Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 63)

Chi phí chăn nuôi lợn thể hiện mức độ đầu tư cho chăn nuôi, quy mô nhỏ hay là bán thâm canh của nông hộ. Dựa vào kết quả điều tra, qua tính toán chi phí trung gian cho chăn nuôi lợn của các nông hộ em tiến hành phân tổ các nông hộ điều tra thành 3 tổ theo mức chi phí vật chất và cho chăn nuôi như sau:

Tổ I có IC<1.500 ngàn đồng, tổ II có IC từ 1.500 tới 2.000 ngàn đồng, tổ III có IC từ 2.000 ngàn đồng trở lên.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, khi mức đầu tư tăng lên bình quân từ 1.260,6 ngàn đồng/con lên 1.750,9 ngàn đồng/con và 2.215,1 ngàn đồng/con thì giá trị sản xuất tạo ra tăng tương ứng từ 1.399,3 ngàn đồng/con lên 1.978,5 ngàn đồng/con và 2.613,8 ngàn đồng/con; tương ứng VA tăng từ 138 ngàn đồng/con lên 227 ngàn đồng/con và 398 ngàn đồng/con. Như vậy khi chi phí vật chất tăng lên thì GO, VA và hiệu quả kinh tế sẽ tăng theo. Ở đây ta thấy, tổ III có chi phí vật chất cao nhất và hiệu quả kinh tế đạt được cao hơn so với tổ I và II, bình quân cứ một đồng chi phí bỏ ra người chăn nuôi ở tổ III thu được 1,18 đồng giá trị sản xuất, tổ II thu được 1,13 đồng, tổ I thu được 1,11 đồng. Tương tự VA/con của tổ III là 398 ngàn đồng/con cao hơn so với tổ II và tổ I lần lượt là 1,75 lần; 2,87 lần.

Có thể nói chi phí vật chất có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi của các nông hộ. Chi phí lớn thì kết quả, hiệu quả thu được sẽ cao. Tuy nhiên cần lưu ý rằng không phải hoàn toàn có chi phí cao là hiệu quả kinh tế cao mà trong chăn nuôi lợn, muốn đạt được kết quả và hiệu quả kinh tế cao cần phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa mức độ đầu tư với tiện bộ khoa học kỹ thuật và khả năng quản lý sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, tiết kiệm nhất, sản phẩm làm ra phải gắn với thị trường.

Bảng 22: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả của nông hộ điều tra năm 2009

STT tổ Chỉ tiêu (1000đ) Số hộ Số con/hộ (1000đ)IC/con SL thịt lợn hơi xuất chuồng bq/hộ (kg) GO/con (1000đ) VA/con(1000đ) (lần)GO/IC SL % I <1.500 21 42 7,00 1.260,60 493,50 1.399,30 138,70 1,11 II 1.500-2.000 11 22 10,63 1.750,90 605,70 1.978,50 227,60 1,13 III >2.000 18 36 71,78 2.215,10 5.177,50 2.613,80 398,70 1,18 Tổng, BQC 50 100 31,13 2.090,02 2.204,40 2.451,29 361,27 1,17

2.3.3 Ảnh hưởng của loại hình chăn nuôi tới hiệu quả và kết quả chăn nuôi

Loại hình chăn nuôi ở đây không phải xét theo quy mô mà xét theo nguồn cung ứng giống của nông hộ, có hai nguồn là tự túc giống và mua giống bên ngoài. Khả năng tự túc con giống phụ thuộc vào nguồn vốn cũng như khả năng thích ứng của lợn nái đối với nông hộ.

Trong những năm gần đây, với sự gia tăng giá cả các yếu tố đầu vào, đặc biệt là giá cả thức ăn gia súc, chi phí con giống nên việc chăn nuôi lợn mà tự sản xuất được con giống là vấn đề hết sức quan trọng đối với nông hộ, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi của hộ.

Đối với hộ chăn nuôi theo loại hình tự túc con giống với số lượng 42,85 con/hộ thì giá trị sản xuất và giá trị gia tăng đạt tương ứng là 2.482 ngàn đồng/con và 378 ngàn đồng/con.

Những hộ chăn nuôi theo loại hình mua giống bên ngoài với số lượng 8,35 con/hộ thì giá trị sản xuất và giá trị gia tăng đạt tương ứng là 2.211 ngàn đồng/con và 219 ngàn đồng/con.

