Thực trạng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 55)

- Khí hậu, thời tiết

4. Công trình phúc lợ

4.2.2 Thực trạng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao của các hộ điều tra

4.2.2.1 Diện tích các giống lúa chất lượng cao ở các hộ điều tra

Qua quá trình điều tra và thu thập số liệu, chúng tôi tổng hợp được diện tích trồng các giống lúa chất lượng cao được thể hiện cụ thể tại bảng 4.6:

Bảng 4.6: Diện tích trồng các giống lúa chất lượng cao ở các hộ điều tra ĐVT: sào Chỉ tiêu Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo I, Tổng diện tích lúa 100,5 232,75 88,15 1, Diện tích lúa CLC 80,25 146,3 64,45 + Bắc thơm 12,07 16,28 10,23 + Hương thơm 10,05 12,22 8,21 + BC 58,13 117,8 46,01 2, Diện tích lúa khác 20,25 86,45 23,7

(Nguồn: từ phiếu điều tra, 2014)

Từ số liệu bảng 4.6, ta thấy diện tích đất canh tác lúa chất lượng cao của 60 hộ điều tra là 421,4 sào, trong đó diện tích lúa chất lượng cao chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu diện tích các giống lúa của hộ, hộ khá diện tích gieo trồng lúa 100,5 sào thì diện tích lúa chất lượng cao là 80,25 sào chiếm 79,85% tổng diện tích gieo trồng của hộ, hộ trung bình diện tích gieo trồng lúa 232,75 sào thì diện tích lúa chất lượng cao là 146,3 sào chiếm 62,85% tổng diện tích gieo trồng của hộ, hộ nghèo đạt 64,45 sào lúa chất lượng cao trong tổng số 88,15 sào chiếm 73,11% cơ cấu gieo trồng của hộ.

4.2.2.2 Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa chất lượng cao của các hộ điều tra

Đối với bất kì loại cây trồng nào ngoài yếu tố thời tiết khí hậu thì phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật,...đều ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Trong sản xuất lúa việc thay đổi mức đầu tư đều ảnh hưởng tới năng suất lúa và hiệu quả kinh doanh mà lúa mang lại. Vì vậy người sản xuất lúa quyết định đầu tư ở mức nào phù hợp với từng mùa vụ là điều rất quan trọng. Nếu như đầu tư cao quá hoặc thấp quá ở các vụ khác nhau sẽ làm giảm năng suất lúa. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu hiệu quả phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở các mức đầu tư khác nhau của các nhóm hộ điều tra.

a, Chi phí sản xuất lúa chất lượng cao của các nhóm hộ ở vụ lúa xuân:

Qua bảng 4.7 cho ta thấy tổng chi phí sản xuất lúa chất lượng cao vụ xuân của các nhóm hộ cũng có sự chênh lệch lớn, trong đó chi phí của các loại hộ điều tra lần lượt là 810,15 nghìn đồng đối với hộ khá; 739,81 nghìn đồng đối với hộ trung bình và 690,66 nghìn đồng đối với hộ nghèo.

Bảng 4.7: Tình hình đầu tư cho sản xuất lúa chất lượng cao vụ xuân của các nhóm hộ điều tra Diễn giải ĐVT Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Số lượn g Giá (1000đ) Số lượng Giá (1000đ ) Số lượng Giá (1000đ) Số hộ điều tra Hộ 15 35 10 1, CFTG 556,04 521,48 499,55 - Giống 1000đ 1.5 33.15 1.4 30,94 1.35 29,83 - Phân bón +Đạm(URE) Kg 11.75 101,05 10.44 89,78 9.96 82,56 +Lân Kg 25.45 86,53 23.53 80,00 21,58 73,37 +Kali Kg 4,14 36,01 4.06 35,32 3,9 33,93 +NPK Kg 27.83 233,77 26.69 224,19 25,34 212,85 phân chuồng tạ 3.5 3.4 3.6 - Thuốc BVTV 1000đ 65.52 61.24 67 2,CPLĐ Công 7.5 206.86 6.7 184.79 5.8 159.97 3. Chi phí khác 1000đ 47.25 33.54 31.14 Tổng chi phí 1000đ 810,15 739,81 690,66

