Xã Trung Trạch thuộc huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình nên nằm trong vùng khí hậu duyên hải miền Trung, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền Nam – Bắc, có thể chia ra làm hai mùa chính:
- Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình hàng ngày 250C. Tháng nóng nhất là tháng 6, 7 có ngày nhiệt độ lên tới 390C. Gió Tây Nam khô nóng gây hạn hán nghiêm trọng.
- Mùa rét từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19-200C, kèm theo gió mùa Đông Bắc và mưa phùn.
- Lượng mưa hàng năm tương đối cao, mức phân phối không đều, các tháng 8, 9,10 lượng mưa rất lớn thường gây lũ lụt và xuất hiện bão.
- Ánh sáng và độ ẩm:
Số ngày nắng trong năm cao từ 72-200 ngày, trong tháng khoảng 145h. Độ ẩm trung bình 93%.
Địa bàn của xã nằm ở vị trí trung tâm huyện, mặt khác nằm ở phần hạ lưu của đập Đá Mài, là nơi cung cấp nước cho các xã: Đại Trạch, Trung Trạch, Hòa Trạch, Đồng Trạch. Vì thế nguồn nước cho trồng trọt khá chủ động.
Ngoài nguồn nước từ Đá Mài, địa bàn xã còn được sử dụng nguồn nước từ hai hồ: Bàu Bàng và Bàu Mạ được tưới tiêu qua các kênh mương phóng thủy. Từ năm 2003, hệ thống kênh mương đã được kiên cố hóa vì vậy lượng nước ít tiêu hao, nên đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho toàn xã.
1.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Trung Trạch
1.2.3.1 Tình hình dân số và lao động của xã
Dân số trung bình của xã Trung Trạch năm 2009 là 5153 người, chiếm 29,15% dân số của huyện Bố Trạch. Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 2668 người, chiếm 51,78 % dân số của xã.
Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình dân số và lao động của xã có sự thay đổi qua các năm.
- Về số hộ: Tính đến ngày 31/12/2009 toàn xã có 1258 hộ với 5156 nhân khẩu, tăng 97 hộ so với năm 2007, tương ứng tăng 8,35%. Trong đó có 765 hộ nông nghiệp chiếm 60,81%, 493 hộ phi nông nghiệp chiếm 39,19 %.
Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm (2007 - 2009)Năm Năm Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2009/2007 SL % SL % SL % +/- % 1. Tổng số hộ Hộ 1161 100 1163 100 1258 100 97 108,35 - Hộ nông nghiệp Hộ 755 65,03 757 64,74 765 60,81 10 101,32
- Hộ phi nông nghiệp Hộ 406 34,97 406 35,26 493 39,19 87 121,43
2. Tổng số nhân khẩu Khẩu 5100 - 5150 - 5156 - 56 101,10
3. Tổng số lao động LĐ 2844 100 2666 100 2668 100 -176 93,81
- LĐ nông nghiệp LĐ 1871 65,79 1622 65,32 1503 56,33 -368 80,33
- LĐ phi nông nghiệp LĐ 973 34,21 1044 34,68 1165 43,67 192 119,73
4. BQ nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,39 - 4,43 - 4,10 - -0,29 93,39
5. BQLĐ/hộ LĐ/hộ 2,45 - 2,29 - 2,12 - -0,33 86,53
So với năm 2007, số hộ nông nghiệp tăng 10 hộ, tương ứng tăng 1,32 %, số hộ phi nông nghiệp tăng 87 hộ, tương ứng tăng 21,43%. Điều đó chứng tỏ xã Trung Trạch là một xã phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên số hộ phi nông nghiệp ngày càng tăng, năm 2007 hộ phi nông nghiệp chiếm 34,97% nhưng đến năm 2009 hộ phi nông nghiệp chiếm 39,19%, sự gia tăng hộ phi nông nghiệp phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa khá rõ nét, kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động theo hướng tích cực.
- Về nhân khẩu: Cùng với sự gia tăng về số hộ, số nhân khẩu cũng tăng lên. Năm 2009 so với năm 2007 tăng 56 nhân khẩu, tương ứng tăng 1,10%. Dân số tăng làm tăng lực lượng lao động cho tương lai.
