Định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở xã Thụy Dương

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 77)

- Tổ chức quản lý từ khâu sản xuất đến tiêu

4.4.1 Định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở xã Thụy Dương

của xã Thụy Dương

4.4.1 Định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở xã Thụy Dương Thụy Dương

Hiện nay các chủ trương chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước đều hướng về nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận cho phát triển tất cả các ngành nghề và lĩnh vực. Xác định được vai trò và tiềm năng phát triển của ngành trồng lúa trong việc tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương chính sách khuyến khích và định hướng cho việc phát triển ngành trồng lúa đã đạt được những thành tựu nhất định, diện tích tăng nhanh, chủng loại đa dạng, phong phú, ngày càng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước, xuất khẩu lúa gạo từng bước được mở rông,...Vì vậy, các hộ nông dân trồng lúa chất lượng cao trong xã cần đầu tư mở rộng sản xuất cả về chiều sâu, phát triển cả về số lượng và chất lượng của sản phẩm, đưa lúa gạo chất lượng của các hộ nông dân trong xã tham gia tiêu thụ được ở nhiều thị trường lớn trong nước và tiến tới xuất khẩu theo đường chính ngạch ở thị trường nước ngoài.

Bước sang năm 2015 việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn của xã có những điều kiện thuận lợi đó là: ngành tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ thường xuyên của sở, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn của xã, HĐND-UBND xã, các ban ngành đoàn thể trong toàn xã cùng với sự hưởng ứng tích cực của nông dân với ý chí quyết tâm vươn lên làm giàu là những yếu tố thuận lợi cơ bản để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ năm 2015 và các năm sắp tới. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp luôn có những tiềm ẩn không ít những khó khăn đó là diễn biến thời tiết, dịch bệnh bất thường có thể xảy ra gây khó khăn cho sản xuất,...những khó khăn thách thức đó đang đặt ra ngành nông nghiệp phải có quyết tâm cao hơn với những giải pháp tích cực để hoàn thành mục tiêu năm 2015.

Mục tiêu phấn đấu của xã trong thời gian tới:

Tập trung cao độ toàn ngành, huy động tối đa mọi nguồn lực, đẩy nhanh tăng trưởng nông nghiệp với tốc độ cao và bền vững, định hướng đến năm 2020 sẽ đẩy mạnh phát triển sản xuất các giống lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa, dành 30-40% diện tích cấy lúa chất lượng cao, đảm bảo nằn suất vụ xuân đạt 70 tạ/ha, vụ mùa đạt 60 tạ/ha trở lên, chủ trương thực hiện cánh đồng 50 triệu.

4.4.2 Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao cho các hộ nông dân tại xã Thụy Dương

4.4.2.1 Giải pháp về sản xuất

a, Thực hiện quy hoạch sản xuất vùng trồng lúa chất lượng cao trên địa bàn xã:

- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên thích hợp,khả năng tiêu thụ của thị trường trong và ngoài tỉnh, điều kiện cơ sở hạ tầng, hiện trạng sản xuất, lao động, quỹ đất cho sản xuất của xã để quy hoạch và mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao.

- Bố trí sản xuất cần đi đôi với chuyên môn hóa sản xuất nhằm thực hiện hợp tác và phân công lao động. Đây là tiền đề để hình thành vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao, tạo điều kiện cho lúa chất lượng cao trở thành cây trồng chính của xã. Quy hoạch vùng trồng lúa chất lượng cao hợp lý có một ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành và phát triển sản xuất lúa chất lượng cao vì quy hoạch vùng trồng lúa chất lượng cao hợp lý sẽ giúp khai thác tốt lợi thế của xã nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao. Từ đó sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh cao của sản phẩm trên thị trường.

