1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Giáo trình MĐ03 - chọn và thả cá giống nghề nuôi cá diêu hồng cá rô phi

71 374 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Tuy nhiên, để nuôi cá đạt hiệu quả, chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và phát triển nghề bền vững thì người nuôi cần phải tìm hiểu nhiều vấn đề liên quan như: Ao, lồng, bè nuôi; c

Trang 1

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

CHỌN VÀ THẢ CÁ GIỐNG

MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: NUÔI CÁ DIÊU HỒNG, CÁ RÔ PHI

Trình độ: Sơ cấp nghề

Trang 2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

MÃ TÀI LIỆU: MĐ03

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi là nghề được nhiều nông, ngư dân thực hiện nuôi trong ao, lồng, bè hầu như trên khắp cả nước để phát triển kinh tế gia đình Tuy nhiên, để nuôi cá đạt hiệu quả, chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và phát triển nghề bền vững thì người nuôi cần phải tìm hiểu nhiều vấn đề liên quan như:

Ao, lồng, bè nuôi; con giống; thức ăn; chăm sóc quản lý; phòng trị bệnh cho cá … Thực hiện đề án “Đào tạo Nghề cho Lao động Nông thôn đến năm 2020”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức, phân công Trường Cao Đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ biên soạn chương trình, giáo trình mô đun nghề

“Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi” trình độ sơ cấp

Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã đi khảo sát thực tế, chụp hình ở các cơ sở nuôi và có sử dụng hình ảnh từ các tài liệu, giáo trình nuôi cá, sách, báo đài, trên mạng internet, tích hợp những kiến thức, kỹ năng trên cơ sở sơ

đồ phân tích nghề và bộ phiếu phân tích công việc Giáo trình là cơ sở cho giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, đồng thời là tài liệu học tập của học viên làm nghề nuôi cá diêu hồng, cá rô phi Bộ giáo trình gồm 6 mô đun:

Mô đun 01 Chuẩn bị ao

Mô đun 02 Chuẩn bị lồng, bè

Mô đun 03 Chọn và thả cá giống

Mô đun 04 Chăm sóc và quản lý

Mô đun 05 Phòng trị bệnh

Mô đun 06 Thu hoạch và tiêu thụ

Giáo trình mô đun “Chọn và thả cá giống” là một mô đun chuyên môn của

nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi Nội dung giảng dạy gồm 4 bài:

Bài 1 Chuẩn bị thả cá giống

Trang 4

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn

Tham gia biên soạn:

1 Chủ biên: Nguyễn Kim Nhi

2 Nguyễn Quốc Đạt

3 Nguyễn Thị Tím

Trang 5

M C L C

ĐỀ M C TRANG

Tuyên bố bản quyền 1

Lời giới thiệu 2

Mục lục 4

Các thuật ngữ chuyên môn viết tắt 7

MÔ ĐUN: CHỌN VÀ THẢ CÁ GIỐNG 8

Bài 1 CHUẨN BỊ THẢ CÁ GIỐNG 9

A Nội dung 9

1 Xác định thời gian thả cá giống 9

1.1 Xác định thời gian thả cá giống trong ao .9

1.2 Xác định thời gian thả cá giống trong lồng, bè 9

2 Xác định mật độ và số lượng con giống 10

2.1 Xác định mật độ và số lượng con giống thả nuôi trong ao 10

2.2 Xác định mật độ và số lượng con giống thả nuôi trong lồng, bè 10

3 Chọn cơ sở cung cấp cá giống 10

3.1 Yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh cá giống 10

3.2 Tìm hiểu thông tin về các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá giống 11

4 Đặt mua cá giống 12

4.1 Thỏa thuận các yêu cầu về cung cấp cá giống 12

4.2 oạn thảo và ký kết hợp đồng ……….12

B Câu hỏi và bài tập thực hành 14

C Ghi nhớ 15

Bài 2 CHỌN CÁ GIỐNG 16

A Nội dung 16

1 Tìm hiểu một số vấn đề về cá giống 16

1.1 Tầm quan trọng của con giống trong nuôi cá 16

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá giống 16

1.3 Giới thiệu các giống cá diêu hồng, rô phi 17

Trang 6

2 Kiểm tra cá giống 20

2.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với cá diêu hồng, cá rô phi giống 20

