Tổng hợp và đánh giá thu nhập của các nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vạn Thọ - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 50)

Bảng 3.14: Bình quân thu nhập của các nhóm hộ điều tra năm 2013 Chỉ tiêu Hộ khá – trung bình Hộ cận nghèo Hộ nghèo Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) 1. Ngành trồng trọt - Giá trị sản xuất (GO) 26.584 32.742 28.612 - Chi phí(IC) 6.707 7.308 6.933 - Thu nhập hỗn hợp(MI) 19.877 28,03 25.434 49,21 21.679 62,74 2. Ngành chăn nuôi - Giá trị sản xuất(GO) 44.268 35.748 22.313 - Chi phí(IC) 27.761,5 15.576 9.439,5 - Thu nhập hỗn hợp(MI) 16.506,5 23,28 20.172 39,03 12.873.5 37,26 3. Các hoạt động phi nông nghiệp khác (bán hang tạp hóa, công nhân, viên chức, làm đậu,,,) 34.525 48,69 6.077 11,76 - 4. Tổng thu nhập hỗn hợp 70.908,6 100 51.683 100 34.552,5 100 5. Thu nhập bình quân người/năm 15.688 10.094 7.577 6. Thu nhập bình quân người/tháng 1.307 841 631 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2013

Tổng thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ khá – trung bình là khá cao với 70.908.600 đồng trong đó thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp lên tới 34.525.000 đồng chiếm tới 48,69%, thu nhập bình quân đầu người/năm là 15.688.000 đồng dẫn đến thu nhập bình quân dầu người/tháng của nhóm hộ khá – trung bình là 1.307.000 đồng. Thu nhập trung bình của nhóm hộ cận nghèo là 53.613.000 đồng, trong đó thu nhập từ ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn nhất

với 49,76% (tức 25.434.000 đồng), thu nhập từ chăn nuôi cũng chiếm 1 tỷ trọng không nhỏ với 39,03% (tức 20.172.000 đồng) các hoạt động phi nông nghiệp khác chiếm 11,32%, với thu nhập bình quân đầu người/ năm là 10.094.000 đồng, thu nhập bình quân đầu người/tháng là 841.000 đồng thấp nhất là hộ nghèo với tổng thu nhập chỉ đạt 34.552.500 đồng với tỷ trọng cao nhất thuộc về ngành trồng trọt lên tới 62,74%, ngành chăn nuôi chiếm 37,26%, thu nhập bình quân đầu người/ năm chỉ đạt 7.577.000 đồng và thu nhập bình quân đầu người/tháng là 631.000 đồng.

3.2.6. Tình hình chi tiêu và tích lũy trung bình của các nhóm hộ điều tra năm 2013

Bảng 3.15: Bình quân chi tiêu và tích lũy của các nhóm hộ điều tra năm 2013

Chỉ tiêu Hộ khá – trung bình Hộ cận nghèo Hộ nghèo Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Thu nhập hỗn hợp 76.984,5 46.872,7 25.900,6

Chi tiêu cho đời

sống và sinh hoạt 54.160,5 70,35 42.009 89,62 25.308 97,71 Chi cho lương

thực, thực phẩm 40.037,5 52,01 26.238 55,97 16.906 65,27 Chi khác (học hành, may mặc, y tế, điện nước…) 14.123 18,34 15.771 33,65 8.402 32,44 Tích lũy 22.824 29,65 4.863,7 10,38 592,6 2,29 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2013

Qua số liệu trên ta thấy, do thu nhập của các nhóm hộ có sự chênh lệch nên chi tiêu cho đời sống và sinh hoạt của các nhóm hộ cũng có sự chênh lệch theo mức thu nhập và khả năng tích lũy của các nhóm hộ cũng phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập. Nhóm hộ khá – trung bình , trung bình 1 năm có mức chi tiêu cao nhất là 54.160.500 đồng/hộ, trong đó chi cho lương thực thực phẩm là 40.037.500 đồng (chiếm 52,01% thu nhập hỗn hợp của hộ), chi cho học hành, y tế, điện nước,…là 14.123.000 đồng (chiếm 18,34% thu nhập hỗn hợp),tuy nhiên nhóm hộ này cũng có số tiền tích lũy cao nhất với 22.824.000 đồng. Trung bình

