luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài Thế giới bước sang thế kỷ XXI với một nền văn minh rực rỡ nhưng cũng ngổn ngang những vấn đề gay gắt mang tính toàn cầu. Nó chứa đựng trong mình cả niềm vui lẫn nỗi bất hạnh, cả nụ cười và nước mắt, nỗi đau nhân loại là nghèo đói vẫn còn trầm trọng trên một phạm vi vô cùng rộng lớn. Nghèo, đói luôn là nỗi bất hạnh của loài người, là một nghịch lý trên con đường phát triển. Trong khi thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn về tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng vượt bậc sự giàu có của con người, thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người lại chính là sự nghèo đói. Thực tế hiện nay trong hơn 6 tỷ người của thế giới, thường xuyên có 2,8 tỷ người sống dưới mức sống 2USD/ngày, đặc biệt có 1,2 tỷ người sống dưới mức 1USD/ngày. Ở nước ta, sau gần 25 năm đổi mới, nền kinh tế đang từng bước khởi sắc và đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh khối dân cư giàu có và trung lưu ngày một gia tăng, vẫn còn một bộ phận lớn dân cư nghèo đói. Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam còn rất cao, phấn đấu giảm xuống còn dưới 10% (năm 2010) và đang là một thách thức lớn đối với sự phát triển và trở thành mối quan tâm chung, vấn đề cấp bách phải giải quyết của toàn xã hội. Do đó giải quyết vấn đề giảm nghèo tạo tiền đề cho phát triển kinh tế – xã hội, chuyển nước ta từ một nước nghèo trở thành một nước giàu có, văn minh, cho một XH chủ nghĩa cao cả: “Vì hạnh phúc của người dân”, ra sức phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại hóa. Cùng với cả nước, tỉnh Thừa Thiên Huế, một trong 5 tỉnh và thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cũng là một trong những tỉnh cũng có tỷ lệ hộ nghèo khá cao, tập trung nhiều nhất ở huyện A Lưới. Xã Hồng Thượng là một xã biên giới nằm ở phía Tây Nam của huyện A Lưới, là nơi đất đai vùng go đồi khá lớn, đại bộ phận nhân dân trên địa bàn sinh sống là dân tộc thiểu số (Pa Cô, Cơ Tu, Kinh ), vị trí địa bàn thuận lợi giao thương, có địa điểm du lịch, tiềm năng phát triển của xã, thế mà xã này có tỷ lệ đói nghèo vẫn còn khá cao so với toàn huyện: tỷ lệ hộ nghèo 37.37% tổng số hộ năm 2009, đời sống của người dân dựa vào nguồn thu nhập là nông nghiệp, lâm nghiệp, mức sống của người dân ở đây gặp 1 nhiều khó khăn nhất là những năm gặp thời tiết khắc nghiệt, hơn nữa cơ sở hạ tầng, văn hóa, y tế giáo dục còn nghèo nàn, lạc hậu làm cho đời sống của nhân dân ngày càng cơ cực nên nhân dân khó có thể thoát nghèo và làm giàu. Chính vì vậy xóa đói giảm nghèo đang là vấn đề được xã quan tâm, phấn đấu giảm còn <35% tỷ lệ hộ nghèo vào năm 2010. Xuất phát từ tình hình nói trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng đói nghèo ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn đóng góp phần nhỏ của mình trong việc xóa đói giảm nghèo ở xã Hồng Thượng. Mục đích nghiên cứu đề tài: - Đánh giá tình hình thực hiện XĐGN của xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác XĐGN ngày càng có hiệu quả hơn. - Nghiên cứu thực trạng nghèo đói của xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Tìm ra nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các hộ nghèo ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đưa công tác XĐGN trên địa bàn xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đạt hiệu quả. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài bao gồm: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Dựa vào phương pháp này để xem xét, phân tích, đánh giá sự vật hiện tượng một cách khách quan và khoa học. - Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu. + Số liệu thứ cấp: các tài liệu đã công bố như niên giám thống kê các cấp các tài liệu, báo cáo của xã, huyện, của các tổ chức phi chính phủ, các dự án trên địa bàn xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. + Số liệu sơ cấp: Điều tra, phỏng vấn trực tiếp - phỏng vấn đến từng nghèo theo mẫu điều tra đã có sẵn. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp phân tổ thống kê. 2 - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: tham khảo ý kiến của các cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ tỉnh, huyện, xã, trưởng thôn, chủ hộ có trình độ văn hóa, có nhiều kinh nghiệm. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Tiến hành điều tra hộ nghèo trên địa bàn Xã Hồng Thượng (dựa vào tiêu chuẩn được ban hành bởi cơ quan sở Lao động thương binh, xã hội) - Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng tiêu chuẩn ban hành của Sở lao động thương binh và xã hội để đánh giá thực trạng nghèo đói của xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Về không gian: điều tra các hộ nghèo tại 7 thôn trên địa bàn xã Hồng Thượng huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế: thôn Hồng Hợp, thôn Kỳ Ré, thôn Cân Sâm, thôn Hợp Thượng, thôn Cân Tôm, thôn Cân Te, thôn A Sáp. Về thời gian: tiến hành phân tích đánh giá số liệu xã qua 3 năm (2007-2009) riêng đối với các hộ nghèo, tôi nghiên cứu điều tra và phân tích trong năm 2009. Về nội dung: nguồn lực, năng lực sản xuất của hộ nghèo, thực trạng sản xuất, thu nhập, chi tiêu cũng như nguyên nhân gây ra đói nghèo của hộ nghèo điều tra. 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về đói nghèo Khái niệm đói nghèo: Vì sao người ta lại quan tâm đến vấn đề nghèo đói? Trước những năm 1900 của thế kỷ trước người ta quan tâm nhiều đến tăng trưởng kinh tế, kinh tế càng tăng trưởng càng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc và chi phí khắc phục hậu quả của nó ngày một tốn kém hơn. Trong các vấn đề xã hội bức xúc đó, vấn đề nghèo đói nổi lên hàng đầu và được cả cộng đồng quốc tế quan tâm và đến những năm đầu tiên của thế kỷ 21 có tới 78 quốc gia thuộc nhóm các nước nghèo và đang phát triển xây dựng chiến lược giảm nghèo toàn diện và gần 30 tổ chức quốc tế, bao gồm cả tổ chức đa phương, song phương và NGO xây dựng chiến lược hỗ trợ các nước nghèo trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thuật ngữ về nghèo đói là do người Việt Nam sử dụng để chỉ cả tình trạng nghèo và tình trạng đói, thực ra vấn đề nghèo và đói là hai vấn đề khác nhau, thông thường nói đến đói là hiểu tình trạng không đủ nhu cầu về ăn, còn nói đến nghèo là nói đến tình trạng khó khăn chung về việc không có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản, song chủ yếu lại là các nhu cầu về phi lương thực, thực phẩm như nhà ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Trong các tài liệu quốc tế người ta thường sử dụng thuật ngữ tình trạng nghèo khổ hơn là tình trạng nghèo đói. Quan điểm về nghèo đói hay nhận dạng về nghèo đói của từng quốc gia hay từng vùng, từng nhóm dân cư, nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Sự khác nhau chung nhất là thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng từng quốc gia. Tại hội nghị về nghèo đói do ủy ban kinh tế xã hội khu 4 vực châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băng cóc, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng: Nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triễn kinh tế xã hội, phong tục của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận. Nhu cầu cơ bản của con người bao gồm: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Nghèo khổ thay đổi theo thời gian: Thước đo nghèo khổ sẽ thay đổi theo thời gian, kinh tế càng phát triển, nhu cầu cơ bản của con người cũng sẽ thay đổi theo và có xu hướng ngày một cao hơn. Nghèo khổ thay đổi theo không gian: Thông qua định nghĩa này cũng chỉ cho chúng ta thấy rằng sẽ không có chuẩn nghèo chung cho tất cả các nước, vì nó phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, từng vùng. Xu hướng chung là các nước càng phát triển ngưỡng đo nghèo đói ngày càng cao. Nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith chia sẽ với quan niệm này” con người bị coi là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng đồng. Khi đó họ không thể có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mức. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như sau: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Riêng quan niệm của chính người nghèo ở nước ta cũng như một số quốc gia khác trên thế giới về nghèo đói đơn giản hơn, trực diện hơn, người dân nói rằng: nghèo đói là gì ư? Là hôm nay con tôi ăn khoai, ngày mai không biết con tôi ăn gì? Bạn nhìn nhà của tôi thì biết, ngồi trong nhà cũng thấy mặt trời, khi mưa thì trong nhà cũng như ngoài sân, hoặc là với nhà ở bằng tranh tre, nứa, lá tạm bợ, xiêu vẹo, dột nát, không đủ đất đai sản xuất không có trâu bò không có tivi, con cái thất học, ốm đau không có tiền đi khám chữa bệnh. 5 Nghèo đói tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không được thoả mãn những nhu cầu cơ bản cho cuộc sống con người, nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế xã hội và các phong tục, tập quán của địa phương. Tình trạng nghèo tuyệt đối xảy ra khi thu nhập hay mức tiêu dùng của một người hay hộ gia đình giảm xuống thấp hơn giới hạn nghèo đói được định nghĩa. Giới hạn nghèo đói được xác định căn cứ vào: - Chi phí ước tính cho một khối lượng “hàng hoá cơ bản”. - Căn cứ vào tiêu chuẩn dinh dưỡng Để có thể phân định mức độ nghèo đói tuyệt đối giữa các cộng đồng, các vùng hay các quốc gia, người ta tiến hành xây dựng chuẩn nghèo. Có 3 bước xây dựng chuẩn nghèo tuyệt đối : - Bước 1: chọn thước đo phúc lợi. - Bước 2: tiến hành điều tra khảo sát mức chi tiêu thực tế của dân cư. - Bước 3: Xây dựng chuẩn nghèo. Nghèo đói tương đối là tình trạng được xác định khi so sánh mức sống của cộng đồng hay nhóm dân cư này với cộng đồng hay nhóm dân cư khác hoặc giữa các vùng với nhau. Tỷ trọng dân số nghèo đói tương đối của một quốc gia nói lên sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của quốc gia đó. Ngân hàng thế giới đã thu thập những thông tin sẵn có về phân phối thu nhập theo đối tượng của 66 nước gồm các nước phát triển, các nước đang phát triển và cho thấy so với các nước phát triển thì sự bất bình đẳng tương đối ở các nước chậm phát triển trầm trọng hơn nhiều. Ngày nay nghèo đói tương đối được chú ý nhiều hơn để có giải pháp thu hẹp sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo. Trong thực tế việc đánh giá thực trạng nghèo đói thường kết hợp các phương pháp tương đối và phương pháp tuyệt đối. Những nhóm người khác nhau trong cộng đồng hay giữa các vùng có tình trạng nghèo đói khác nhau thì đòi hỏi cần có các chính sách khác nhau và phù hợp cho họ phát triển. 6 Tóm lại qua các quan niệm nghèo đói nêu trên được phản ánh qua 3 khía cạnh của người nghèo: - Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người. - Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. - Thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia trong quá trình phát triển cộng đồng. Đặc điểm của hộ nghèo: Hộ nghèo phân bố khắp tất cả các vùng trong cả nước và phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, ven biển, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người. Nhìn chung hộ nghèo có những đặc điểm sau: - Người nghèo chủ yếu là những người nông dân với trình độ học vấn thấp và khả năng tiếp cận đến các thông tin và kỹ năng chuyên môn bị hạn chế. - Hộ nghèo có ít đất hoặc không có đất, thu nhập thấp và không ổn định. - Các hộ có nhiều con hoặc có ít lao động, có tỷ lệ nghèo cao. - Hộ nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn mang tính thời vụ và những biến động bất thương xảy ra đối với những gia đình và cộng đồng. - Các hộ nghèo thường nợ nần nhiều, khó có khả năng trả nợ. - Chi tiêu của các hộ nghèo chủ yếu phục vụ cho ăn uống, tích luỹ âm. 1.1.1.2. Tiêu chí xác định hộ nghèo Quan niệm của thế giới về đói nghèo : Hiện nay trên thế giới có rất nhiều thước đo khác nhau, các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo. Nước Mỹ áp dụng mức chuẩn từ những năm 60 của thế kỷ trước, cụ thể: thu nhập 18.600 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với các gia đình có bốn người (gồm bố mẹ và hai con) và thu nhập 09.573 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với người độc thân trong độ tuổi lao động. Theo chuẩn này thì năm 1993 nước Mỹ có 15,1% dân số nghèo khổ, năm 2000 tỷ lệ đó giảm xuống còn 11,3% nhưng tới năm 2003 thì tỷ lệ người nghèo của nước Mỹ tăng lên 12,5% (tức là khoảng 35,9 triệu người dân Mỹ sống trong tình trạng nghèo đói). 