2.2 Chuẩn bị dụng cụ 23

2.3 Kiểm tra cá giống 24

B Câu hỏi và bài tập thực hành 28

C Ghi nhớ 28

Bài 3 VẬN CHUYỂN CÁ GIỐNG 29

A Nội dung 29

1 Chọn hình thức vận chuyển 29

1.1 Vận chuyển kín 29

1.2 Vận chuyển hở 30

2 Phương tiện vận chuyển 30

2.1 Xe 30

2.2 Ghe 31

2.3 Máy bay 32

3 Đóng bao 32

3.1 Chuẩn bị dụng cụ 32

3.2 Cân mẫu, đếm cá 34

3.3 Thực hiện đóng bao 35

5 Vận chuyển 39

5.1 Vận chuyển kín vận chuyển bao cá) 39

5.2 Vận chuyển hở bằng thùng nhựa, bể bạt chứa nước 39

B Câu hỏi và bài tập thực hành 39

C Ghi nhớ 39

Bài 4 THẢ CÁ GIỐNG 41

A Nội dung 41

1 Kiểm tra các yếu tố môi trường 41

1.1 Đo độ pH nước 41

1.2 Đo oxy hòa tan 44

Trang 7

1.3 Đo nhiệt độ nước 47

1.4 Đo độ kiềm 48

1.5 Đo độ trong 49

1.6 Đo độ mặn 51

1.7 Đo hàm lượng amoniac NH3) 53

2 Chọn thời điểm và vị trí thả cá giống 54

2.1 Chọn thời điểm thả giống 54

2.2 Chọn vị trí thả giống 55

3 Xử lý cá giống trước khi thả 55

4 Thả cá giống vào ao, lồng, bè 57

4.1 Ngâm bao cá giống 57

4.2 Thả cá giống 57

5 Kiểm tra sau khi thả cá giống 58

B Câu hỏi và bài tập thực hành 58

C Ghi nhớ 59

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 60

I.Vị trí, tính chất của mô đun 60

II Mục tiêu 60

III Nội dung chính của mô đun 60

IV Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 61

V Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 65

VI Tài liệu tham khảo 69

Danh sách ban chủ nhiệm xây dựng chương trình dạy, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp ……… 70

Danh sách hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp ……70

Trang 8

CÁC THU T NG CHU ÊN MÔN, CH VI T T T

- Cá bột: cá mới nở từ 1 ngày đến dưới 1tuần tuổi)

- Cá hương: là cá nhỏ lớn lên từ cá bột khoảng từ 1 tuần tuổi đến 3 tuần tuổi)

- Cá giống: là cá đủ tiêu chuẩn để thả nuôi trong ao hay lồng, bè

- Giai (vèo): được may từ các tấm lưới, thường dùng để ương cá hay chứa cá -%: Nồng độ phần trăm

-‰: Nồng độ phần ngàn

- ppm: Đơn vị đo nồng độ phần triệu, 1ppm = 1g/m3 hoặc 1ml/m3

Trang 9

MÔ ĐUN: CHỌN VÀ THẢ CÁ GIỐNG

Mã mô đun: MĐ03 Giới thiệu mô đun:

Mô đun “Chọn và thả cá giống” được biên soạn theo chương trình nghề

Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi trình độ sơ cấp au khi học mô đun này, học viên có kiến thức và khả năng thực hiện các công việc như: Xác định được thời vụ thả cá giống, chọn được cá giống đúng tiêu chuẩn, vận chuyển và thả cá giống đạt tỉ lệ sống trên 95%

Nội dung của mô đun có 4 bài, thời lượng giảng dạy và học tập mô đun 60 giờ, trong đó lý thuyết: 10 giờ, thực hành: 42 giờ, Kiểm tra định kỳ: 4 giờ; kiểm tra kết thúc mô đun: 4 giờ

Trong quá trình học, học viên được cung cấp những kiến thức cần thiết để thực hiện công việc, thảo luận trên lớp theo nhóm, làm bài tập kết hợp với thực hành kỹ năng nghề tại cơ sở nuôi và đi tham quan thực tế những mô hình nuôi cá diêu hồng, cá rô phi đạt hiệu quả

Kết quả học tập được đánh giá bằng hình thức kiểm tra kiến thức và thực hành Người học phải có ý thức học tập tích cực tham gia đầy đủ thời lượng của

mô đun

Trang 10

Bài 1 CHUẨN BỊ THẢ CÁ GIỐNG

Mã bài: MĐ 03- 01 Giới thiệu bài:

Để có được đàn cá giống đáp ứng theo yêu cầu về số lượng, chất lượng và thời gian thả thì người nuôi cần có kế hoạch chuẩn bị và đăng ký, hợp đồng với cơ

sở cung cấp cá giống

Mục tiêu:

- Xác định được thời gian th gi ng, mật độ và s lượng con gi ng th nuôi;

- Chọn được cơ sở cung cấp gi ng t t và đặt mua cá gi ng

A Nội dung:

1 Xác định thời gian thả cá giống

1.1 Xác định thời gian thả cá giống trong ao

Nhiệt độ thích hợp cho cá diêu hồng, cá rô phi sinh trưởng và phát triển từ

25-32oC Ngoài khoảng nhiệt độ này, hoạt động bắt mồi, sinh trưởng và sinh sản của

cá sẽ bị suy giảm Cá thích nhiệt độ nước ấm, khi nhiệt độ nước lạnh cá ăn mồi giảm và dễ bị bệnh

- Ở miền Bắc nước ta mùa vụ nuôi cá thích hợp nhất là từ tháng 3 đến tháng

11 dương lịch) Mùa đông ở miền Bắc thường kéo dài 3 - 4 tháng, nhiệt độ xuống thấp có năm xuống dưới 10oC), ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng, phát triển của cá

- Ở miền Nam, điều kiện nhiệt độ thích hợp có thể nuôi cá quanh năm Hiện nay, các cơ sở có thể sản xuất cá giống với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu con giống nên việc thả nuôi gần như quanh năm và chủ động hoàn toàn