là nhóm hộ cận nghèo với số tiền chi tiêu trung bình là 42.009.000 đồng/hộ, trong đó chi cho lương thực thực phẩm là 26.238.000 đồng (chiếm 55,97% thu nhập hỗn hợp), chi cho học hành, y tế, điện nước,… là 15.771.000 đồng (chiếm 33,65% thu nhập hỗn hợp) và tích lũy được 4.863.700 đồng (chiếm 10,38% thu nhập). Thấp nhất là nhóm hộ nghèo với mức chi tiêu trung bình là 25.900.600 đồng/hộ, trong đó chi cho lương thực thực phẩm là 16.906.000 đồng (chiếm 65,27% thu nhập hỗn hợp), chi cho học hành, y tế, điện nước,…là 8.402.000 đồng (chiếm 32,44% thu nhập hỗn hợp) và chỉ tích lũy được 592.600 đồng/hộ (chỉ chiếm 2,29% thu nhập hỗn hợp).

3.3. Phân tích những nhân tố ảnh hướng đến phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn xã Vạn Thọ địa bàn xã Vạn Thọ

Hộ nông dân là những đơn vị kinh tế riêng biệt, độc lập với nhau trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy mà phát triển kinh tế hộ của mỗi gia đình phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, việc xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến kinh tế nông hộ sẽ giúp cho các hộ nông dân tìm ra các phương án khắc phục, đưa ra các biện pháp để nâng cao thu nhập cho hộ nông dân, cải thiện cuộc sống. Qua điều tra tìm hiểu trên địa bàn xã Vạn Thọ tôi thấy được có mốt số nhân tốảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các hộ nông dân như sau:

Bảng 3.16: Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn xã Vạn Thọ qua các hộ điều tra.

Chỉ tiêu Số lượng phiếu Cơ cấu (%)

Thiếu đất 34 56,67

Thiếu vốn 55 91,67

Thiếu thông tin kỹ thuật 42 70 Trình độ văn hóa thấp 17 28,33

Cơ sở hạ tầng 1 1,67

Đông con 11 18,33

Thị trường không ổn định 12 20

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2013

Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn là yếu tố rất quan trọng trong sự phát tiển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã, 91,67 các hộ điều tra cho rằng thiếu vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế nông hộ vì vốn là 1 yếu tố rất quan trọng trong sản xuất. 70% hộ nông dân cho rằng các thông tin về kỹ thuật cũng

rất quan trọng cho phát triển kinh tế nông hộ. 56,67% hộ cho rằng các yếu tố về đất cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn xã. Còn lại là các yếu tố về trình độ văn hóa (28,33% số phiếu), cơ sở hạ tầng (1,67% số phiếu), đông con (18,33% số phiếu) và thị trường không ổn định (20% số phiếu) đều có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn xã.

3.3.1. Các yếu tố về nguồn lực

3.3.1.1. Trình độ văn hóa của lao động trong hộ.

Bảng 3.17: Trình độ văn hóa của lao động tại các nhóm hộ điều tra năm 2013

Chỉ tiêu

Hộ khá –

trung bình Hộ cận nghèo Hộ nghèo Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng số lao động 46 100 75 100 32 100 - Cấp 1 6 13,04 20 26,67 9 28,13 - Cấp II 15 32,61 43 57,33 20 62,5 - Cấp III 11 23,92 12 16 3 9,37

- Đào tạo chuyên môn 14 30,43 - - - - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2013

Qua bảng số liệu điều tra được ta thấy được sự chênh lệch tương đối về trình độ văn hóa của lao động ở các nhóm hộ đặc biệt là giữa nhóm hộ khá _ trung bình và nhóm hộ nghèo. Ta thấy ở nhóm hộ nghèo có 62,5% lao động có trình độ văn hóa cấp 2, chỉ có 9,37% lao động có trình độ trung học phổ thong trong khi có tới 28,13 lao động chỉ đạt trình độ tiểu học. Trong khi ở nhóm hộ khá – trung bình có tới 30,435 lao động đạt trình độ chuyên môn, 23,92% lao động có trình độ trung học phổ thông, 32,61 lao động có trình độ cấp 2 và chỉ có 13,04% lao động chỉ đạt trình độ cấp 1. Trong 75 lao động ở nhóm hộ cậ nghèo có tới 57,32% có trình độ trung học cơ sở, 26,675 chỉ đạt trình độ cấp 1 và 16% lao động đạt trình độ trung học phổ thông.

