1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

77 5,6K 40
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 13,74 MB

Nội dung

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

Trang 1

Để hoàn thành khóa luận này, tôi được sự quan tâm giúp đỡ tận tình về nhiều mặt Với tình cảm chân thành cho phép tôi được nói lời cảm ơn sâu sắc đến:

Lãnh đạo trường Đại học kinh tế Huế, Khoa Kinh tế và Phát triển cùng quý thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt 4 năm học vừa qua Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Lãnh đạo và tập thể cán bộ xã Trung Trạch, phòng NN&PTNT huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình và các hộ gia đình đã cung cấp cho tôi số liệu thực tế và những thông tin cần thiết

Tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này

Do giới hạn về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế nên nội dung đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiệnhơn

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2010

Sinh viên

Ngô Lâm Ngà

Trang 2

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chăn nuôi lợn thịt và hiệu quả kinh

tế từ việc chăn nuôi lợn

- Đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ và phân tíchyếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn thịt ở xã Trung Trạch, huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình

- Đánh giá những cơ hội lớn, các thách thức cơ bản của chăn nuôi lợn thịt ở địaphương

- Đề xuất một số giải pháp góp phần khắc phục những khó khăn và phát huynhững lợi thế của vùng, nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt đạt hiệu quả tốt hơn trên địabàn xã trong thời gian tới

DỮ LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU

- Số liệu thứ cấp: Được thu thập qua các nguồn tài liệu: Niên giám thống kê,các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, báo cáo về tình hình sản xuất nông nghiệp, báocáo chăn nuôi của xã Trung Trạch và của huyện Bố Trạch, đề án phát triển chăn nuôicủa huyện Bố Trạch, số liệu từ sách, báo, mạng internet…

- Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp 50 hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt ở 3 vùngĐông Bắc, Trung Đông, Tứ Mỹ của xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh QuảngBình

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp điều tra phỏng vấn

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích thống kê - kinh tế

- Phương pháp phân tổ thống kê và một số phương pháp khác

Trang 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC

Đề tài đã trình bày thực trạng phát triển kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại xã TrungTrạch trong 3 năm gần đây, tập trung nghiên cứu tình hình chăn nuôi năm 2009 để rút

ra những mặt mạnh, những tồn tại hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới

Luận văn đã nêu rõ kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở xã Trung Trạch,phân tích ảnh hưởng của các chi phí trung gian, loại hình và quy mô chăn nuôi đến kếtquả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nângcao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở xã Trung Trạch

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN ii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ix

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN II.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4

1.1.1 Cơ sở lý luận 4

1.1.1.1 Vai trò và vị trí của chăn nuôi 4

1.1.1.2 Đặc tính kỹ thuật của chăn nuôi lợn thịt 5

1.1.1.3 Đặc điểm chính của nghề chăn nuôi lợn ở nước ta 7

1.1.1.4 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh 7

1.1.1.5 Các chỉ tiêu phân tích kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn 9

1.1.1.6 Phương pháp chọn mẫu 11

1.1.2 Cơ sở thực tiễn 12

1.1.2.1 Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới 12

1.1.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam 14

1.1.2.3 Tình hình chăn nuôi lợn ở tỉnh Quảng Bình 16

1.1.2.4 Tình hình chăn nuôi lợn ở huyện Bố Trạch 17

1.2 Tình hình cơ bản của xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 18

1.2.1 Vị trí địa lý của xã Trung Trạch 18

1.2.2 Điều kiện tự nhiên của xã Trung Trạch 19

1.2.2.1 Địa hình, đất đai 19

1.2.2.2 Điều kiện khí hậu, thủy văn 19

1.2.3 Điều kiện kinh tế- xã hội của xã Trung Tạch 20

1.2.3.1 Tình hình dân số và lao động của xã 20

1.2.3.2 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm (2007-2009) 23

1.2.3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của xã 25

Trang 5

1.2.3.4 Tình hình kinh tế của xã 26

1.2.4 Đánh giá chung tình hình cơ bản 28

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở XÃ TRUNG TRẠCH, HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 30

2.1 Tình hình chung về chăn nuôi lợn của xã Trung Trạch 30

2.2 Thực trạng chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân xã Trung Trạch điều tra năm 2009 31

2.2.1 Nguồn lực sản xuất của các hộ chăn nuôi lợn thịt điều tra năm 2009 31

2.2.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra 31

2.2.1.2 Tình hình đất đai của các nông hộ điều tra 33

2.2.1.3 Tình hình về vốn, trang bị kỹ thuật phục vụ sản xuất của các nông hộ 35

2.2.1.4 Quy mô và cơ cấu GTSX của các hộ điều tra 37

2.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ điều tra tại xã Trung Trạch năm 2009 40

2.2.2.1 Quy mô đàn lợn thịt và lợn giống của các nông hộ điều tra 40

2.2.2.2 Sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong năm của các nông hộ điều tra năm 2009 42

2.2.2.3 Chi phí chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ điều tra năm 2009 43

2.2.3 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ 49

2.2.3.1 Kết quả chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ 49

2.2.3.2 Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ 51

2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra năm 2009 52

2.3.1 Ảnh hưởng của quy mô đàn lợn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi 52

2.3.2 Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi 55

2.3.3 Ảnh hưởng của loại hình chăn nuôi đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi 57

2.4 Đánh giá chung 59

2.4.1 Những kết quả đạt được 59

2.4.2 Những tồn tại cần khắc phục 60

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 62

Trang 6

3.1 Định hướng chung 62

3.2 Giải pháp cụ thể 62

3.2.1 Thay đổi nhận thức của người chăn nuôi 62

3.2.2 Vốn sản xuất 63

3.2.3 Nhân lực 63

3.2.4 Con giống 64

3.2.5 Thức ăn 64

3.2.6 Thú y, phòng trừ dịch bệnh 65

3.2.7 Thị trường 66

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67

Kết luận 67

Kiến nghị 68

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng Tên bảng Trang

1 Sản xuất thịt trên thế giới trong một số năm gần đây 13

2 Số lượng lợn của cả nước và các vùng chính 15

3 Số lượng và sản lượng thịt lợn của tỉnh Quảng Bình qua 3 năm 16

4 Tình hình chăn nuôi lợn thịt của huyện Bố Trạch qua 4 năm (2006-2009) 18

5 Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm (2007-2009) 21

6 Biến động diện tích đất đai của xã qua 3 năm (2007-2009) 24

7 Tình hình phát triển kinh tế xã hội qua 3 năm (2007-2009) 27

8 Quy mô đàn lợn của xã qua 3 năm (2007-2009) 30

9 Nhân khẩu và lao động của các hộ chăn nuôi lợn thịt điều tra năm 2009 32

10 Quy mô và cơ cấu đất đai của các hộ nuôi lợn điều tra năm 2009 34

11 Tình hình về vốn và trang bị kỹ thuật của các nông hộ nuôi lợn thịt 36

12 Quy mô và cơ cấu tổng giá trị sản xuất của các hộ điều tra 39

13 Quy mô đàn lợn thịt và lợn giống của các nông hộ điều tra năm 2009 41

14 Sản lượng thịt hơi xuất chuồng của các nông hộ điều tra năm 2009 42

15 Chi phí giống của các hộ điều tra năm 2009 44

16 Chi phí thức ăn của các nông hộ điều tra năm 2009 45

17 Chi phí lao động của các hộ điều tra năm 2009 47

18 Chi phí sản xuất lợn thịt của các hộ điều tra năm 2009 48

19 Kết quả chăn nuôi lợn của các hộ điều tra 50

20 Hiệu quả chăn nuôi lợn của các hộ điều tra 51

21 Ảnh hưởng của quy mô đàn lợn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi 53

22 Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi 56

23 Ảnh hưởng của loại hình chăn nuôi đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi 58

Trang 8

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi đã và đang đóng vai trò đáng kể trong kinh tế hộgia đình ở Quảng Bình Trong những năm gần đây, chăn nuôi ngày càng được chútrọng, đặc biệt là chăn nuôi lợn Nhằm tăng hiệu quả trong chăn nuôi lợn và đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng thịt, đòi hỏi công tác giống và

Trang 9

thức ăn trong chăn nuôi cần được coi trọng Hiện nay nhằm tăng tỷ lệ thịt nạc, cácgiống lợn lai siêu nạc đã và đang được thử nghiệm và đưa vào sản xuất ở nhiều địaphương trong cả nước.

