Quy mô đàn lợn của xã qua 3 năm (2007-2009)

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 38)

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 +/-2009/2007%

1. Số hộ nuôi Hộ 690 750 755 65 109,42

2. Số lượng lợn nuôi Con 3.812 4.062 4.689 877 123,01

- Lợn thịt Con 3.400 3.762 4.300 900 126,47

- Lợn nái Con 412 300 389 -23 94,42

3. Bq con/ hộ Con/hộ 5,50 5,40 6,20 0,70 112,73

4. Số lượng xuất chuồng Con 3.500 3.900 4.450 950 127,14 5. Sản lượng xuất chuồng Tấn 210 253,50 289,25 79,25 137,74

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội của xã qua 3 năm(2007-2009)

Qua bảng số liệu, cho ta thấy số hộ nuôi lợn của xã tăng lên, năm 2009 so với năm 2007 tăng 65 hộ, tương ứng tăng 9,42%. Tương ứng với số hộ nuôi thì đàn lợn của xã cũng tăng lên, năm 2009 so với năm 2007 tăng 877 con, tương ứng tăng 23,01% trong tổng đàn lợn thì số lượng lợn thịt chiếm đa số. Cụ thể, năm 2009 so với năm 2007 tăng 900 con, tương ứng tăng 26,47%. Số lượng lợn nái có xu hướng giảm, năm 2009 giảm 5,58% so với năm 2007. Số lượng xuất chuồng cũng tăng tương ứng, năm 2009 so với năm 2007 tăng 950 con, tương ứng tăng 27,14%. Sản lượng xuất chuồng tăng qua các năm, trọng lượng xuất chuồng bình quân năm 2007 là 60 kg/con, năm 2008 và năm

2009 bình quân là 68 kg/con, tăng trọng bình quân 12-15kg/con/tháng. Cùng với sự gia tăng chi phí giống, thức ăn chăn nuôi thì giá thịt lợn hơi cũng tăng lên. Đặc biệt là cuối năm 2009 giá thịt lợn hơi tăng 30-35 ngàn đồng/kg.

Chăn nuôi của xã trong những năm qua đem lại khoản thu nhập khá lớn, số lượng và chất lượng đàn vật nuôi tăng lên, đặc biệt là lợn. Công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh đã được tăng cường, qua việc triển khai các đợt tiêm phòng dịch gia súc, gia cầm, thực hiện các biện pháp tiêu độc chuồng trại tại một số hộ gia đình chăn nuôi. Đặc biệt là đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, lợn nái, bò, cá và mở lớp đào tạo thú y thôn, xã, nên chăn nuôi của xã ngày càng được chú trọng hơn.

Tuy nhiên, việc chăn nuôi lợn của xã còn có nhiều khó khăn về con giống và thức ăn do những năm gần đây chi phí giống và thức ăn tăng lên nên đa số những hộ có vốn đầu tư mới dám đi theo con đường thâm canh nuôi lợn, còn lại những hộ nghèo thì không có vốn nên chỉ nuôi lẻ tẻ một vài con, do vậy không đạt hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.

2.2 THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI LỢN THỊT CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂNXÃ TRUNG TRẠCH ĐIỀU TRA NĂM 2009 XÃ TRUNG TRẠCH ĐIỀU TRA NĂM 2009

2.2.1 Nguồn lực sản xuất của các hộ chăn nuôi lợn thịt điều tra năm 2009

2.2.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

Nhân khẩu và lao động là yếu tố liên quan đến nguồn lực cho quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình. Trên địa bàn xã Trung Trạch, hoạt động chăn nuôi lợn thịt do các hộ gia đình đảm nhận. Trong đó, quyết định của chủ hộ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của từng hộ. Năng lực của chủ hộ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, khả năng chọn lựa các biện pháp đầu tư hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi.