Tỷ lệ GO/IC của tổ I đạt 1,18 lần cao hơn so với tổ II là 1,11 lần. Bình quân chung, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,17 đồng giá trị sản xuất.

Như vậy, những hộ biết tự túc con giống đem lại kết quả và hiệu quả cao hơn hộ mua giống do họ tự túc giống tiết kiệm được một khoản nhỏ trong chi phí con giống. Hiện nay do giá giống lợn tăng, bình quân khoảng 42 ngàn đồng/kg và mua lợn giống khoảng 15 kg. Do vậy, xu hướng chăn nuôi lợn thịt tự sản xuất giống trở thành một nghề đem lại thu nhập cao cho hộ chăn nuôi.

Bảng 23: Ảnh hưởng của loại hình chăn nuôi đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi của hộ điều tra năm 2009 điều tra năm 2009

STT

tổ Chỉ tiêu Số hộ Số con/hộ SL thịt lợn hơixuất chuồng bq/hộ (kg) GO/con (1000đ) IC/con (1000đ) VA/con (1000đ) GO/IC (lần) SL % I - Tự túc giống 33 66 42,85 3.128,05 2.482,00 2.103,39 378,61 1,18 II - Mua giống 17 34 8,35 559,45 2.211,34 1.992,20 219,14 1,11 Tổng, BQC 50 100 31,12 2.254,73 2.457,31 2.093,25 364,06 1,17

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG

Qua phân tích về thực trạng chăn nuôi, kết hợp với sự tiếp cận trong thực tế, tôi nhận thấy hoạt động chăn nuôi của các nông hộ có những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục sau:

2.4.1 Những kết quả đạt được

Trước hết, nói về địa hình thì đây là một xã nằm gần trung tâm huyện, gần quốc lộ 1A, nên tình hình vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm một cách dễ dàng. Ngoài chợ của xã còn có chợ Hoàn Lão- trung tâm huyện là nơi tiêu thụ phục vụ dân sinh trong huyện mà còn là nơi tiêu thụ của địa bàn thành phố Đồng Hới và thị trấn Ba Đồn (huyện Quảng Trạch). Vì thế, những sản phẩm của nông nghiệp luôn có đầu ra ổn định.

Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống của huyện Bố Trạch nói chung và xã Trung Trạch nói riêng, do vậy người dân có nhiều kinh nghiệm, trình độ học vấn tương đối cao nên việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình dịch vụ phục vụ cho chăn nuôi của các đề án mà huyện và tỉnh đưa vào ứng dụng cho thấy đã đem lại hiệu quả cao. Là một xã có nền kinh tế khá phát triển nên các hộ có điều kiện để phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại

Tuy ba vùng có sự khác biệt về cách thức và phương thức chăn nuôi nhưng cũng đưa lại lợi nhuận tính trên một con lợn thịt tương đối cao (tuy chỉ tính về lợi nhuận kế toán) và có sự tăng dần từ vùng TĐ, tới vùng ĐB. Tùy theo mức độ đầu tư mà đưa lại kết quả khác nhau trong đó vùng ĐB là cao nhất.

Ở vùng ĐB, có diện tích chăn nuôi tương đối lớn, trung bình mỗi hộ có 78,47m2, vùng TĐ là 19,07m2 và vùng TM là 21,44m2, quy mô đàn lợn cũng tăng theo với diện tích chuồng trại tương ứng với 70,06 con, 7,6 con và 13,94 con. Như vậy, hộ đã biết sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý vào mục đích chăn nuôi. Mặt khác, hộ ở vùng ĐB đã biết cân đối sử dụng chi phí trung gian kết hợp những kinh nghiệm đã nuôi lâu đời và khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật vào phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp, cho nên bình quân trọng lượng xuất chuồng là 71,97 kg/con đem lại giá trị sản xuất cao (2.551 ngàn đồng/con).

Theo kết quả điều tra thì giá thịt hơi năm 2009 có sự gia tăng đáng kể, đầu năm giá 1 kg thịt lợn hơi là 32 - 33 ngàn đồng nhưng cuối năm 2009, đặc biệt là vào dịp tết

giá thịt lợn hơi lên tới 34 - 35 ngàn đồng/kg. Điều này làm cho giá trị sản xuất tăng lên tương ứng vùng TĐ là 2.220 ngàn đồng/con, vùng TM là 2.332 ngàn đồng/con, vùng ĐB là 2.555 ngàn đồng/con. Tạo ra thu nhập tương đối cao cho hộ chăn nuôi.

