lãng phí đất.
Chính quyền xã nên mở thêm các lớp tập huấn cho hộ về các kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi và các giống cây trồng mới đưa vào sản xuất, giúp người dân hiểu thêm về các tiến bộ khoa học công nghệ khi áp dụng vào thực tế.
Tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, để giá cả ổn định, người dân yên tâm sản xuất.
Hàng năm cán bộ thú y cần mở những đợt tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trên địa bàn xã, tuyên truyền cách phòng chống bệnh dịch thường xuyên xảy ra trên đàn gia súc, để người dân chủđộng trong phòng và tránh thiệt hại về kinh tế trong hộ gia đình.
4.2.1.3. Đối với nhóm hộ nghèo
Chính quyền địa phương nên khuyên các hộ gia đình mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào sản xuất, đưa những giống cây trồng có năng suất cao vào sản xuất, thường xuyên học hỏi trao đổi các kinh nghiệm trong sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Các hộ chủ yếu chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình, tự cung, tự cấp theo kinh nghiệm, hệ thống chuồng trại tạm bợ, không chắc chắn không đảm bảo cho sức khoẻ và tăng trưởng của vật nuôi, sử dụng những giống cũ nên hiệu quả sản xuất và chất lượng chưa cao. Vì vậy chính quyền địa phương cần có những biện pháp như hỗ trợ về vốn, giống…để hộ nghèo có điều kiện xây dưng và tu sủa lại chuồng trại, đưa giống mới có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất, nên tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt để làm thức ăn chăn nuôi, phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá đem lại nguồn thu nhập cao cho hộ.
Các hộ cần học hỏi kinh nghiệm từ những hộ đã đạt được kết quả cao trong sản suất.
Tóm lại, nhóm hộ nghèo là những hộ còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn và có những chính sách hỗ trợ để họ yên tâm sản xuất và nên đẩy mạnh công tác khuyến nông trên địa bàn giúp đỡ người dân khi họ gặp khó khăn trong sản xuất.