(Nguồn: từ phiếu điều tra,2014)

Về chi phí trung gian: mức đầu tư chi phí cho một sào lúa chất lượng cao giữa các nhóm hộ có sự khác nhau rõ rệt. Bình quân mỗi sào lúa nhóm hộ khá đầu tư 556,04 nghìn đồng, nhóm hộ trung bình đầu tư 521,48 nghìn đồng và nhóm hộ nghèo đầu tư là 499,55 nghìn đồng. Qua so sánh cho thấy với mỗi sào lúa chất lượng cao nhóm hộ khá đầu tư cao hơn nhóm hộ nghèo.

Về chi phí lao động: bao gồm lao động gia đình và lao động thuê ngoài, trong đó nhóm hộ khá sử dụng chi phí lao động cao nhất với 206,86 nghìn

đồng và thấp nhất là nhóm hộ nghèo với 159,97 nghìn đồng. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do nhóm hộ khá có điều kiện kinh tế hơn các nhóm hộ khác nên chi phí thuê lao động cũng cao hơn. Ngược lại nhóm hộ nghèo do hạn chế về kinh tế nên sử dụng tối đa nguồn lao động gia đình và giảm thiểu nguồn lao động thuê ngoài.

Về chi phí khác (bao gồm cọc tre, nilon chắn chuột, bọ,...): nhìn chung các nhóm hộ điều tra đầu tư vào khoản chi phí này khá thấp do được để từ các vụ trước, sau khi dùng xong người dân tái sử dụng lại cho các vụ sau.

b, Chi phí sản xuất lúa chất lượng cao của các nhóm hộ ở vụ lúa mùa Do sự khác nhau về điều kiện thời tiết, khí hậu và sử dụng giống khác nhau cho nên đầu tư giữa hai vụ cũng khác nhau.

Phí trung gian: Qua bảng số liệu 4.8 cho thấy mỗi sào lúa mùa thì nhóm hộ khá đầu tư cao nhất. Chi phí trung gian mà nhóm hộ này bỏ ra là 491,44 nghìn cao hơn nhóm hộ trung bình là 6,85% tương ứng với 32,22 nghìn đồng và cao hơn nhóm hộ nghèo là 20,27% tương ứng với 82,84 nghìn đồng. Nhóm hộ trung bình có mức đầu tư cao hơn nhóm hộ nghèo là 12,55% tương ứng với 51,53 nghìn đồng. Trong vụ mùa các nhóm hộ khá và hộ trung bình có mức đầu tư cao hơn hẳn nhóm hộ nghèo.

Bảng 4.8: Tình hình đầu tư cho sản xuất lúa chất lượng cao ở vụ mùa của các nhóm hộ điều tra

Diễn giải ĐVT Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo

SL Giá (1000đ) SL Giá (1000đ ) SL Giá (1000đ) Số hộ điều tra Hộ 15 35 10 1, CFTG 491,44 459,92 408,6 - Giống 1000đ 1.47 32,92 1.3 29,12 1.25 28 - Phân bón +Đạm (URE) Kg 11.2 99,68 10,34 92,02 9,67 86,06 +Lân Kg 24,3 87,48 23,67 85,21 19,63 70,66 +Kali Kg 3,26 29,01 3,19 28,29 3.1 27,59 +NPK Kg 25.6 171.52 23,54 157,72 19,51 130,72 Phân chuồng tạ 3.4 3.3 3.5 - Thuốc BVTV 1000đ 70,82 67,45 65.56 2,CPLĐ Công 7.5 206.86 6.7 184.79 5.8 159.97 3. Chi phí khác 1000đ 57.28 49.52 41.26 Tổng chi phí 1000đ 755,58 694,23 609,83

(Nguồn: từ phiếu điều tra, 2014)