Đa số các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã đã phần nào tự túc được con giống (chiếm 66%), nên số lượng con giống biết rõ nguồn gốc, chất lượng được đảm bảo, tiết kiệm một khoản chi phí trung gian khá lớn mang lại giá trị gia tăng cao hơn những hộ mua giống bên ngoài. Cụ thể, hộ tự túc giống đạt 378 ngàn đồng/con, hộ mua giống đạt 219 ngàn đồng/con.

Ngoài ra, những hộ chăn nuôi trong xã còn nhận được sự quan tâm tích cực của các cấp, phòng ban chuyên môn trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ cho vay vốn và dịch vụ phòng chống dịch bệnh.

2.4.2 Những tồn tại cần khắc phục

Hoạt động chăn nuôi còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả kinh tế chưa cao. Tỷ lệ hộ chăn nuôi theo hướng thâm canh chưa nhiều, đa số mới chỉ tập trung ở vùng ĐB, vùng TĐ và vùng TM vẫn chưa phổ biến lắm, nên tình hình chăn nuôi ở xã vẫn chưa đồng đều.

Mức độ phổ biến giống lai ¾ máu ngoại và 100% máu giống ngoại còn thấp, giá thức ăn chăn nuôi lại cao và không ổn định. Dẫn tới việc bà con chăn nuôi không cân đối khẩu phần ăn cho lợn, lúc giá thức ăn cao thì đôi khi họ không mua mà chỉ biết tận dụng thức ăn thô xanh và gạo cho ăn, làm cho lợn tăng trưởng chậm và thời gian nuôi kéo dài tốn công chăm sóc, nhiên liệu nấu chín thức ăn.

Trình độ của người chăn nuôi còn hạn chế, phương thức chăn nuôi chậm được chuyển đổi, một số người chăn nuôi tự bằng lòng với cuộc sống khó khăn của mình, không có ý chí làm giàu, một số bộ phận khác muốn chuyển đổi phương thức chăn nuôi song do còn hạn chế về nhiều mặt như thiếu vốn, kỹ thuật, nhân lực…nên chưa phát triển được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hộ vùng TĐ, chủ yếu là nuôi theo phương thức tận dụng là chính nên thời gian nuôi kéo dài 4 – 4,5 tháng mới xuất chuồng dẫn đến công lao động chăm sóc tốn thời gian, tốn nhiều khoản trong chi phí trung gian, chăn nuôi chủ yếu lấy công làm lãi nên xét về lợi nhuận kinh tế ở vùng này đạt mức âm (54 ngàn đồng/con). Vùng TM, chăn

nuôi theo phương thức tận dụng và bán công nghiệp nhưng lợi nhuận kinh tế xem ra chỉ đạt 58 ngàn đồng/con.

Như vậy, chăn nuôi mang hình thức tận dụng, lấy công làm lãi là chủ yếu. Mức độ đầu tư còn thấp. Hầu hết các hộ đều không hạch toán kinh tế, do đó chưa nhìn nhận đầy đủ về những kết quả đạt được và những hạn chế do hoạt động sản xuất chăn nuôi mang lại.

Diễn biến thời tiết không ổn định, thất thường, mặt khác các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ thực sự chưa chú trọng tới công tác thú y, vì vậy số lượng dịch bệnh xãy ra nhiều, chất lượng giống không cao, dẫn tới hiệu quả kinh tế thấp. Trung bình mỗi hộ chỉ đầu tư 3,16 ngàn đồng/con, ta thấy rằng công tác thú y thật sự chưa được chú trọng. Thực tế cho thấy người nuôi chỉ tiêm phòng cho lợn một mũi tam liên (phòng bệnh tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn) khi lợn đạt 17 kg. Và sau 21 ngày phải tiêm lại một mũi nhắc lại nhưng đa số ít hộ chăn nuôi tuân theo cách phòng bện này. Vì vậy, họ không kiểm soát được dịch bệnh khi dịch bệnh lan truyền rộng thì việc xử lý không được tiến hành nhanh chống, nên mang lại rũi ro cao, người chăn nuôi hầu như mất trắng khi có dịch bệnh.

