Tình hình sản xuất lúa chất lượng cao trên thế giớ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 25)

Lúa là cây lương thực quan trọng nhất đối với hàng tỷ người dân châu Á. Cùng với sự phát triển của loài người nghề trồng lúa đã được hình thành và phát triển từ rất lâu. Ngày nay các nhà khoa học dự báo rằng thời gian tới ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philipin,…nhu cầu tiêu dùng gạo sẽ tăng nhanh hơn khả năng sản xuất lúa gạo ở những nước này. Vì vậy, sản xuất lúa gạo trong vùng phải tăng lên gấp bội để đáp ứng nhu cầu lương thực. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về lương thực, sản xuất lúa gạo trong vài thập kỷ gần đây đã có mức tăng trưởng đáng kể. Sự bất ổn giữa cung cầu, thiệt hại do thiên tai mang lại là những nhân tố khiến cho vấn đề lương thực trở lên cấp thiết hơn lúc nào hết. Tuy tổng sản lượng lúa không ngừng được gia tăng, năm sau cao hơn năm trước nhưng dân số tăng nhanh hơn, nhất là các nước đang phát triển, nên lương thực vẫn là vấn đề cấp bách cần quan tâm trong những năm trước mắt cũng như lâu dài.

Dân số thế giới là 7.021.836.029 người và dự báo dân số thế giới sẽ đạt ngưỡng 9 tỷ người vào năm 2040. Hàng năm thế giới có thêm khoảng 90 triệu người, với tốc độ dân số tăng nhanh như vậy thì vấn đề an ninh lương thực luôn luôn là vấn đề cấp bách và quan trọng hàng đầu. Trong đó, lúa đóng vai trò quan trọng số một cho vấn đề an ninh lương thực (FAO, 2013).

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa gạo của một số nước trên thế giới

Tên nước Diện tích

(triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) Trung Quốc 30,22 67,25 203,29 Ấn Độ 43,50 36,59 159,20 Indonesia 13,83 51,52 71,27 Banglades 11,77 43,75 51,50 Thái Lan 12,37 31,30 38,78 Việt Nam 7,90 55,72 44,03 Philipine 4,74 38,85 18,40 Brazin 2,34 50,05 11,75 Pakistan 2,80 35,00 9,80 Nhật Bản 1,59 67,28 10,75 (Nguồn: FAOSTAR,2013)

Số liệu bảng 2.1 cho thấy: Ấn Độ là nước có diện tích lớn nhất với 43,50 triệu ha, sản lượng lúa là 159,20 triệu tấn/ha. Ấn Độ là nước đi đầu trong cuộc “Cách mạng xanh” về đưa các tiến bộ kỹ thuật nhất là giống mới vào sản xuất làm nâng cao năng suất và sản lượng lúa gạo. Bên cạnh đó Ấn Độ cũng là nước có giống lúa chất lượng cao nổi tiếng trên thế giới như giống lúa: Basmati, Brimphun có giá trị rất cao trên thị trường tiêu thụ.

Tiếp đó là Trung Quốc với 30,22 triệu ha. Nước đứng đầu sản lượng lúa là Trung Quốc với 203,29 triệu tấn/ha. Việt Nam đứng thứ năm về sản lượng và đứng thứ sáu về diện tích trong mười nước sản xuất lúa hàng đầu thế giới. Nhật Bản là nước có diện tích trồng lúa nhỏ nhất trong mười nước trên nhưng nhờ sản xuất các giống lúa cho năng suất cao và chất lượng gạo tốt, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến mà năng suất của Nhật Bản đạt tới 67,28 tạ/ha trong khi đó Ấn Độ là 36,59 tạ/ha.

Về nhu cầu lúa gạo: trên thế giới có đến 27 nước thường xuyên nhập khẩu gạo từ 100.000 tấn/năm trở lên, trong đó có 5 nước phải thường xuyên nhập khẩu với số lượng trên 1 triệu tấn/năm. Một số nước tuy thuộc những nước sản xuất lúa gạo lớn trên thế giới nhưng do năng suất thấp hoặc dân số đông nên vẫn phải nhập một số lượng gạo lớn như: Indonesia, Philippin,

Banglades, Brazil. Thị trường nhập khẩu chính tập trung ở Đông Nam Á (Indonesia, Philippin, Malaysia), Trung Đông (Iran, Irắc, Ả Rập Xê út, Siri, …) và Châu Phi (Nigieria, Senegan, Nam Phi,…).

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 25)

w