Tham gia tập huấn:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 70)

- Khí hậu, thời tiết

4. Công trình phúc lợ

4.3.3 Tham gia tập huấn:

Đây là nhân tố có tính chất nền tảng có tác động mạnh đến mức độ nhận thức về kỹ thuật trồng lúa chất lượng cao của các chủ hộ, ảnh hưởng trực tiếp

đến năng suất và hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao. Ảnh hưởng của việc tham gia tập huấn được thể hiện qua bảng 4.14:

Bảng 4.14: Tham gia tập huấn của chủ hộ Chỉ tiêu ĐVT Đã được tập huấn

(n = 37)

Không được tập huấn (n = 23)

Năng suất (kg/sào) kg/sào 245,5 230

Các chỉ tiêu hiệu quả + GO/IC + VA/IC + MI/IC Lần Lần Lần 3,75 2,76 2,15 3,5 2,5 1,9

(Nguồn: từ phiếu điều tra, 2014)

Qua bảng 4.14 cho thấy những hộ đã được tập huấn có năng suất trung bình cũng như các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cao hơn các hộ không đươc tập huấn (về năng suất cao hơn 15kg/sào). Tuy nhiên, nhìn chung các chủ hộ trồng lúa chất lượng cao là những người có trình độ chuyên môn còn hạn chế, kém năng động và thiếu kinh nghiệm thực tế về thị trường. Hơn nữa, trong môi trường cạnh tranh luôn có sự biến động mạnh mẽ, để tạo được sự thích ứng nhanh nhạy với thị trường thì việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên là không thể thiếu đối với hoạt động lâu dài của quá trình sản xuất kinh doanh.

Tập huấn kiến thức sẽ giúp cho các hộ nông dân nắm chắc và hiểu rõ được quy trình chăm sóc, liều lượng phân bón phù hợp theo từng thời kỳ sinh trưởng cũng như áp dụng được các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến phù hợp với từng loại lúa chất lượng cao. Do đó trong thời gian tới công tác tập huấn kỹ thuật cần được phát triển phổ biến hơn là điều rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 70)

w