(tính bq/con) Vùng Chỉ tiêu ĐVT Vùng ĐB Vùng TĐ Vùng TM Tổng, BQC
- Thức ăn thô, xanh 1000đ 100,60 575,05 380,57 180,52 - Thức ăn công nghiệp 1000đ 1.677,44 620,00 1.005,85 1.491,63
Tổng 1000đ 1.778,04 1.195,05 1.386,42 1.672,15
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
Chi phí thức ăn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất của các hộ chăn nuôi. Đồng thời đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng. Trong chi phí vật chất thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất 90,26% chi phí trung gian. Trong thức ăn gồm có thức ăn thô xanh (các loại rau, củ quả..), thức ăn công nghiệp (bột ngủ cốc, thức ăn đậm đặc có hàm lượng chất dinh dưỡng cao). Bình quân 1 con lợn thịt tiêu tốn khoảng 1,8-2kg lượng thức ăn tinh bột trong một ngày, với giá 7,5 ngàn đồng - 8,0 ngàn đồng/kg tinh bột, khoảng 1kg thức ăn thô xanh với giá 2,5 -3,0 ngàn đồng. Tùy theo mức độ đầu tư và phương thức chăn nuôi mà các vùng có sự phân bố lượng thức ăn. Vùng ĐB, tổng chi phí thức ăn là 1.778,04 ngàn đồng/con, chiếm 80,34% chi phí trung gian, vùng TĐ là 1.195,05 ngàn đồng/con, chiếm 59,78% chi phí trung gian, vùng TM là 1.386,42 ngàn đồng/con chiếm 67,96% chi phí trung gian, bình quân chung là 1.672,15 ngàn đồng/con. Như vậy, vùng ĐB chủ yếu nuôi theo phương thức thâm canh công nghiệp đầu tư về lượng thức ăn công nghiệp tương đối lớn (94%), thức ăn thô xanh hầu như không (6%). vùng TĐ và TM chủ yếu nuôi theo phương thức bán công nghiệp vừa tận dụng thức ăn sẵn có và thức ăn công nghiệp, cụ thể vùng TĐ sử dụng thức ăn công nghiệp 52%, thức ăn thô xanh 48%, vùng TM sử dụng thức ăn công nghiệp 73%, thức ăn thô xanh 27%.
* Chi phí thú y.
Là khoản chi phí nhỏ song có ảnh hưởng lớn đến kết quả chăn nuôi. Trong chăn nuôi lợn chi phí thú y gồm: Vắcxin phòng bệnh, thuốc tẩy trùng, thuốc tẩy giun, thuốc điều trị bệnh khi lợn ốm…Nước ta là nước nhiệt đới ẩm gió mùa, điều kiện khí hậu
khắc nghiệt, trong khi đó lợn là loại vật nuôi rất mẫn cảm với những thay đổi của thời tiết, nhất là vào các thời điểm giao mùa, do đó dễ xãy ra các loại bệnh dịch (dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn..) Công tác phòng chống dịch bệnh là rất quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với hoạt động chăn nuôi, nếu làm tốt được công tác này sẽ hạn chế được rủi ro. Qua số liệu điều tra, bình quân các hộ đã chi hết 3,16 ngàn đồng/con, vùng ĐB là 3,41 ngàn đồng/con, vùng TĐ là 2,01 ngàn đồng/con, vùng TM là 2,53 ngàn đồng/con. Như vậy, vùng ĐB có sự đầu tư kỹ lưỡng hơn các vùng khác.
* Chi phí khác.
Bao gồm chi phí nhiên liệu, trả lãi tiền vay, điện nước, bảo hộ lao động, công cụ phục vụ chăn nuôi như xoong nồi, xô chậu..Do hoạt động chăn nuôi mang tính truyền thống, cách thức nấu chín là chủ yếu, điều đó ảnh hưởng đến chi phí chăn nuôi của các nông hộ. Vùng TĐ là 281,23 ngàn đồng/con, vùng TM là 176 ngàn đồng/con. Những hộ trên có chi phí lớn do họ nuôi với số lượng lớn, nhưng chăn nuôi theo phức thức tận dụng nên chi phí khác tăng, trong khi đó vùng ĐB chăn nuôi theo phương thức thâm canh cho ăn sống là chủ yếu vì thế giảm đáng kể về chi phí nhiên liệu, bình quân 1 con lợn thịt chi phí khác chỉ 61,87 ngàn đồng. Bình quân chung là 96,39 ngàn đồng/con, chiếm 4,44 % chi phí trung gian.
* Chi phí lao động.
Chi phí trong chăn nuôi lợn chủ yếu tập trung trong khâu chăm sóc, cho ăn, vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh, tẩy trùng khử độc…và tùy vào mức độ đầu tư các trang thiết bị phục vụ sản xuât, phương pháp chăn nuôi, cách thức chăn nuôi mà lượng hao phí lao động khác nhau. Hộ vùng ĐB, vùng có quy mô lớn chủ yếu thuê lao động gần như suốt quá trình nuôi, hộ vùng TĐ và TM thì chỉ thuê lao động lúc tiêm phòng và khâu chi phí chuyên chở nhiên liệu phục vụ nấu thức ăn chăn nuôi.