Giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí: Đối với hộ vùng ĐB thì cứ bỏ ra một đồng chi phí vật chất và dịch vụ thì thu được 1,15 đồng giá trị sản xuất, đối với nhóm hộ vùng TĐ, cứ bỏ ra một đồng chi phí vật chất và dịch vụ thì thu được 1,11 đồng giá trị sản xuất, đối với nhóm hộ vùng TM cứ bỏ ra một đồng chi phí vật chất và dịch vụ thu được 1,14 đồng giá trị sản xuất, bình quân chung cứ bỏ ra một đồng chi phí vật chất và dịch vụ thì thu được 1,15 đồng giá trị sản xuất. Nhìn chung hiệu quả chăn nuôi lợn của các hộ ĐB lớn hơn hộ vùng TM và TĐ. Tuy nhiên dù ở vùng nào thì hộ cũng đem lại hiệu quả nhưng tương đối thấp.
Bảng 20: Hiệu quả chăn nuôi lợn của các hộ điều tra (tính bq/con)
Chỉ tiêu ĐVT Vùng ĐB Vùng TĐ Vùng TM BQC
1. GO/IC Lần 1,15 1,11 1,14 1,15
2. VA/IC Lần 0,15 0,11 0,14 0,15
3. VA/GO Lần 0,13 0,09 0,12 0,12
4.Pr/IC Lần 0,12 -0,03 0,02 0,09
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009
Giá trị gia tăng tính trên một đồng chi phí cũng tăng dần từ hộ vùng TĐ lên hộ vùng ĐB, bình quân chung cứ bỏ ra một đồng chi phí vật chất và dịch vụ thu được 0,15 đồng giá trị gia tăng.
Giá trị sản xuất tính trên một đồng giá trị gia tăng bình quân chung đạt 0,12 lần có nghĩa là cứ một đồng giá trị sản xuất, tạo ra được 0,12 đồng giá trị gia tăng.
Như vậy, hiệu quả chăn nuôi của các nhóm hộ tương đối thấp. Tuy nhiên, với cách nuôi lấy công làm lãi như vậy thì người dân thấy có lợi nhưng nếu hạch toán đầy đủ về tiền công lao động, khấu hao chuồng trại thì lợi nhuận kinh tế của các hộ giảm đi. Thực tế cho thấy nhiều hộ không có vốn nên chi phí giống cũng như thức ăn phải ký nợ đến khi lợn xuất chuồng thì đi trả nợ nên khoản thu được không bao nhiêu, trong khi đó còn mất cả công chăm sóc nữa.
Tóm lại, qua những chỉ tiêu phân tích ở trên, ta thấy rõ ràng có sự khác biệt giữa các nhóm hộ. Mức độ tập trung đầu tư cũng như khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất khác nhau, kéo theo năng suất vật nuôi, chất lượng sản phẩm và kết quả thu được khác nhau.