- Bên cạnh đó, việc quy hoạch vùng trồng lúa chất lượng cao hợp lý còn giúp sử dụng nguồn lực hiện có một cách hợp lý. Đồng thời từ đó phải áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thay đổi tập quán canh tác và hình thành nên đội ngũ lao động có kỹ thuật làm nền tảng cho việc đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất lúa chất

lượng cao, nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho người nông dân, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

b, Xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi:

Đối với một nền kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng thì giao thông luôn được coi là huyết mạch của sự phát triển. Giao thông có thuận lợi thì sản xuất mới phát triển được. Do đó, để giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất lúa chất lượng cao ở xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình thì cần xây dựng một mạng lưới giao thông thuận tiện. Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, tiếp tục thực hiện chương trình cứng hóa đường giao thông nông thôn phục vụ tốt cho công tác thu hoạch và tưới tiêu cho những diện tích trồng lúa chất lượng cao.

Bên cạnh việc xây dựng hệ thống giao thông thì việc xây dựng một hệ thống thủy lợi cũng là việc rất cần thiết. Xã cần phải xây dựng hệ thống kênh mương thuận tiện cho việc tưới tiêu nước,quản lý tốt các hồ đập nhỏ để bổ sung nguồn nước. Đồng thời sửa chữa, nâng cấp các trạm bơm hiện tại, thường xuyên nạo vét kênh mương để đảm bảo thoát nước tốt mỗi khi trời có mưa lớn vì khi trời mưa sẽ gây ngập úng gây mất mùa cho người nông dân. Vì vậy, để tăng thu nhập cho người sản xuất lúa chất lượng cao thì việc xây dựng một hạ tầng giao thông, thủy lợi thuận tiện là điều quan trọng hơn bao giờ hết.

c, Giải pháp về vốn đầu tư cho sản xuất:

Để thực hiện tốt việc xây dựng sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương thì chính sách đầu tư vốn, tạo vốn là chính sách không thể thiếu được. Để có vốn, xã cần huy động từ nhiều nguồn vốn như: vốn hỗ trợ từ nhà nước, tỉnh, huyện, vốn từ các chương trình dự án phát triển sản xuất cây lương thực trên địa bàn, ngân hàng, thông qua các tổ chức đoàn thể, giúp nhau về vốn.

- Trước hết cần đầu tư vốn hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như: làm và nâng cấp đường giao thông, xây dựng, tu sửa, kiên cố hóa mạng lưới thủy lợi tạo điều kiện thâm canh cây trồng và giao lưu hàng hóa.

- Hỗ trợ vốn để chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào trồng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao đến từng hộ nông dân trong địa bàn xã.

- Cần mở rộng nguồn vốn và tín dụng, cho vay đến tận các xã để tạo điều kiện cho người sản xuất đỡ phải đi lại và thuận lợi cho công tác thẩm định và bảo toàn vốn.

- Ngoài ra HTX có thể cung cấp nguồn vốn thiết thực cho nông dân bằng cách cung cấp phân bón, giống lúa chất lượng cao cho nông dân đặc biệt là nhóm hộ nghèo, dưới hình thức trả chậm (có thể cuối vụ sản xuất trả) có như vậy các hộ có thể nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của gia đình mình. Thực hiện cách này không phải lo lắng nông dân sử dụng không đúng mục đích và đồng vốn cho vay có ý nghĩa hơn.

- Thực hiện tốt chính sách tín dụng nông thôn ưu đãi như: giảm bớt thủ tục cho vay, nâng cao lượng vốn vay, giảm lãi suất,...để giúp các hộ nông dân giảm bớt khó khăn trong hoạt động tiêu thụ của mình.

d, Giải pháp về kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao:

 Về công tác khuyến nông, khuyến công:

Trong điều kiện nền nông nghiệp nước ta đang tiến tới sản xuất hàng hóa thì khoa học kĩ thuật trở thành một yếu tố trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, sản xuất của người nông dân nếu thiếu những tiến bộ khoa học kĩ thuật thì sẽ không thể tồn tại và cạnh tranh được. Do đó việc chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng cách đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất sẽ tạo hiệu quả kinh tế và kết quả sản xuất tương đối cao.