Qua đây ta thấy, sự chênh lệch về trình độ văn hóa của các lao động ở các nhóm hộ có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về kết quả sản xuất kinh doanh của các nhóm hộđiều tra.

3.3.1.2. Đất đai

Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là kinh tế hô nông dân, do đó sản xuất nông nghiệp là tất yếu mà đất đai lại là yếu tố quan trọng đầu tiên để tiến hành sản xuất. các điều kiên về đất đai của xã tương đối phù hợp cho canh tác, tuy nhiên quy mô đất canh tác trên địa bàn xã còn phân tán nhỏ lẻ không tập trung gây khó khăn cho việc chăm sóc và thu hoạch, đây chính là nguyên nhân dẫn đến thu nhập không cao của nhóm hộ nghèo, và do địa hình đồi núi nên mặt bằng canh tác không bằng phẳng gây khó khăn trong việc đưa nước vào phục vụ sản xuất.

3.3.1.3. Vốn đầu tư cho sản xuất

Với hộ cận nghèo và hộ nghèo do tích lũy hang năm không cao trong khi để quay vòng trong sản xuất vốn lại là một yếu tố không thể thiếu được vì thế họ hay có nhu cầu để tiếp tục và mở rộng sản xuất kinh doanh. Đối với nhóm hộ khá – trung bình do tích luỹ hàng năm cao nên việc đầu tư quay vòng cho sản xuất cũng cao hơn, ngoài ra họ còn có đủ khả năng đểđầu tư cho các hoạt động dịch vụ, các ngành nghề khác mang lại hiệu quả kinh tế cao.. Vì vậy cho thấy vốn đầu tư của nông hộ là rất quan trọng nó ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất trong hộ nông dân, không chỉ hộ nghèo mới có nhu cầu vay vốn mà hộ khá và hộ trung bình cũng có nhu cầu vay vốn để đầu tư và mở rộng sản xuất để mang lại thu nhập cao hơn.

Như vậy có thể nói số lượng vốn của nông hộ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất của hộ. Nhìn chung tình trạng thiểu vốn là tình trạng chung tồn tại ở hầu hết các hộ nông dân vì vậy nhu cầu vay vốn là rất lớn.

3.3.2. Về thị trường

Trong kinh tế hộ nói riêng và các ngành kinh tế nói chung thì thị trường là yếu tố không thể thiếu nó quyết định quy mô sản xuất, khả năng đa dạng hoá sản xuất của nông hộ và kết quả của quá trình sản xuất của hộ. Sản xuất ngày càng phát triển thì sản phẩm hàng hoá ngày càng đa dạng, mức độ tham gia trên thị trường của các hộ nông dân ngày càng tăng, đặc biệt là trong tiến trình hội nhập ngày nay, do vậy kéo theo sự đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường nông sản và thị trường hàng hoá khác ở cảđầu ra và đầu vào.

Thị trường đầu vào có ảnh hưởng lớn đến đầu tư sản xuất, đặc biệt trong khi sản xuất nông nghiệp mang tích thời vụ, giá cả ở thị trường đầu vào sẽ giúp nông hộ chủđộng cho việc đầu tư vào sản xuất kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông hộ.

Ngày nay trên thị trường tiêu thụ ngày càng quan trọng, có giải quyết được sản phẩm đầu ra thì các hộ nông dân mới có thể tái sản xuất, đầu tư sản

xuất tốt, đa dạng hoá các ngành nghề sản xuất. Tìm kiếm được thị trường tốt, từ đó mới kích thích sản xuất tăng trưởng và phát triển, hạn chế tối đa mức lao động dư thừa trong nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.

3.3.3. Về khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ quyết định đến năng suất cây trồng, vật nuôi, quyết định đến năng suất lao động và làm cho hiệu quả công việc tăng lên. Qua nghiên cứu cho thấy đa số các hộ nông dân do trình độ văn hoá thấp nên họ còn thiếu hiểu biết và chưa nắm bắt kịp thời về khoa học công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Điều này xảy ra hầu hết các hộ nông dân nghèo và một số họ trong nhóm cận nghèo do có trình độ thấp. Riêng nhóm hộ khá do trình độ ở nhóm hộ khá cao, tích luỹ hằng năm của nhóm hộ khá cao nên việc tiếp thu khoa học công nghệ nhanh hơn và họ áp dụng vào sản xuất nên hiệu quả sản xuất cây trồng vật nuôi ở nhóm hộ khá cũng cao hơn.