Nhóm hộ khá có tiềm lực kinh tế nên đầu tư hơn hẳn so với các nhóm khác. Qua điều tra tình hình đầu tư chi phí cho vụ xuân và vụ mùa ta thấy nhóm hộ nghèo sử dụng phân vô cơ ít nhất và phân hữu cơ (phân chuồng) nhiều nhất. Lý do vì phân chuồng được lấy từ chất thải của gia súc, gia cầm và người, loại phân này không mất tiền mua, sẵn có từ gia đình nên nhóm hộ nghèo do không có điều kiện về kinh tế đã sử dụng phân chuồng là chủ yếu, thay thế cho phần lớn phân đạm- lân- kali. Nhưng phân chuồng được sử dụng trong sản xuất phần lớn chưa được qua xử lí đặc biệt là nhóm hộ nghèo và trung bình. Phân chuồng qua xử lí sẽ tốt hơn rất nhiều và ít chứa mầm bệnh và các chất gây hại khác cho cây trồng. Để sử dụng phân chuồng một cách hiệu

quả hơn và tránh gây lãng phí, các khuyến nông viên cần khuyến cáo nông dân xử lí phân chuồng trước khi đem vào sản xuất để đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất.

4.2.2.3 Kết quả sản xuất lúa chất lượng cao ở các hộ điều tra

Nhìn vào bảng 4.9 ta thấy năng suất các giống lúa chất lượng như bắc thơm, hương thơm và BC đều cho năng suất cao. Ở vụ xuân, nhóm hộ khá trung bình 245,8 kg/sào tương ứng với tổng sản lượng là 200,97 tạ , nhóm hộ trung bình là 240,44 kg/sào tương ứng sản lượng trung bình 361,24 tạ và nhóm hộ nghèo là 230,97 kg/sào tương ứng với sản lượng trung bình 154,33 tạ. Ở vụ mùa, các nhóm hộ có năng suất và sản lượng ít hơn ở vụ xuân. Cụ thể, nhóm hộ khá trung bình 239,34 kg/sào tương ứng với sản lượng trung bình là 195,45 tạ , nhóm hộ trung bình là 234,75 kg/sào tương ứng sản lượng trung bình 352,63 tạ và nhóm hộ nghèo là 195,51 kg/sào tương ứng với sản lượng trung bình 142,77 tạ.

Bảng 4.9: Kết quả sản xuất lúa chất lượng cao theo mùa vụ ở các hộ điều tra Tiêu chí ĐVT Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Vụ xuân Vụ mùa Vụ xuân Vụ mùa Vụ xuân Vụ mùa I, NS Kg/sà o 245,8 239,34 240,44 234,75 230,97 195,51 1, Hương thơm Kg/sà o 253,2 246,28 246 239,53 232 14,48 2, bắc thơm Kg/sà o 230 224,74 225,34 220,73 214,6 17,26 3, BC Kg/sà o 254,2 247 250 244 246,33 111,03 II, SL Tạ 197,25 192,07 351,7 343,44 148,86 126 1, Hương thơm Tạ 25,44 24,75 30,06 29,27 19,04 14,48 2, bắc thơm Tạ 27,76 27,12 36,68 35,93 21,95 17,26 3, BC Tạ 147,77 143,58 294,5 287,43 113,34 111,03 III, ∑SL Tấn 200,97 195,45 361,24 352,63 154,33 142,77

(Nguồn: từ phiếu điều tra, 2014)

Với việc trồng lúa chất lượng cao mang lại sản lượng lớn như vậy sẽ giúp người nông dân tăng thêm thu nhập, từng bước cải thiện đời sống của bản thân.

4.2.2.4 Tình hình tiêu thụ lúa chất lượng cao của các hộ điều tra

Sản phẩm sản xuất ra thì cần phải tiêu thụ được, cho nên đối với bất cứ một ngành sản xuất nào thì đây là vấn đề rất quan trọng và mang ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của các ngành sản xuất. Ở xã Thụy Dương, sản xuất lúa là ngành đưa lại thu nhập chính của đại đa số người nông dân nên phần lớn lúa chất lượng cao sản xuất ra được tiêu thụ trên thị trường.