- Về lao động: Lao động của xã năm 2009 so với năm 2007 giảm 176 lao động tương ứng giảm 1,19%. Nguyên nhân có sự biến động về cơ cấu lao động này là, lao động nông nghiệp giảm 368 lao động, tương ứng giảm 19,67%, bên cạnh đó lao động phi nông nghiệp lại tăng 192 lao động, tương ứng tăng 19,73%.
Như vậy, so với năm 2007 thì năm 2009 cùng với mức tăng chung của lao động thì lao động phi nông nghiệp và lao động nông nghiệp tăng nhưng mức tăng của lao động phi nông nghiệp nhiều hơn. Điều này phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện nhà nói chung và xã Trung Trạch nói riêng.
- Xét về chỉ tiêu bình quân nhân khẩu trên hộ: Ta thấy số nhân khẩu trên 1 hộ năm 2009 là 4,1 khẩu, so với năm 2007 giảm 0,29 khẩu, tương ứng giảm 6,61%. Điều này cho thấy số hộ của xã tăng lên do phải tách hộ, số nhân khẩu cũng tăng lên nhưng số lao động chính trong hộ giảm 0,33 lao động tương ứng giảm 13,47%.
Như vậy, cơ cấu ngành nghề của xã đang có xu hướng chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đây là một xu hướng tốt, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước, người dân không còn chỉ biết dựa vào nông nghiệp để kiếm kế sinh nhai. Sự phát triển kinh tế của xã, huyện đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, họ đã có nhiều nguồn thu khác ngoài nông nghiệp.
- Về nhân khẩu: Cùng với sự gia tăng về số hộ, số nhân khẩu cũng tăng lên. Năm 2008 so với năm 2006 tăng 56 nhân khẩu, tương ứng tăng 1,10%. Dân số tăng làm tăng lực lượng lao động cho tương
1.2.3.2 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm (2007 - 2009)
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế được, đất đai vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. Đối với một xã như Trung Trạch với hơn 56% số hộ sống bằng nghề nông nghiệp thì đất đai lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cần thiết.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, diện tích đất nông nghiệp có sự thay đổi. Cụ thể, năm 2008 là 590,85 ha tăng 2,67 ha so với năm 2007. Năm 2009 là 590,47 ha giảm hơn năm 2008 là 0,38 ha. Có được kết quả này là do xã đã tập trung khai thác, chuyển đổi một phần diện tích đất chưa sử dụng sang, và trong khi đưa vào sử dụng thì có một số diện tích không phù hợp với mục đích sản xuất nông nghiệp.
Trong quỹ đất nông nghiệp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn và biến động giảm qua các năm. Qua 3 năm giảm 18 ha, tương ứng giảm 4,6%. Nguyên nhân chủ yếu là do có một số khu vực sản xuất kém hiệu quả nên được chuyển sang sử dụng cho mục đích khác, chủ yếu là được chuyển từ diện tích đất bằng chưa sử dụng.
Đất phi nông nghiệp qua 3 năm có sự gia tăng, năm 2009 so với năm 2007 tăng 4,76 ha tương ứng tăng 3,07%, do phần đất ở được tăng lên đáp ứng nhu cầu về nhà cửa của các hộ trong xã, song phần đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có giảm đi 1 ha và đất có mục đích công cộng tăng 3,56 ha tương ứng tăng 3,72%. Nguyên nhân của việc thay đổi này, là do ủy ban xã dành một phần đất làm sân vận động, và sân khấu hoạt động văn nghệ của người dân trong xã nhân ngày lễ tết hàng năm. Đây là việc làm góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân và được mọi người đồng lòng ủng hộ.
Đất chưa sử dụng của xã chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng. Tỷ lệ diện tích đất chưa sử dụng có xu hướng giảm qua các năm song vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Năm 2009 là 312,7 ha, chiếm 29,43 % diện tích tự nhiên, giảm 7,05 ha so với năm 2007, tương ứng giảm 2,21 %.