1.2 Xác định thời gian thả cá giống trong lồng, bè

Thời gian thả cá giống nuôi trong lồng, bè phụ thuộc vào điều kiện, chế độ thủy văn của khu vực nuôi như: chất lượng nước tốt, lượng nước đầy đủ, lưu tốc dòng chảy thích hợp Người nuôi cần khảo sát kỹ khu vực nuôi để chọn thời gian thả giống cho phù hợp

Trang 11

2 Xác định mật độ và số lượng con giống

2.1 Xác định mật độ và số lượng con giống thả nuôi trong ao

Cá giống thả nuôi trong ao có thể chọn cỡ nhỏ 3 - 4cm (2- 3g/con) hay cỡ lớn

5 - 6 cm (10 - 12g/con) Tuy nhiên, nên mua cá giống cỡ nhỏ để giảm chi phí

- ố lượng con giống thả vào ao được tính theo công thức:

ố lượng con giống = Mật độ thả x Diện tích ao

Ví dụ: Tính số lượng con giống thả vào ao có diện tích 2.500m2, mật độ cá thả

là 10 con/m2

ố lượng con giống thả = 10 con/m2

x 2.500m2 = 25.000 con

2.2 Xác định mật độ và số lượng con giống thả nuôi trong lồng, bè

Cá giống thả nuôi trong lồng, bè nên chọn cá giống cỡ lớn 5 - 6 cm (10 - 12g/con) để cá chịu đựng các bất lợi của môi trường tốt hơn, rút ngắn thời gian nuôi, giảm rủi ro do biến động đột ngột, khó kiểm soát và xử lý của môi trường nước sông, hồ

- Mật độ cá thả khi nuôi lồng, bè: Cỡ cá 10-12g/con (hay 80-100con/kg), thả

60 - 80 con/m3

- ố lượng con giống có thể được tính theo công thức dựa theo theo thể tích lồng, bè

ố lượng con giống = Mật độ thả x Thể tích lồng, bè

Ví dụ : Tính số lượng con giống thả vào lồng, bè có thể tích 50m3, mật độ cá thả là 80 con/m3

Lượng cá thả = 80 con/m3

x 50m3 = 4.000 con

3 Chọn cơ sở cung cấp cá giống

3.1 Yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh cá giống

Nhằm quy định quản lý về điều kiện sản xuất kinh doanh, kiểm tra chất lượng, khảo nghiệm, kiểm định giống thủy sản và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, ngày 22 tháng 5 năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT về quản lý giống thủy sản

Trang 12

Nội dung của Thông tư nêu rõ điều kiện s n xuất kinh doanh gi ng thủy s n như sau:

Tổ chức, cá nhân thực hiện cho sinh sản giống thủy sản phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:

i) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư về giống thủy sản hoặc Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ về nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

ii) Địa điểm xây dựng phải theo quy hoạch của địa phương hoặc có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền;

iii) Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp nuôi trồng thủy sản trở lên hoặc có giấy chứng nhận/chứng chỉ được đào tạo về nuôi trồng thuỷ sản

do cơ quan có chức năng cấp;

iv) Có nơi cách ly theo d i sức khỏe giống thuỷ sản mới nhập về Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với từng loài thủy sản và từng phẩm cấp giống đáp ứng theo QCVN 02-15:2009/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 82/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thủy sản;

v) Có bảng hiệu, địa chỉ r ràng;

vi) Phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống thủy sản và đảm bảo chất lượng giống thủy sản đã công bố; thực hiện ghi nhãn giống thủy sản khi lưu thông theo quy định;

vii) Thực hiện ghi chép hồ sơ theo d i quá trình sản xuất kinh doanh giống thủy sản, nội dung ghi chép theo quy định và lưu giữ hồ sơ tối thiểu là ba 03) năm

3.2 Tìm hiểu thông tin về các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá giống

Trước khi mua cá giống, người nuôi cần tìm hiểu một số thông tin về cơ sở sản xuất, kinh doanh cá giống Nguồn cung cấp thông tin dựa trên tivi, báo, đài, internet, quảng cáo, người nuôi cá, người quen giới thiệu

Nội dung một số vấn đề cần tìm hiểu:

+ Có giấy phép hoạt động của cơ sở

+ Cá giống chất lượng,

+ Uy tín

+ Giá cả hợp lý

Trang 13

Hình 3.2.1 Cơ sở cung cấp cá gi ng

4 Đặt mua cá giống

4.1 Thỏa thuận các yêu cầu về cung cấp cá giống

Khi đặt mua cá giống, nên thỏa thuận với cơ sở cung cấp giống về một số nội dung sau:

- Thời gian

- ố lượng, chất lượng cá giống

- Nơi giao, nhận cá giống

- Thanh toán tiền

4.2 o n thảo và k k t hợp đồng

Bản hợp đồng là văn bản ghi lại nội dung thỏa thuận giữa 2 bên, làm cơ sở giải quyết khi có vấn đề vi phạm về các điều khoản đã thỏa thuận Vì vậy, hợp đồng cần được viết r ràng và đọc kỹ trước khi ký tên Có thể xem bản hợp đồng sau đây làm ví dụ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khả năng và nhu cầu của hai bên

Hôm nay, ngày … tháng … năm……, đại diện hai bên gồm có:

Trang 14

BÊN A <Bên bán>

- Do ông:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:

CMT số: Ngày cấp: ,Nơi cấp:

BÊN B <Bên mua> - Do ông:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:

CMT số: Ngày cấp: ,Nơi cấp:

Hai bên cùng thống nhất ký hợp đồng với các điều khoản sau: ĐIỀU 1: Tên hàng – Số lượng – Đơn giá Bên A bán cho bên B: - Tên hàng: - ố lượng: - Đơn giá: ĐIỀU 2: Tiêu chuẩn – Kỹ thuật – Quy cách – Phẩm chất - Trọng lượng (g/con): - Kích cỡ đồng đều - Màu sắc tươi sáng - Cá bơi lội nhanh nh n, không xây sát, không dị hình - Có giấy chứng nhận kiểm dịch giống thủy sản do cơ quan thẩm quyền cấp ĐIỀU 3: Địa điểm và thời gian giao nhận - Địa điểm giao nhận: - Bốc xếp bên nào bên đó chịu trách nhiệm - Thời gian giao nhận: Từ ngày

ĐIỀU 4: Phương thức thanh toán Bên B thanh toán cho bên A bằng tiền mặt hay chuyển khoản) - Bên B đặt cọc trước cho bên A:

- Bên B thanh toán cho bên A khi nhận hàng ố tiền bên B đã ứng trước sẽ khấu trừ vào tất toán chuyển nhận cuối cùng

Trang 15

ĐIỀU 5: Điều khoản chung

Hai bên cam kết việc thực hiện đầy đủ các điều kiện khoản ghi trong hợp đồng Trong quá trình thực hiện, nếu có gì trở ngại, hai bên phải cùng bàn bạc, thống nhất giải quyết

Hợp đồng được lập thành 4 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 2 bản

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

XÁC NH N CỦA CHÍNH QU ỀN ĐỊA PHƯƠNG

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1 Câu hỏi: Cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản phải đáp ứng những

điều kiện nào? Anh chị) hãy nêu một số cơ sở cá giống mình biết?

)

1 Kích cỡ cá giống

2 Mật độ

3 ố lượng

Trang 16

2.2 Bài thực hành 3.1.2 Tham quan cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cá diêu

hồng, cá rô phi tại địa phương

C Ghi nhớ:

- Kích cỡ, mật độ cá giống thả nuôi trong ao: Cỡ 3 - 4cm, thả 8-10 con/m2

Cỡ 5 – 6 cm, thả 6 - 8con/m2

- Kích cỡ , mật độ cá giống thả nuôi trong lồng, bè: Cỡ 5 - 6cm, thả 60-80 con/m3

- Chọn cơ sở cá giống có uy tín và ký kết hợp đồng mua cá giống

Trang 17

Bài 2 CHỌN CÁ GIỐNG

Mã bài: MĐ 03- 02 Giới thiệu bài:

Chất lượng con giống là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến tỷ lệ hao hụt, năng suất và hiệu quả kinh tế của vụ nuôi Nếu con giống kém chất lượng như: Kích cỡ không đều, bơi lội yếu, bị xây sát do đánh bắt sẽ dẫn đến tỷ lệ hao hụt rất cao ngay từ khi vận chuyển đến địa điểm thả nuôi và sẽ cho năng suất khi thu hoạch kém, mặc dù các yếu tố khác như: Môi trường nước, thức ăn, phòng bệnh đều thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi

1.1 Tầm quan trọng của con giống trong nuôi cá

Chất lượng con giống là một yếu tố rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn quyết định đến hiệu quả của nghề nuôi cá

Khi chất lượng giống tốt:

- Cá khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, ít bệnh, chi phí phòng trị bệnh thấp;

- Cá mau lớn, thời gian nuôi phù hợp, đúng kế hoạch;

- Cá hấp thu thức ăn tốt, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn FCR) thấp;

- Chăm sóc, quản lý quá trình nuôi dễ dàng, nh nhàng, chi phí nhân công thấp

1.2 Các y u tố ảnh hưởng đ n chất lượng cá giống

Chất lượng cá giống phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố:

- Chất lượng đàn cá bố m

- Kỹ thuật sinh sản

- Kỹ thuật ương nuôi từ cá bột lên cá hương và từ cá hương lên cá giống, có thể phát sinh các vấn đề:

+ Đàn cá bị bệnh, phải sử dụng thuốc kháng sinh và các hóa dược khác đưa vào

cơ thể nhiều và thường xuyên làm cho đàn cá chậm hoặc không phát triển được

Trang 18

+ Môi trường ao nuôi biến đổi xấu, phải sử dụng hóa chất để xử lý làm cá bị sốc, giảm hoặc bỏ ăn

+ Cho ăn thiếu thường xuyên, kéo dài

+ Trị bệnh không triệt để, mầm bệnh vẫn khu trú trong cá gây bệnh mãn tính + Mật độ ương cao dẫn đến tình trạng đàn cá giống không đạt kích thước quy định theo thời gian phát triển hoặc đạt tiêu chuẩn kích cỡ cá giống nhưng thời gian ương nuôi lâu hơn bình thường, gọi chung là “cá còi” Khi mua phải đàn cá này về nuôi, khả năng thành công không cao

- Vận chuyển cá giống

Các vấn đề trong vận chuyển ảnh hưởng đến chất lượng cá giống là:

+ Thời gian vận chuyển kéo dài;

+ Mật độ vận chuyển cá cao

1.3 Giới thiệu các giống cá diêu hồng, rô phi

1.3.1 Cá diêu hồng

Xuất xứ sâu xa của cá diêu hồng là từ Đài Loan Năm 1968, người ta phát

hiện một số cá bột rô phi cỏ Oreochromis mosambicus) có màu đỏ, do bị đột biến

“bạch tạng” không hoàn toàn Người ta tiếp tục cho lai cá rô phi cỏ Oreochromis mosambicus) đột biến bạch tạng với loài cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus)

được thế hệ thứ nhất F1) có 30% là cá rô phi màu đỏ cá diêu hồng), những cá thể này có những chấm đen ở hai bên cơ thể gần như đối xứng nhau Những cá thể F1

đỏ này tiếp tục được sinh sản và đã nâng được tỷ lệ đỏ lên 80% Dòng cá này có thể đạt 500 gam trở lên sau 5 tháng nuôi, đạt 1.200 gam trong 18 tháng

Năm 1975, xuất hiện một cá cái rô phi đỏ có màu sáng và nặng 1.200 gam trong vòng 18 tháng Cho lai con này với con rô phi đỏ khác thì được 4 nhóm: đỏ, nâu, đen, trắng nhạt Dòng đỏ và trắng nhạt hoàn toàn không còn chấm đen Cho dòng đỏ này sinh sản thì có tỷ lệ màu đỏ của F1 cao và màu đỏ rất ổn định Vì dòng

cá này có hình dạng và màu đỏ rất giống cá tráp đỏ ở biển nên mới có tên “Diêu hồng” hay “Điêu hồng”

Người ta còn lai rô phi màu đỏ diêu hồng) với dòng Oreochromis aureus cho

ra được thế hệ thứ nhất (F1) có 65% màu đỏ toàn là đực, 35% màu đen thì có 7 - 8% là cá cái Cá F1 lớn nhanh nhất là con đực, có thể đạt cỡ 2 – 3 kg Khi lai cá

diêu hồng với dòng Oreochromis niloticus urolesis hornorum thì cho ra F1 có 65%

đỏ, 35% đen và 100% là cá đực

Ở Việt Nam, trường Đại học Cần Thơ đã nhập một đàn cá diêu hồng từ AIT năm 1990) và thử nghiệm nuôi, nghiên cứu về sinh học, khả năng chịu đựng của

Trang 19

cá diêu hồng với độ mặn, độ pH, nhiệt độ, Từ năm 1997, cá diêu hồng được nhập

về để nuôi thương phẩm Hiện nay Việt Nam đã phát triển tốt trong điều kiện khí hậu bản địa và là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế

Như vậy, cá diêu hồng về bản chất cũng chỉ là cá rô phi có màu đỏ au khi đã

có dòng cá rô phi đỏ, người Đài Loan phát triển mạnh nuôi dòng cá này với cá được xử lý hoặc lai cho cá toàn là đực Nuôi rô phi đỏ đơn tính đực đã xuất phát từ Đài Loan và đã nuôi ổn định từ những thập niên 80 của thế kỷ trước

Rô phi đỏ từ Đài Loan đã được du nhập sang nhiều nước trong khu vực Đông

Á và Đông Nam Á và cũng được phát triển với các hình thức nuôi thâm canh hoặc quảng canh Hiện nay, cá diêu hồng được phát triển rộng rãi ở các nước khác nhau

ở Châu Á với các dòng khác nhau qua lai tạo và cách thức nuôi khác nhau

Hình 3.2.1 Gi ng cá điêu hồng

1.3.2 Các dòng rô phi vằn hiện có ở nước ta

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I hiện đang lưu giữ một số dòng nhập

nội của cùng một loài cá rô phi vằn Oreochromis niloticus Có thể kể theo thứ tự

như sau:

- Cá rô phi vằn dòng việt 1) là dòng cá được nhập từ Đài Loan vào miền Bắc nước ta năm 1973 và sau khi giải phóng miền Nam được chuyển ra Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 năm 1977 Dòng cá này được lưu giữ chu đáo và chăm sóc tốt nên đã thích nghi cao với điều kiện các tỉnh phía Bắc

- Năm 1994, nhờ mở rộng quan hệ quốc tế Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã nhập từ học Viện Công nghệ Châu Á (AIT, Thái Lan) và Trung tâm Quốc tế

về Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Iclarm, Philippin) thêm 3 dòng cá rô phi vằn, đó là 2) rô phi vằn dòng Thái Lan gọi tắt là dòng Thái), 3) rô phi vằn dòng Ai Cập sông Nil) và 4) rô phi vằn dòng gift các địa phương vẫn gọi là dòng “ghip”, là tên viết tắt

Trang 20

tiếng anh của dòng cá rô phi vằn đã qua chọn giống của một đề tài lớn tại Philippin