Để đánh giá năng lực của chủ hộ điều tra, em đã tiến hành điều tra 50 hộ ở 3 vùng. Đó là vùng ĐB, vùng TĐ và vùng TM của xã Trung Trạch. Thể hiện qua bảng sau:

Bảng 9: Nhân khẩu và lao động của các hộ chăn nuôi lơn thịt điều tra năm 2009

Chỉ tiêu ĐVT Vùng ĐB Vùng Vùng TM Tổng, BQC 1.Tổng số hộ điều tra Hộ 17 15 18 50 2. Tỉ lệ % 34 30 36 100

3.Số nhân khẩu /hộ Khẩu/ hộ 5,0 4,53 4,67 4,74

4.Số lao động /hộ Lđ/hộ 3,82 3,67 3,67 3,72

5. Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 44,82 46,2 44,17 45,00

6.Trình độ văn hóa của chủ

hộ Lớp 8,00 6,47 7,67 7,42

7. Số năm kinh nghiệm

nuôi lợn thịt Năm 7,13 6,34 6,39 6,63

(Nguồn : Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Số liệu cho thấy, tuổi trung bình của chủ hộ nuôi lợn thịt là 45 tuổi, trong đó vùng ĐB là 44,82 tuổi, vùng TĐ là 46,2 tuổi, vùng TM là 44,17 tuổi. Đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, đồng thời cũng có đủ sức khỏe để có thể đảm đương các công việc, lại tích lũy được một lượng vốn cho hoạt động này.

Trình độ văn hóa bình quân của các chủ hộ là 7,42 năm; trong đó vùng ĐB là 8 năm, vùng TĐ là 6,47 năm, vùng TM là 7,67 năm. Trình độ văn hóa của các hộ ở đây hầu hết đều ở mức khá. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và khả năng tiếp thu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, từ đó ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động sản xuất nói chung và hoạt động nuôi lợn thịt nói riêng.

Xã Trung Trạch cũng như các xã khác trên địa bàn huyện Bố Trạch, hoạt động nuôi lợn đã từ lâu, nhưng nuôi lợn thịt chỉ thực sự phát triển mạnh hơn 10 năm trở lại đây.

Số năm kinh nghiệm bình quân của các hộ là 6,63 năm. Trong đó vùng ĐB là 7,13 năm, vùng TĐ là 6,34 năm. Vùng TM là 6,39 năm. Vì thế hầu hết các hộ nông dân đã có một số kinh nghiệm cở bản về chăn nuôi lợn thịt.

Trong 50 hộ điều tra của xã Trung Trạch, số bình quân nhân khẩu/hộ là 4,74; trong đó ở vùng ĐB là 5 người, vùng TĐ là 4,53 người, vùng TM là 4,67 người, số nhân khẩu bình quân trên hộ khá cao. Đây là đặc trưng cơ bản của các vùng nông thôn mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, cung cấp một lượng lao động đông đảo song cũng có nhiều khó khăn trong việc ổn định cuộc sống và giải quyết việc làm. Lao động bình quân của

hộ điều tra là 3,72 người. Trong đó ở vùng ĐB là 3,82 người, vùng TĐ và vùng TM là 3,67 người. Đây là một nguồn lao động dồi dào cho hoạt động nuôi lợn thịt. Do hoạt động nuôi lợn thịt của các chủ hộ diễn ra trong suốt năm, mỗi năm nuôi được 3-3,5 lứa, mỗi lứa nuôi trong vòng 3-4 tháng. Vì vậy, có thể tận dụng được thời gian nhàn rỗi, quay vòng vốn nhanh tạo ra lợi nhuận đáng kể cho các hộ.

2.2.1.2 Tình hình đất đai của các nông hộ điều tra

Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế được. Trong trồng trọt, đất đai là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động.

Đối với chăn nuôi, đất đai vừa là nơi xây dựng chuồng trại, vừa là nơi sản xuất thức ăn chăn nuôi. Như vậy, đất đai vừa có ảnh hưởng trực tiếp vừa có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động chăn nuôi của các nông hộ. Đất đai của các nhóm hộ có sự khác biệt.

Bảng 10: Quy mô và cơ cấu đất đai của các hộ nuôi lợn điều tra năm 2009 (tính bq/hộ) (tính bq/hộ) Loại vùng Chỉ tiêu Vùng ĐB Vùng TĐ Vùng TM BQC DT(m2) % DT(m2) % DT(m2) % DT(m2) % Tổng diện tích 11.824,02 100,00 3.982,26 100,00 5.470,33 100,00 7.184,16 100,00 1. Đất vườn và nhà ở 4.888,94 41,35 2.200,00 55,24 2.709,78 49,54 3.297,76 45,90 1.1. Diện tích chuồng lợn 78,47 1,61 19,07 0,87 21,44 0,79 40,12 1,22 2. Đất chuyên lúa 1.900,00 16,07 953,33 23,94 1.122,22 20,51 1.335,99 18,59 3. Đất màu 4.276,75 36,17 795,60 19,98 1.593,89 29,14 2.266,58 31,55 4. Đất ao hồ 758,33 6,41 33,33 0,84 44,44 0,81 283,83 3,96

Qua số liệu điều tra cho thấy tổng diện tích đất giữa các nhóm có sự chênh lệch, bình quân mỗi hộ ở vùng ĐB là 11.824,02 m2, vùng TĐ bình quân mỗi hộ là 3.982,26 m2, và vùng TM bình quân mỗi hộ là 5.470,33 m2, bình quân chung là 7.184,16 m2.

Cơ cấu đất đai lại có sự khác biệt, đối với hộ ở vùng ĐB có diện tích đất vườn, đất chuyên lúa lớn hơn vùng TM và vùng TĐ. Cụ thể, diện tích đất vườn và nhà ở vùng ĐB bình quân mỗi hộ là 4.888,94, vùng TM bình quân mỗi hộ là 2.709,78 m2 và vùng TĐ bình quân mỗi hộ là 3.982,26 m2, bình quân chung là 3.297,76 m2 ; trong đó diện tích chuồng trại bình quân mỗi hộ chiếm 40,12 m2.

Tóm lại, diện tích đất đai của vùng ĐB và vùng TM tương đối khá lớn, ngược lại hộ ở vùng TĐ thiếu đất sản xuất. Để tạo điều kiện cho hộ ở vùng TĐ phát triển sản xuất cần có chính sách cấp đất, quản lý, khai thác và sử dụng đất đai đúng mục đích, có hiệu quả…

2.2.1.3 Tình hình về vốn và trang bị kĩ thuật phục vụ sản xuất của các nông hộ

Để thấy được tình hình về vốn và trang bị kỹ thuật. Ta xem xét bảng số liệu 11 sau: Tổng giá trị tài sản bình quân của các nông hộ là 43.896,99 ngàn đồng, nhóm hộ vùng TĐ là 17.693,37 ngàn đồng/hộ, nhóm hộ vùng TM 32.096,98 ngàn đồng/hộ và cao nhất là nhóm hộ vùng ĐB 79.509,40 ngàn đồng/hộ.

Tùy theo khả năng tài chính và quy mô sản xuất của mình mà các nông hộ có sự cân nhắc đầu tư trang thiết bị sản xuất cho phù hợp.

Bước vào thời kỳ CNH -HĐH nông nghiệp nông thôn, các phương tiện máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp được thay thế dần cho lao động thủ công. Do vậy, số lượng trâu, bò phục vụ cày kéo đã giảm đi đáng kể, bình quân một hộ chỉ có 0,84 con. Công tác cơ giới hóa một số công đoạn sản xuất đã được chú trọng, người dân đã quan tâm hơn trong việc đầu tư máy móc phục vụ các khâu như: làm đất, thu hoạch, vận chuyển và chế biến, đảm bảo tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, cũng như cải thiện năng suất lao động, tăng thu nhập.

Bảng 11: Tình hình về vốn và trang bị kĩ thuật của các nông hộ nuôi lợn thịt. (Tính bq/hộ) Chỉ tiêu ĐVT Vùng ĐBSL Vùng TĐ Vùng TM BQC (con, cái,m2) GT (1000đ) (con,SL cái,m2) GT (1000đ) (con,SL cái,m2) GT (1000đ) (con,SL cái,m2) GT (1000đ) Tổng giá trị tài sản 1000 đ 79.509,40 17.693,34 32.096,98 43.896,11 1. Trâu bò(ck, ss) Con 1,50 16.529,41 0,40 5.600,00 0,59 7.705,88 0,84 10.074,12 2. Lợn nái Con 4,82 3.952,94 0,8 640,00 1,50 1.033,33 2,42 1.907,99 3. Ao nuôi cá M2 758,33 13.823,53 33,33 2.066,67 44,44 3.888,89 283,83 6.720,00

4.Chuồng trại chăn nuôi M2 78,47 32.470,59 19,07 4.626,67 21,44 6.222,22 40,12 14.667,99

5. Bình phun thuốc Cái 1,18 138,82 1,07 121,33 1,11 135,56 1,12 132,39

6. Máy bơm nước Cái 0,98 2.517,65 0,87 566,67 0,89 594,44 0,91 1.240,00

7. Máy xay xát Cái 0,47 6.235,29 0,13 2.200,00 0,39 7.500,00 0,34 5.479,99

8. Chậu, xoong Cái 6,06 605,88 2,06 205,33 2,39 572,22 3,54 473,59

9. Xe công nông Cái 0,18 3.235,29 0,07 1.666,67 0,17 4.444,44 0,14 3.199,99

Tổng nguồn vốn 1000đ 91.441,17 9.327,34 17.722,23 40.268,20

1. Vốn tự có 1000 đ 60.029,41 4.866,67 10.055,56 25.490,00

2. Vốn vay* 1000 đ 31.411,76 4.460,67 7.666,67 14.778,20

Nguồn :Số liệu điều tra năm 2009 (*)vay với mục đích chăn nuôi lợn

Trong chăn nuôi lợn, bình quân một hộ nuôi 2,42 con lợn nái và có sự giảm dần từ hộ chăn nuôi ở vùng ĐB (4,82 con) tới vùng TM (1,50 con) và cuối cùng là vùng TĐ (0,80 con). Mục đích chăn nuôi lợn nái của các nông hộ là để tạo ra nguồn giống chủ động, nguồn gốc rõ ràng, kiểm soát được chất lượng giống và giúp giảm chi phí chăn nuôi cho hoạt động chăn nuôi lợn thịt. Hệ thống chuồng trại phục vụ chăn nuôi cũng được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố thoáng mát. Bình quân một hộ có 40,12 m2 chuồng trại, trong đó nhóm hộ vùng ĐB là 78,47 m2, vùng TĐ là 19,07 m2, vùng TM là 21,44 m2. Ngoài đầu tư các máy móc còn có tư liệu sản xuất khác như: máy bơm nước phục vụ khâu vệ sinh chuồng trại, xoong nồi, xô chậu….Nhìn chung năng lực sản xuất của các nông hộ đã được cải thiện.

Trong chăn nuôi lợn, vốn đầu tư xây dựng chuồng trại, đặc biệt là vốn để đầu tư con giống, thức ăn có ảnh hưởng lớn đến kết quả, hiệu quả sản xuất chăn nuôi. Nguồn vốn ở đây có sự chênh lệch giữa các vùng, ở vùng ĐB tổng nguồn vốn bình quân là 91.441,17 ngàn đồng, trong đó vốn tự có là 60.029,41 và vốn vay là 31.411,76 ngàn đồng. Cho thấy, những hộ sống ở vùng ĐB đã có sự tích lũy khá lớn về của cải tiền bạc, từ đó có cơ sở để vay vốn, dám mạnh dạn đầu tư nuôi lợn theo phương thức chăn nuôi công nghiệp. Ngược lại, vùng TĐ tổng nguồn vốn chỉ có 9.327,34 ngàn đồng, trong đó vốn vay là 4.460,67 triệu, ở đây chủ yếu chăn nuôi theo phương thức tận dụng và bán công nghiệp. Như vậy, giữa các vùng có sự khác biệt về tài sản, năng lực sản xuất, và phương thức chăn nuôi. Do đó, muốn chuyển đổi phương thức chăn nuôi sang chăn nuôi thâm canh công nghiệp thì việc giải quyết vốn đầu tư là một trong các yếu tố rất quan trọng, đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách tín dụng thích hợp, cũng như sự nổ lực của người dân trong đầu tư sản xuất.