Bảng 6: Biến động diện tích đất đai của xã qua 3 năm (2007 - 2009)Chỉ tiêu Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2009/2007 DT (ha) % DT (ha) % DT (ha) % +/- ( ha) % Tổng diện tích tự nhiên 1.062,71 100,00 1.062,71 100,00 1.062,71 100,00 - - I. Đất nông nghiệp 588,18 55,34 590,85 55,60 590,47 55,56 2,29 100,39
1.Đất sản xuất nông nghiệp 424,39 39,93 406,69 38,27 406,31 38,23 -18,08 95,74
1.1.Đất trồng cây hàng năm 424,39 39,93 406,69 38,27 406,31 38,23 -18,08 95,74
1.1.1.Đất trồng lúa 242,22 22,79 231,11 21,74 230,81 21,72 -11,41 95,53
1.1.2.Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 2,20 0,20 2,20 0,20 2,20 0,20 - -
1.1.3.Đất trồng cây hàng năm khác 179,97 16,94 173,38 16,33 173,30 16,31 -6,67 96,29
1.2.Đất trồng cây lâu năm - - - -
2.Đất lâm nghiệp 132,09 12,43 145,80 13,72 145,80 13,72 13,71 110,38
2.1.Đất rừng sản xuất 61,09 5,75 125,39 11,80 135,80 12,78 74,71 222,29
2.2.Đất rừng phòng hộ 71,00 6,68 20,41 1,92 10,00 0,94 -61 14,08
3.Đất nuôi trồng thủy sản 31,70 2,98 38,36 3,61 38,36 3,61 6,66 121,01
II.Đất phi nông nghiệp 154,78 14,56 163,25 15,36 159,54 15,01 4,76 103,07
1.Đất ở 24,04 2,26 24,81 2,33 25,17 2,37 1,13 104,70
2.Đất chuyên dùng 104,64 9,85 112,27 10,56 108,20 10,18 3,56 103,40
2.1.Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 1,06 0,10 0,06 0,01 0,06 0,01 -1 5,66
2.2.Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 7,8 0,73 8,8 0,82 8,8 0,83 1 112,82
2.3.Đất có mục đích công cộng 95,78 9,02 103,41 9,73 99,34 9,34 3,56 103,72
3.Đất nghĩa trang, nghĩa địa 18,31 1,72 18,31 1,72 18,31 1,72 - -
4.Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 7,79 0,73 7,86 0,75 7,86 0,74 0,07 100,90
III.Đất chưa sử dụng 319,75 30,10 308,61 29,04 312,70 29,43 -7,05 97,79
Nhìn chung, cơ cấu đất đai của xã trong 3 năm qua có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Đất sử dụng cho các mục đích tăng lên, đất chưa sử dụng giảm xuống. Trong những năm tới xã cần chú ý đến việc khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn các loại đất này.
1.2.3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của xã
Về giao thông:
Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn xã Trung Trach chủ yếu là đường bộ, đó là các hệ thống đường liên thôn. Các đoạn đường của xã đều là đường đất, một số đoạn đường được nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân (như trục đường chính giữa thôn 4 và thôn 3). Năm 2007 vừa qua, bằng nguồn vốn của huyện, xã đã tập trung xây đường thôn 5 ra biển với tổng kinh phí 600 triệu đồng. Đầu tư từ nguồn vốn đối ứng để xây dựng đường giao thông thôn 2 là 100 triệu đồng.
Về thủy lợi:
Thủy lợi là một khâu hết sức quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian qua xã đã chú trọng đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi. Xã đã bê tông hóa được 4870 m2 kênh mương với tổng số vốn đầu tư là 904.974.000 đồng. Năm 2007, xã đã được huyện đầu tư xây dựng đê Bàu Dời là 100 triệu đồng.
Tuy nhiên, một vài công trình thủy lợi sau khi xây dựng xong đã được đưa vào sử dụng không được bao lâu đã bị sạt lỡ, hư hỏng. Nguyên nhân chủ yếu là do những thiếu sót trong công tác quản lý xây dựng và sử dụng. Người dân chưa có ý thức trong việc sử dụng và bảo vệ các công trình thủy lợi. Đây là điều bất cập mà trong thời gian tới các cấp lãnh đạo xã phải chú ý khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi.
Chợ trên địa bàn và thức ăn gia súc, thuốc thú y:
Cùng với đường giao thông liên thôn, xã được huyện cấp vốn đầu tư xây dựng chợ vào năm 2008, với nguồn kinh phí 600 triệu. Nhiều quày hàng bán thức ăn gia súc và thuốc thú y mọc lên phục vụ cho chăn nuôi. Ngoài chợ của xã còn có chợ Hoàn Lão - trung tâm huyện là nơi tiêu thụ phục vụ dân sinh trong huyện mà còn là nơi tiêu thụ của
địa bàn thành phố Đồng Hới và thị trấn Ba Đồn (huyện Quảng Trạch). Vì thế, những sản phẩm của nông nghiệp luôn có đầu ra ổn định.
