Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 41)

- Khí hậu, thời tiết

4. Công trình phúc lợ

3.2.3 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

3.2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu

- Các tài liệu thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa cho phù hợp để tính toán các chỉ tiêu nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. Với các thông tin tổng hợp được từ phiếu điều tra, sau khi thu thập được các tài liệu này chúng tôi tiến hành mã hóa, tổng hợp, đối chiếu và chọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.

- Công cụ sử dụng: phần mềm excel để tổng hợp số liệu, tính toán số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân.

3.2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu a, Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá được chính xác nhất hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao trong những năm qua. Sử dụng các chỉ tiêu thống

kê như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển, để tính các chỉ tiêu về diện tích gieo trồng, sản lượng để đưa ra được giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và các chỉ tiêu có liên quan.

b, Phương pháp so sánh

Phương pháp này sử dụng để so sánh sự khác nhau của các hiên tượng theo không gian, thời gian, đối tượng. Nên chúng tôi sử dụng để so sánh số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân…tiến hành so sánh mức độ đầu tư và mức độ thu nhập của các hộ nông dân khác nhau, so sánh các chỉ tiêu kinh tế giữa lúa chất lượng cao và lúa khác, điều kiện sản xuất, kết quả và hiệu quả giữa trồng các loại lúa chất lượng cao trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó đưa ra những kết luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

c, Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: trao đổi, thảo luận với các nhà lãnh đạo, các nhà tổ chức quản lý, lấy ý kiến của chuyên gia, các hộ trồng lúa giỏi, đưa ra nhận xét, đồng thời cũng có những đề xuất về giải pháp phát triển.

d,Phương pháp phân tích SWOT

SWOT: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). SWOT là công cụ hữu hiệu giúp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cả bên trong và bên ngoài hoạt động sản xuất lúa chất lượng cao. Từ đó tìm ra các hướng đi đúng để có thể phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, nắm bắt và tận dụng được cơ hội và cách thức vượt qua những thách thức. Phương pháp này đi theo các nguyên tắc kết hợp sau đây:

1) Cơ hội + điểm mạnh (OS) : Phát huy điểm mạnh sẵn có để nắm bắt và tận dụng khi cơ hội đến.

2) Thách thức + điểm mạnh (TS) : Dùng những điểm mạnh của mình để hạn chế rủi ro thách thức.

3) Cơ hội + điểm yếu (OW) : Tận dụng cơ hội để khắc phục những mặt yếu của mình.

4) Thách thức + điểm yếu (TW) : Hiểu rõ điểm yếu của mình để tránh các nguy cơ, thách thức.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 41)

w