Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế được. Trong trồng trọt, đất đai là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động.
Đối với chăn nuôi, đất đai vừa là nơi xây dựng chuồng trại, vừa là nơi sản xuất thức ăn chăn nuôi. Như vậy, đất đai vừa có ảnh hưởng trực tiếp vừa có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động chăn nuôi của các nông hộ. Đất đai của các nhóm hộ có sự khác biệt.
Bảng 10: Quy mô và cơ cấu đất đai của các hộ nuôi lợn điều tra năm 2009 (tính bq/hộ) (tính bq/hộ) Loại vùng Chỉ tiêu Vùng ĐB Vùng TĐ Vùng TM BQC DT(m2) % DT(m2) % DT(m2) % DT(m2) % Tổng diện tích 11.824,02 100,00 3.982,26 100,00 5.470,33 100,00 7.184,16 100,00 1. Đất vườn và nhà ở 4.888,94 41,35 2.200,00 55,24 2.709,78 49,54 3.297,76 45,90 1.1. Diện tích chuồng lợn 78,47 1,61 19,07 0,87 21,44 0,79 40,12 1,22 2. Đất chuyên lúa 1.900,00 16,07 953,33 23,94 1.122,22 20,51 1.335,99 18,59 3. Đất màu 4.276,75 36,17 795,60 19,98 1.593,89 29,14 2.266,58 31,55 4. Đất ao hồ 758,33 6,41 33,33 0,84 44,44 0,81 283,83 3,96
Qua số liệu điều tra cho thấy tổng diện tích đất giữa các nhóm có sự chênh lệch, bình quân mỗi hộ ở vùng ĐB là 11.824,02 m2, vùng TĐ bình quân mỗi hộ là 3.982,26 m2, và vùng TM bình quân mỗi hộ là 5.470,33 m2, bình quân chung là 7.184,16 m2.
Cơ cấu đất đai lại có sự khác biệt, đối với hộ ở vùng ĐB có diện tích đất vườn, đất chuyên lúa lớn hơn vùng TM và vùng TĐ. Cụ thể, diện tích đất vườn và nhà ở vùng ĐB bình quân mỗi hộ là 4.888,94, vùng TM bình quân mỗi hộ là 2.709,78 m2 và vùng TĐ bình quân mỗi hộ là 3.982,26 m2, bình quân chung là 3.297,76 m2 ; trong đó diện tích chuồng trại bình quân mỗi hộ chiếm 40,12 m2.
Tóm lại, diện tích đất đai của vùng ĐB và vùng TM tương đối khá lớn, ngược lại hộ ở vùng TĐ thiếu đất sản xuất. Để tạo điều kiện cho hộ ở vùng TĐ phát triển sản xuất cần có chính sách cấp đất, quản lý, khai thác và sử dụng đất đai đúng mục đích, có hiệu quả…
2.2.1.3 Tình hình về vốn và trang bị kĩ thuật phục vụ sản xuất của các nông hộ
Để thấy được tình hình về vốn và trang bị kỹ thuật. Ta xem xét bảng số liệu 11 sau: Tổng giá trị tài sản bình quân của các nông hộ là 43.896,99 ngàn đồng, nhóm hộ vùng TĐ là 17.693,37 ngàn đồng/hộ, nhóm hộ vùng TM 32.096,98 ngàn đồng/hộ và cao nhất là nhóm hộ vùng ĐB 79.509,40 ngàn đồng/hộ.
Tùy theo khả năng tài chính và quy mô sản xuất của mình mà các nông hộ có sự cân nhắc đầu tư trang thiết bị sản xuất cho phù hợp.
Bước vào thời kỳ CNH -HĐH nông nghiệp nông thôn, các phương tiện máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp được thay thế dần cho lao động thủ công. Do vậy, số lượng trâu, bò phục vụ cày kéo đã giảm đi đáng kể, bình quân một hộ chỉ có 0,84 con. Công tác cơ giới hóa một số công đoạn sản xuất đã được chú trọng, người dân đã quan tâm hơn trong việc đầu tư máy móc phục vụ các khâu như: làm đất, thu hoạch, vận chuyển và chế biến, đảm bảo tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, cũng như cải thiện năng suất lao động, tăng thu nhập.
Bảng 11: Tình hình về vốn và trang bị kĩ thuật của các nông hộ nuôi lợn thịt. (Tính bq/hộ) Chỉ tiêu ĐVT Vùng ĐBSL Vùng TĐ Vùng TM BQC (con, cái,m2) GT (1000đ) (con,SL cái,m2) GT (1000đ) (con,SL cái,m2) GT (1000đ) (con,SL cái,m2) GT (1000đ) Tổng giá trị tài sản 1000 đ 79.509,40 17.693,34 32.096,98 43.896,11 1. Trâu bò(ck, ss) Con 1,50 16.529,41 0,40 5.600,00 0,59 7.705,88 0,84 10.074,12 2. Lợn nái Con 4,82 3.952,94 0,8 640,00 1,50 1.033,33 2,42 1.907,99 3. Ao nuôi cá M2 758,33 13.823,53 33,33 2.066,67 44,44 3.888,89 283,83 6.720,00
4.Chuồng trại chăn nuôi M2 78,47 32.470,59 19,07 4.626,67 21,44 6.222,22 40,12 14.667,99
5. Bình phun thuốc Cái 1,18 138,82 1,07 121,33 1,11 135,56 1,12 132,39
6. Máy bơm nước Cái 0,98 2.517,65 0,87 566,67 0,89 594,44 0,91 1.240,00
7. Máy xay xát Cái 0,47 6.235,29 0,13 2.200,00 0,39 7.500,00 0,34 5.479,99
8. Chậu, xoong Cái 6,06 605,88 2,06 205,33 2,39 572,22 3,54 473,59
9. Xe công nông Cái 0,18 3.235,29 0,07 1.666,67 0,17 4.444,44 0,14 3.199,99
Tổng nguồn vốn 1000đ 91.441,17 9.327,34 17.722,23 40.268,20
1. Vốn tự có 1000 đ 60.029,41 4.866,67 10.055,56 25.490,00
2. Vốn vay* 1000 đ 31.411,76 4.460,67 7.666,67 14.778,20
Nguồn :Số liệu điều tra năm 2009 (*)vay với mục đích chăn nuôi lợn
Trong chăn nuôi lợn, bình quân một hộ nuôi 2,42 con lợn nái và có sự giảm dần từ hộ chăn nuôi ở vùng ĐB (4,82 con) tới vùng TM (1,50 con) và cuối cùng là vùng TĐ (0,80 con). Mục đích chăn nuôi lợn nái của các nông hộ là để tạo ra nguồn giống chủ động, nguồn gốc rõ ràng, kiểm soát được chất lượng giống và giúp giảm chi phí chăn nuôi cho hoạt động chăn nuôi lợn thịt. Hệ thống chuồng trại phục vụ chăn nuôi cũng được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố thoáng mát. Bình quân một hộ có 40,12 m2 chuồng trại, trong đó nhóm hộ vùng ĐB là 78,47 m2, vùng TĐ là 19,07 m2, vùng TM là 21,44 m2. Ngoài đầu tư các máy móc còn có tư liệu sản xuất khác như: máy bơm nước phục vụ khâu vệ sinh chuồng trại, xoong nồi, xô chậu….Nhìn chung năng lực sản xuất của các nông hộ đã được cải thiện.
Trong chăn nuôi lợn, vốn đầu tư xây dựng chuồng trại, đặc biệt là vốn để đầu tư con giống, thức ăn có ảnh hưởng lớn đến kết quả, hiệu quả sản xuất chăn nuôi. Nguồn vốn ở đây có sự chênh lệch giữa các vùng, ở vùng ĐB tổng nguồn vốn bình quân là 91.441,17 ngàn đồng, trong đó vốn tự có là 60.029,41 và vốn vay là 31.411,76 ngàn đồng. Cho thấy, những hộ sống ở vùng ĐB đã có sự tích lũy khá lớn về của cải tiền bạc, từ đó có cơ sở để vay vốn, dám mạnh dạn đầu tư nuôi lợn theo phương thức chăn nuôi công nghiệp. Ngược lại, vùng TĐ tổng nguồn vốn chỉ có 9.327,34 ngàn đồng, trong đó vốn vay là 4.460,67 triệu, ở đây chủ yếu chăn nuôi theo phương thức tận dụng và bán công nghiệp. Như vậy, giữa các vùng có sự khác biệt về tài sản, năng lực sản xuất, và phương thức chăn nuôi. Do đó, muốn chuyển đổi phương thức chăn nuôi sang chăn nuôi thâm canh công nghiệp thì việc giải quyết vốn đầu tư là một trong các yếu tố rất quan trọng, đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách tín dụng thích hợp, cũng như sự nổ lực của người dân trong đầu tư sản xuất.
2.2.1.4 Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất của các hộ điều tra.
Cũng giống như cơ cấu kinh tế xã hội của toàn xã thì trong cơ cấu giá trị sản xuất của các hộ điều tra thì tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn trong tổng giá trị sản xuất. Đồng thời giữa các nhóm hộ cũng có sự khác nhau về tổng giá trị sản xuất.
Tổng giá trị sản xuất bình quân mỗi hộ ở vùng ĐB là 231.444,93 ngàn đồng, nhóm vùng TĐ là 55.426,21 ngàn đồng, nhóm vùng TM là 78.856,18 ngàn đồng, bình
quân chung là 123.707,36 ngàn đồng. Trong đó, đối với hộ ở vùng ĐB thu nhập chính là dựa vào nông nghiệp, chủ yếu là chăn nuôi lợn đạt 197.066,30 ngàn đồng chiếm 85,12%, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt đã chiếm 178.727,60 ngàn đồng tương ứng với 90,72%, và lợn khác chỉ có 9,28% . Lợn khác ở đây là chăn nuôi lợn để bán lợn con cai sữa và lợn đực giống. Sở dĩ có được như thế do những hộ đã biết tập trung đầu tư cho chăn nuôi lợn thịt với quy mô lớn với phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp.
Những hộ ở vùng TĐ thì bình quân về chăn nuôi của mỗi hộ là 29.752,21 ngàn đồng trong đó chăn nuôi lợn là 19.318,35 ngàn đồng chiếm 34,85%, lợn thịt là 17.689 ngàn đồng chiếm 91,56% và lợn khác là 8,44%. Những hộ ở vùng TM, bình quân mỗi hộ về chăn nuôi là 50.042,42 ngàn đồng trong đó chăn nuôi lợn là 36.964,30 ngàn đồng chiếm 46,88%, lợn thịt là 34.673,85 ngàn đồng chiếm 93,80 % và lợn khác là 6,20%.
Ngoài chăn nuôi lợn thì chăn nuôi trâu bò ở vùng ĐB là 8.560,30 ngàn đồng/hộ, vùng TĐ là 6.700 ngàn đồng/hộ, vùng TM là 7.800,34 ngàn đồng/hộ; chăn nuôi cá bình quân mỗi hộ ở vùng ĐB là 10.350,60 ngàn đồng, vùng TĐ là 3.733 ngàn đồng/hộ, vùng TM là 5.277 ngàn đồng/hộ. Bình quân chung về ngành chăn nuôi là 81,12 % tương ứng 100.352,77 ngàn đồng. Như vậy, hoạt động chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn vẫn chiếm vị trí quan trọng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông hộ.
