Khái quát tình hình sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 46)

- Khí hậu, thời tiết

4. Công trình phúc lợ

4.1.1 Khái quát tình hình sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương

Thụy Dương

4.1.1 Khái quát tình hình sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương Dương

Cây lúa chiếm diện tích hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghệp nói chung và trong sản xuất trồng trọt nói riêng của xã Thụy Dương. Cây lúa cung cấp hầu hết lương thực trong sinh hoạt và trong chăn nuôi của người dân nơi đây. Mặc dù cây lúa không mang lại hiệu quả cao nhưng lại được hết sức chú trọng trong sản xuất, đã có rất nhiều giải pháp và thay đổi nhiều phương thức sản xuất nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của cây lúa trong địa bàn xã. Sở dĩ có điều này là do tổng diện tích cây trồng thì cây lúa chiếm ưu thế hơn, hơn thế nữa cây lúa đã được thâm canh từ rất lâu đời trên mảnh đất xã Thụy Dương, với chất đất nơi đây rất phù hợp với trồng lúa. Trên địa bàn xã cây trồng tương đối đa dạng và phong phú, được chia thành các nhóm như: cây lúa, nhóm cây màu lương thực, cây công nghiệp, cây rau màu, và các loại cây hàng năm khác. Trong đó cây lúa vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn các loại cây trồng khác và các loại cây này có sự chuyển dịch theo nhiều hướng khác nhau.

4.1.1.1 Đặc điểm một số giống lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương

Trải qua rất nhiều lần thay đổi giống, thay đổi phương thức sản xuất để nâng cao năng suất cũng như hiệu quả kinh tế của cây lúa, hiện nay trên địa bàn xã đang sử dụng các giống lúa chất lượng cao phổ biến như: giống Bắc thơm số 7, hương thơm số 1, BC,…Ba giống này cho năng suất cao đồng thời chất lượng gạo ngon, thơm, cơm dẻo, có giá trị kinh tế cao và được người tiêu dùng ưa chuộng. Bên cạnh đó, xã nhà cũng trồng một số giống lúa cho năng

suất như Q5, tạp giao, kháng mần,... nhưng gạo cứng giá trị và hiệu quả kinh tế không cao, giá bán trên thị trường thấp hơn so với các giống lúa BC 15, Hương thơm và Bắc thơm.

Bảng 4.1: Đặc điểm một số giống lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương

Tên giống Chất lượng Thời gian sinh trưởng Năng suất

BC Chất lượng gạo ngon, hạt trong, cơm dẻo, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Vụ xuân: 138-148 ngày Vụ mùa: 115-120 ngày Từ 70- 75 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 80- 85 tạ/ha. Bắc thơm số 7

Hạt gạo chất lượng tốt, gạo có hương thơm, cơm thơm, mềm cũng được người tiêu dùng ưa chuộng. Vụ xuân: 130-135 ngày Vụ Mùa: 105-110 ngày Từ 45-50 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 55 – 65 tạ/ha. Hương thơm số 1

Chất lượng gạo thơm, ngon và giá trị kinh tế cao.

Vụ xuân: 120-130 ngày Vụ mùa: 100-105 ngày

Từ 55-70 tạ/ha

Với những đặc điểm về chất lượng, thời gian sinh trưởng và năng suất đạt được thể hiện qua bảng 4.1 ta thấy: BC, Bắc thơm số 7 và Hương thơm số 1 là sự lựa chọn đúng đắn cho các hộ nông dân xã Thụy Dương khi quyết định gieo cấy trên diện tích đất canh tác của gia đình mình.

4.1.1.2 Số hộ tham gia sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương

Nhận thấy những giá trị kinh tế mà lúa chất lượng cao đem lại, người dân trên địa bàn đã tập trung lực lượng lao động vào tham gia sản xuất lúa chất lượng cao. Qua điều tra 3 năm cho thấy số hộ tham gia vào việc phát triển sản xuất lúa chất lượng cao đã tăng lên đáng kể, được thể hiện qua bảng 4.2:

trên địa bàn xã Thụy Dương

ĐVT: Hộ

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)

12/13 13/14 BQ

Lúa 1349 1322 1306 98,00 98,79 98,39

Lúa CLC 1254 1276 1294 102,07 101,09 101,58

(Nguồn: Theo thống kê của xã qua các năm 2012, 2013, 2014)Số liệu trong bảng 4.2 cho thấy số hộ sản xuất lúa qua các năm có xu hướng giảm dần, cụ thể từ 1349 hộ (năm 2012) xuống còn 1306 hộ (năm 2014) bình quân giảm 1,61% nhưng diện tích trồng lúa chất lượng cao lại có xu hướng tăng lên từ 1254 hộ (năm 2012) lên 1294 hộ (năm 2014) tương ứng với tăng 1,58%. Việc tăng số hộ sản xuất lúa chất lượng cao cho thấy sự tăng trưởng chiều rộng của lúa chất lượng cao trên địa bàn xã đang gặp khá nhiều thuận lợi.

4.1.1.3 Diện tích các giống lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương

Qua bảng 4.3 ta thấy: Diện tích gieo trồng qua 3 năm có xu hướng giảm dần ở cả hai vụ xuân và vụ mùa.Trong vụ xuân, năm 2012 diện tích gieo trồng là 343,49 ha, năm 2013 là 342,82 ha và năm 2014 đạt 340,96 ha, bình quân 3 năm giảm 2,53 ha tương ứng giảm 0,37%. Diện tích lúa có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân. Trước hết là do xã chủ trương chuyển một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả, những vùng đất cao ít bị ngập úng sang trồng màu, lạc, ngô,...các loại có hiệu quả kinh tế hơn. Hai là do xây dựng các công trình thủy lợi, đắp đê, mở thêm đường xá giao thông phục vụ cho tưới tiêu, chống úng cho vụ lúa xuân, cho đi lại và vận chuyển trong mùa màng thu hoạch. Ba là do xây dựng các công trình phát triển công nghiệp, xây dựng khu quy hoạch nhà ở vùng trung tâm của xã Thụy Dương.

Diện tích lúa nói chung giảm nhưng diện tích lúa chất lượng cao lại tăng lên qua 3 năm. Năm 2012, tỷ lệ gieo cấy lúa chất lượng cao giữa 2 vụ trong năm chênh lệch không lớn, trong đó vụ xuân thấp hơn vụ mùa. Diện tích lúa chất

lượng cao vụ xuân là 135,87 ha, chiếm 39,55% cơ cấu diện tích, vụ mùa là 127,99 ha chiếm 37,4% cơ cấu.

Bảng 4.3 : Diện tích lúa chất lượng cao và lúa khác theo mùa vụ ở xã Thụy Dương qua 3 năm

ĐVT: ha

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 TĐPTBQ

(%)I, Vụ xuân 343,49 342,82 340,96 99,63 I, Vụ xuân 343,49 342,82 340,96 99,63 1,Lúa CLC 135,87 142,54 146,12 103,71 -bắc thơm 21 22,03 22,6 103,75 -hương thơm 15,86 16,66 17,07 103,75 -BC 99,01 103,85 106,45 103,70 2,Lúa khác 207,62 200,28 194,84 96,87 II, vụ mùa 342,19 337,81 333,56 98,73 1,Lúa CLC 127,99 132,8 136,43 103,25 -bắc thơm 18,96 19,69 20,24 103,32 -hương thơm 13,03 13,54 13,9 103,29 -BC 96 99,57 102,29 103,23 2,Lúa khác 214,2 205,01 197,13 95,93

(Nguồn: Theo thống kê của xã qua các năm 2012, 2013, 2014)

Đến năm 2013 diện tích các giống lúa chất lượng cao của xã tăng lên đáng kể cả vụ xuân và vụ mùa. Vụ xuân đạt 142,54 ha chiếm 41,57% tổng diện tích trong vụ, so với năm 2012 tăng 6,67 ha ứng với tăng 4,90%, vụ mùa đạt 132,80 ha chiếm 39,31% tổng diện tích trong vụ, so với năm 2012 tăng 4,81 ha ứng với tăng 3,75%. Như vậy có thể thấy sự tăng trưởng chiều rộng của sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn xã đang có nhiều tiến triển khả quan.

Về diện tích các giống lúa chất lượng cao, qua bảng ta thấy diện tích tăng dần qua các năm. Cụ thể ở vụ xuân, giống BC từ 99,01 ha (năm 2012) lên 106,45 ha (năm 2014) bình quân tăng 3,7%; giống Bắc thơm từ 21 ha (năm 2012) lên 22,6 ha (năm 2014) bình quân tăng 3,75% và giống Hương

thơm từ 15,86 ha (năm 2012) lên 17,07 ha (năm 2014) bình quân tăng 3,75%. Vụ mùa, giống BC từ 96 ha (năm 2012) lên 102,29 ha (năm 2014) bình quân tăng 3,23%, giống Bắc thơm tăng từ 18,96 ha (năm 2012) lên 20,24 ha (năm 2014) bình quân tăng 3,32% và giống Hương thơm tăng từ 13,03 ha (năm 2012) lên 13,9 ha (năm 2014) bình quân tăng 3,29%.

Điều này cho thấy các giống lúa chất lượng cao đang dần chiếm ưu thế do hiệu quả kinh tế mà nó đem lại lớn hơn so với các giống lúa khác, đồng thời cũng cho thấy thế mạnh của xã trong việc trồng các giống lúa này nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay của con người coi trọng chất lượng hơn là số lượng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 46)

w