Trường học:
Tại trung tâm xã, tập trung các trường học với các cấp học: mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, rất thuận tiện đi lại cho con em của 8 thôn. Vì thế số lượng và chất lượng học sinh hàng năm được duy trì.
Trạm y tế:
Năm 2004, trạm y tế xã được xây dựng mới khang trang với đội ngũ y bác sĩ được biên chế như quy định. Vì vậy, những năm gần đây không có dịch bệnh, người dân yên tâm sinh sống, xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh.
1.2.3.4 Tình hình kinh tế của xã
Kinh tế xã trong những năm qua đạt tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và dần đi vào ổn định. Tổng giá trị sản xuất trong toàn xã liên tục tăng qua các năm, năm 2007 đạt 34.812 triệu đồng; năm 2009 đạt 45.780 triệu đồng, tăng 10.968 triệu đồng so với năm 2007 (tương ứng tăng 31,51%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao và ổn định, năm 2008 so với năm 2007 tăng 15,52%, năm 2009 so với năm 2008 tăng 13,84%. Cụ thể:
Về nông nghiệp: Giá trị sản phẩm ngành trồng trọt năm 2007 là 3.867 triệu đồng, chiếm 42,67% trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp nhưng đến năm 2009 là 5.598 triệu đồng, chiếm 45,41% trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Tốc độ tăng giá trị sản phẩm trồng trọt năm 2009 so với năm 2008 thấp hơn tốc độ tăng năm 2008 so với năm 2007. Về giá trị tuyệt đối, giá trị sản phẩm trồng trọt năm 2008 so với năm 2007 tăng 1.102 triệu đồng, nhưng năm 2009 so với năm 2008 tăng 629 triệu đồng, về tương đối năm 2008 so với năm 2007 tăng 28,49%, nhưng năm 2009 so với năm 2008 tăng 12,66%.
Giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi năm 2007 là 5.195 triệu đồng, chiếm 57,33% trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp nhưng đến năm 2009 là 6.728 triệu đồng, chiếm 54,59% trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp. Điều này chứng tỏ xã Trung Trạch quan tâm, chú trọng phát triển ngành chăn nuôi nhiều hơn.
Bảng 7: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã qua 3 năm (2007- 2009) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 08/07 09/08 SL (trđ) % (trđ)SL % (trđ)SL % (trđ)+/- % (trđ)+/- % Tổng giá trị sản xuất 34.812 100,00 40.215 100,00 45.780 100,00 5.403 115,52 5.565 113,84
* Nông nghiệp, thủy sản 9.652 27,73 10.759 26,71 16.106 35,18 1.107 111,47 5.347 149,70
1. Nông nghiệp 9.062 26,03 9.775 24,31 12.326 26,92 713 107,87 2.251 126,10 - Trồng trọt 3.867 42,67 4.969 50,83 5.598 45,41 1.102 128,50 629 112,66 - Chăn nuôi 5.195 57,33 4.806 49,17 6.728 54,59 -389 92,51 1.922 139,99 2.Thủy sản 590 1,70 984 2,40 3.780 8,26 394 166,78 2.796 384,15 * Ngành nghề dịch vụ 18.415 52,89 20.582 51,18 18.789 41,04 2.167 111,77 -1.793 91,29 * Thu khác 6.745 19,38 8.874 22,11 10.885 23,78 2.129 131,56 2.011 122,66
Về thủy sản: Giá trị sản phẩm ngư nghiệp năm 2008 so với năm 2007 tăng 394 triệu đồng tương ứng tăng 66,78%, năm 2009 so với năm 2008 tăng 2.796 triệu đồng tương ứng tăng 284,15%. Có được kết quả như vậy là do người dân mở rộng diện tích đất chưa sử dụng hoặc chuyển đổi đất trồng trọt sang nuôi trồng thủy sản nên sản lượng đạt năng suất cao mang lại thu nhập tương đối lớn cho bà con nông dân.
Giá trị sản phẩm thu từ ngành nghề dịch vụ năm 2008 so với năm 2007 tăng 2.167 triệu đồng, tăng 11,77%, nhưng năm 2009 so với năm 2008 lại giảm 1.793 triệu đồng, giảm 8,71%. Do những hộ kinh doanh đã chuyển đổi mục đích kinh doanh sang nuôi