Toàn huyện mới có vài ba lò mổ nhưng chất lượng và quy trình công nghệ cũng chưa đảm bảo. Huyện chưa có cơ sở chế biến thức ăn đậm đặc tại chổ, thức ăn gia súc chủ yếu phải vận chuyển từ nơi khác tới, tốn phí vận chuyển, nên giá thành cao.

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

Phát triển một nền chăn nuôi bền vững, toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa có sự kết hợp giữa tiến bộ khoa học kĩ thuật với kinh nghiệm truyền thống gắn sản xuất, chế biến với tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh hoạt động chăn nuôi, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại có quy mô vừa và lớn, có đầu tư và hạch toán rõ ràng. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới, giống lai ¾ máu ngoại, giống lợn ngoại có năng suất, phẩm chất tốt vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

3.2 GIẢI PHÁP CỤ THỂ

Từ thực tế sản xuất chăn nuôi và những tiềm năng sẵn có xã hoàn toàn có khả năng phát triển chăn nuôi lợn thịt. Do đó, qua phân tích và tình hình thực tế em xin đề xuất một số giải pháp sau:

3.2.1 Thay đổi nhận thức của người chăn nuôi

Từ đời này sang đời khác, người chăn nuôi đã quen với kinh nghiệm và tập quán chăn nuôi lạc hậu. Muốn chuyển đổi phương thức chăn nuôi từ phương thức chăn nuôi tận dụng sang phương thức chăn nuôi thâm canh bán công nghiệp và thâm canh công nghiệp, công tác tư tưởng cho người chăn nuôi là rất cần thiết.

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Truyền thanh, truyền hình, báo chí…để phổ biến rộng rãi đến người chăn nuôi các phương thức chăn nuôi mới, các mô hình chăn nuôi có hiệu quả, cùng với việc hướng dẫn về kĩ thuât, khuyến cáo các giống mới…nhằm chuyển biến một cách mạnh mẽ về nhận thức, hành động và phương thức chăn nuôi.

Vùng ĐB chăn nuôi theo hướng công nghiệp là chủ yếu nên mang lại lợi nhuận cao hơn so với vùng TĐ và vùng TM. Từ đó, cần chuyển đổi phương thức chăn nuôi cho hộ vùng TĐ và TM bằng cách lựa chọn những nông dân chủ chốt có đủ về nhân lực vật lực, có tinh thần thích học hỏi, thích đổi mới và có tâm huyết, có ý chí làm giàu từ

nghề chăn nuôi lợn ở vùng ĐB để hỗ trợ giúp đỡ xây dựng nên các mô hình ở các hộ chăn nuôi lợn thịt ở vùng TĐ và TM.

Ngoài ra cần hình thành các tổ hợp tác, các hội chăn nuôi giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau về kinh nghiệm chăn nuôi, thông tin thị trường, vốn sản xuất…dần đưa chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và trở thành phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân

3.2.2 Vốn sản xuất

Hiện nay phần lớn hộ nông dân còn thiếu vốn, để giải quyết vấn đề về vốn và khuyến khích người dân vay vốn mở rộng sản xuất chăn nuôi cần:

+ Nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn tín dụng với lãi suất thấp, thời gian vay hợp lý với chu kỳ sinh học của vật nuôi và chu kỳ quay vòng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua con giống cho hình thức đầu tư chăn nuôi tập trung này, thủ tục cho vay đơn giản tiện lợi giúp người dân yên tâm vay vốn đầu tư.

+ Hình thành và mở rộng hệ thống tín dụng nông nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng nhân dân, với cơ chế lãi suất, điều kiện và hình thức cho vay thích hợp, bảo đảm lợi ích của người cho vay và người đi vay.

+ Khuyến khích các hộ chăn nuôi tạo lập và phát triển nguồn vốn, biết sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả

3.2.3 Nhân lực

Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động chăn nuôi lợn chủ yếu là những lao động nhàn rỗi trong gia đình, với trình độ sản xuất chưa cao phụ thuộc vào kinh nghiệm là chính. Để người lao động có được những kiến thức nhất định về kĩ thuật chăn nuôi cũng như khả năng hạch toán sản xuất đáp ứng được yêu cầu khi chuyển đổi sang phương thức chăn nuôi mới, đòi hỏi cần có sự quan tâm tích cực của các cấp lãnh đạo và các phòng ban chuyên môn thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật, đào tạo kiến thức hoạch toán sản xuất cho người chăn nuôi. Để lớp tập huấn có

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 63)