3.3.4. Về cơ sở hạ tầng

Về giao thông: Trong những năm qua hệ thống giao thông của xã được quan tâm và đầu tư của chính quyền địa phương, các trục đường chính đi vào các xóm đang dần được bê tông để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên để có hệ thống giao thông hoàn chỉnh để đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân, chính quyền xã cần quan tâm đầu tư bê tông hoá toàn bộ các ngõ trong các xóm thuộc địa bàn xã, chú trọng nâng cấp, sửa chữa những đoạn đường đã xuống cấp và mở rộng các tuyến đường cho ô tô có thể đi vào được, nhằm giao lưu buôn bán được dễ dàng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.

Về hệ thống điện: 100% số hộ trong địa bàn xã được dùng điện, toàn bộ đường dây điện tạm bợ như: cột tre, lõi trần được thay thế bằng cột bê tông, dây điện đảm bảo an toàn cho các hộ sử dụng điện.

Nhìn chung cơ sở hạ tầng của xã đã tương đối ổn định, đây cũng là điều kiện thúc đẩy kinh tế hộ tại xã nói chung và kinh tế nông hộ nói riêng của xã phát triển đi lên.

3.4. Đánh giá chung về kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vạn Thọ

3.4.1. Thuận lợi

- Thị trường nông sản ngày càng được mở rộng.

- Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư và quan tâm thuận lợi cho giao lưu buôn bán nông sản.

3.4.2. Khó khăn

- Diện tích đất canh tác phân tán nhỏ lẻ manh mún, không đồng đều lại thường xuyên bị hạn hán vào mùa khô dẫn đến không đủ nước tưới cho cây

trồng vật nuôi, sản xuất không ổn định nên người dân đang dần không còn mặn mà với đồng ruộng.

- Trình độ văn hoá của chủ hộ còn chưa đồng đều nên khi đưa tiến bộ khoa học áp dụng vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.

- Hầu như các hộ đều thiếu vốn sản xuất, nhưng chưa mạnh dạn vay vốn đểđầu tư sản xuất và chưa có kinh nghiệm phát huy hiệu quả của đồng tiền vốn.

- Các hộ nông dân vẫn còn e ngại trong việc đầu tư các giống cây trồng mới, con giống mới có giá trị kinh tế cao vì vẫn chưa tiếp thu được hết những thông tin mới và còn sợ sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụđược, dẫn đến quá trình tự phát thiếu quy hoạch đẫn đến thừa sản phẩm, bị ép giá, làm giá thành bị hạ thấp.

3.4.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình trạng thiếu vốn, thiếu kiến thức sản xuất, thiếu các khoa học kỹ thuật vào sản xuất đang tồn tại ở phần lớn các nông hộ.

Quy mô đất đai của nông hộ còn manh mún, không tập trung.

Trong cơ cấu thu nhập của nông hộ thì tỷ trọng ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Để kinh tế nông hộ phát triển nhanh chóng tại xã. Nhà nước và chính quyền địa phương cần có những chính sách cụ thể để giải quyết những vấn đề đang tồn tại trong phát triển kinh tế nông hộ tại xã, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội.

CHƯƠNG 4:

CÁC GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN KINH TỀ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VẠN THỌ

4.1. Định hướng phát triển kinh tế nông hộ tại xã Vạn Thọ

Tập trung phát triển kinh tế hộ, khai thác các nguồn lực chính trong phát triển kinh tế của địa phương, tạo nguồn thu tổng hợp từ hộ gia đình.

Cải tạo ruộng đồng kết hợp với dồn điền đổi thửa, đối với vùng sản xuất thâm canh cần xây dựng quy hoạch chi tiết để cải tạo triệt để, tạo điều kiện thâm canh, đưa cơ giới hoá vào sản xuất.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ sản xuất ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản và giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, đưa ra các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và đất đai của vùng vào sản xuất.

Phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, góp phần giải quyết lao động dư thừa khi nông nhàn nhằm tăng thêm thu nhập cho các hộ nông dân, bố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Vạn Thọ - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 50)