Mặc dầu đã có những chủ trương và chính sách khuyến khích phát triển trongchăn nuôi, nhưng trong điều kiện sản xuất nông hộ ở Việt Nam nói chung và ở QuảngBình nói riêng cần thiết phải có những nghiên cứu để hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôihợp lý cho người nông dân Một số giống lợn siêu nạc có những ưu điểm về chấtlượng thịt cao hơn các giống lợn địa phương và các giống lợn lai F1, nhưng trong điềukiện dinh dưỡng và chăm sóc nhất định, các giống lợn này có thể không phát huy được

ưu điểm của giống, đặc biệt là trong điều kiện chăn nuôi nông hộ hiện nay Gần đây,các giống lợn thuần nhập ngoại, lợn 3/4 máu ngoại đang được thử nghiệm ở nhiều địaphương và ở nhiều nơi các giống lợn này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so vớicác giống lợn nuôi truyền thống Từ những kết quả đó, ngành nông nghiệp ở tỉnhQuảng Bình đang có kế hoạch phát triển đàn lợn lai, lợn ngoại nhằm đẩy mạnh chấtlượng thịt lợn trong chăn nuôi hiện nay của địa phương

Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ 20 ở huyện Bố Trạch: “Xác định phát triển chăn nuôi là hướng đột phá quan trọng để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập thực tế của đại bộ phận nông dân, giảm nghèo

và phát triển bền vững”, phấn đấu nâng tỷ trọng giá trị chăn nuôi chiếm 40% trong giá

trị của ngành nông nghiệp vào năm 2010 UBND huyện Bố Trạch đã ra quyết địnhsố:1110/2006/QĐ- UBND ngày 22/5/2006 về việc phê duyệt Đề án phát triển chănnuôi giai đoạn 2006-2010 Đề án triển khai đã tạo được sự chuyển biến tích cực, manglại hiệu quả thiết thực cho toàn xã hội Việc thực hiện Đề án đã làm cho tình hình chănnuôi lợn thịt ở huyện Bố Trạch nói chung và xã Trung Trạch nói riêng đã trở thànhngành đem lại thu nhập cao cho đại đa số hộ nông dân Tuy vậy chăn nuôi lợn ở đâychưa thật sự có quy mô lớn, ngoại trừ những hộ gia đình khá giả còn lại thì nuôi lợn ởcác nông hộ khác vẫn là một nghề phụ, nuôi là để tận dụng nguồn thức ăn có sẵn, vốnđầu tư cho chăn nuôi còn thấp nên qua khảo sát thị trường thì cung sản phẩm thịt lợntrong địa bàn huyện có xu hướng thiếu hụt

Trang 10

Xuất phát từ thực tế đó, qua quá trình thực tập tại địa phương, em quyết định

chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã

Trung Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ” làm đề tài khóa luận của mình.

Mục đích của đề tài

+ Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở xã TrungTrạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Từ đó làm cơ sở cho việc hoạch định cácchính sách và đề xuất các giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xãmột cách có hiệu quả

Đánh giá những cơ hội lớn và các thách thức cơ bản của chăn nuôi lợn thịt ởđịa phương

Đề xuất một số giải pháp góp phần khắc phục những khó khăn và phát huynhững lợi thế của vùng nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt đạt hiệu quả tốt hơn trên địabàn xã trong thời gian tới

Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu:

Số liệu sơ cấp: Chọn ngẫu nhiên 50 hộ thuộc 8 thôn phân ra 3 vùng trong xã đểđiều tra, phỏng vấn trực tiếp

Số liệu thứ cấp: Sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp đã được công bố qua cáctài liệu của cục thống kê, phòng nông nghiệp huyện, xã Trung Trạch…và các giáotrình, sách báo, các báo cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp và các công trình nghiêncứu khoa học của nhiều tác giả tại thư viện trường ĐH kinh tế Huế để phục vụ chomục đích đề tài

+ Phương pháp phân tích so sánh: Sử dụng các bảng biểu, số liệu thu thập được

để phân tích, so sánh sự khác biệt giữa ba vùng về số hộ nuôi và cả năng lực sản xuất

Trang 11

của hộ tự túc giống và hộ mua giống bên ngoài dẫn đến kết quả và hiệu quả nuôi khácnhau.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu tình hình phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợnthịt nói riêng của các nông hộ trên địa bàn xã trên cơ sở đã nghiên cứu kỹ các đặc điểm

về tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng như: tài nguyên đất, nước… và tình hình dân sốlao động trong vùng, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ, cơ chế chính sách đối với các

Phạm vi về thời gian: Thu thập số liệu để phân tích qua 3 năm (2007-2009), đặcbiệt là số liệu điều tra cụ thể 50 hộ năm 2009

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1.1 Vai trò và vị trí của chăn nuôi

Trang 12

- Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, chiếm tỷ

lệ khá lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân và kinh tế hộ gia đình Chăn nuôi nói chung

và chăn nuôi lợn nói riêng là một ngành tạo ra nguồn thực phẩm tươi sống, chế biến,đóng hộp và các chế phẩm phụ khác cho đời sống nhân dân và xuất khẩu ra thị trườngnước ngoài Nói chung chăn nuôi lợn có một số vai trò nổi bật như sau:

a Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người GS Harris chobiết cứ 100g thịt lợn nạc có 367 Kcal, 22g protein

b Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Hiện nay thịt lợn là nguyênliệu chính cho các công nghiệp chế biến thịt xông khói, thịt hộp, thịt lợn xay, các món

ăn truyền thống cuả người Việt Nam như giò nạc, giò mỡ…

c Cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong những nguồn phânhữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp Mộtcon lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2.5 – 4 kg phân , ngoài ra còn có lượngnước tiểu chứa hàm lượng Nitơ và Phốtpho cao

d Góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con ngườiTrong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật nuôi quan trọng và

là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp Chăn nuôi lợn

có thể tạo ra các giống lợn nuôi ở các vườn cây cảnh hay các giống lợn nuôi cả trongnhà góp phần tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên

e Chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệsinh học y học, lợn đã được nhân bản gen để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khỏecho con người

f Chăn nuôi lợn làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông dân tăng khả năngchi tiêu trong gia đình Đồng thời thông qua chăn nuôi lợn, người nông dân có thể antâm đầu tư cho con cái học hành và các chi tiêu khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay

g Lợn là vật nuôi có thể coi như biểu tượng may mắn cho người Á Đông trongcác hoạt động tín ngưỡng như “ Cầm tin tuổi hợi ” hay ở Trung Quốc có quan niệmlợn là biểu tượng của sự may mắn đầu năm mới

- Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi nước ta Sự hình thànhsớm nghề nuôi lợn cùng với trồng lúa nước đã cho chúng ta khẳng định nghề nuôi lợn

Trang 13

có vị trí hàng đầu Không những thế, việc tiêu thụ thịt lợn trong các bữa ăn hàng ngàycủa con người rất phổ biến Ngoài ra thịt lợn được coi là một loại thực phẩm có mùi vị

dễ thích hợp với tất cả các đối tượng Nói cách khác, thịt lợn được coi là “ nhẹ mùi ”

và không gây ra hiện tượng dị ứng do thực phẩm, đây là ưu điểm nổi bật của thịt lợn.Tuy nhiên để thịt lợn trở thành món ăn có thể nâng cao sức khỏe cho con người điềuquan trọng là trong quá trình chọn giống và nuôi dưỡng chăm sóc, đàn lợn phải luônluôn khỏe mạnh, sức đề kháng cao và thành phần các chất dinh dưỡng tích lũy vào thịt

có chất lượng tốt và có giá trị sinh học

1.1.1.2 Đặc tính kỹ thuật của chăn nuôi lợn thịt.