Việc nuôi cá diêu hồng đơn tính đực sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với nuôi

cá bình thường, vì cá cái có một thời gian dài ấp trứng và nuôi con trong miệng nên phải nhịn ăn Vì vậy, khi nuôi chung cá đực cái thì cá đực thường có trọng lượng lớn hơn do ít tốn năng lượng cho quá trình sinh đẻ và khi nuôi toàn cá đực thì không có sự sinh sản, chúng ta kiểm soát được mật độ cá thả Người nuôi có thể chủ động quy cỡ thương phẩm tùy theo giá cả thị trường Nhờ vậy giá trị và hiệu quả kinh tế sẽ được nâng cao

Hiện nay ở Việt Nam có 3 phương pháp chính để có cá đơn tính đực:

- Phương pháp thủ công: dùng mắt thường phân biệt và tách riêng cá đực và cá

cái lúc cá đã phân r đực cái bằng phần phụ sinh dục: cá đực có 2 lỗ huyệt, cá cái

có 3 lỗ Cách này dùng cho những ao nuôi nhỏ, có nhiều người cùng làm một lúc Nhưng hạn chế khi cần có số lượng giống lớn

- Phương pháp di truyền: Bằng phương pháp lai khác loài khi nuôi chung cá

cái loài này với cá đực loài khác hoặc ngược lại) sẽ tạo được cá lai đơn tính hoặc bất thụ Ví dụ : Cá đực lai (x) với cá cái

* Rô phi cỏ (Oreochromis mosambicus) x Rô phi vằn Oreochromis niloticus

* Rô phi (Oreochromis hornorum) x Rô phi đỏ

* Rô phi (Oreochromis aureus) x Rô phi đỏ

Trang 21

Người ta còn tạo ra rô phi siêu đực có nhiễm sắc thể YY), khi thả ghép cá siêu đực với cá cái bình thường sẽ cho ra đàn cá có tỷ lệ đực rất cao lý thuyết là 100%)

- Phương pháp hóa sinh: cho cá bột ăn thức ăn có trộn hormone 17a

methyltestosterone (viết tắt là MT) hoặc 17a ethynyltestosterone viết tắt là ET) trong

21 ngày tuổi đầu tiên Rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng công nghệ này

Ở Thái Lan đã phát triển công nghệ từ những thập niên 90, ở Đài loan từ những năm 80 của thế kỷ 20 Ở Việt Nam, từ 1993 cũng đã áp dụng chuyển đổi giới tính cá diêu hồng bằng MT ở nhiều cơ sở sản xuất cá giống

Hình 3.2.3 Cá đơn tính đực

2 Kiểm tra cá giống

2.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với cá diêu hồng, cá rô phi giống

Theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, yêu cầu về chất lượng giống cá diêu hồng, cá rô phi và phương pháp kiểm tra như sau:

2.1.1 Yêu cầu về chất lượng cá gi ng

Chất lượng cá giống phải theo đúng mức và yêu cầu qui định trong bảng 3.2.1

B ng 3.2.1 Yêu cầu kỹ thuật đ i với cá diêu hồng, cá rô phi

Ngoại hình - Cân đối không dị hình, vây vẩy hoàn

chỉnh, không sây sát,

- Không bị mất nhớt, cỡ cá đồng đều

Trang 22

Trạng thái hoạt động Hoạt bát, nhanh nh n, bơi chìm trong

2.1.2 Phương pháp kiểm tra

- Dụng cụ kiểm tra được qui định trong Bảng 3.2.2

B ng 3.2.2 Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá gi ng

1 Vợt cá giống - Lưới mền PA, không gút, mắt

4 Chậu hoặc xô sáng màu Loại dung tích 10 lít 3

5 Lưới cá giống - Lưới mềm PA, không gút, mắt

Trang 23

Dụng cụ Qui cách, đặc điểm Số lượng (cái)

- Kích thước giai: 3 x 5 x 1,5 m

- Lấy mẫu kiểm tra

+ Lẫy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu ngoại hình, trạng thái hoạt động và chiều dài Dùng vợt vớt ngấu nhiên cá giống từ giai, hoặc lưới chứa rồi thả vào chậu, hoặc xô chứa sẵn 5 lít nước sạch

ố lượng mẫu cần lấy để kiểm tra cá giống nhỏ:100 cá thể

ố lượng mẫu cần lấy để kiểm tra cá giống lớn: 50 cá thể

+ Lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu khối lượng: Dùng vợt vớt ngẫu nhiên cá giống từ giai, hoặc lưới chứa rồi thả vào chậu, hoặc xô chứa sẵn 5 lít nước sạch Lấy 3 lần mẫu trong đó có một mẫu vớt sát đáy Mỗi mẫu phải có khối lượng lớn hơn 1000g

- Kiểm tra các chỉ tiêu

+ Ngoại hình, trạng thái hoạt động

Quan sát trực tiếp ngoại hình, trạng thái hoạt động của cá giống trong chậu, hoặc xô chứa với điều kiện ánh sáng tự nhiên Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng cá giống theo qui định trong Bảng 1

+ Chiều dài: ử dụng thước, hoặc giấy kẻ ly đo lần lượt chiều dài từng cá thể

từ mút đầu đến cán đuôi với số lượng không ít hơn 50 cá thể đối với cá giống nhỏ

và 25 cá thể đối với cá giống lớn ố cá thể đạt chiều dài theo qui định trong Bảng

1 phải lớn hơn 80% tổng số cá đã kiểm tra

+ Khối lượng

- Đặt chậu, hoặc xô chứa 2-3 lít nước sạch lên đĩa cân để xác định khối lượng của chậu, hoặc xô có nước

- Dùng vợt vớt cá trong giai, hoặc lưới chứa Để vừa róc hết nước vợt thì đổ

cá vào chậu, hoặc xô nước đã cân Tiến hành cân xác định khối lượng của chậu, hoặc xô nước có cá

- Xác định khối lượng số cá đã cân rồi đếm số lượng cá thể để tính ra khối lượng trung bình của cá thể trong một mẫu cân

Tiến hành cân ba lần mẫu rối lấy giá trị trung bình khối lượng của cá thể trong

ba lần cân Khối lượng trung bình của cá thể phải nằm trong khoảng giá trị theo quy định trong Bảng 3.2.1

Trang 25

2.3 Kiểm tra cá giống

2.3.1 Kiểm tra ngoại hình, trạng thái hoạt động

- Thu mẫu:

Dùng vợt cá giống vớt ngẫu nhiên 3 mẫu, mỗi mẫu khoảng 100 cá thể giống nhỏ hoặc 50-100 cá thể giống lớn từ giai chứa thả vào chậu hoặc xô chứa sẵn nước sạch

Hình 3.2.9 Thau Hình 3.2.10 Xô

Trang 26

Kết luận: Tỷ lệ dị hình của đàn cá không vượt quá mức quy định là 1%

2.3.2 Đo chiều dài

- Vớt ngẫu nhiên từ thau xô) mẫu

ra ít nhất là 50 cá thể cho vào thau xô)

khác

Hình 3.2.12 Vớt cá vào thau

Trang 27

- Đặt cá giống trên giấy kẻ ô li

hoặc thước đo kẻ li để đo chiều dài toàn

thân cá từ chót m m đến mút đuôi)

Đo lần lượt cho đến khi hết số cá mẫu

- Để riêng số cá không đạt chiều

dài quy định trong Bảng 3.2.1

Hình 3.2.13 Đo chiều dài của cá

- Tính tỷ lệ % cá không đạt chiều dài quy định theo công thức:

- Tỷ lệ cá thể không đạt chiều dài theo quy định trong Bảng 3.2.1 phải nhỏ

hơn 10% tổng số cá đã kiểm tra

Ví dụ: Đo chiều dài 50 cá thể ta có 3 cá thể không đạt chiều dài quy định nhỏ hơn 3cm) Vậy tỷ lệ cá không đạt là 3/50 x 100 = 6%

Kết luận: Tỷ lệ chiều dài không đạt nhỏ hơn quá mức quy định là 10% Đàn cá đạt yêu cầu về kích cỡ đồng đều để thả nuôi

2.3.3 C n kh i lượng

- Thu mẫu:

Ngừng cho cá ăn trước khi kiểm tra ít nhất 6 giờ

Dùng vợt cá giống vớt ngẫu nhiên từ giai chứa 3 mẫu mỗi mẫu khoảng 1000g cá), thả vào thau hoặc xô chứa sẵn nước sạch

- Ðặt thau xô) khác chứa nước lên đĩa cân để xác định khối lượng của bì

- Dùng vợt xúc cá của thau xô) mẫu, để róc hết nước rồi đổ vào thau xô) đã cân bì

- Cân xác định khối lượng của thau xô) có cá rồi trừ đi khối lượng của bì để xác định khối lượng của cá

- Ðếm số lượng cá thể trong mẫu đã cân và tính khối lượng bình quân của cá thể trong mẫu

Khối lượng cá thể phải đạt hoặc vượt khoảng giá trị quy định trong Bảng 3.2.1

Trang 28

Ví dụ:

- Đặt thau chứa nước lên cân có khối lượng bì là 2kg

- Dùng vợt xúc cá để róc hết nước rồi đổ vào thau đặt lên cân có khối lượng là 3,5kg đã cân bì

- Khối lượng cá là 3,5kg – 2kg = 1,5kg

- Đếm số lượng cá được 600 con

Khối lượng trung bình của cá thể là: 1500g/600 con = 2,5g/con

Kết luận: khối lượng cá thể là 2,5g, nằm trong khoảng quy định 2- 3g), đạt yêu cầu thả nuôi

Hình 3.2.14 Cân cá 2.3.4 Kiểm tra tình trạng sức khỏe

- Kết hợp đánh giá tình trạng sức khoẻ của cá giống bằng cảm quan qua các

chỉ tiêu quy định trong Bảng 3.2.1

- Kiểm tra phiếu kiểm dịch đàn cá do cơ quan thú y thủy sản địa phương cấp

có xác nhận, đóng dấu r ràng

Trang 29

CỘNG HOÀ XÃ HỘi CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤ ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH ĐỘNG V T VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG V T THỦ SẢN

sử dụng đối với hàng thủy sản lưu thông trong nước)

Kính gửi: (cơ quan kiểm dịch)

1.Tên tổ chức/cá nhân:

2.Địa chỉ : Điện thoại:

Đề nghị Quí cơ quan kiểm dịch lô hàng động vật sản phẩm động vật) thủy sản sau đây: 3.Tên hàng:

-Tên thương mại/tên khoa học

4 ố lượng:

5.Kích cỡ cá thể

-Trọng lượng

6.Tên và địa chỉ người nhận

7.Địa điểm kiểm dịch

8.Thời gian kiểm dịch

Ý kiến của cơ quan kiểm dịch Người đăng ký kiểm dịch

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1 Câu hỏi: Trình bày các tiêu chuẩn kỹ thuật của cá diêu hồng, cá rô phi giống

2 Bài tập thực hành 3.2.1 Kiểm tra chất lượng cá giống

C Ghi nhớ

- Chọn đàn cá giống:

+ Kích cỡ đồng đều

+ Da bóng, nhiều nhớt, vây nguyên v n,

+ Bơi đều theo đàn, phản ứng nhanh với tiếng động

- Để đạt năng suất cao, nên chọn đàn cá giống đơn tính thả nuôi

Trang 30

Bài 3 V N CHU ỂN CÁ GIỐNG

Mã bài: MĐ 03- 03 Giới thiệu bài:

Cá giống khi đóng bao và vận chuyển về cơ sở nuôi cần phải lưu ý về mật

độ cá giống, kỹ thuật đóng bao, hình thức, phương pháp vận chuyển Thực hiện tốt các vấn đề này sẽ hạn chế tỷ lệ hao hụt của cá giống trong quá trình vận chuyển

Mục tiêu:

- Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ;

- Xác định được mật độ cá đóng bao và đóng bao đúng kỹ thuật;

- Xử lý được các tình hu ng x y ra trong quá trình vận chuyển

- Bao bì chứa cá phổ biến là các bao PE trong với nhiều kích thước khác nhau Với cá giống, thường sử dụng bao PE 60 x 90cm dày hoặc 2 bao lồng vào nhau

- Lượng nước cho vào bao bì thường khoảng 1/4-1/3 thể tích bao khoảng 5 –

8 lít nước) sau khi bơm căng

- Mật độ cá đóng bao:

+ Cá giống nhỏ (3cm – 4cm): Mật độ trung bình 100con/lít;

+ Cá giống lớn (5cm – 6cm): Mật độ trung bình 60 - 80con/lít

- Thời gian vận chuyển không quá 4 giờ Nếu thời gian vận chuyển hơn 4 giờ thì phải thay nước mới và bơm oxy

- Có thể cho nước đá vào các bao PE nhỏ, cột chặt và cho vào trong bao cá để duy trì nhiệt độ thích hợp trong khi vận chuyển là khoảng 20-24o

C

- Nếu bao cá được đặt trong thùng mốp hay thùng giấy, có thể cho nước đá vào bao PE nhỏ, cột chặt miệng bao rồi đặt vào trong thùng

Trang 31

- Hình thức này thường áp dụng để vận chuyển cá giống nhỏ, cá có nhu cầu oxy cao, cá quý

1.2 Vận chuyển hở

Là hình thức vận chuyển mà oxy hòa tan vào nước chứa cá trực tiếp từ không khí hay từ máy sục khí hoặc có sự trao đổi nước giữa dụng cụ chứa cá với nước bên ngoài Phương pháp này chở được nhiều, không tốn thời gian đóng cá và lợi dụng được lúc xe chạy tạo thành sóng trên tầng mặt làm tăng hàm lượng oxy vào trong nước khi vận chuyển

- Cá giống được chứa các thùng mốp, bể nhựa có sục khí hoặc tấm bạt nhựa đặt trong khung gỗ hoặc thùng xe tải, khoang thuyền ghe)…

- Có thể dùng nước đá vào trong bao bì chứa cá để duy trì nhiệt độ thích hợp trong khi vận chuyển là khoảng 20-24o

Trang 32

- Vận chuyển cá giống bằng xe tải, xe lạnh được thực hiện khi giao thông đường bộ thuận tiện không dằn xóc), đoạn đường tương đối xa không nên quá 300km để thời gian vận chuyển không quá 6 giờ), số lượng cá giống nhiều

+ Xe tải có mui che nắng, chở cá theo cả 2 hình thức vận chuyển kín và hở

Có thể lót nước đá cây xuống sàn xe để giảm nhiệt độ nước trong bao chứa cá + Xe lạnh thích hợp để vận chuyển kín Nhiệt độ nước trong bao cá được điều chỉnh chủ động Phương tiện này được xem là thích hợp nhất nhưng chi phí cao

- Vận chuyển cá bằng xe kéo, xe gắn máy, xe đạp… với số lượng cá giống ít, đoạn đường ngắn

Trang 33

Các bao cá được đặt trong lòng ghe hoặc lót bạt vào lòng ghe, cho nước vào

Cần tham khảo thêm quy định

của hãng hàng không về quy định

+ Bao bảo vệ hoặc thùng carton, thùng xốp): dày, không bị thủng

+ Dây thun cột: chọn loại lớn, có độ đàn hồi tốt

+ Nước sạch: nước trong, không lẫn cặn bã, chất hữu cơ, độ pH từ 7-8

Trang 34

+ Dụng cụ bơm oxy: bình phải đầy oxy, không lẫn tạp khí khác

+ Thau, vợt: được vệ sinh sạch sẽ

Ngày đăng: 22/06/2015, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w