Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở XÃ TRUNG TRẠCH, HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI LỢN THỊT CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN XÃ TRUNG TRẠCH ĐIỀU TRA NĂM 2009

    Tuy nhiên, việc chăn nuôi lợn của xã còn có nhiều khó khăn về con giống và thức ăn do những năm gần đây chi phí giống và thức ăn tăng lên nên đa số những hộ có vốn đầu tư mới dám đi theo con đường thâm canh nuôi lợn, còn lại những hộ nghèo thì không có vốn nên chỉ nuôi lẻ tẻ một vài con, do vậy không đạt hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi. Có được kết quả như vậy là do ở vùng ĐB chỉ tập trung về chăn nuôi lợn, ít có những hộ tập trung vào nghành nghề, nhưng ở vùng TĐ và TM ngoài chăn nuôi lợn với phương thức bán công nghiệp và tận dụng từ những nghề như nấu rượu, làm bún, bánh, dịch vụ chuyên chở, bán hàng…mà những hộ này có thu nhập khá hơn vùng ĐB. Để chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn trở thành ngành sản xuất chinh với quy mô lớn, sản xuất hàng hóa tập trung đòi hỏi các hộ phải thay đổi phương thức chăn nuôi, tuân thủ các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật, đặc biệt mạnh dạn đầu tư với quy mô lớn thì kết quả thu được mới bù đắp được chi phí bỏ ra, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

    Chi phí cho chăn nuôi lợn chủ yếu bao gồm các khoản chi phí sau: Chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y phòng trừ dịch bệnh, chi phí vật chất khác (công cụ, dụng cụ vật rẻ tiền mau hỏng, nhiên liệu, bảo hộ, trả lãi tiền vay…), chi phí công lao động (chăm sóc, cho ăn, vệ sinh chuồng trại.), khoản chi phí đầu tư xây dựng cơ bản. Giá trị sản xuất của vùng ĐB là lớn hơn hai vùng còn lại bởi vì đã tập trung đầu tư đẩy nhanh khả năng tăng trọng của vật nuôi thông qua việc cung cấp các loại thức ăn có sự cân đối về chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển nên thời gian xuất chuồng ngắn khoảng 3-3,5 tháng, còn vùng TM và TĐ tương đối đã có sử dụng thức ăn tăng trọng nhưng với mức đầu tư còn ít, chủ yếu là tận dụng phụ phế phẩm trong nông nghiệp nên thời gian xuất chuồng khoảng 4-4,5 tháng nên kết quả mang lại tương đối thấp. Thu nhập hỗn hợp(MI) là khoản thu nhập còn lại sau khi trừ mọi chi phí vật chất dịch vụ và khấu hao (khấu hao chuồng trại theo phương pháp khấu hao đều), bình quân hộ ở vùng ĐB thu được 308 ngàn đồng/con, vùng TĐ thu được 146 ngàn đồng/con, vùng TM thu được 230 ngàn đồng/con, bình quân chung là 284 ngàn đồng/con.

    Giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí: Đối với hộ vùng ĐB thì cứ bỏ ra một đồng chi phí vật chất và dịch vụ thì thu được 1,15 đồng giá trị sản xuất, đối với nhóm hộ vùng TĐ, cứ bỏ ra một đồng chi phí vật chất và dịch vụ thì thu được 1,11 đồng giá trị sản xuất, đối với nhóm hộ vùng TM cứ bỏ ra một đồng chi phí vật chất và dịch vụ thu được 1,14 đồng giá trị sản xuất, bình quân chung cứ bỏ ra một đồng chi phí vật chất và dịch vụ thì thu được 1,15 đồng giá trị sản xuất.

    Bảng 10: Quy mô và cơ cấu đất đai của các hộ nuôi lợn điều tra năm 2009
    Bảng 10: Quy mô và cơ cấu đất đai của các hộ nuôi lợn điều tra năm 2009

    NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI LỢN THỊT CỦA HỘ ĐIỀU TRA NĂM 2009

      Thực tế cho thấy nhiều hộ không có vốn nên chi phí giống cũng như thức ăn phải ký nợ đến khi lợn xuất chuồng thì đi trả nợ nên khoản thu được không bao nhiêu, trong khi đó còn mất cả công chăm sóc nữa. Trong điều kiện giới hạn về nguồn lực, khi quy mô chăn nuôi chưa đạt đến giới hạn khả năng sản xuất nếu tăng quy mô thì kết quả và hiệu quả chăn nuôi sẽ tăng cho đến khi đạt đến đường giới hạn khả năng sản xuất ở đó kết quả là cao nhất, và giảm dần nếu quy mô vượt ra khỏi đường giới hạn ấy. Mặt khác quy mô chăn nuôi lớn ở tổ III chủ yếu tập trung vào các hộ chăn nuôi thâm canh có khả năng đầu tư và tận dụng các nguồn lực tốt vì thế kết quả cũng như hiệu quả đạt được tăng lên tương ứng.