Sự thành bại của ngành chăn nuôi lợn không chỉ có vấn đề kỹ thuật mà vấn đềđầu ra cũng đang là một yêu cầu bức thiết Sản phẩm làm ra đòi hỏi phải có giá thành

hạ, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu thị hiếu của người tiêu dùng là điều rất quantrọng Để chăn nuôi lợn đạt hiệu quả kinh tế, đòi hỏi những nhà chăn nuôi cần có sựlựa chọn các giống lợn thích hợp, những giống lợn có tỷ lệ nạc cao, khả năng tăngtrọng nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn, tiêu tốn thức ăn trên 1kg tăng trọng thấp lànhững giống lợn đang được ưa chuộng hiện nay

Hiện nay cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, đã tạo ra các giống lợn mớinhư: Lợn lai kinh tế F1(kết quả giữa lợn đực Landras, Yookshire ngoại lai với lợn náiMóng cái của Việt Nam), lợn lai F2 có tỷ lệ máu ngoại cao (kết quả lai giữa F1 vớiđực ngoại), lợn ngoại thuần Đây là những giống lợn có tỷ lệ nạc tương đối cao từ 50-60% thịt thân xẻ

Ngoài giống lợn là yếu tố quyết định đến phẩm chất thịt, khâu kỹ thuật chămsóc cũng đóng vai trò không kém quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tỷ

lệ nạc và hiệu quả kinh tế sau này Vì vậy để chăn nuôi lợn thành công trong điều kiệnkhí hậu nhiệt đới ẩm như ở Việt Nam, người chăn nuôi cần nắm được những hiểu biết

cơ bản về: Giống, sinh lý, đặc điếm sinh trưởng phát dục và kĩ thuật chăn nuôi lợntrong gia đình

Lợn là động vật phàm ăn, có khả năng chịu đựng kham khổ cao Lợn có bộ máytiêu hóa tốt, có khả năng tiêu hóa thức ăn cao, do đó lợn có thể sử dụng nhiều loại thức

ăn khác nhau như tinh bột, thô xanh, rau bèo, củ quả Nguồn thức ăn chăn nuôi lợn rất

Trang 14

phong phú, có thể tận dụng các phụ phế phẩm của ngành trồng trọt, của ngành côngnghiệp chế biến thực phẩm Khả năng tiêu hóa thức ăn của lợn cao nên tiêu tốn ít thức

ăn cho 1kg tăng trọng Do vậy, lợn rất phù hợp cho chăn nuôi hộ gia đình

Lợn có khả năng sinh sản cao, tái sản xuất đàn nhanh nên lợn hơn hẳn các giasúc khác về mặt sản xuất Lợn là loại động vật đa thai, bình quân lợn đẻ 1.5 – 2.5lứa/năm, 8 -12 con/lứa

Lợn dễ bị dịch bệnh, độ rủi ro cao do khí hậu, thời tiết thất thường, thiên tai bãolụt, hạn hán ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn Mặt khác giá cả đầu vào, đầu raluôn biến động do cạnh tranh và cung cầu thị trường

Sản xuất hàng hóa theo lối công nghiệp đòi hỏi lượng thức ăn cao, nguồn vốnlớn, đặc biệt là vốn cố định để xây dựng chuồng trại chăn nuôi, Vốn ở đầu mỗi chu kỳsản xuất là rất cần thiết Khi sản xuất thâm canh, chu kỳ sản xuất ngắn nên thu hồi vốnnhanh, hiệu quả vốn cao hơn so với các gia súc khác

Nhiều loại giống nhập ngoại giá thành cao, khó chủ động trong việc đáp ứngnhu cầu sản xuất

Với lợn thịt, chuồng trại cần thoáng mát, có mật độ nuôi thích hợp, lợn phảiđược tiêm phòng đầy đủ trước khi đưa vào nuôi thịt, nếu không phải tiêm bổ sung đểbảo vệ đàn lợn an toàn dịch bệnh Lợn thịt có sự thay đổi khá nhanh về trọng lượngcho nên nhu cầu dinh dưỡng, thức ăn phù hợp, cân đối từng giai đoạn Cũng như cácsản phẩm nông nghiệp khác lợn thịt còn khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm đầu

ra Muốn phát triển ngành nghề nuôi lợn cần phát triển đồng bộ hệ thống thu mua, bảoquản, chế biến xuất khẩu…

1.1.1.3 Đặc điểm chính của nghề chăn nuôi lợn ở nước ta.

Nuôi lợn là một trong những ngành nghề truyền thống của nước ta, ở tất cảnhững vùng nông thôn đều có nuôi lợn và được xem như là một hình thức tiết kiệm,tăng thu nhập của hộ gia đình Dần dần các trại chăn nuôi với quy mô lớn ngày càngxuất hiện nhiều và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn được quan tâm hơn

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, nắng ấm, sản xuất cây lương thực, có nhiều loạingũ cốc tạo ra nguồn thức ăn phong phú phù hợp với chăn nuôi đàn lợn

Trang 15

Công nghiệp thức ăn gia súc phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây,kết hợp với những giống lợn cao sản đã mở ra hướng phát triển thuân lợi cho nghềnuôi lợn.

Tuy nhiên, do sản lượng thịt lợn tăng nhanh trong khi lượng xuất khẩu hạn chế

và mức tiêu dùng trong nước còn yếu, nên giá bán trên thị trường trong nước cũng bấpbênh, không ổn định Thông thường định kỳ khoảng 2-3 năm người nuôi lợn phải chịucảnh rớt giá và thời gian rớt giá dài hay ngắn cũng biến đổi thất thường, giá thành sảnxuất thịt lợn còn rất cao, nhất là ở các hộ chăn nuôi nhỏ Vì vậy, muốn nghề chăn nuôiphát triển bền vững và ổn định đòi hỏi các nhà chăn nuôi phải có những cải tiến cáckhâu trong quá trình chăn nuôi Nhằm hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm thịt đểtồn tại trong quá trình hội nhập thương mại trong khu vực cũng như kích thích thịtrường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu

1.1.1.4 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tậptrung theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực đó trong quá trình tái sảnxuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh

Hay nói cách khác, hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuấtđạt cả hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân phối Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiệnvật và giá trị đều được tính đến việc xem xét sử dụng các nguồn lực trong nôngnghiệp Nếu đạt được hoặc là hiệu quả kĩ thuật hoặc là hiệu quả phân phối thì mới chỉ

là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt được hiệu quả kinh tế Chỉ khinào việc sử dụng nguồn lực đạt tiêu chuẩn cả hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân phốithì khi đó mới đạt hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kĩ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một chi phí đầu vàohay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kĩ thuật hay côngnghệ áp dụng vào nông nghiệp Hiệu quả kĩ thuật liên quan đến phương diện vật chấtcủa sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn

vị sản phẩm

Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giáđầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi

Trang 16

thêm về đầu vào hay nguồn lực Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kĩ thuật

có tính đến các yếu tố về giá đầu vào và giá cả đầu ra, vì thế nó còn được gọi là hiệuquả giá

Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực vàosản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó để đạt được mục đích sảnxuất kinh doanh Đó là hai mặt của vấn đề đánh giá hiệu quả, do vậy có thể hiểu hiệuquả kinh tế của doanh nghiệp là đạt kết quả tối đa với chi phí kinh tế nhất định

* Nâng cao hiệu quả kinh tế nhằm:

- Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có

- Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, đẩy mạnh quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa

- Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh

- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động

* Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế:

- Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ số giữa kết quả thuđược với chi phí bỏ ra:

1.1.1.5 Các chỉ tiêu phân tích kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn

 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả

- Quy mô chăn nuôi: Là chỉ tiêu biểu hiện mức độ, số lượng vật nuôi được nuôitrong một thời gian nhất định của một vùng, một địa phương hay một hộ gia đình nàođó

Trang 17

- Tổng giá trị sản xuất (GO):

Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản xuất vật chất và dịch vụ do các cơ sởsản xuất thuộc tất cả các ngành kinh tế quốc dân đạt được trong một thời kỳ nhất địnhthường là một năm Là kết quả hoạt động trực tiếp và hữu ích của những cơ sở sảnxuất đó, giá trị sản xuất bao gồm:

+ Giá trị sản phẩm vật chất: Tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng

+ Giá trị sản phẩm dịch vụ: Phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống

GO =(PQ) + giá trị sản phẩm phụ

Trong đó: Q là khối lượng sản phẩm sản xuất ra (kg)

P là giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm (ngàn đồng/kg)

Giá trị sản phẩm phụ bao gồm phân bón phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôiGiá trị sản xuất chỉ được tính những sản phẩm là kết quả của lao động Các sảnphẩm không do lao động tạo ra thì không tính vào giá trị sản xuất Sản phẩm vật chất

và sản phẩm dịch vụ được lao động tạo ra phải là những sản phẩm hữu ích, được xãhội chấp nhận, được sử dụng vào nhu cầu tiêu dùng cuối cùng

Giá trị sản xuất được tính theo tổng mức chu chuyển vì thế được phép tínhtrùng nhiều lần Mức độ tính trùng phụ thuộc vào trình độ chuyên môn hóa

+

Giá trị spchăn nuôikhông qua giết thịt

+

Chênh lệch giátrị chăn nuôi

dở dangTrong đó:

Giá trị trọng lượng hơi tăng thêm trong năm là giá trị trọng lượng hơi tăng thêmcủa đàn gia súc, gia cầm giết thịt (không kể đàn gia súc cơ bản như nuôi sinh sản, đựcgiống, gia súc cày kéo lấy sữa…)

thêm trong kỳ cuối kỳ so với đầu kỳ trong kỳ trong kỳ

Giá trị sản phẩm chăn nuôi không qua giết thịt là giá trị của trứng, sữa, lông,phân chuồng…

Trang 18

Chênh lệch giá trị chăn nuôi dở dang là chênh lệch chi phí chăn nuôi chưa thuhoạch trong năm của cuối kỳ trừ đầu kỳ.