Về cơ cấu sản xuất, tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn; tỷ trọng của ngành nghề dịch vụ và thu nhập khác là không đáng kể và giữa các nhóm hộ có sự khác biệt tương đối. Vùng ĐB bình quân mỗi hộ về ngành nghề là 2.489,52 ngàn đồng/hộ, vùng TĐ là 12.920 ngàn đồng/hộ, vùng TM là 11.444 ngàn đồng/hộ. Bình quân chung là 8.842,44 ngàn đồng/hộ. Có được kết quả như vậy là do ở vùng ĐB chỉ tập trung về chăn nuôi lợn, ít có những hộ tập trung vào nghành nghề, nhưng ở vùng TĐ và TM ngoài chăn nuôi lợn với phương thức bán công nghiệp và tận dụng từ những nghề như nấu rượu, làm bún, bánh, dịch vụ chuyên chở, bán hàng…mà những hộ này có thu nhập khá hơn vùng ĐB
Bảng 12: Quy mô và cơ cấu tổng giá trị sản xuất của các hộ điều tra năm 2009 (Tính bq/hộ) (Tính bq/hộ) Vùng Chỉ tiêu Vùng ĐB Vùng TĐ Vùng TM Tổng, BQC GT (1000đ) % (1000đ)GT % (1000đ)GT % (1000đ)GT % * Tổng GTSX 231.444,93 100,00 55.426,21 100,00 78.856,18 100,00 123.707,36 100,00 1.Nông nghiệp 225.237,76 97,32 37.586,21 67,81 58.945,07 74,75 109.076,92 88,17 - Trồng trọt 9.320,56 4,03 7.834,00 14,13 8.902,65 11,29 8.724,15 7,05 - Chăn nuôi 215.917,20 93,29 29.752,21 53,68 50.042,42 63,46 100.352,77 81,12 + Lợn 197.006,30 85,12 19.318,35 34,85 36.964,30 46,88 86.084,79 69,58 . Lợn thịt 178.727,60 90,72 17.689,00 91,56 34.673,85 93,80 78.556,67 91,25 . Lợn khác 18.278,70 9,28 1.629,35 8,44 2.290,45 6,20 7.528,12 8,75 + Trâu, bò 8.560,30 3,69 6.700,53 12,09 7.800,34 9,89 7.728,78 6,09 + Cá 10.350,60 4,48 3.733,33 6,74 5.277,78 6,69 6.539,20 5,45 2. Ngành nghề 2.489,52 1,08 12.920,00 23,31 11.444,44 14,51 8.842,44 7,15 3. Thu khác 3.717,65 1,60 4.920,00 8,88 8.466,67 10,74 5.788,00 4,68
Như vậy, chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ, góp phần nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm, tạo ra sản phẩm phục vụ cho người dân trong và ngoài địa phương. Để chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn trở thành ngành sản xuất chinh với quy mô lớn, sản xuất hàng hóa tập trung đòi hỏi các hộ phải thay đổi phương thức chăn nuôi, tuân thủ các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật, đặc biệt mạnh dạn đầu tư với quy mô lớn thì kết quả thu được mới bù đắp được chi phí bỏ ra, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
2.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ điều tra tại xã TrungTrạch năm 2009 Trạch năm 2009
2.2.2.1 Quy mô đàn lợn thịt và lợn giống của các nông hộ điều tra.
Thực tiễn chăn nuôi lợn ở xã Trung Trạch, các hộ điều tra ở đây có hai hình thức: Chăn nuôi lợn thịt tự túc con giống và chăn nuôi lợn thịt mua giống bên ngoài.
Đối với hộ chăn nuôi lợn thịt tự túc con giống: Theo kết quả điều tra thì việc chăn nuôi được lợn nái để sản xuất giống là rất khó, tùy vào tay nghề, tùy vào quy mô, mục đích của hộ sản xuất. Điển hình là hộ vùng Đông Bắc, quy mô chăn nuôi lợn thịt của ông Nguyễn Văn Bồn hàng năm tự túc con giống, có 22 lợn nái, mỗi năm bình quân đẻ 2-2,5 lứa; 10-12 con/lứa, ông nuôi theo hình thức lợn nái đẻ bao nhiêu, ông nuôi bấy nhiêu nên tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn về con giống. Ngoài ra, có những hộ nuôi bán đi một phần lợn giống và giữ lại một ít để nuôi lợn thịt. Đối với nhóm hộ vùng TĐ, trong tổng 15 hộ nuôi lợn thịt có 8 hộ tự túc con giống với số bình quân hộ là 8,75 con. Đối với nhóm hộ vùng TM, có 12 hộ nuôi tự túc con giống trong tổng số 18 hộ nuôi lợn thịt với số con bình quân hộ là 15,75 con. Đối với nhóm hộ vùng ĐB, trong tổng 17 hộ nuôi lợn thịt có 13 hộ tự túc con giống, với số con bình quân hộ là 88,85 con, gấp 10,15 lần hộ ở vùng TĐ và 5,64 lần ở vùng TM. Bình quân chung thì trong tổng 50 hộ nuôi lợn thịt có 33 hộ nuôi tự túc giống với số con bình quân hộ là 42,85 con.