      Tuy nhiên cần lưu ý rằng không phải hoàn toàn có chi phí cao là hiệu quả kinh tế cao mà trong chăn nuôi lợn, muốn đạt được kết quả và hiệu quả kinh tế cao cần phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa mức độ đầu tư với tiện bộ khoa học kỹ thuật và khả năng quản lý sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, tiết kiệm nhất, sản phẩm làm ra phải gắn với thị trường. Trong những năm gần đây, với sự gia tăng giá cả các yếu tố đầu vào, đặc biệt là giá cả thức ăn gia súc, chi phí con giống nên việc chăn nuôi lợn mà tự sản xuất được con giống là vấn đề hết sức quan trọng đối với nông hộ, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi của hộ.

      Bảng 21: Ảnh hưởng của quy mô đàn lợn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi của các hộ  điều tra năm 2009
      Bảng 21: Ảnh hưởng của quy mô đàn lợn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi của các hộ điều tra năm 2009

      ĐÁNH GIÁ CHUNG

        Đa số các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã đã phần nào tự túc được con giống (chiếm 66%), nờn số lượng con giống biết rừ nguồn gốc, chất lượng được đảm bảo, tiết kiệm một khoản chi phí trung gian khá lớn mang lại giá trị gia tăng cao hơn những hộ mua giống bên ngoài. Dẫn tới việc bà con chăn nuôi không cân đối khẩu phần ăn cho lợn, lúc giá thức ăn cao thì đôi khi họ không mua mà chỉ biết tận dụng thức ăn thô xanh và gạo cho ăn, làm cho lợn tăng trưởng chậm và thời gian nuôi kéo dài tốn công chăm sóc, nhiên liệu nấu chín thức ăn. Trình độ của người chăn nuôi còn hạn chế, phương thức chăn nuôi chậm được chuyển đổi, một số người chăn nuôi tự bằng lòng với cuộc sống khó khăn của mình, không có ý chí làm giàu, một số bộ phận khác muốn chuyển đổi phương thức chăn nuôi song do còn hạn chế về nhiều mặt như thiếu vốn, kỹ thuật, nhân lực…nên chưa phát triển được.

        Hộ vùng TĐ, chủ yếu là nuôi theo phương thức tận dụng là chính nên thời gian nuôi kéo dài 4 – 4,5 tháng mới xuất chuồng dẫn đến công lao động chăm sóc tốn thời gian, tốn nhiều khoản trong chi phí trung gian, chăn nuôi chủ yếu lấy công làm lãi nên xét về lợi nhuận kinh tế ở vùng này đạt mức âm (54 ngàn đồng/con). Diễn biến thời tiết không ổn định, thất thường, mặt khác các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ thực sự chưa chú trọng tới công tác thú y, vì vậy số lượng dịch bệnh xãy ra nhiều, chất lượng giống không cao, dẫn tới hiệu quả kinh tế thấp.

        ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

        GIẢI PHÁP CỤ THỂ

          + Nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn tín dụng với lãi suất thấp, thời gian vay hợp lý với chu kỳ sinh học của vật nuôi và chu kỳ quay vòng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua con giống cho hình thức đầu tư chăn nuôi tập trung này, thủ tục cho vay đơn giản tiện lợi giúp người dân yên tâm vay vốn đầu tư. Để người lao động có được những kiến thức nhất định về kĩ thuật chăn nuôi cũng như khả năng hạch toán sản xuất đáp ứng được yêu cầu khi chuyển đổi sang phương thức chăn nuôi mới, đòi hỏi cần có sự quan tâm tích cực của các cấp lãnh đạo và các phòng ban chuyên môn thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật, đào tạo kiến thức hoạch toán sản xuất cho người chăn nuôi. Qua điều tra cho thấy các giống lợn được nuôi phổ biến ở các nông hộ điều tra là giống lợn F2, có tỷ lệ nạc cao, và giống lợn siêu nạc - có khả năng tiếp nhận thức ăn cao, khả năng tăng trọng nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn, nhưng số lượng giống này vẫn còn hạn chế, những giống lợn siêu nạc ở vùng ĐB nuôi đa số chiếm 80%, còn lại là vẫn nuôi giống lợn F2, hộ nuôi giống lợn siêu nạc có trọng lượng bình quân 80 kg/con và thời gian nuôi chỉ 3 tháng là xuất chuồng.

          Chăn nuôi của xã ngày được chú trọng và đầu tư đúng mức, một số hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vốn, áp dụng kĩ thuật chăn nuôi lợn thịt với quy mô lớn theo hướng công nghiệp cụ thể là ở vùng ĐB, và đang dần dần nhân rộng phương thức này tới vùng TĐ và TM, thay thế phương thức chăn nuôi truyền thống. Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi theo đúng kỹ thuật để sản phẩm làm ra đáp ứng được nhu cầu thị trường bằng các chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trọ giá…Hỗ trọ đầu tư cho nghiên cứu khoa học để tìm ra kỹ thuật mới, giống mới vừa có chất lượng cao.