- Chi phí trung gian (IC):

Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao gồmtoàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất (không kể khấu hao TSCĐ) và chi phí dịch

vụ (sản phẩm vật chất và phi vật chất) được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm vật chất

và dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.Bao gồm:

+ Chi phí vật chất: Là chi phí do hộ gia đình bỏ ra không qua các hoạt độngdịch vụ, bao gồm chi phí giống, thức ăn chăn nuôi, điện năng, nhiên liệu, chất đốt ,nước, giá trị công cụ lao động, rẻ tiền mau hỏng được phân bổ trong năm…

+ Chi phí dịch vụ là chi phí cần qua các hoạt động dịch vụ, bao gồm: Thuê laođộng, chi phí thú y, cước phí vận tải chi phí tuyên truyền quảng cáo, chi phí trả lãi tiềnvay, các chi phí dịch vụ khác…

- Giá trị gia tăng (VA):

Giá trị gia tăng là phần chênh lệch giữa GO và IC, là phần giá trị tăng thêm hay

là phần còn lại của giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian (không kể khấu haoTSCĐ và chi phí lao động gia đình)

VA = GO - IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI) và lợi nhuận kinh tế (Pr):

Thu nhập hỗn hợp là khoản thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí vậtchất và dịch vụ, thuế và khấu hao TSCĐ:

MI = VA – T – khấu hao chuồng trại:

Lợi nhuận kinh tế là khoản thu nhập hỗn hợp sau khi trừ đi chi phí lao động:

Pr = MI - t c p

Trong đó : t là thời gian nuôi (tháng)

c là công lao động tính cho một ngày (giờ/ngày)

p là giá thuê một giờ lao động (ngàn đồng/ giờ)

* Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

Trang 19

- Giá trị sản phẩm chăn nuôi tính cho 1 đồng chi phí (GO/IC): Chỉ tiêu này chobiết 1 đồng chi phí trung gian tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

- Lợi nhuận tính cho 1 đồng chi phí (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ đầu tưmột đồng chi phí trung gian thì mang lại bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm

- VA/GO: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng giá trị sản xuất thu được thì có baonhiêu đồng giá trị gia tăng

hộ nuôi lợn thịt, tương đương với 50 hộ, trong đó 17 hộ ở vùng Đông Bắc, 15 hộ ởvùng Trung Đông, 18 hộ ở vùng Tứ Mỹ

1.1.2 Cơ sở thực tiễn

1.1.2.1 Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới

Trong những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn trên thế giới phát triển mạnh, tăngnhanh cả về số lượng và chất lượng Theo số liệu thống kê của tổ chức Nông lương thếgiới (FAO), ngành chăn nuôi lợn thế giới tăng trưởng ổn định trong những năm qua và

dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới

Thịt là nguồn cung cấp quan trọng nhất về đạm, vitamin, khoáng chất… chocon người Chất dinh dưỡng từ động vật có chất lượng cao hơn, dễ hấp thu hơn là từrau quả Trong khi mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người ở các nước công nghiệp rấtcao thì tại nhiều nước đang phát triển, bình quân dưới 10 kg, gây nên hiện tượng thiếu

và suy dinh dưỡng Ước tính, có hơn 2 tỷ người trên thế giới, chủ yếu ở các nước chậmphát triển và nghèo bị thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, iodine, sắt

và kẽm, do họ không được tiếp cận với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt,

cá, trái cây và rau quả

Trang 20

Bảng 1 Sản xuất thịt trên thế giới qua 3 năm (2006 - 2008)

Nguồn:FAO World Food Outlook, 2008.

Nhìn vào bảng ta thấy thịt lợn là một nhu cầu tất yếu được thị trường tiêu thụmạnh và có hướng phát triển ngày càng được mở rộng về số lượng, nâng cao chất lượng

Năm 2008, sản lượng thịt lợn đã tăng gần 2 %, đạt 101 triệu tấn so với năm

2007 nhưng lại giảm 1,1% so với 2006 do dịch bệnh năm qua diễn biến phức tạp.Cũng năm này, dịch bệnh về đường hô hấp đã làm giảm ít nhất 1 triệu con ở TrungQuốc Tuy vậy, nước này vẫn tiếp tục dẫn đầu thế giới về sản xuất thịt lợn, cho dùngành chăn nuôi lợn đang được mở rộng ở Nam Mỹ: Argentina, Brazil, và Chile…nhờ vào lợi thế có thức ăn dồi dào, giá rẻ

Nhập khẩu thịt lợn tập trung vào 5 nước chính là: Nhật, Liên Bang Nga, Mỹ,Mexico, Cannada tổng khối lượng nhập khẩu trên 100 ngàn tấn

Trên thế giới nhiều nước, khu vực vừa tham gia xuất khẩu vừa nhập khẩu thịtlợn Ngoại trừ việc trao đổi nội bộ trong khối EU thì các nước Mỹ, Canada, TrungQuốc, Mêxico, Hàn Quốc và Austraylia đều là nước vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu thịtlợn với khối lượng lớn

Về nguồn giống có rất nhiều giống lợn bản địa đang tồn tại, chúng thích nghitốt với các điều kiện địa phương Lợn thương phẩm bao gồm các giống chủ yếu:Landraces (Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Ý…), các giống Đại bạch ở châu Âu, được laivới giống Pietrain của Bỉ Ở châu Á, có các giống lợn đen Bắc Kinh, Meissan, củaTrung Quốc và Móng Cái của Việt Nam rất phổ biến

Chăn nuôi lợn trên thế giới đang từng bước chuyển dịch từ các nước đã pháttriển sang các nước đang phát triển Các nước đã phát triển xây dựng kế hoạch chiếnlược phát triển ngành chăn nuôi duy trì ở mức ổn định, nâng cao quá trình thâm canh,

Trang 21

các biện pháp an toàn sinh học, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm Các nướcđang phát triển ở châu Á và châu Nam Mỹ được nhận định sẽ trở thành khu vực chănnuôi chính và cũng đồng thời là khu vực tiêu thụ nhiều các sản phẩm chăn nuôi Cácnước đã phát triển chỉ duy trì ổn định sản lượng chăn nuôi của họ để đảm bảo an toànthực phẩm, phần thiếu hụt sẽ được nhập khẩu từ các nước xuất khẩu vượt qua đượchàng rào kỹ thuật về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của họ Đây là cách tiếpcận khôn ngoan để giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh ở động vật.

Nhìn chung, các sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn được sử dụng rộng rãi khắpnơi trên thế giới (trừ ở các nước theo tín ngưỡng Hồi Giáo) Giá trị dinh dưỡng cao củathịt lợn là nguồn thực phẩm tốt cho con người, không những thế ngành chăn nuôi lợn

đã đem lại lợi nhuận cao cho nền kinh tế của các nước

1.1.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi của nước ta có bước phát triển đáng kể,mặc dù có nhiều dịch bệnh xảy ra nhưng số lượng lợn vẫn tăng lên Qua số liệu ở bảng

2 ta thấy, số lượng lợn tăng từ 26.560 ngàn con (năm 2007) tới 26.701 ngàn con (năm2008), tăng 141 ngàn con, tương ứng 0,53%

Tuy tốc độ phát triển đàn lợn chưa cao nhưng cùng với tiến bộ khoa học kỹthuật về giống, thức ăn, thú y và các phương pháp chăn nuôi mới, chăn nuôi thâm canhcông nghiệp…dần dần được áp dụng rộng rãi vào sản xuất đã góp phần nâng cao năngsuất chất lượng đàn vật nuôi và tạo ra khối lượng thịt lợn hơi đáng kể 2,8 triệu tấn(năm 2008)

Chăn nuôi lợn ở nước ta phát triển mạnh ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miềnTrung, Đồng Bằng Sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc Bên cạnh đó, những nămgần đây chăn nuôi lợn cũng phát triển mạnh ở Tây Nguyên với tốc độ tăng năm 08/07

là 7,23% Đối với vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung, đồng bằng sông CửuLong có sự giảm mạnh về số lượng lợn tương ứng giảm 4,36%, 4,07%

Trang 22

Mặc dù năng suất được cải thiện nhưng so với các nước trong khu vực và thếgiới thì chất lượng giống lợn của nước ta vẫn còn thấp Giá thành thịt lợn sản xuấttrong nước vẫn còn cao Quản lý giống lợn vẫn còn nhiều bất cập do thiệu sự đồng bộ

về hệ thống tổ chức, quản lý nhà nước về giống vật nuôi

Sản xuất chưa gắn chặt với chế biến, giết mổ, chế biến còn cũ kỹ lạc hậu chưađảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm Chất lượng con giống, công nghệ chămsóc chưa được đồng bộ nên năng suất, sản lượng chăn nuôi còn thấp Tình hình dịchbệnh xãy ra trong chăn nuôi còn rất phức tạp (bệnh tai xanh, bệnh lỡ mồm long móng)làm cho năng suất kém hiệu quả