2.2.1.4 Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất của các hộ điều tra.

Cũng giống như cơ cấu kinh tế xã hội của toàn xã thì trong cơ cấu giá trị sản xuất của các hộ điều tra thì tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn trong tổng giá trị sản xuất. Đồng thời giữa các nhóm hộ cũng có sự khác nhau về tổng giá trị sản xuất.

Tổng giá trị sản xuất bình quân mỗi hộ ở vùng ĐB là 231.444,93 ngàn đồng, nhóm vùng TĐ là 55.426,21 ngàn đồng, nhóm vùng TM là 78.856,18 ngàn đồng, bình

quân chung là 123.707,36 ngàn đồng. Trong đó, đối với hộ ở vùng ĐB thu nhập chính là dựa vào nông nghiệp, chủ yếu là chăn nuôi lợn đạt 197.066,30 ngàn đồng chiếm 85,12%, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt đã chiếm 178.727,60 ngàn đồng tương ứng với 90,72%, và lợn khác chỉ có 9,28% . Lợn khác ở đây là chăn nuôi lợn để bán lợn con cai sữa và lợn đực giống. Sở dĩ có được như thế do những hộ đã biết tập trung đầu tư cho chăn nuôi lợn thịt với quy mô lớn với phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp.

Những hộ ở vùng TĐ thì bình quân về chăn nuôi của mỗi hộ là 29.752,21 ngàn đồng trong đó chăn nuôi lợn là 19.318,35 ngàn đồng chiếm 34,85%, lợn thịt là 17.689 ngàn đồng chiếm 91,56% và lợn khác là 8,44%. Những hộ ở vùng TM, bình quân mỗi hộ về chăn nuôi là 50.042,42 ngàn đồng trong đó chăn nuôi lợn là 36.964,30 ngàn đồng chiếm 46,88%, lợn thịt là 34.673,85 ngàn đồng chiếm 93,80 % và lợn khác là 6,20%.

Ngoài chăn nuôi lợn thì chăn nuôi trâu bò ở vùng ĐB là 8.560,30 ngàn đồng/hộ, vùng TĐ là 6.700 ngàn đồng/hộ, vùng TM là 7.800,34 ngàn đồng/hộ; chăn nuôi cá bình quân mỗi hộ ở vùng ĐB là 10.350,60 ngàn đồng, vùng TĐ là 3.733 ngàn đồng/hộ, vùng TM là 5.277 ngàn đồng/hộ. Bình quân chung về ngành chăn nuôi là 81,12 % tương ứng 100.352,77 ngàn đồng. Như vậy, hoạt động chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn vẫn chiếm vị trí quan trọng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông hộ.

Về cơ cấu sản xuất, tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn; tỷ trọng của ngành nghề dịch vụ và thu nhập khác là không đáng kể và giữa các nhóm hộ có sự khác biệt tương đối. Vùng ĐB bình quân mỗi hộ về ngành nghề là 2.489,52 ngàn đồng/hộ, vùng TĐ là 12.920 ngàn đồng/hộ, vùng TM là 11.444 ngàn đồng/hộ. Bình quân chung là 8.842,44 ngàn đồng/hộ. Có được kết quả như vậy là do ở vùng ĐB chỉ tập trung về chăn nuôi lợn, ít có những hộ tập trung vào nghành nghề, nhưng ở vùng TĐ và TM ngoài chăn nuôi lợn với phương thức bán công nghiệp và tận dụng từ những nghề như nấu rượu, làm bún, bánh, dịch vụ chuyên chở, bán hàng…mà

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã trung trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w