điều tra năm 2009 Vùng Chỉ tiêu ĐVT Vùng ĐB Vùng TĐ Vùng TM Tổng, BQC *Tổng số điều tra Hộ 17 15 18 50 - Số lượng lợn thịt Con 1.191 114 251 1556 -Số lượng lợn thịt bq/hộ Con/hộ 70,06 7,60 13,94 31,12 1.Tự túc con giống - Số hộ Hộ 13 8 12 33
- Số lượng con giống Con 1.155 70 189 1414
- Số lượng con giống
(lợn con)/hộ Con/hộ 88,85 8,75 15,75 42,85
2. Mua giống ngoài
- Số hộ phải mua Hộ 4 7 6 17
- Số lượng con giống Con 36 44 62 142
- Số lượng con giống
mua /hộ Con/hộ 9,00 6,29 10,33 8,35
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)
Đối với hộ mua giống bên ngoài: Những hộ này là những hộ không nuôi được heo nái, đối với hộ ở vùng ĐB trong tổng 17 hộ thì có 4 hộ nuôi mua giống, số con bình quân hộ là 9 con, nhóm hộ ở vùng TĐ trong tổng số 15 hộ nuôi có 7 hộ nuôi mua giống số con bình quân là 6,29 con, nhóm hộ ở vùng TM trong tổng 18 hộ nuôi có 6 hộ nuôi mua giống, số con bình quân là 10,33 con, bình quân chung có 17 hộ trong tổng 50 hộ nuôi mua giống với số con bình quân hộ là 8,35 con.
Như vậy, so sánh 2 loại hình trên thì nhìn chung số hộ nuôi tự túc con giống vẫn lớn hơn hộ nuôi mua giống và hình thức nuôi tự túc giống do có sẵn nguồn giống nên số lượng nuôi bình quân hộ cũng nhiều hơn. Số lượng nuôi bình quân hộ ở hai hình thức này nhìn chung cũng tăng dần từ hộ ở vùng TĐ lên hộ vùng ĐB.
2.2.2.2 Sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong năm của các nông hộ điều tra năm2009 2009
Sản phẩm thu được từ chăn nuôi lợn bao gồm sản phẩm chính là sản lượng thịt hơi xuất chuồng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người và sản phẩm phụ là phân bón phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi. Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 14: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong năm của các nông hộ điều tra năm 2009 (Tính bq/hộ)
Vùng Chỉ tiêu ĐVT Vùng ĐB Vùng TĐ Vùng TM Tổng, BQC
1. Số lứa lợn nuôi Lứa 3,50 2,50 3,00 3,02
2. SL xuất chuồng Con 70,06 7,60 13,94 31,12
3.BQ trọng lượng xuất chuồng Kg/con 71,97 65,16 69,61 71,09 4. Sản lượng xuất chuồng Kg 5.042,03 495,21 970,67 2.212,29 5. GTSX lợn thịt 1000đ 171.371,30 16.891,00 33.210,15 75.289,20 6. Giá trị sản phẩm phụ 1000đ 7.356,30 798,00 1.463,70 3.267,47
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)
Mặc dù thời gian nuôi kéo dài 3,5 - 4,5 tháng nhưng do khả năng đầu tư thức ăn thấp lại không cân đối về dưỡng chất lẫn khẩu phần ăn trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của vật nuôi nên trọng lượng xuất chuồng bình quân đạt 71,09 kg/con và giữa các hộ có sự chênh lệch. Hộ ở vùng ĐB, trọng lượng xuất chuồng bình quân là 71,97 kg/con, hộ ở vùng TĐ là 65,16 kg/con, hộ ở vùng TM là 69,61 kg/con. Vùng ĐB gấp 1,03 lần ở vùng TM và gấp 1,10 lần ở vùng TĐ.