Trang 23

Bảng 2: Số lượng lợn của cả nước và các vùng chính

Nguồn : Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2008

Trang 24

1.1.2.3 Tình hình chăn nuôi lợn ở tỉnh Quảng Bình.

Cũng giống như các địa phương khác trong cả nước, chăn nuôi lợn ở QuảngBình bước đầu đã chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa Nhiều trang trại, nông hộchăn nuôi với số lượng lớn ra đời và hàng năm sản xuất ra sản lượng thịt lợn hơi lớncung cấp cho thị trường

Bảng 3: Số lượng và sản lượng thịt lợn của tỉnh Quảng Bình

Cùng với sự gia tăng về số lượng, sản lượng thịt lợn sản xuất ra cũng tăng lên

từ 2505 ngàn tấn năm 2006 lên 2771 ngàn tấn năm 2008, tăng 266 ngàn tấn tương ứngtăng 10,62% Như vậy, theo kết quả trên ta thấy trong 3 năm, số đầu lợn năm 2008 sovới năm 2006 tăng 9,85% trong khi đó sản lượng thịt hơi là 10,62%, điều này chứng tỏrằng chất lượng đàn lợn đã được nâng lên

Chăn nuôi lợn tiếp tục chuyển biến tích cực, chất lượng đàn lợn được cải thiện,

cơ bản đã chủ động được giống lợn ngoại cung ứng cho các hộ dân nuôi lợn nái, nuôilợn thịt Chăn nuôi theo hướng tập trung, trang trại, công nghiệp đã đạt được kết quả rõnét cả về số lượng và quy mô Năm 2009 vừa qua, sản lượng thịt hơi xuất chuồng caonhất từ trước tới nay (đạt 4.5379 ngàn tấn) Sản phẩm chăn nuôi đã được một số thịtrường ngoài tỉnh chấp nhận, bước đầu đã xây dụng được một số cơ sở an toàn dịchbệnh, cơ sở diết mổ tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, đảmbảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Các loại dịch bệnh nguy hiểmnhất là dịch lỡ mồm long móng, bệnh tai xanh được ngăn chặn kịp thời

1.1.2.4 Tình hình chăn nuôi lợn ở huyện Bố Trạch

Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ 20 ở huyện Bố Trạch: “Xác định phát triển chăn nuôi là hướng đột phá quan trọng để góp phần chuyển dịch cơ cấu

Trang 25

kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập thực tế của đại bộ phận nông dân, giảm nghèo

và phát triển bền vững” Phấn đấu nâng tỷ trọng giá trị chăn nuôi chiếm 40% trong giá

trị của ngành nông nghiệp vào năm 2010 UBND huyện Bố Trạch đã ra quyết địnhsố:1110/2006/QĐ- UBND ngày 22/5/2006 về việc phê duyệt Đề án phát triển chănnuôi giai đoạn 2006 - 2010

Mục tiêu Đề án chăn nuôi đề ra là nâng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trịsản phẩm nông nghiệp lên 40% vào năm 2010 nhưng năm 2008 tỷ trọng giá trị chănnuôi trong nông nghiệp chiếm 40,41% và dự ước năm 2009 giá trị chăn nuôi trongnông nghiệp chiếm 42,5% Ngành chăn nuôi đang phát triển khá mạnh theo hướng sảnxuất hàng hóa Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới được áp dụng rộngrãi như Sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn Đặc biệt, đàn lợn đã phát triển toàn diện cả

về số lượng và chất lượng, làm cho tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong sản xuấtnông nghiệp ngày càng tăng, và luôn vượt kế hoạch đề ra Cụ thể là:

Năm 2006 tổng đàn lợn 79.487 con đạt 111,2% so với kế hoạch

Năm 2007 tổng đàn lợn 83.644 con đạt 100,78% so với kế hoạch

Năm 2008 tổng đàn lợn 90.520 con đạt 105,25 so với kế hoạch

Năm 2009 tổng đàn lợn 96.778 con đạt 105,25 so với kế hoạch

Chăn nuôi lợn đang dịch chuyển theo hướng sản xuất hàng hóa, các cơ sở chănnuôi có quy mô 150 lợn thịt/lứa xuất hiện ngày càng nhiều Các hộ chăn nuôi khôngchỉ quan tâm đến phát triển qui mô mà còn chú trọng đến chất lượng con giống Dovậy số lượng lợn thịt ngoại ngày càng tăng, các trang trại chăn nuôi đang chuyển giốngnái nội sang nái ngoại

Trang 26

Bảng 4: Tình hình chăn nuôi lợn thịt của huyện Bố Trạch

qua 4 năm (2006 - 2009)

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng(tấn/năm)

Tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp(%)

( Nguồn:Báo cáo tổng kết Đề án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2006-2010)

Hiện toàn huyện có 32 trang trại chăn nuôi, trong đó có 2 trang trại chăn nuôitrâu bò, 5 trang trại chăn nuôi lợn, 25 trang trại chăn nuôi tổng hợp UBND huyện đãcấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho 12 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí Nhữngtrang trại chăn nuôi với quy mô 150 lợn thịt/năm xuất hiện ngày càng nhiều, ngànhchăn nuôi đang dần sản xuất theo hướng hàng hóa, chất lượng

1.2 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ TRUNG TRẠCH, HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

1.2.1 Vị trí địa lý của xã Trung Trạch

Trung Trạch là một xã đồng bằng nằm ở phía Đông Nam của huyện Bố Trạch,cách trung tâm huyện - thị trấn Hoàn Lão 1 km theo đường chim bay, có địa giới hànhchính giáp với các xã:

Phía Đông giáp biển Đông

Phía Tây giáp thị trấn Hoàn Lão

Phía Nam giáp xã Đại Trạch

cư đông đúc nhưng là nơi trung tâm xã, tập trung trường học, trạm y tế vì thế có nhiều

Trang 27

thuận lợi cho đời sống dân sinh, có nhiều ngành nghề như làm bánh, bún nên tận dụngđược phụ phẩm làm thức ăn cho chăn nuôi lợn Vùng TM, là nơi có vị trí tương đốibằng phẳng, đất đai màu mỡ nên có diện tích trồng cây nông nghiệp hàng năm đứngđầu xã, nên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi lợn.

Là xã đồng bằng, Trung Trạch rất thuận lợi cho việc chăn nuôi, phát triển kinh

tế và mở rộng giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội giữa các khu vực với nhau

1.2.2 Điều kiện tự nhiên của xã Trung Trạch

1.2.2.1 Địa hình, đất đai

Trung Trạch là một xã nằm trung tâm huyện Bố Trạch, địa hình lòng chảo hơitrũng, tuy nhiên cũng có một số thôn địa hình cao như thôn 1, thôn 6 Nhưng so vớicác xã khác thì Trung Trạch vẫn có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việcphát triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh lúa nước và đẩy mạnh phát triển chăn nuôiđặc biệt là ngành chăn nuôi lợn thịt

Đất đai thổ nhưỡng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đối với sảnxuất nông nghiệp, là căn cứ để xác định cây trồng và cơ cấu cây trồng hợp lý

Được hình thành từ nguồn gốc phù sa của hệ thống sông Đá mài, qua canh táclâu đời, đất canh tác đã trở nên thuần thục và biến đổi nhưng chủ yếu là đất phù sađược bồi hàng năm, có thành phần cơ giới là đất thịt nặng và đất thịt trung bình, ítchua, phù hợp với việc thâm canh cây trồng

1.2.2.2 Điều kiện khí hậu, thủy văn

Xã Trung Trạch thuộc huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình nên nằm trong vùngkhí hậu duyên hải miền Trung, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền Nam– Bắc, có thể chia ra làm hai mùa chính:

- Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình hàng ngày 25 0C.Tháng nóng nhất là tháng 6, 7 có ngày nhiệt độ lên tới 390C Gió Tây Nam khô nónggây hạn hán nghiêm trọng

- Mùa rét từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19-20 0C,kèm theo gió mùa Đông Bắc và mưa phùn

- Lượng mưa hàng năm tương đối cao, mức phân phối không đều, các tháng 8,9,10 lượng mưa rất lớn thường gây lũ lụt và xuất hiện bão

Trang 28

Ngoài nguồn nước từ Đá Mài, địa bàn xã còn được sử dụng nguồn nước từ haihồ: Bàu Bàng và Bàu Mạ được tưới tiêu qua các kênh mương phóng thủy Từ năm