Bảng 4.10 : Tình hình tiêu thụ lúa chất lượng cao của các hộ điều tra

ĐVT: Tạ

Chỉ tiêu Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo

Tổng lượng lúa CLC 396,42 713,87 297,1

- Lượng bán 277,5 500 208

+ Người thu mua 162,5 365,5 170

+ Đại lý 115 134,5 138

- Lượng tiêu dùng 118,92 213,87 89,1

(Nguồn: từ phiếu điều tra, 2014)

Nhìn vào bảng 4.10 ta thấy lượng lúa chất lượng cao ở các nhóm hộ phần nhỏ để lại tiêu dùng trong gia đình hoặc đem đi biếu tặng ngày lễ, Tết,...Do giá trị kinh tế của giống lúa chất lượng cao khá cao nên bà con nông dân nơi đây quyết định sản xuất các giống lúa chất lượng cao này để cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho gia đình, vì thế phần lớn lượng lúa chât lượng dùng để bán cho các đại lý và người thu gom. Chính vì nguyên nhân này mà người nông dân hay bị ép giá do thiếu thông tin.

Qua việc phân tích tình hình tiêu thụ lúa chất lượng cao của các hộ điều tra cho thấy:

- Muốn phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở xã Thụy Dương cần phải phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, giá bán phải bù đắp được chi phí và có lãi.

người sản xuất, là điểm thu hút mạnh mẽ các tư thương, lái buôn lớn. Có như vậy sản xuất mới phát triển theo đúng hướng, đảm bảo ổn định và có hiệu quả.

- Phải có cơ chế giám sát việc ký kết hợp đồng giữa người nông dân và hợp tác xã, công ty trong sản xuất và tiêu thụ, nhất là vấn đề giá, nhằm hạn chế sự thiệt thòi của người nông dân.

4.2.2.5 Hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao ở các hộ điều tra a, Hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao vụ xuân ở các hộ điều tra:

Với mức đầu tư chi phí cho sản xuất vụ xuân năm 2014 ở trên ta có bảng 4.11 thể hiện hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao đạt được trong vụ xuân của các nhóm hộ như sau:

- Về năng suất: do đầu tư cao hơn hai nhóm hộ còn lại, nên năng suất đạt được của nhóm hộ khá là 245,8 kg/sào, nhóm hộ trung bình là 240,44 kg/sào, cao hơn 5,36 kg/sào tương ứng 2,22%, cao hơn nhóm hộ nghèo là 6,42% tương ứng 9,47 kg/sào, nhóm hộ trung bình cao hơn nhóm hộ nghèo là 9,03kg/sào ứng với cao hơn 4,1%.

Do năng suất của nhóm hộ khá cao hơn nên giá trị sản xuất của nhóm hộ này cũng cao hơn hai nhóm còn lại.

- Về giá trị gia tăng: Mức chênh lệch giá trị sản xuất của các nhóm hộ điều tra cao hơn mức chênh lệch về chi phí nên giá trị gia tăng thu được vẫn giảm từ nhóm hộ khá đến nhóm hộ nghèo. Mức giá trị gia tăng của hộ khá thu được là 1533,26 nghìn đồng/sào cao hơn so với nhóm hộ trung bình là 179,21 nghìn đồng/sào, nhóm hộ trung bình so với nhóm hộ nghèo cao hơn 98,13 nghìn đồng/sào. Như vậy mức chênh lệch giá trị gia tăng giữa nhóm hộ khá với nhóm hộ trung bình là 13,24%, với hộ nghèo là 22,09%, nhóm hộ trung bình với nhóm hộ nghèo là 7,81%. Điều này cho thấy kinh nghiệm và kỹ thuật, mức đầu tư, kỹ thuật chăm sóc tốt hơn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Về chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp, nhóm hộ khá đạt 1213,26 nghìn đồng/sào, nhóm hộ trung bình đạt 1053,95 nghìn đồng/sào và nhóm hộ nghèo đạt 955,82 nghìn đồng/sào. Như vậy mức chênh lệch thu nhập hỗn hợp giữa nhóm hộ khá với nhóm hộ trung bình là 15,11%, với hộ nghèo là 26,93%, nhóm hộ trung bình với nhóm hộ nghèo là 10,26%.

