Kinh nghiệm trồng lúa chất lượng cao

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 71)

- Khí hậu, thời tiết

4. Công trình phúc lợ

4.3.4 Kinh nghiệm trồng lúa chất lượng cao

Để có một ruộng lúa tốt, chất lượng cao và cho năng suất lớn mang lại thu nhập cao, hộ trồng lúa chất lượng cao cần phải có kinh nghiệm đúc rút từ thực tế trồng lúa. Ảnh hưởng của kinh nghiệm sản xuất lúa chất lượng cao đến năng suất và hiệu quả kinh tế được thể hiện qua bảng 4.15

Bảng 4.15: Số năm kinh nghiệm của chủ hộ

Chỉ tiêu ĐVT KN > 10 năm KN <= 10 năm

Năng suất kg/sào 240,44 230,97

Các chỉ tiêu hiệu quả + GO/IC + VA/IC + MI/IC Lần Lần Lần 3,59 2,59 2,02 3,51 2,51 1,91

(Nguồn: từ phiếu điều tra, 2014)

Dựa vào bảng số liệu 4.15 trên chúng ta có thể thấy ngoài việc tham gia tập huấn thì số năm kinh nghiệm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao. Các hộ có số năm kinh nghiệm hơn 10 năm có năng suất trung bình là 240,44 kg/sào cao hơn so với các hộ có số năm kinh nghiệm ít hơn 10 năm là 230,97 kg/sào. Từ đó có thể thấy, các hộ có kinh nghiệm trồng hơn 10 năm có hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhóm hộ có ít năm kinh nghiệm. Bởi vậy, ta có thể rút ra được nhận xét kinh nghiệm trồng lúa lâu năm thì hộ sẽ có nhiều hiểu biết về kỹ thuật trồng lúa chung và lúa chất lượng cao nói riêng cũng như những biến động ảnh hưởng tới cây lúa chất lượng cao, qua đó hộ có thể dự phòng để hạn chế thiệt hại mà thiên tai hay thị trường gây ra.

Ở Thụy Dương thì kinh nghiệm sản xuất lúa chất lượng cao là khá cao. Điều này đã và đang thuận lợi đến cho các hộ mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo ra nhiều lợi thế cho lĩnh vực sản xuất này.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 71)

w