Vậy để nâng cao hiệu quả của phát triển sản xuất lúa chất lượng cao thì công tác khuyến nông cần tăng cường một số mặt sau:

- Phát huy và mở rộng thêm các hình thức khuyến nông, đặc biệt là chú trọng đến việc mở lớp tập huấn, các buổi hội thảo ở các thôn, xóm trong xã để tuyên truyền phổ biến quy trình kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc lúa chất lượng cao. Cần xây dựng bài giảng sát với thực tế của người dân, hướng dẫn trực tiếp nông dân sản xuất.

- Quan tâm đặc biệt đến hình thức khuyến nông thông qua tham quan mô hình, học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác.

- Xây dựng các câu lạc bộ khuyến nông, hình thành nhóm cùng sở thích để nông dân giúp đỡ lẫn nhau, người đã biết giúp người chưa biết.

- Cán bộ khuyến nông phải chịu khó tìm hiểu những kỹ thuật sản xuất mới có thể làm tăng hiệu quả kinh tế cho hộ nông dân vừa không làm ảnh hưởng đến môi trường đặc biệt là chống xói mòn cho đất. Sau đó xây dựng một số mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học kỹ thuật để nông dân tin tưởng và thực hiện.

- Một thiếu sót trong tập huấn đó là việc lựa chọn các hộ để tham gia tập huấn chưa đảm bảo tính công bằng do ít lớp tập huấn được mở. Cần tổ chức thêm nhiều đợt tập huấn để người dân được tham gia tập huấn đầy đủ hơn, và cần chỉ cho nông dân cách truyền đạt lại thông tin đã được tập huấn cho các hộ xung quanh không được đi tập huấn, việc này sẽ làm cho nội dung tập huấn được phổ biến rộng rãi đến các hộ dân và chương trình tập huấn có hiệu quả hơn rất nhiều.

 Về giống:

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, giống là yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế của sản xuất. Giống tốt không chỉ cho năng suất cao mà chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên.Như vậy giống là yếu tố ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm do vậy có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh tế.

Hiện nay giống lúa chất lượng cao được coi là có hiệu quả cao nhất trên địa bàn xã là giống lúa BC15, xã chưa ứng dụng sản xuất nhiều lúa lai để đem lại hiệu quả và cho năng suất cao. Do vậy yêu cầu đặt ra cho hệ thống khuyến nông và HTX nông nghiệp huyện cần tìm tòi những giống chất lượng mới phù hợp với đặc điểm tự nhiên của xã, phù hợp với hệ thống canh tác của nông dân xã nhà. Mặt khác tăng cường quan hệ hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài tỉnh để chủ động nguồn cung giống chất lượng cao.

Quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng riêng, tiện cho việc sản xuất, chăm sóc, trở thành vùng lúa hàng hóa.

 Về đất đai:

- Nhanh chóng hoàn thiện việc giao đất và các thủ tục pháp lý cần thiết để các hộ yên tâm đầu tư, chủ động khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả trên diện tích đất đai hiện có.

- Cùng với sự phát triển của cây lúa qua nhiều năm đất đai sẽ bị bạc màu, nhưng người dân tại xã lại chưa có một hình thức nào nhằm cải tạo đất mà khi người dân cảm thấy đất đã bạc màu thì cách khắc phục duy nhất mà họ thực hiện đó là rắc vôi. Do đó, hiệu quả sử dụng đất thấp, cần có biện pháp tác động thích hợp đó là tăng đào tạo các chương trình tập huấn về cải tạo đất đai cho các hộ nông dân sản xuất lúa chất lượng cao.

 Về lao động:

- Qua tìm hiểu về thực trạng lao động cho thấy nguồn lao động của xã khá dồi dào nhưng các hộ sử dụng lao động còn chưa hiệu quả làm cho năng suất lao động chưa cao. Do đó, đòi hỏi các hộ nông dân phải tính toán hợp lý số công lao động nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hơn.

- Ngoài ra, trong quá trình đi thực tế còn nhận thấy tại xã Thụy Dương, các nhà đều đổi công cho nhau nhưng chưa tổ chức thành một tổ đổi công nào. Thành lập tổ đổi công là điều cần thiết vì như vậy sẽ làm cho mọi người có trách nhiệm hơn trong quá trình sản xuất, sẽ tạo ra được tính liên kết chặt chẽ giữa

các hộ, qua đó các hộ nông dân có thể bố trí thời vụ hợp lý để hạn chế được tính thời vụ trong sản xuất.

 Về phân bón:

Phân bón là một yếu tố có ảnh hưởng tới năng suất lúa chất lượng cao. Trong quá trình phát triển cây lúa luôn đòi hỏi một lượng phân bón nhất định, kết quả nghiên cứu cho thấy để nâng cao năng suất người nông dân cần tăng cường mức bón phân N-P-K và phân chuồng, các loại này có ảnh hưởng thuận với năng suất lúa. Đạm có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng thân lá, phân hóa hoa sớm, số lượng hoa trên cây nhiều, nếu bón N:P:K không cân đối, quá nhiều đạm cây sinh trưởng mạnh, năng suất kém. Lân có tác dụng làm tăng sức sống hạt phấn, tăng tỷ lệ hạt. Kali làm tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận. Vì vậy bón phân là biện pháp kỹ thuật hàng đầu trong thâm canh cây trồng, bón phân nhằm trả lại cho đất các chất mùn, dinh dưỡng mà cây trồng đã lấy đi. Sử dụng giống cây lúa chất lượng cao có tiềm năng năng suất cao thì việc bón phân cần chú ý các vấn đề sau:

+ Bón đủ lượng cân đối giữa đạm- lân- kali

+ Tăng cường đủ lượng phân hữu cơ bón cho cây trồng. Hiện tại ở Thái Thụy- Thái Bình do trình độ thâm canh còn nhiều hạn chế nên việc lạm dụng phân vô cơ trong quá trình chăm sóc cây trồng còn phổ biến trong khi lượng phân hữu cơ sử dụng còn thấp, rất cần bổ sung. Mức bón cho lúa khuyến cáo là 8-10 tấn phân hữu cơ/ha. Do vậy cần có các giải pháp nhằm đáp ứng lượng phân hữu cơ cho sản xuất như: đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, trồng cây phân xanh và tận dụng các nguồn thân lá sau khi thu hoạch để ủ hoai mục với phân chuồng.

+ Người nông dân cần nắm vững được quy trình kỹ thuật của các giống lúa chất lượng cao, biết được nhu cầu phân bón của từng loại giống ở từng thời kỳ từng giai đoạn phát triển từ đó có cách bón phân hợp lý.

+ Tùy vào tình hình thời tiết khí hậu để có cách bón hợp lý, xã cần lập kế hoạch trực tiếp chỉ đạo sản xuất một cách cụ thể đối với từng vùng từng địa phương, đội ngũ khuyến nông cần thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa chất lượng cao, hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc đúng thời điểm hạn chế sự lãng phí và tăng hiệu quả của phân bón.

 Về chi phí khác, dịch vụ khác:

Chi phí khác ở đây bao gồm các loại chi phí về vật chất khác như công cụ lao động, máy móc. Người nông dân phải sử dụng các công cụ hợp lý vì có những thứ mua về mà không sử dụng hoặc ít sử dụng vào sản xuất lúa chất lượng cao mà chủ yếu là thuê hoặc mượn của các hộ khác.

4.4.2.2 Giải pháp về tiêu thụ

- Phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của xã cả về giao thông đường bộ và đường thủy. Cần coi trọng và xác định các kênh tiêu thụ, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ở mọi cấp độ.

- Cần tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm lúa chất lượng cao để có

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w