2003, hệ thống kênh mương đã được kiên cố hóa vì vậy lượng nước ít tiêu hao, nênđáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho toàn xã

1.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Trung Trạch

1.2.3.1 Tình hình dân số và lao động của xã

Dân số trung bình của xã Trung Trạch năm 2009 là 5153 người, chiếm 29,15%dân số của huyện Bố Trạch Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 2668 người,chiếm 51,78 % dân số của xã

Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình dân số và lao động của xã có sự thay đổiqua các năm

- Về số hộ: Tính đến ngày 31/12/2009 toàn xã có 1258 hộ với 5156 nhân khẩu,tăng 97 hộ so với năm 2007, tương ứng tăng 8,35% Trong đó có 765 hộ nông nghiệpchiếm 60,81%, 493 hộ phi nông nghiệp chiếm 39,19 %

Trang 29

Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm (2007 - 2009)

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch (2007-2009)

Trang 30

So với năm 2007, số hộ nông nghiệp tăng 10 hộ, tương ứng tăng 1,32 %, số hộphi nông nghiệp tăng 87 hộ, tương ứng tăng 21,43% Điều đó chứng tỏ xã Trung Trạch

là một xã phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Tuy nhiên số hộ phi nôngnghiệp ngày càng tăng, năm 2007 hộ phi nông nghiệp chiếm 34,97% nhưng đến năm

2009 hộ phi nông nghiệp chiếm 39,19%, sự gia tăng hộ phi nông nghiệp phản ánh sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa khá rõnét, kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động theo hướng tích cực

- Về nhân khẩu: Cùng với sự gia tăng về số hộ, số nhân khẩu cũng tăng lên.Năm 2009 so với năm 2007 tăng 56 nhân khẩu, tương ứng tăng 1,10% Dân số tănglàm tăng lực lượng lao động cho tương lai

- Về lao động: Lao động của xã năm 2009 so với năm 2007 giảm 176 lao độngtương ứng giảm 1,19% Nguyên nhân có sự biến động về cơ cấu lao động này là, laođộng nông nghiệp giảm 368 lao động, tương ứng giảm 19,67%, bên cạnh đó lao độngphi nông nghiệp lại tăng 192 lao động, tương ứng tăng 19,73%

Như vậy, so với năm 2007 thì năm 2009 cùng với mức tăng chung của lao độngthì lao động phi nông nghiệp và lao động nông nghiệp tăng nhưng mức tăng của laođộng phi nông nghiệp nhiều hơn Điều này phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông thôn của huyện nhà nói chung và xã Trung Trạch nói riêng

- Xét về chỉ tiêu bình quân nhân khẩu trên hộ: Ta thấy số nhân khẩu trên 1 hộnăm 2009 là 4,1 khẩu, so với năm 2007 giảm 0,29 khẩu, tương ứng giảm 6,61% Điềunày cho thấy số hộ của xã tăng lên do phải tách hộ, số nhân khẩu cũng tăng lên nhưng

số lao động chính trong hộ giảm 0,33 lao động tương ứng giảm 13,47%

Như vậy, cơ cấu ngành nghề của xã đang có xu hướng chuyển dịch từ nông nghiệpsang công nghiệp và dịch vụ Đây là một xu hướng tốt, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu và

xu hướng phát triển kinh tế của đất nước, người dân không còn chỉ biết dựa vào nôngnghiệp để kiếm kế sinh nhai Sự phát triển kinh tế của xã, huyện đã tạo ra nhiều công ănviệc làm cho người lao động, họ đã có nhiều nguồn thu khác ngoài nông nghiệp

nhân khẩu: Cùng với sự gia tăng về số hộ, số nhân khẩu cũng tăng lên Năm 2008 sovới năm 2006 tăng 56 nhân khẩu, tương ứng tăng 1,10% Dân số tăng làm tăng lựclượng lao động cho tương

Trang 31

1.2.3.2 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm (2007 - 2009)

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sảnxuất đặc biệt, không thể thay thế được, đất đai vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượnglao động Đối với một xã như Trung Trạch với hơn 56% số hộ sống bằng nghề nôngnghiệp thì đất đai lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cần thiết

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, diện tích đất nông nghiệp có sự thay đổi Cụ thể,năm 2008 là 590,85 ha tăng 2,67 ha so với năm 2007 Năm 2009 là 590,47 ha giảmhơn năm 2008 là 0,38 ha Có được kết quả này là do xã đã tập trung khai thác, chuyểnđổi một phần diện tích đất chưa sử dụng sang, và trong khi đưa vào sử dụng thì có một

số diện tích không phù hợp với mục đích sản xuất nông nghiệp

Trong quỹ đất nông nghiệp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm phầnlớn và biến động giảm qua các năm Qua 3 năm giảm 18 ha, tương ứng giảm 4,6%.Nguyên nhân chủ yếu là do có một số khu vực sản xuất kém hiệu quả nên đượcchuyển sang sử dụng cho mục đích khác, chủ yếu là được chuyển từ diện tích đấtbằng chưa sử dụng

Đất phi nông nghiệp qua 3 năm có sự gia tăng, năm 2009 so với năm 2007 tăng4,76 ha tương ứng tăng 3,07%, do phần đất ở được tăng lên đáp ứng nhu cầu về nhàcửa của các hộ trong xã, song phần đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có giảm đi

1 ha và đất có mục đích công cộng tăng 3,56 ha tương ứng tăng 3,72% Nguyên nhâncủa việc thay đổi này, là do ủy ban xã dành một phần đất làm sân vận động, và sânkhấu hoạt động văn nghệ của người dân trong xã nhân ngày lễ tết hàng năm Đây làviệc làm góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân và được mọi người đồnglòng ủng hộ

Đất chưa sử dụng của xã chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng Tỷ lệ diện tích đấtchưa sử dụng có xu hướng giảm qua các năm song vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trongtổng diện tích tự nhiên toàn xã Năm 2009 là 312,7 ha, chiếm 29,43 % diện tích tựnhiên, giảm 7,05 ha so với năm 2007, tương ứng giảm 2,21 %

Trang 32

Bảng 6: Biến động diện tích đất đai của xã qua 3 năm (2007 - 2009)

Chỉ tiêu

DT (ha)

2.1.Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 1,06 0,10 0,06 0,01 0,06 0,01 -1 5,66

III.Đất chưa sử dụng 319,75 30,10 308,61 29,04 312,70 29,43 -7,05 97,79

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch (2007-2009)

Trang 33

Nhìn chung, cơ cấu đất đai của xã trong 3 năm qua có sự chuyển biến theohướng tích cực Đất sử dụng cho các mục đích tăng lên, đất chưa sử dụng giảmxuống Trong những năm tới xã cần chú ý đến việc khai thác và sử dụng có hiệuquả hơn các loại đất này.

1.2.3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của xã

Về giao thông:

Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn xã Trung Trach chủ yếu là đường

bộ, đó là các hệ thống đường liên thôn Các đoạn đường của xã đều là đường đất, một

số đoạn đường được nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyểnhàng hóa của người dân (như trục đường chính giữa thôn 4 và thôn 3) Năm 2007 vừaqua, bằng nguồn vốn của huyện, xã đã tập trung xây đường thôn 5 ra biển với tổngkinh phí 600 triệu đồng Đầu tư từ nguồn vốn đối ứng để xây dựng đường giao thôngthôn 2 là 100 triệu đồng

Về thủy lợi:

Thủy lợi là một khâu hết sức quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến hiệu quảsản xuất nông nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian qua xã đãchú trọng đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi Xã đã bê tông hóa được 4870 m2kênh mương với tổng số vốn đầu tư là 904.974.000 đồng Năm 2007, xã đã đượchuyện đầu tư xây dựng đê Bàu Dời là 100 triệu đồng

Tuy nhiên, một vài công trình thủy lợi sau khi xây dựng xong đã được đưa vào

sử dụng không được bao lâu đã bị sạt lỡ, hư hỏng Nguyên nhân chủ yếu là do nhữngthiếu sót trong công tác quản lý xây dựng và sử dụng Người dân chưa có ý thức trongviệc sử dụng và bảo vệ các công trình thủy lợi Đây là điều bất cập mà trong thời giantới các cấp lãnh đạo xã phải chú ý khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng các côngtrình thủy lợi

Chợ trên địa bàn và thức ăn gia súc, thuốc thú y:

Cùng với đường giao thông liên thôn, xã được huyện cấp vốn đầu tư xây dựngchợ vào năm 2008, với nguồn kinh phí 600 triệu Nhiều quày hàng bán thức ăn gia súc

và thuốc thú y mọc lên phục vụ cho chăn nuôi Ngoài chợ của xã còn có chợ Hoàn Lão

- trung tâm huyện là nơi tiêu thụ phục vụ dân sinh trong huyện mà còn là nơi tiêu thụ

Trang 34

của địa bàn thành phố Đồng Hới và thị trấn Ba Đồn (huyện Quảng Trạch) Vì thế,những sản phẩm của nông nghiệp luôn có đầu ra ổn định

Trường học:

Tại trung tâm xã, tập trung các trường học với các cấp học: mầm non, tiểu học

và trung học cơ sở, rất thuận tiện đi lại cho con em của 8 thôn Vì thế số lượng và chấtlượng học sinh hàng năm được duy trì

Trạm y tế:

Năm 2004, trạm y tế xã được xây dựng mới khang trang với đội ngũ y bác sĩđược biên chế như quy định Vì vậy, những năm gần đây không có dịch bệnh, ngườidân yên tâm sinh sống, xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh

1.2.3.4 Tình hình kinh tế của xã

Kinh tế xã trong những năm qua đạt tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởngnăm sau cao hơn năm trước và dần đi vào ổn định Tổng giá trị sản xuất trong toàn xãliên tục tăng qua các năm, năm 2007 đạt 34.812 triệu đồng; năm 2009 đạt 45.780 triệuđồng, tăng 10.968 triệu đồng so với năm 2007 (tương ứng tăng 31,51%) Tốc độ tăngtrưởng kinh tế đạt mức cao và ổn định, năm 2008 so với năm 2007 tăng 15,52%, năm

2009 so với năm 2008 tăng 13,84% Cụ thể:

Về nông nghiệp: Giá trị sản phẩm ngành trồng trọt năm 2007 là 3.867 triệuđồng, chiếm 42,67% trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp nhưng đến năm 2009 là5.598 triệu đồng, chiếm 45,41% trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp Tốc độ tănggiá trị sản phẩm trồng trọt năm 2009 so với năm 2008 thấp hơn tốc độ tăng năm 2008

so với năm 2007 Về giá trị tuyệt đối, giá trị sản phẩm trồng trọt năm 2008 so với năm

2007 tăng 1.102 triệu đồng, nhưng năm 2009 so với năm 2008 tăng 629 triệu đồng, vềtương đối năm 2008 so với năm 2007 tăng 28,49%, nhưng năm 2009 so với năm 2008tăng 12,66%

Giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi năm 2007 là 5.195 triệu đồng, chiếm 57,33%trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp nhưng đến năm 2009 là 6.728 triệuđồng, chiếm 54,59% trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp Điều này chứng

tỏ xã Trung Trạch quan tâm, chú trọng phát triển ngành chăn nuôi nhiều hơn

Trang 35

Bảng 7: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã qua 3 năm (2007- 2009)

Năm Chỉ tiêu

SL (trđ) %

SL (trđ) %

SL (trđ) %

(trđ) %

(trđ) % Tổng giá trị sản xuất 34.812 100,00 40.215 100,00 45.780 100,00 5.403 115,52 5.565 113,84

+/-* Nông nghiệp, thủy sản 9.652 27,73 10.759 26,71 16.106 35,18 1.107 111,47 5.347 149,70

Trang 36

Về thủy sản: Giá trị sản phẩm ngư nghiệp năm 2008 so với năm 2007 tăng 394triệu đồng tương ứng tăng 66,78%, năm 2009 so với năm 2008 tăng 2.796 triệu đồngtương ứng tăng 284,15% Có được kết quả như vậy là do người dân mở rộng diện tíchđất chưa sử dụng hoặc chuyển đổi đất trồng trọt sang nuôi trồng thủy sản nên sảnlượng đạt năng suất cao mang lại thu nhập tương đối lớn cho bà con nông dân.

Giá trị sản phẩm thu từ ngành nghề dịch vụ năm 2008 so với năm 2007 tăng2.167 triệu đồng, tăng 11,77%, nhưng năm 2009 so với năm 2008 lại giảm 1.793 triệuđồng, giảm 8,71% Do những hộ kinh doanh đã chuyển đổi mục đích kinh doanh sangnuôi trồng thủy sản nên đã có sự thay đổi đáng kể trong hai ngành nói trên

Nguồn thu khác chủ yếu là những người làm ăn xa gửi tiền về, thu từ bảo hiểm,trợ cấp, lương hưu năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 2.011 triệu đồng, tươngứng tăng 22,66%

Tóm lại, cơ cấu kinh tế của xã qua 3 năm nhìn chung chưa có sự dịch chuyểntheo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn tăng và chiếm phần lớn so với tỷtrọng các ngành khác Sự gia tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp thể hiện rõ qua sự giatăng tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi Điều đó cho thấy chăn nuôi ở đây có nhiều lợi thế

và đang được quan tâm Vì vậy, nếu biết tận dụng và chú trọng đầu tư đúng mức thìchăn nuôi có thể đem lại một khoản thu nhập cao cho hộ dân, không những thế, sảnphẩm chăn nuôi còn bổ trợ cho các ngành khác phát triển

1.2.4 Đánh giá chung tình hình cơ bản

+ Thuận lợi.

Trung Trạch là một xã nằm trung tâm huyện Bố Trạch, có địa hình tương đốibằng phẳng, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành chănnuôi lợn thịt

Mặt khác, khi có Đề án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2006-2010 về địa bàn xãthì phong trào chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trong nhân dân

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho việc chăn nuôi như đường sá, hệ thốngthủy lợi, kênh mương, là điều kiện thuận lợi cho việc thông thương trao đổi hàng hóagiữa các vùng

Trang 37

Nhiều quày hàng bán thức ăn gia súc và thuốc thú y mọc lên phục vụ cho chănnuôi Ngoài chợ của xã còn có chợ Hoàn Lão - trung tâm huyện là nơi tiêu thụ phục

vụ dân sinh trong huyện mà còn là nơi tiêu thụ của địa bàn thành phố Đồng Hới vàthị trấn Ba Đồn (huyện Quảng Trạch) Vì thế, những sản phẩm của nông nghiệp luôn

có đầu ra ổn định

Xã Trung Trạch là một xã có dân số đông, số người trong độ tuổi lao động lớn,người lao động cần cù sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất trồng trọt và chăn nuôi lâuđời

+ Khó khăn:

Dân cư và lao động tập trung đông trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôntrong khi đó thu nhập từ hoạt động nông nghiệp nông thôn lại thấp Cơ cấu kinh tếchậm được đổi mới

Giá cả vật tư, thức ăn phục vụ chăn nuôi đều tăng cao, trong khi đó đầu ra sảnphẩm luôn biến động làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất của bà con nông dân

Đa số bà con nông dân (nhất là những hộ phát triển chăn nuôi theo hướng trangtrại) còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn

Diễn biến thời tiết phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển chănnuôi

Công tác khuyến nông được phổ biến nhưng chưa đồng bộ, số lượng ngườitham gia tập huấn chưa nhiều, một số bộ phận người dân thậm chí không biết giốnglợn mình đang nuôi là giống lợn gì

Trang 38

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI LỢN THỊT

Ở XÃ TRUNG TRẠCH, HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CHĂN NUÔI LỢN CỦA XÃ TRUNG TRẠCH

Hoạt động chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng trong những nămqua không ngừng được quan tâm, chú trọng nhằm nâng vị trí của ngành chăn nuôitrong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của xã Các chương trình phát triển chăn nuôi,

mô hình trình diễn lần lượt ra đời để hướng dẫn và khuyến khích các hộ phát triểnchăn nuôi theo hướng thâm canh sản xuất hàng hóa như: Chương trình thâm canh lợn,nạc hóa đàn lợn….Các dự án đa dạng hóa nông nghiệp, Đề án phát triển chăn nuôitổng hợp…cùng với việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người dân vàbước đầu được người dân ứng dụng vào sản xuất Do đó, kết quả chăn nuôi trongnhững năm gần đây đã đạt được mức tăng trưởng khá, chất lượng đàn vật nuôi từngbước cải thiện

Bảng 8: Quy mô đàn lợn của xã qua 3 năm (2007 - 2009)

4 Số lượng xuất chuồng Con 3.500 3.900 4.450 950 127,14

5 Sản lượng xuất chuồng Tấn 210 253,50 289,25 79,25 137,74

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội của xã qua 3 năm(2007-2009)