Bảng 4.11: Hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao vụ xuân ở các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo So sánh (%) khá/T B Khá/ nghèo TB/ nghèo 1, NSBQ Kg/sào 245,8 240,44 230,97 102,22 106,42 104,10 2, GO 1000đ/sào 2089,3 1875,43 1755,37 111,40 119,02 106,83 3, IC 1000đ/sào 556,04 521,48 499,55 106,62 111,30 104,38 4, VA 1000đ/sào 1533,26 1353,95 1255,82 113,24 122,09 107,81 5, MI 1000đ/sào 1213,26 1053,95 955,82 115,11 126,93 110,26 6, Pr 1000đ/sào 601,26 549,95 487,82 109,39 123,25 112,73 7, Chỉ tiêu về HQ GO/IC Lần 3,75 3,59 3,51 104,47 106,93 102,34 VA/IC Lần 2,75 2,59 2,51 106,20 109,68 103,28 MI/IC Lần 2,18 2,02 1,91 107,96 114,03 105,62 Pr/IC Lần 1,08 1,05 0,97 102,53 110,73 107,99 GO/L 1000 đ 3,52 3,42 3,41 103,12 103,22 100,29 MI/L 1000 đ 2,04 1,92 1,87 106,55 109,35 102,62 VA/L 1000 đ 2,58 2,47 2,46 104,82 105,18 100,33 Pr/L 1000 đ 1,01 1,00 0,95 101,20 106,18 104,91

(Nguồn: từ phiếu điều tra, 2014)

Qua bảng 4.11 ta cũng thấy lợi nhuận thu được của nhóm hộ khá trong vụ đạt được cao hơn nhiều so với nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo. Cụ thể, cao hơn nhóm hộ trung bình là 51,21 nghìn đồng/sào tương ứng với 9,39% và

cao hơn nhóm hộ nghèo là 113,44 nghìn đồng/sào tương ứng 23,25%. Kết quả này cho thấy đầu tư cao, hợp lý sẽ cho lợi nhuận cao, nhóm hộ khá có điều kiện về kinh tế nên đầu tư đầy đủ nhưng hộ nghèo do có thu nhập ít nên ngại đầu tư, hay đầu tư nhưng không hợp lý.

- Về chỉ tiêu hiệu quả đạt được của các nhóm hộ vụ xuân:

• Về hiệu quả chi phí:

+ Chỉ tiêu giá trị sản xuất/chi phí trung gian: của nhóm hộ khá vẫn là cao nhất với 3,75 lần, trong khi đó nhóm hộ trung bìnhlà 3,59 và nhóm hộ nghèo là 3,51 lần. So sánh giữa các nhóm hộ ta thấy nhóm hộ khá cao hơn nhóm hộ trung bình 0,16 lần tương ứng 4,47%, so với nhóm hộ nghèo cao hơn 0,24 lần tương ứng 6,93%.

+ Chỉ tiêu giá trị gia tăng/chi phí trung gian: nhóm hộ khá đạt 2,75 lần, nhóm hộ trung bình đạt 2,59 lần, tương ứng cao hơn 6,20%. Nhóm hộ nghèo đạt 2,51 lần thấp hơn 2 nhóm trên là 9,68% và 3,28%.

+ Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp/chi phí trung gian: của nhóm hộ khá vẫn là cao nhất với 2,04 lần, trong khi đó nhóm hộ trung bình là 1,92 và nhóm hộ nghèo là 1,87 lần.

So sánh giữa các nhóm hộ ta thấy nhóm hộ khá cao hơn nhóm hộ trung bình 6,55%, so với nhóm hộ nghèo cao hơn 9,35%.

+ Chỉ tiêu lợi nhuận/chi phí trung gian: nhóm hộ khá đạt 1,08 lần, nhóm hộ trung bình đạt 1,05 lần, tương ứng cao hơn 2,53%. Nhóm hộ nghèo đạt 0,97 lần thấp hơn 2 nhóm trên là 10,73% và 7,99%.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w