Tình hình chung của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 52)

- Khí hậu, thời tiết

4. Công trình phúc lợ

4.2.1 Tình hình chung của các hộ điều tra

Nhằm đánh giá khách quan về thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, tôi tiến hành điều tra, thu thập số liệu ở 3 nhóm hộ: hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo. Thông tin sơ bộ của các nhóm hộ được mô tả qua bảng 4.5, các đặc điểm được mô tả đó là tuổi, giới tính chủ hộ, trình độ học vấn, số lao động, diện tích đất canh tác bình quân một hộ, diện tích đất lúa bình quân một hộ và diện tích đất lúa chất lượng cao bình quân một hộ.

Bảng 4.5: Thông tin cơ bản của một số hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Chung Khá Nhóm hộTB Nghèo

1, Tổng số hộ điều tra Hộ 60 15 35 10

2,Trình độ văn hóa của chủ hộ % 60 100 100 100

- Cấp 1 % 13,68 0,00 21,05 20,00

- Cấp 2 % 72,19 66,67 69,91 80.00

- Cấp 3 % 14,13 33,33 9,04 0,00

3, Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 51,09 50,53 51,06 51,7

5, Lao động/hộ LĐ/hộ 2,61 2,73 2,6 2,5

6, LĐNN/hộ LĐ/hộ 1,95 1,6 1,86 2,4

7, BQ nhân khẩu/hộ Người/hộ 4,13 4,00 4,09 4,3

8, DT đất canh tác/hộ Sào/hộ 5,93 6,3 5,75 6,46

9, DT đất lúa/hộ Sào/hộ 7,38 6,68 6,65 8,81

10, DT lúa CLC/ hộ Sào/hộ 4,3 5,33 4,18 6,46

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014)

Qua bảng 4.5 tuổi bình quân của các hộ điều tra là 51,09 tuổi đây là độ tuổi được đánh giá có kinh nghiệm trong sản xuất, lựa chọn sản xuất, đầu tư các yếu tố sản xuất như thế nào cho phù hợp.

Trình độ văn hóa của chủ hộ cũng là nhân tố có quyết định đến hướng lựa chọn, sản xuất như thế nào của hộ, một phần ảnh hưởng đến kết quả đạt được. Chủ hộ có trình độ văn hóa cao thường mạnh dạn và có sự tính toán kỹ trong quá trình sản xuất. Qua điều tra cho thấy thôn có trình độ văn hóa cao hơn hẳn nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo. Hộ khá có tới 33,33% có trình độ văn hóa cấp III, 66,77% trình độ văn hóa cấp II, trong khi đó hộ trung bình trình độ văn hóa cấp III chỉ có 9,04%, cấp II là 69,91%, cấp I là 21,05%, nhóm hộ nghèo có trình độ văn hóa thấp hơn cấp I chiếm 20%, cấp II chiếm 80%. Qua đó có thể thấy trình độ chủ hộ trồng lúa chất lượng của các hộ điều tra còn nhiều hạn chế nhất là dù không còn tình trạng không biết chữ, nhưng chủ yếu là trình độ cấp I, trình độ cấp III còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là các chủ hộ chủ yếu là các người

trung niên, cao tuổi ít có điều kiện học tập. Điều này có ảnh hưởng không tốt trong việc tiếp thu áp dụng kĩ thuật, công nghệ mới.

Về số nhân khẩu và số lao động của hộ thì qua quá trình điều tra cho thấy nhóm hộ khá có nhân khẩu bình quân trên hộ ít nhất 4,00 người, sau đó đến nhóm hộ trung bình 4,09 người, cuối cùng là nhóm hộ nghèo 4,3 người. Hộ khá là nhóm hộ có số lao động bình quân trên hộ nhiều nhất 2,73 lao động, hộ trung bình là 2,6 lao động, hộ nghèo là 2,5 lao động nhưng lao động nông nghiệp ở nhóm hộ khá lại thấp nhất 1,6 lao động. Các lao động của nhóm hộ khá phần lớn là lao động phi nông nghiệp. Lao động nông nghiệp của nhóm hộ nghèo là cao nhất 2,4 lao động và hộ trung bình là 1,86 lao động. Chính hộ nghèo thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong khi đó số nhân khẩu nhiều nên thu nhập của hộ rất bấp bênh.

Đất đai là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với hoạt động trồng trọt thì quy mô diện tích có ý nghĩa lớn hơn. Qua quá trình điều tra cho thấy diện tích đất trồng trọt của hộ nghèo là cao nhất 6,46 sào, tiếp đến là hộ khá 6,3 sào và hộ trung bình 5,75 sào. Với diện tích đất trồng trọt lớn như vậy thì các hộ có điều kiện để phát triển sản xuất lúa chất lượng với quy mô lớn.

Các hộ nông dân ngoài diện tích được giao thì họ đã đấu thầu thêm của xã, của các hộ nông dân khác, cho nên diện tích đất lúa thực tế hiện nay dùng vào sản xuất của các hộ điều tra trung bình là 7,38 sào/hộ, trong đó hộ nghèo có diện tích đất lúa cao nhất 8,81 sào/hộ, sau đó đến hộ khá 6,68 sào/hộ, hộ trung bình là 6,65 sào/hộ. Trong tổng diện tích đất trồng lúa của các hộ thì diện tích trồng lúa chất lượng cao chiếm trên 60% trong đó diện tích lúa chất lượng cao của hộ nghèo cũng cao nhất. Điều này cho thấy hiệu quả của các giống lúa chất lượng cao, người nông dân giành phần lớn diện tích để trồng lúa chất lượng cao làm hàng hóa tiêu thụ bên ngoài để tăng thu nhập, một phần để làm

lương thực trong gia đình, còn một phần nhỏ diện tích trồng các loại lúa thường để chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w