Qua bảng số liệu, cho ta thấy số hộ nuôi lợn của xã tăng lên, năm 2009 so vớinăm 2007 tăng 65 hộ, tương ứng tăng 9,42% Tương ứng với số hộ nuôi thì đàn lợncủa xã cũng tăng lên, năm 2009 so với năm 2007 tăng 877 con, tương ứng tăng23,01% trong tổng đàn lợn thì số lượng lợn thịt chiếm đa số Cụ thể, năm 2009 so vớinăm 2007 tăng 900 con, tương ứng tăng 26,47% Số lượng lợn nái có xu hướng giảm,năm 2009 giảm 5,58% so với năm 2007 Số lượng xuất chuồng cũng tăng tương ứng,năm 2009 so với năm 2007 tăng 950 con, tương ứng tăng 27,14% Sản lượng xuất

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Nhìn vào bảng ta thấy thịt lợn là một nhu cầu tất yếu được thị trường tiêu thụ mạnh  và  có  hướng  phát  triển  ngày  càng  được  mở  rộng  về  số   lượng,  nâng  cao   chất lượng. - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
h ìn vào bảng ta thấy thịt lợn là một nhu cầu tất yếu được thị trường tiêu thụ mạnh và có hướng phát triển ngày càng được mở rộng về số lượng, nâng cao chất lượng (Trang 20)
Bảng 2: Số lượng lợn của cả nước và các vùng chính - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 2 Số lượng lợn của cả nước và các vùng chính (Trang 23)
Bảng 2: Số lượng lợn của cả nước và các vùng chính - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 2 Số lượng lợn của cả nước và các vùng chính (Trang 23)
Bảng 4: Tình hình chăn nuôi lợn thịt của huyện Bố Trạch                                 qua 4 năm (2006 - 2009) - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 4 Tình hình chăn nuôi lợn thịt của huyện Bố Trạch qua 4 năm (2006 - 2009) (Trang 26)
Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm(2007-2009) - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 5 Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm(2007-2009) (Trang 29)
Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm (2007 - 2009) - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 5 Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm (2007 - 2009) (Trang 29)
Bảng 6: Biến động diện tích đất đai của xã qua 3 năm(2007-2009) - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 6 Biến động diện tích đất đai của xã qua 3 năm(2007-2009) (Trang 32)
Bảng 6: Biến động diện tích đất đai của xã qua 3 năm (2007 - 2009) - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 6 Biến động diện tích đất đai của xã qua 3 năm (2007 - 2009) (Trang 32)
Bảng 7: Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của xã qua 3 năm(2007-2009)                                                                                                                                                                          - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 7 Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của xã qua 3 năm(2007-2009) (Trang 35)
Bảng 7: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã qua 3 năm (2007- 2009) - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 7 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã qua 3 năm (2007- 2009) (Trang 35)
Bảng 10: Quy mô và cơ cấu đất đai của các hộ nuôi lợn điều tra năm 2009 - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 10 Quy mô và cơ cấu đất đai của các hộ nuôi lợn điều tra năm 2009 (Trang 42)
Bảng 10: Quy mô và cơ cấu đất đai của các hộ nuôi lợn điều tra năm 2009 - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 10 Quy mô và cơ cấu đất đai của các hộ nuôi lợn điều tra năm 2009 (Trang 42)
Bảng 11: Tình hình về vốn và trang bị kĩ thuật của các nông hộ nuôi lợn thịt. - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 11 Tình hình về vốn và trang bị kĩ thuật của các nông hộ nuôi lợn thịt (Trang 44)
Bảng 11: Tình hình về vốn và trang bị kĩ thuật của các nông hộ nuôi lợn thịt. - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 11 Tình hình về vốn và trang bị kĩ thuật của các nông hộ nuôi lợn thịt (Trang 44)
Bảng 12: Quy mô và cơ cấu tổng giá trị sản xuất của các hộ điều tra năm 2009                                                                                                                (Tính bq/hộ)             - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 12 Quy mô và cơ cấu tổng giá trị sản xuất của các hộ điều tra năm 2009 (Tính bq/hộ) (Trang 47)
Bảng 12: Quy mô và cơ cấu tổng giá trị sản xuất của các hộ điều tra năm 2009                                                                                                                (Tính bq/hộ) - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 12 Quy mô và cơ cấu tổng giá trị sản xuất của các hộ điều tra năm 2009 (Tính bq/hộ) (Trang 47)
Như vậy, so sánh 2 loại hình trên thì nhìn chung số hộ nuôi tự túc con giống vẫn lớn hơn hộ nuôi mua giống và hình thức nuôi tự túc giống do có sẵn nguồn giống nên số lượng nuôi bình quân hộ cũng nhiều hơn - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
h ư vậy, so sánh 2 loại hình trên thì nhìn chung số hộ nuôi tự túc con giống vẫn lớn hơn hộ nuôi mua giống và hình thức nuôi tự túc giống do có sẵn nguồn giống nên số lượng nuôi bình quân hộ cũng nhiều hơn (Trang 49)
Bảng 14: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong năm của các nông hộ                                            điều tra năm 2009           (Tính bq/hộ) - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 14 Sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong năm của các nông hộ điều tra năm 2009 (Tính bq/hộ) (Trang 50)
Bảng 14: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong năm của các nông hộ                                             điều tra năm 2009           (Tính bq/hộ) - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 14 Sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong năm của các nông hộ điều tra năm 2009 (Tính bq/hộ) (Trang 50)
Bảng 15: Chi phí giống của các hộ điều tra năm 2009 (tính bq/con)                Vùng  - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 15 Chi phí giống của các hộ điều tra năm 2009 (tính bq/con) Vùng (Trang 52)
Bảng 15: Chi phí giống của các hộ điều tra năm 2009 (tính bq/con)                Vùng - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 15 Chi phí giống của các hộ điều tra năm 2009 (tính bq/con) Vùng (Trang 52)
Bảng 16: Chi phí thức ăn của các nông hộ điều tra năm 2009                                                                  (tính bq/con) - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 16 Chi phí thức ăn của các nông hộ điều tra năm 2009 (tính bq/con) (Trang 53)
Bảng 16: Chi phí thức ăn của các nông hộ điều tra năm 2009                                                                  (tính bq/con) - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 16 Chi phí thức ăn của các nông hộ điều tra năm 2009 (tính bq/con) (Trang 53)
Bảng 17: Chi phí lao động của các hộ điều tra năm 2009                                                                          (tính bq/con)                Vùng  - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 17 Chi phí lao động của các hộ điều tra năm 2009 (tính bq/con) Vùng (Trang 55)
Bảng 17: Chi phí lao động của các hộ điều tra năm 2009                                                                          (tính bq/con)                Vùng - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 17 Chi phí lao động của các hộ điều tra năm 2009 (tính bq/con) Vùng (Trang 55)
Bảng 18: Chi phí sản xuất lợn thịt của các hộ điều tra năm 2009 - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 18 Chi phí sản xuất lợn thịt của các hộ điều tra năm 2009 (Trang 56)
Bảng 19: Kết quả chăn nuôi lợn của các hộ điều tra - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 19 Kết quả chăn nuôi lợn của các hộ điều tra (Trang 58)
Bảng 19: Kết quả chăn nuôi lợn của các hộ điều tra - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 19 Kết quả chăn nuôi lợn của các hộ điều tra (Trang 58)
Bảng 20: Hiệu quả chăn nuôi lợn của các hộ điều tra (tính bq/con) - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 20 Hiệu quả chăn nuôi lợn của các hộ điều tra (tính bq/con) (Trang 59)
Bảng 20: Hiệu quả chăn nuôi lợn của các hộ điều tra (tính bq/con)          Chỉ tiêu ĐVT Vùng ĐB Vùng TĐ Vùng TM BQC - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 20 Hiệu quả chăn nuôi lợn của các hộ điều tra (tính bq/con) Chỉ tiêu ĐVT Vùng ĐB Vùng TĐ Vùng TM BQC (Trang 59)
Bảng 21: Ảnh hưởng của quy mô đàn lợn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi của các hộ điều tra năm 2009 - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 21 Ảnh hưởng của quy mô đàn lợn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi của các hộ điều tra năm 2009 (Trang 61)
Bảng 21: Ảnh hưởng của quy mô đàn lợn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi của các hộ  điều tra năm 2009 - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 21 Ảnh hưởng của quy mô đàn lợn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi của các hộ điều tra năm 2009 (Trang 61)
Bảng 22: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả của nông hộ điều tra năm 2009 - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 22 Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả của nông hộ điều tra năm 2009 (Trang 64)
Bảng 23: Ảnh hưởng của loại hình chăn nuôi đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi của hộ  điều tra năm 2009 - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 23 Ảnh hưởng của loại hình chăn nuôi đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi của hộ điều tra năm 2009 (Trang 66)
Bảng 23: Ảnh hưởng của loại hình chăn nuôi đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi của hộ  điều tra năm 2009 - Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 23 Ảnh hưởng của loại hình chăn nuôi đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi của hộ điều tra năm 2009 (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w