7 Ma-lai-xi-a sử dụng tiêu chuẩn 9.910 ca-lo một ngày tính trên một gia đình có hai người lớn và ba trẻ em để làm đường nghèo. Phi-lip-pin lấy ngưỡng nghèo mức 2.000ca-lo. Tương tự, Xri Lan-ca: 2.500ca-lo, Nê-pan: 2.124ca-lo, Thái Lan: 2.099ca-lo, việc sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau ấy giữa các quốc gia làm ngưỡng nghèo đã gây ra những khó khăn lớn cho việc so sánh quốc tế. Vì vậy để xác định mức nghèo đói chung trên thế giới, người ta đã sử dụng chỉ tiêu tính bằng USD cùng với sức mua như ở Mỹ (còn gọi là đôla theo sức mua tương đương viết tắt là PPP). Nhưng ngưỡng nghèo thường dùng là 1 USD hay 2 USD PPP/ ngày. Ngân hàng thế giới đưa ra kiến nghị thang đo nghèo đói như sau: - Đối với nước nghèo, các cá nhân được coi là nghèo đói khi có thu nhập dưới 0.5USD/ngày. - Các nước đang phát triển là 1 USD/ngày. - Các nước thuộc châu Mỹ La Tinh và Caribe là 2 USD/ngày. - Các nước Đông Âu là 4 USD/ngày. - Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày. Chuẩn nghèo của TG hiện nay: thu nhập bình quân là 1,25 USD/người/ngày (tương đương với 600.000 đồng/người/tháng) còn đối với chuẩn nghèo của châu Á là 1,35 USD/người/ngày (650.000 đồng/ người/tháng). Quan niệm của Việt Nam về đói nghèo: Trong những năm qua nước ta tồn tại song song một số phương pháp xác định chuẩn nghèo phục vụ các mục đích khác nhau. Đó là cách xác định chuẩn nghèo của chính phủ do Bộ LĐTB&XH công bố, chuẩn nghèo của tổng cục thống kê, chuẩn nghèo của ngân hàng TG. Theo các phương pháp xác định đó chuẩn nghèo luôn biến đổi theo không gian và thời gian. Về không gian nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng vùng hay từng quốc gia. Ở Việt Nam chuẩn nghèo biến đổi theo hai vùng sinh thái khác nhau đó là vùng đô thị, vùng nông thôn đồng bằng và vùng nông thôn miền núi. Về thời gian chuẩn nghèo cũng có sự biến động lớn, biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của con người theo từng giai đoạn lịch sử. 8 Bởi xã hội ngày càng phát triển đời sống con người ngày càng được cải thiện, đòi hỏi những nhu cầu thiết yếu cơ bản cao hơn, tất nhiên không phải tất cả các nhóm dân cư đều có tốc độ cải thiện giống nhau thông thường thì nhóm không nghèo có tốc độ tăng mức thu nhập, mức sống cao hơn nhóm nghèo. Ở nước ta đã 5 lần điều chỉnh chuẩn nghèo từ 1993 đến 2006 và đến năm 2006 có chuẩn nghèo (2006-2010) Bảng 1: Chỉ tiêu đói nghèo phân theo thu nhập của các vùng qua các giai đoạn ở Việt Nam (2001-2010) Giai đoạn Hộ Địa bàn Thu nhập (đồng/người/tháng) 2001-2005 (QĐ số 1143/2000-QĐ LĐTB&XH ) Ngày 01-11-2000 Nghèo - Nthôn, miền núi hải đảo. <=80.000 - Nthôn, đbằng trung du. <=100.000 - Thành thị. <=150.000 2006-2010 (QĐ số 170-2005- TTG) Ngày 08-07-2005 Nghèo - Nthôn. <=200.000 - Thành thị. <=260.000 Thông qua bảng số liệu này tôi nhận thấy kể từ giai đoạn 2001-2005, chỉ tiêu hộ đói không còn nữa, tuy nhiên mức thu nhập giữa các vùng miền có sự khác nhau, chênh lệch khá lớn, đến giai đoạn 2006-2010, mức thu nhập của người nghèo tăng lên đáng kể, sự chênh lệch về mức thu nhập giữa nông thôn và thành thị cũng có sự rút ngắn, chuyển biến đáng kể, tuy nhiên mức thu nhập của hộ nghèo so với thu nhập của các hộ khác tương đối thấp, chúng ta cần phải có chính sách hợp lý để từng bước cải thiện mức thu nhập của các hộ. Thông qua 2 giai đoạn đó ta có thể xác lập chỉ tiêu đánh giá về nghèo đói theo các chỉ tiêu chính sau: - Thu nhập và chi tiêu hộ. - Đồ dùng sinh hoạt. - Nhà ở và giá trị tài sản. - Chỉ tiêu về vốn của hộ. 9 1.1.1.3. Nguyờn nhõn dn n úi nghốo Chỳng ta mun bit nguyờn nhõn no dn n úi nghốo thỡ trc ht chỳng ta phi t bit xỏc nh õu l vn , õu l nguyờn nhõn giỏn tip, õu l nguyờn nhõn trc tip, õu l nguyờn nhõn gc ca mi nguyờn nhõn, õu l nhng khú khn cn thỏo g cng nh nhng tỏc ng dõy chuyn ca vn cú liờn quan. S 1: Con ng dn n nghốo úi ca con ngi 10 Nghèo đói -Thiếu kiến thức/ốm đau -Thiếu đất -Thiếu vốn -Thiên tai khắc nghiệt, - Địa lý không thuận lợi - Chính sách chi tiêu công - C/S đầu tư cho các ngành Không được đi học, chất lượng giáo dục kém Rừng bị phá hoại nghiêm trọng Hạn chế của hoạch định chính sách (vai trò con người ) Con Người . Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Th a Thiên Huế. - Tìm ra nguyên nhân dẫn đến đói nghèo c a các hộ nghèo ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Th a Thiên Huế. - Đề. chuẩn ban hành c a Sở lao động thương binh và xã hội để đánh giá thực trạng nghèo đói c a xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Th a Thiên Huế. Về không gian: